Phần 1: Tác Gia.
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Qua cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, ta thấy ông là một nhân cách lớn nhà văn hoá và tư tưởng lớn. Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc.
- Hiểu được sự đóng góp nhiều mặt Nguyễn Trãi cho văn học dân tộc, đặc biệt là văn chính luận, thơ chữ Hán và chữ Nôm.
2. Kỹ năng, tư duy: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy lô gíc, khoa học.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tài năng và tấm lòng yêu nước thương dân của NT.
II. Phương tiện dạy học. Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành:
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: không.
III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài mới ( 1 ) Dường như ở mỗi bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam lại xuất hiện một thiên tài trong văn học. Thế kỉ XV, chúng ta có một Nguyễn Trãi. Đó là người có “tấm lòng son ngời lửa luyện”. Một tâm hồn vằng vặc sao khuê và cũng là “một tâm hồn băng giá đựng trong bình ngọc”. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi là kết tinh sức mạnh tinh thần yêu nước, của nhân nghĩa sáng ngời. Để hiểu rõ điều đó, hãy tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông.
2. Nội dung:
1. Cuộc đời (15)
a. Nguồn gốc
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 58- Đại cáo bình ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 19/1/2008 Giảng ngày 20/1/2008
Tiết: 58 Môn : Đọc hiểu
đại cáo bình ngô
(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi
Phần 1 : Tác Gia.
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Qua cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, ta thấy ông là một nhân cách lớn nhà văn hoá và tư tưởng lớn. Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc.
- Hiểu được sự đóng góp nhiều mặt Nguyễn Trãi cho văn học dân tộc, đặc biệt là văn chính luận, thơ chữ Hán và chữ Nôm.
2. Kỹ năng, tư duy: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy lô gíc, khoa học.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tài năng và tấm lòng yêu nước thương dân của NT.
II. Phương tiện dạy học. Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành:
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: không.
III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Dường như ở mỗi bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam lại xuất hiện một thiên tài trong văn học. Thế kỉ XV, chúng ta có một Nguyễn Trãi. Đó là người có “tấm lòng son ngời lửa luyện”. Một tâm hồn vằng vặc sao khuê và cũng là “một tâm hồn băng giá đựng trong bình ngọc”. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi là kết tinh sức mạnh tinh thần yêu nước, của nhân nghĩa sáng ngời. Để hiểu rõ điều đó, hãy tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông.
2. Nội dung:
1. Cuộc đời (15’)
a. Nguồn gốc
HĐ của GV
HĐ của hs
KT cần đạt
?Cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện quan trọng nào?
Điều chỉnh bổ sung câu trả lời của hs, chốt kt.
Đọc trong SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Cha vốn là học trò nghèo (Nguyễn Phi Khanh). Mẹ là Trần Thị Thái dòng dõi quí tộc (con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Tư đồ ngang với chức tể tướng). Sinh 1380 trong dinh quan Tư đồ Trần Nguyễn Đán.
- Quê xã Chi Ngại nay là xã Cộng Hoà - huyện Chí Linh - Hải Dương sau dời đến Ngọc ổi nay là Nhị Khê - Thường Tín - Hà Tây.
Nguyễn Trãi lấy hiệu là ức Trai, Nguyễn Trãi, 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi ông ngoại qua đời.
- Cha vốn là học trò nghèo (Nguyễn Phi Khanh). Mẹ là Trần Thị Thái dòng dõi quí tộc. - Sinh 1380 trong dinh quan Tư đồ Trần Nguyễn Đán.
- Quê xã Chi Ngại nay là xã Cộng Hoà - huyện Chí Linh - Hải Dương sau dời đến Ngọc ổi nay là Nhị Khê - Thường Tín - Hà Tây.
- Hiệu là ức Trai, 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi ông ngoại qua đời.
b. Quá trình trưởng thành
?Phân tích các sự kiện thể hiện con người và tâm vóc vĩ đại của ông?
