Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009-2010

 Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay học sinh thường ham mê các môn học tự nhiên, không chú tâm vào các môn học xã hội đặc biệt là môn Ngữ văn. Bản thân môn Ngữ văn đòi hỏi tư duy trừu tượng, thiên về đời sống tâm hồn của con người nếu không dành một thời gian nhất định thì người học sẽ không nhận thấy cái hay, cái đẹp của văn học. Mặt khác, chương trình Ngữ văn được xây dựng theo hướng tích hợp càng đòi hỏi mỗi học sinh cần chủ động tìm tòi khám phá, liên hệ để tiếp nhận kiến thức. Muốn tiếp nhận kiến thức một cách sâu rộng, vững vàng thì học sinh phải tự học là chính. Giáo viên chỉ là người định hướng, gợi mở cho học sinh. Vì thế trong rất nhiều khâu của quá trình dạy học tôi đặc biệt chú ý đến hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục thanh oai Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Trường thcs Tam Hưng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ************ đề tài sáng kiến kinh nghiệm . Năm học 2009-2010 I/ Sơ yếu lí lịch . - Họ và tên : Nguyễn Thị Minh Lợi. - Sinh ngày: 20/10/1970 - Năm vào ngành: 1992 - Chức vụ và đơn vị công tác : Tổ trưởng tổ xã hội - Trình độ chuyên môn : Đại học - Hệ đào tạo : Từ xa - Bộ môn giảng dạy: Ngữ văn lớp 9 - Khen thưởng : Nhiều năm liền đạt giáo viên giỏi cấp Huyện II. Nội dung của đề tài: Tên đề tài: Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà môn Ngữ văn 9 Lý do chọn đề tài: Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay học sinh thường ham mê các môn học tự nhiên, không chú tâm vào các môn học xã hội đặc biệt là môn Ngữ văn. Bản thân môn Ngữ văn đòi hỏi tư duy trừu tượng, thiên về đời sống tâm hồn của con người nếu không dành một thời gian nhất định thì người học sẽ không nhận thấy cái hay, cái đẹp của văn học. Mặt khác, chương trình Ngữ văn được xây dựng theo hướng tích hợp càng đòi hỏi mỗi học sinh cần chủ động tìm tòi khám phá, liên hệ để tiếp nhận kiến thức. Muốn tiếp nhận kiến thức một cách sâu rộng, vững vàng thì học sinh phải tự học là chính. Giáo viên chỉ là người định hướng, gợi mở cho học sinh. Vì thế trong rất nhiều khâu của quá trình dạy học tôi đặc biệt chú ý đến hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. Tôi coi việc hướng dấn học sinh bài ở nhà là một khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn, khơi dậy cho học sinh tình yêu văn học, yêu một môn học các em coi là khó. Hơn nữa năm học 2009-2010 là năm học ứng dụng công nghệ thông tin, thì việc học sinh học bài, chuẩn bị bài tốt ở nhà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trên lớp thực hiện các bài giảng điện tử thành công. III. Quá trình thực hiện đề tài : Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện: Hướng dẫn học bài bao giờ cũng có ở cuối mỗi tiết học ở tất cả các môn học, mà ngươì giáo viên nào cũng phải thực hiện. Chỉ có điều khác nhau ở mức độ, cách thức tiến hành. Lớp học mà tôi đang dạy, ở thời điểm đầu năm học tôi chỉ nhắc học sinh về soạn bài theo các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản, các bài tiếng việt, tập làm văn thì đọc trước ở nhà. Do đó khi lên lớp thường mất nhiều thời gian cho bài học, nhiều khi bị “cháy giáo án”, làm cho hiệu quả giờ dạy – học không cao. Những học sinh không có ý