Giáo án Ngữ văn 10 tiết 55- Luyện tập về biện pháp tu từ

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS

 * Củng cố những tri thức về các biện pháp tu từ: ẩn dụ; nói giảm, nói tránh; nói quá.

 * Biết vận dụng những tri thức trên vào việc đọc- hiểu văn bản làm văn.

B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ.

 Đọc thuộc bài thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí” của nhà thơ Nguyễn Du. Phân tích hai câu cuối bài thơ này.

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 55- Luyện tập về biện pháp tu từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 1 tháng 12 năm 2006 Ngữ văn. Tiết 55. Luyện tập về biện pháp tu từ. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS * Củng cố những tri thức về các biện pháp tu từ: ẩn dụ; nói giảm, nói tránh; nói quá. * Biết vận dụng những tri thức trên vào việc đọc- hiểu văn bản làm văn. b- Các bước tiến hành. i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc bài thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí” của nhà thơ Nguyễn Du. Phân tích hai câu cuối bài thơ này. iii- Giới thiệu bài mới. Hoạt động của V và HS Nội dung cần đạt GV có thể dùng câu hỏi phát vấn HSvề những biện pháp tu từ đã học - Em hãy cho biết, giọt máu đào chỉ cái gì? ao nước lã chỉ cái gì? -Hãy cho biết hình ảnh Mặt trời ở đây có y nghĩa gì? - Thế nào là biện pháp tu từ ẩn dụ? - Phân tích tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao (SGK). - Lấy một số ví dụ về biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh trong các câu thơ của Nguyễn Khuyến “Khóc Dương Khuê”. - Lấy một số ví dụ về nói quá - Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong hai ví dụ trên. Có các biện pháp tu từ đã học: ẩn dụ Hoán dụ Nhân hóa Vật hóa Nói giảm, nói tránh Nói quá. 1- ẩn dụ. a- Xét ví dụ + Ví dụ1:. Tục ngữ Việt Nam có câu: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. - Giọt máu đào chỉ những người có quan hệ huyết thống, người thân thích, anh em. - Ao nước lã chỉ những người không có quan hệ họ hàng, là người dưng. + Ví dụ 2: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy‏‎ một mặt trời trong lăng rất đỏ ( ”Viếng lăng Bác”- Viễn Phương) - Hình ảnh mặt trời trong câu thứ nhất chỉ Bác Hồ. - Hình ảnh mặt trời trong câu thứ hai là mặt trời thật. Trong hai ví dụ trên có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. ẩn dụ là biện pháp so sánh ngầm trong đó người ta rút gọn đi vế được so sánh. ( Có thể hiểu: ẩn dụ tu từ là biện pháp lâm thời chuyển nghĩa của từ theo cách gọi tên một sự vật bằng tên một sự vật khác có quan hệ tương đồng). b- Thực hành xác định giá trị biện pháp ẩn dụ tu từ Mận: ẩn dụ chỉ người con trai: đào , chỉ người con gái; vườn hồng, chỉ tình trạng hôn nhân. Mượn hình ảnh mận, đào, vườn hồng là lối nói xa xa để nói về chuyện tình yêu. Cái lối vào vườn hồng vòng vèo kín đáo ấy thực chất là lời tỏ tình rất tế nhị. 2- Nói giảm, nói tránh. - Xét ví dụ: - Phân tích ví dụ: + Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. + Làm sao bác vội về ngay Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời Ai chẳng biết chán đời là phải Vội vàng chi đã mải lên tiên. + Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương. Các biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh là: + Thôi đã thôi rồi + Vội Về ngay + Chán đời + Lên tiên + Chẳng ở. Làm giảm nỗi đau đớn, nỗi mất bạn. - Nói giảm là dùng những từ ngữ có y nghĩa thấp hơn ở mức độ trung bình của sự vật hoặc vì khiêm tốn, giảm bớt nỗi đau. 3- Nói quá. - Xét ví dụ. + Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho. Đêm nằm thì ngáy o o Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà... + Chính chuyên lấy được chín chồng Vê viên bỏ lọ gánh chồng đi chơi Chẳng may quang đứt, lọ rơi Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng. - Phân tích ví dụ. + Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. - Phóng đại sự việc nhằm khẳng định sức mạnh của tình cảm vợ chồng. - Trong gia đình mối quan hệ vợ chồng vô cùng quan trọng. Họ yêu thương đoàn kết sẽ tạo nên không khí êm ấm, làm việc gì cũng nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả cao. Nói quá là biện pháp tu từ dùng từ ngữ hay câu dể phóng đại sự vật, sự việc lên nhằm tạo ra y nghĩa tu từ. 4- Luyện tập. a-Bài tập 4: - Hai câu có dùng biện pháp tu từ ẩn dụ: + Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. + Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm. - Hai câu có dùng biện pháp nói giảm nói tránh: + Cháu mời bác dùng bữa. + Cháu vô phép bác. - Hai câu có dùng biện pháp nói quá: + Rượu ngon cái cặn cũng ngon Thương em chẳng lận chồng con mấy đời +Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi. IV- Củng cố. Các khái niệm của các biện pháp tu từ đã học. Phân tích được các giá tri của biện pháp tu từ đã học. Ưng dụng trong bài văn V- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docLuyen Tap bien phap tu tu.doc