Điều chỉnh bổ sung câu trả lời của hs, chốt kt.
Đọc trong SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Sống trong thời đại đầy biến động (Nhà Trần đổ. Nhà Hồ lên thay 1400 - 1407). Sau bẩy năm giặc Minh xâm lược, chúng bắt cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần về Trung Quốc, trong đó có cha con Nguyễn Trãi.
- Đến cửa ải Nam Quan, vâng lời cha Nguyễn Trãi trở về tìm đường cứu nước, trả thù nhà. Ông bị giặc bắt giam lỏng mười năm ở thành Đông Quan. Dù phải “no nước uống thiếu cơm ăn”, Nguyễn Trãi không đầu hàng giặc (1407 - 1417).
- Năm 1417, Nguyễn Trãi trốn khỏi thành Đông Quan vào Lỗi Giang - Thanh Hoá gặp Lê Lợi dâng “Bình Ngô Sách” (cách đánh thành giặc Minh), được Lê Lợi tin dùng. Suốt mười năm (1417-1427). Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai, cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư, chiếu lệnh góp phần đắc lực vào sự nghiệp giải phóng đất nước.
- Hoà bình, Lê Lợi run sợ trước ngôi báu, theo lời bọn gièm pha, nịnh hót đã nghi ngờ những tướng trung thần như Trần Nguyên Hãn (cháu nội Trần Nguyên Đán, là anh em con cô con cậu ruột với Nguyễn Trãi) và Phạm Văn Xảo. Cả hai đã phải chết. Nguyễn Trãi cũng bị tống giam vì lí do đơn giản sinh ra ở Thăng Long và có liên quan với dòng họ nhà Trần. Sau một thời gian. Nguyễn Trãi được tha. Song ông chỉ được giữ một quan nhỏ: “Nhập nội hành khiển” (được ra vào nơi cung cấm nhưng không được bàn bạc, chỉ thừa hành từ 1929 - 1939.
- Nguyễn Trãi không thực hiện được hoài bão xây dựng đất nước trong thời bình vua dân hoà mục (vua dân hoà thuận êm ấm). Ông là cái đinh trong mắt của bọn gian thần. Lê Thái Tông nối nghiệp Lê Thái Tổ còn rất trẻ, chỉ ham mê tửu sắc, thích nghe lời bọn quyền gian. Tình thế ấy buộc ông phải xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Chỉ mấy tháng sau, vua Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc. Ông hi vọng một thời cơ mới để thực hiện tư tưởng trí quan trạch dân (chăm lo cho dân). Thật không may, chỉ ba năm sau 1442, vua đột tử trong lần đi kinh lí miền đông. Bọn gian thần nhân cơ hội này đã buộc tội Nguyễn Trãi cùng vợ bé là Thị Lộ (Lễ nghi học sĩ, phụ trách dạy dỗ các cung nữ) đã mưu hại vua. Nguyễn Trãi bị chu di ba họ (chém đầu ba họ: cha - mẹ - vợ)
- Sống trong thời đại đầy biến động.
- Hai cha con bị bắt, vâng lời cha Nguyễn Trãi trở về tìm đường cứu nước, trả thù nhà.
- Ông bị giặc bắt giam lỏng mười năm ở thành Đông Quan.
- Năm 1417, Nguyễn Trãi trốn khỏi thành Đông Quan vào Lỗi Giang - Thanh Hoá gặp Lê Lợi, bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư, chiếu lệnh góp phần đắc lực vào sự nghiệp giải phóng đất nước.
- Hoà bình, không được trọng dụng,- Nguyễn Trãi không thực hiện được hoài bão xây dựng đất nước, chịu lỗi oan thảm khốc.
Tóm lại:
+ Nguyễn Trãi là người thức thời yêu nước.
+ Là con người chung đúc tài năng một cách trọn vẹn.