thức học hoặc lười soạn bài ở nhà thì hầu như trên lớp khôn g thu nhận được kiến thức gì, nếu có thì rất ít, rồi học trước lại quên sau. Trong một tháng (tháng 9/2009) tôi đã thống kê số học sinh không học bài, không soạn bài ở nhà như sau: Lớp Sĩ số Số học sinh không thuộc bài Số học sinh không soạn bài 9A 43 10 5 9B 27 17 10 Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Bài kiểm tra chất lượng đầu năm của nhà trường thì kết quả hai lớp 9B, 9C tôi dạy như sau: Lớp Sĩ số Điểm % trên TB 0-2,5 3- 4,5 5-7,5 8-10 Sl % Sl % Sl % Sl % 9A 43 2 4,6 7 15,4 34 80 0 0 80 9B 27 10 40 8 27 9 33 0 0 33 3. Những biện pháp thực hiện ( nội dung chủ yếu của đề tài): Tôi đã gặp gỡ, trao đổi với những học sinh không học bài, không soạn bài nhiều lần để tìm ra nguyên nhân, hướng khắc phục cho các em. Sau đó thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của từng em. ở mỗi lớp tôi đã dành ra một tiết học để hướng dẫn học sinh: soạn bài ở nhà, cách học bài sao cho có hiệu quả. Cụ thể như sau: A/ Cách soạn bài: Đối với các văn bản: - Học sinh đọc nhiều lần văn bản, tìm ra cách đọc, giọng điệu của văn bản. Tìm những câu văn, câu thơ, chi tiết hoặc hình ảnh thơ đặc sắc nhất. Tìm ra các phương thức biểu đạt chính của văn bản. - Đối với thơ thì tìm hiểu mạch cảm xúc của tác giả. Đối vởi truyện thì tóm tắt cốt truyện tìm ra bố cục của truyện. Đối với các văn bản nhật dụng thì tìm hiểu xem vấn đề đó có ý nghĩa gì với cuộc sống. Sau đó học sinh trả lời theo các câu hỏi trong sách giáo khoa phần đọc – hiểu văn bản vào vở ô ngang không dùng vở bài tập vì các em bị thiếu đi sự sáng tạo. - Tìm đọc thêm các tài liệu để hiểu về tác giả hoặc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, những lời bình về tác phẩm đó. Biết đọc lại sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 6, 7, 8 tìm ra các tác phẩm có cùng đề tài hoặc cùng thể loại với tác phẩm ở lớp 9 để so sánh thấy được cái độc đáo của từng tác phẩm. Đối với các bài học tiếng việt và tập làm văn : - Học sinh trả lời toàn bộ câu hỏi phần lí thuyết vào vở soạn. Phần luyện tập sẽ làm trên lớp và về nhà làm. Mục đích của việc soạn trước câu hỏi trong bài tiếng Việt và tập làm văn là để trên lớp rút ngắn thời gian học lí thuyết, tăng thời lượng cho việc thực hành, nắm chắc kiến thức. B/ Cách học bài: Với phần văn học: Đọc thuộc lòng các bài thơ. Kể lại được nội dung cốt truyện nếu là tác phẩm truyện Tóm tắt được nội dung nếu đó là văn bản nghị luận hoặc nhật dụng. -Đọc lại vở ghi, xem thêm sách giáo khoa tham khảo để hiểu bài, thu nhận, ghi nhớ kiến thức. -Viết đoạn văn, bài văn ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận, hay bài học tự rút ra được sau khi học văn bản đó. - Liên tưởng tưởng tượng, so sánh với các câu văn, câu thơ có cùng đề tài cùng hình ảnh như nhau để cảm thụ được tốt hơn. Với phần tiếng Việt: Làm hết các bài tập còn lại sau khi làm ở trên lớp. - Viết được các câu văn có sử dụng các kiến thức đã được học. Vận dụng trong giao tiếp hàng ngày như: xưng hô trong hội thoại, các phương châm hội thoại, nghĩa tường minh và hàm ý…Biết suy nghĩ chọn lọc từ ngữ trước khi nói, biết nói những câu thể hiện sự văn minh, lịch sự. Với phần Tập làm văn: Nắm vững yêu cầu của từng loại bài, kiểu bài. Biết phân tích đề, lập dàn ý. - Tập viết từng đoạn