+ Ông là người có công lớn trong sự nghiệp chiến đấu chống quân Minh và giải phóng dân tộc, có nhiều hoài bão trong xây dựng đất nước thời bình.
+ Ông cũng là người luôn bị đố kị, gièm pha và cuối cùng chịu một thảm họa có một không hai trong lịch sử dân tộc.
2. Sự nghiệp văn học (20’)
a, Tác phẩm của Nguyễn Trãi
?Nêu những đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi cho văn hoá dân tộc?
(Bằng cách thống kê tác phẩm của Nguyễn Trãi trên các lĩnh vực)
Điều chỉnh bổ sung câu trả lời của hs, chốt kt.
Đọc trong SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Đóng góp về văn hoá tức là đóng góp về nền văn hiến cho nước nhà. Văn là trước tác (tác phẩm), hiến là người hiền tài. Cả hai lĩnh vực này đều có nhiều ở Nguyễn Trãi.
+ Về tác phẩm có:
Lịch sử: “Lam Sơn thực lục”, “Văn bia Vĩnh Lăng” ghi lại quá trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và tinh thần đoàn kết toàn dân, gắn bó với dân.
Địa lí: “Dư địa chí” ghi lại sản vật, con người đất nước ta thế kỉ XV.
Quân sự, chính trị: “Quân trung từ mệnh” bao gồm thư từ ông được lệnh thay mặt Lê Lợi viết giao thiệp với các tướng nhà Minh thực hiện kế sách đánh vào lòng người “mưu phạt tâm công”. “Đại cáo bình Ngô” là áng hùng văn thiên cổ, một văn kiện tổng kết đầy đủ về cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, cũng là bản tuyên ngôn về lòng yêu hoà bình yêu chính nghĩa của quân và dân ta. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn soạn 28 bài gồm phú, chiếu, biểu, tấu, bi kí, lục... trong đó có Biểu tạ ơn, Chiếu cấm các đại thần, Phú núi Chí Linh,...
Văn học: Nguyễn Trãi để lại hai tập thơ lớn:
+ ức Trai thi tập (Tập thơ chữ Hán)
+ Quốc âm thi tập (254 bài thơ chữ Nôm).
- Về tác phẩm :
+ Lịch sử.
+ Địa lí.
+ Quân sự, chính trị
+ Văn học: Nguyễn Trãi để lại hai tập thơ lớn.
* ức Trai thi tập (Tập thơ chữ Hán)
* Quốc âm thi tập (254 bài thơ chữ Nôm).
=>Trong mỗi tác phẩm dù ở loại nào như lịch sử, địa lí, quân sự chính trị, văn học đều thể hiện tâm hồn Nguyễn Trãi. Vì vậy năm 1980 Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá và long trọng kỉ niệm 600 năm sinh của ông.
b. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất
?Văn chính luận của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào? hãy trình bày một vài nét cơ bản?
Điều chỉnh bổ sung câu trả lời của hs, chốt kt.
Đọc trong SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi bao gồm:
+ Quân trung từ mệnh
+ Chiếu, biểu viết dưới triều Lê (Chiếu răn dạy Thái tử, Chiếu cấm các đại thần, biểu tạ ơn ...).
+ Bình Ngô đại cáo.
+ “Quân trung từ mệnh” gồm thư từ gửi cho tướng giặc và giao thiệp bằng văn bản với nhà Minh. Tất cả thể hiện nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy mà tư tưởng chính của những áng văn ấy là nhân nghĩa và yêu nước.
+ “Bình Ngô đại cáo” là áng văn yêu nước lớn của thời đại, bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập, bản cáo trọng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi suy cho cùng là tấm lòng yêu nước thương dân
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là phải chăm lo cho dân an cư, lập nghiệp. Làm vua phải biết thương dân và phạt kẻ có tội với dân.
Mặt khác khi đất nước có giặc ngoại xâm thì nhân nghĩa phải biến thành hành động chiến đấu, mang lại nền thái bình cho dân cho nước. Hoà bình nhân nghĩa ấy biến thành hành động “khoan dân”, sao cho “trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận, oán sầu. Đấy mới là gốc của nhạc” (trình bày về việc soạn nhạc).
+ Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã xác định
* Đối tượng
* Mục đích
Để từ đó sử dụng bút pháp thích hợp, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén (Bức thư số 5 gửi Vương Thông).
- Các tác phẩm :
+ Quân trung từ mệnh
+ Chiếu, biểu viết dưới triều Lê.
+ Bình Ngô đại cáo.
+ “Quân trung từ mệnh” .
+ “Bình Ngô đại cáo” .
- Đặc điểm: Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã xác định
* Đối tượng
* Mục đích
Để từ đó sử dụng bút pháp thích hợp, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén (Bức thư số 5 gửi Vương Thông).
c. Nguyễn Trãi Nhà thơ trữ tình sâu sắc
?Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ?
Điều chỉnh bổ sung câu trả lời của hs, chốt kt.
Đọc trong SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Thơ chữ Hán và thơ Nôm của Nguyễn Trãi biểu hiện lí tưởng của người anh hùng. Đó là lí tưởng lúc nào cũng tha thiết mãnh liệt với tấm lòng yêu nước thương dân.
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
“Tấm lòng son ngời ngời lửa luyện” đã bộc lộ thành ý chí ngời sáng trong chiến đấu chống ngoại xâm, trong đấu tranh chống cường quyền bạo ngược.
Vườn quỳnh dù có chim hót
Cõi trần có trúc đứng ngăn
Nguyễn Trãi thường mượn dáng ngay thẳng cứng cỏi của cây trúc, vẻ thanh cao trong trắng của cây mai, sức sống khoẻ khoắn sử dụng vào nhiều việc của cây tùng... tất cả tượng trưng cho người quân tử ở Nguyễn Trãi, lòng ông vẫn hướng về mục đích “dành còn để trợ dân này”.
+ Ông đau đớn khi chứng kiến nghịch cảnh
“Phượng những tiếc cao diều hay liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”
Nhà thơ khao khát sự hoàn thiện con người. Vì vậy thơ giàu tính triệt lí.
* “Dẫu hay ruột bể sâu cạn
Khôn biết lòng người ngắn dài”
* “Dưới công danh đeo khổ nhục
Trong dại dột có phong lưu”
* “Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn no mặc bởi hay làm”
* “áo mặc miễn là cho cật ấm
Cơm ăn chẳng lọ kém mùi ngon”
Tính triết lí trong thơ văn Nguyễn Trãi biểu hiện chí khí thanh cao, khát vọng đẹp đẽ. Ông thực sự biết ngẫm mình.
- Tâm hồn Nguyễn Trãi dành cho thiên nhiên. Ông coi thiên nhiên gần gũi, gắn bó như bạn bè, người hàng xóm thân thiết.
“Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa nguyệt anh tam
Cò nằm hạc lặn nên bầu bạn
ấp ủ cùng ta làm cái con”
Có những bức tranh thiên nhiên hoành tráng:
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gẫy chín bãi bao tầng
Có những câu thơ phảng phất phong vị thơ đường “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi, đưa thanh nguyệt bạc khách lên lầu”.
Thiên nhiên bình dị đi vào thơ Nguyễn Trãi, đó là bè rau muống, luống mùng tơi, quả núc nác:
áo quan thả gửi đôi bè muống
Đất bút nương nhờ mấy luống mùng
- Thiên nhiên thơ mộng, chỉ có tâm hồn thi sĩ mới cảm nhận hết được
Hàng chim ngủ khi thuyền đỗ
Vầng nguyệt lên thuở nước cường
Mua được thú màu trong thuở ấy
Thế gian hay một khách văn chương
Say đắm trong thiên nhiên để giữ cho mình tiết trong giá sạch, ông yêu trăng trên trời xanh, trăng trong lòng suối. Ông gánh nước trăng theo về. Ông yêu trăng, nhìn trăng suốt đêm không ngủ. Ông yêu trăng cũng như yêu chim, yêu lá, yêu hoa yêu cảnh vật sông núi. Bởi nó khác hẳn cái nham hiểm của lòng người. Chỉ có con người có chí khí thanh cao, khát vọng đẹp đẽ trong hoàn cảnh ấy mới có tâm hồn như vậy.