văn. Viết theo nhiều cách. Chọn ra cách viết mà em ưng ý nhất. Sau đó tập viết thành bài văn. - Tự lấy các đề trong sách giáo khoa để làm bài. Làm xong nhờ cô giáo chữa cho. - Viết một lần chưa được thì viết lại nhiều lần. Có thể đọc thêm các bài văn mẫu để học cách triển khai, phân tích vấn đề, nhất thiết không được chép văn mẫu. C/ Một số quy đinh của giáo viên đối với học sinh: - Đầu giờ học GV kiểm tra bài cũ kết hợp kiểm tra vở soạn của HS - Nếu học sinh không soạn bài, không thuộc bài 3 lần liền trong 2 tuần thì trừ 1 điểm vào điểm 15’. Nếu nhiều hơn 3 lần ít hơn 7 lần trong 1 tháng thì mời gia đình đến gặp giáo viên và trừ 1 điểm vào điểm 1 tiết. Yêu cầu học sinh ở nhà dành 1 giờ / ngày cho môn Ngữ văn. Mỗi tháng giáo viên sẽ đến nhà thăm góc học tập của 4 em / lớp. Từ đó hướng dẫn học sinh tại nhà, đề nghị gia đình quản lí thời gian học của học sinh. Thời điểm giáo viên đến nhà HS có thể là chiều hoặc tối. Tốt nhất là tối. Thời lượng mỗi lần đến gia đình các em thường là 60 phút.Mùa đông thì từ 18giờ đến 19 giờ, mùa hè thì từ 19 giờ đến 20 giờ. Khi học sinh đã có nếp học tập, GV có thể tập hợp những HS ở gần nhà nhau thành một nhóm học tập. Khi nào GV đến kiểm tra sẽ rất thuận tiện, bởi cùng 1 thời gian nhưng kiểm tra hướng dẫn được nhiều học sinh. Từ đó GV có thể phát động thi đua giữa các nhóm. GV liên hệ với hội khuyến học ở thôn, xóm, dòng họ để biểu dương những học sinh học tốt, giúp đỡ HS yếu kém. Ngày rằm trung thu, GV kết hợp với BCH Đoàn thôn xóm, đưa ra các chương trình văn nghệ trong đó có các hoạt động văn học: kể chuyện Bác Hồ, đọc thơ, hát các bài hát đã được học.....nhằm mục đích giúp HS gắn bó với văn học nhiều hơn. Tự tìm cho mình một câu châm ngôn, danh ngôn về học tập dán lên góc học tập để tự phấn đấu học hỏi, không ngừng nâng cao kiến thức. Giáo viên thưởng điểm cho học sinh nhiều lần phát biểu đúng trong giờ. Thưởng vở, bút, quyển thơ, quyển truyện cho học sinh có nhiều tiến bộ vượt bậc. Trên đây là những định hướng chung cho học sinh, còn với mỗi bài học tôi đều dành 5 phút cuối giờ để hướng dẫn học sinh. D /Một số ví dụ minh họa. 1/Hướng dẫn soạn bài: " Sang thu" của Hữu Thỉnh - Đọc nhiều lần bài thơ, tìm ra mạch cảm xúc của bài thơ? Bài thơ viết theo thể thơ gì? Có những bài thơ nào đã học cũng viết theo thể thơ này? - Có những nhà thơ nào viết về mùa thu. Sưu tầm những bài thơ viết về mùa thu. Đọc chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến và chỉ ra cái độc đáo của từng nhà thơ. - Mùa thu đến trong thơ của Hữu Thỉnh rất đặc biệt ở cách toả hương mùi hương ổi gợi nhớ đến không gian ở đâu? - Hình ảnh nào em cho là đặc sắc nhất trong bài miêu tả khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ - đầu thu? Nêu cảm nhận của em. Sau đó trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. * Hướng dẫn học bài cũ: " Sang thu" ở nhà. Đọc thuộc lòng bài thơ. Suy ngẫm về những độc đáo của bài thơ. - Ghi nhớ những nét thành công về nghệ thuật, nội dung, bình những câu thơ hay. Viết đoạn văn miêu tả mùa thu về trên quê hương em. 2/ Hướng dẫn học sinh soạn bài: " Nghĩa tường minh và hàm ý" Đọc kĩ các ví dụ trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi vào vở soạn. Trong cuộc sống em thường chứng kiến những tình huống như: + Một hôm em đi học về muộn, mẹ em hỏi: “ Bây giờ là mấy giờ rồi con nhỉ” em sẽ hiểu như thế nào? + Một em bé học lớp 1, vừa đi học về, nhà có cỗ, mẹ đang cúng cụ, em hỏi mẹ : “ Mẹ ơi hết hương chưa ?” Mục đích của em ấy là gì? Từ đó em hiểu ra điều gì khi sử dụng ngôn ngữ. *Hướng dẫn học sinh học bài cũ: " Nghĩa tường minh và hàm ý" Học thuộc ghi nhớ. Làm nốt các bài tập còn lại và các bài tập trong sách bài tập. Tìm những câu ca dao, tục ngữ có sử dụng hàm ý. Trong lớp học có những tình huống giao tiếp nào sử dụng hàm ý? Em hãy viết lại tình huống đó. Viết đoạn văn trong đó có câu sử dụng hàm ý. 3/ Hướng dẫn học sinh soạn bài: " Nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)" - Đọc kĩ phần I/ Tìm hiều bài Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc (đoạn trích), trả lời các câu hỏi SGK trang 63. - Trong bài văn mẫu này em hiểu như thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). - Người ta lấy dẫn chứng ở đâu, cách đưa dẫn chứng ấy có gì học tập được. - Muốn làm tốt bài văn nghị luận về về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) em phải có kiến thức như thế nào? *Hướng dẫn học sinh học bài cũ: " Nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)" Học thuộc ghi nhớ SGK. Làm lại bài tập luyện tập. - Đọc lại một tác phẩm truyện đã học ở lớp 9 và tự em phát biểu suy nghĩ về nhân vật chính trong truyện ấy. Em hãy chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nội dung của truyện ấy. Em thử so sánh xem giữa kiểu bài nghị luận một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) khác với kiểu bài nghị luận về một bài thơ ( đoạn thơ) như thế nào? Từ đó rút ra những chú ý về cách làm bài. Tất cả các câu hỏi hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, tôi thường soạn trong giáo án. Khi hướng dẫn học sinh tôi yêu cầu học sinh ghi lại vào vở soạn bài. Trong giờ học tôi gợi mở theo những câu hỏi HS đã chuẩn bị vừa giúp HS nhanh hiểu bài vừa kiểm tra chất lượng bài soạn của học sinh, từ đó giúp các em có ý thức tự giác học bài, soạn bài chu đáo. Những bài học sinh soạn tốt. Giáo viên chấm điểm khích lệ các em. Khi học sinh chuẩn bị bài ở nhà tốt thì giáo viên giảng bài trên lớp sẽ rất thuận tiện, vừa hoàn thành bài giảng, vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh. Bản thân học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài học. Việc hướng dẫn học sinh soạn bài, học bài ở nhà đối với môn Ngữ văn là rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và sáng tạo, bởi những phút cuối giờ học sinh thường giảm sự chú ý. Theo kinh nghiệm tôi đã làm thì việc giáo viên hướng dẫn học sinh ở trên lớp đã tốt nhưng chưa đủ. Cần dành thêm thời gian đến tận nhà học sinh hướng dẫn, kiểm tra. Tôi đã chọn ra những học sinh chưa có ý thức học để kèm cặp nhiều lần. Những HS khá giỏi thì bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các em. Việc tôi đến nhà các em không phải là việc làm mới nhưng tôi thấy rất có hiệu quả. Trước hết là bố mẹ các em cũng quan tâm hơn tới việc học văn của con, có lúc kiểm tra bài học thuộc lòng của con, hoặc hỏi con về bài, về điểm . Rồi bản thân các em cũng dần dần có ý thức vươn lên, tự học, đọc sách về môn văn chăm chỉ hơn. ở trên lớp bài giảng của tôi luôn hoàn thành tốt: học sinh hiểu bài, sôi nổi phát biểu, củng cố kiến thức cũ, mở rộng được