- Tâm hồn Nguyễn Trãi còn dành những câu thơ nói về nghĩa vua tôi, tình cha con xiết bao cảm động:
Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời áo cha
- Tình bạn thật chan chứa:
Đói bệnh ta như cậu
Ngông cuồng cậu giống ta
- Thơ chữ Hán và thơ Nôm của Nguyễn Trãi biểu hiện lí tưởng của người anh hùng. Đó là lí tưởng lúc nào cũng tha thiết mãnh liệt với tấm lòng yêu nước thương dân.
- Tâm hồn Nguyễn Trãi dành cho thiên nhiên.
+ Ông coi thiên nhiên gần gũi, gắn bó như bạn bè, người hàng xóm thân thiết.
+ Thiên nhiên thơ mộng, chỉ có tâm hồn thi sĩ mới cảm nhận hết được.
+ Say đắm trong thiên nhiên để giữ cho mình tiết trong giá sạch.
- Tâm hồn Nguyễn Trãi còn dành những câu thơ nói về nghĩa vua tôi, tình cha con xiết bao cảm động:
- Tình bạn thật chan chứa:
* Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc có tầm cỡ nhân loại.
?Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi?
Điều chỉnh bổ sung câu trả lời của hs, chốt kt.
Đọc trong SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là nhân nghĩa (yêu nước, yêu thiên nhiên, thương dân) và lí tưởng anh hùng (quyết tâm đánh giặc, căm ghét bọn xu nịnh, quyền gian, đau lòng trước nghịch cảnh).
- Về nghệ thuật, Nguyễn Trãi đóng góp tích cực về thể loại và ngôn ngữ làm cho tiếng viết trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp.
3. Củng cố, luyện tập: 7’ gv khái quát kt cơ bản, hs tham khảo phần Ghi nhớ (SGK).
e. đọc thêm
Xin đến với người
Sáu trăm năm đã qua rồi
Sao khuê vằng vặc bầu trời sao khuê
Thơ ngừi dẫn nối tôi về
Với nghĩa quân. với lời thề sắt son
Ngàn năm một dải nước non
Mang gươm ra trận, ngươi còn mang thơ.
Văn người ấm áp ngọn cờ
Toả soi cho đến bây giờ... mai sau
đời riêng đâu biết nỗi đau
nhưng nhân nghĩa thấm từng câu, từng dòng
Xin người sống với non sông
trong tình yêu lớn ;tấm lòng nhân dân
gương trong chẳng chút bụi trần
như bông sen muộn góc đầm vẫn thơ
Mùa xuân tôi đến côn sơn
Cho tâm hồn được giàu thêm về người
Tôi gọi thầm: Nguyễn Trãi ơi !
Tiếng chim rừng trúc đáp lời ríu ran...
(Báo VN, số 37, 1980)
Tạ Hữu Yên
?Cảm nhận của em về tài năng và con người NT? Em có suy nghĩ gì về cuộc sống hôm ngày hôm nay?
- Tuỳ hs trả lời, giáo viên điều chỉnh.
C. Hướng dẫn học bài :
1. Bài cũ:
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Nắm vững kiến thức vở ghi.
2. Bài mới:
- Đọc tác phẩm sgk soạn bài theo câu hỏi phần hướng dẫn học bài. Chú ý suy nghĩ để làm rõ các vấn đề: Hoàn cảnh và mục đích sáng tác, nhan đề, chủ đề, bố cục của tác phẩm.
File đính kèm:
- Giao an 10 tiet 60.doc