kiến thức mới. IV- Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng: Con đường đến với môn Ngữ văn thật không đơn giản như những môn học khác. Nó luôn đòi hỏi học sinh phải chủ động, tự học là chính. Cho nên việc giáo viên hướng dẫn học sinh học bài, soạn bài ở nhà chính là khơi gợi ở học sinh sự sáng tạo, rèn cho các em ý thức tự giác học tập, dần dần hình thành ở các em tư cách đạo đức tốt. Việc giáo viên đến nhà học sinh, ngồi vào bàn học của các em, cùng các em trao đổi bài đã thực sự có tác dụng tốt. Giữa cô- trò có mối quan hệ gần gũi và trò nhiều khi bộc bạch những suy nghĩ của mình, giúp cô có cách dạy phù hợp với đối tượng hơn. Còn phụ huynh học sinh đã hiểu ra tầm quan trọng ý nghĩa của môn học để động viên con em mình học ngày càng tiến bộ. Có những học sinh tôi chưa đến nhà lần nào, nhưng cũng có học sinh tôi đến nhiều lần để giúp các em hiểu bài từ đó có hứng thú học bài. Điều mang lại cho tôi nhiều nhất là phụ huynh tin tưởng nhiều khi gọi điện để trao đổi bài hướng dẫn con học. Và học sinh say mê khám phá cái hay cái đẹp của văn học, bài học luôn hoàn thành đúng phân phối chương trình, khác với với các năm trước khi dạy “Truyện Kiều”, “Mùa xuân nho nhỏ”… thường thiếu thời gian. Các giờ tiếng Việt, tập làm văn, HS được thực hành nhiều, có kĩ năng làm bài, thuộc bài nhanh trên lớp. Tôi nghĩ rằng việc hướng dẫn học sinh học bài ở trên lớp, kết hợp với việc đến tận nhà các em kiểm tra đôn đốc các em học là một việc làm nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn trong việc “dạy thực chất- học thực chất”, và nâng cao chất lượng dạy- học môn Ngữ văn. Từ tháng 10/2008 đến nay ( tháng 4/ 2009) cả 2 lớp tôi dạy đã chấm dứt tình trạng học sinh không soạn bài, không học bài ở nhà. Về chất lượng HS học môn Ngữ văn như sau: Đầu năm học 2008- 2009: Lớp Sĩ số Điểm % trên TB 0-2,5 3- 4,5 5-7,5 8-10 Sl % Sl % Sl % Sl % 9A 43 2 4,6 7 15,4 34 80 0 0 80 9B 27 10 40 8 27 9 33 0 0 33 Chất lượng khảo sát đợt 26/ 3 của trường ở 2 lớp 9B, 9C đã tăng lên rõ rệt. Lớp Sĩ số Điểm % trên TB 0-2,5 3- 4,5 5-7,5 8-10 Sl % Sl % Sl % Sl % 9A 43 0 0 0 0 17 40 26 60 100 9B 27 0 0 5 18 19 70 3 12 82 Những học sinh đạt điểm 8-10 trong các đợt khảo sát, thi cuối học kỳ và những học sinh có ý thức tốt trong học tập được tôi tặng thưởng những quyển truyện, quyển thơ nhỏ, tôi thấy các em rất cảm và cố gắng phát huy ưu điểm nhiều hơn. Sự hứng thú của học sinh chính là món quà tinh thần lớn nhất mà người giáo viên văn có được để càng yêu nghề, yêu trò hơn. V. Những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài. Tôi nghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy học thì đầu tiên người thầy phải đổi mới. Cách mà tôi thực hiện trong đề tài này cũng chính là tôi tự làm mới mình trong con mắt học trò. Và tôi đã thu được kết quả là HS đến gần hơn với môn Ngữ văn, tiết học văn là một tiết học đầy lí thú. Tôi mong rằng tổ chuyên môn sẽ phổ biến cho chúng tôi học tập nhiều kinh nghiệm hay hơn để việc dạy- học môn Ngữ văn ngày càng có hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn! Ngày 10 tháng 4 năm 2010 Người viết: Nguyễn Thị Minh Lợi. ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở. Chủ tịch Hội đồng (Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • dochuong dan hoc sinh hoc bai o nha.doc