I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
- Hiểu được sự nghiệ văn học của Nguyễn Trãi với những kiệt tác có ý nghĩa thời địa, giá trị nội dung tư tưởng cơ bản và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của ông.
- Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc: là nhà văn chính luận kiệt xuất, người khai sáng thơ ca tiếng Việt.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc- hiểu, khai thác, tìm hiểu về một tác gia lớn của văn học dân tộc.
3. Thái độ
- Thể hiện niềm tự hào về danh nhân văn hoá của dân tộc.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Bài soạn, Một số tranh minh hoạ , tranh chân dung Nguyễn Trãi , giáo án điện tử.
2. Học sinh: Bảng phụ, vở soạn
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
CH: Đọc thuộc lòng phần 2 bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu và nêu cảm nhận chung về đoạn thơ đó?
2. Nội dung bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 59 đọc văn- Đại cáo bình ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
12/01/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Tiết 59: Đọc văn
đại cáo bình ngô
- Nguyễn Trãi -
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
- Hiểu được sự nghiệ văn học của Nguyễn Trãi với những kiệt tác có ý nghĩa thời địa, giá trị nội dung tư tưởng cơ bản và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của ông.
- Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc: là nhà văn chính luận kiệt xuất, người khai sáng thơ ca tiếng Việt.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc- hiểu, khai thác, tìm hiểu về một tác gia lớn của văn học dân tộc.
3. Thái độ
- Thể hiện niềm tự hào về danh nhân văn hoá của dân tộc.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Bài soạn, Một số tranh minh hoạ , tranh chân dung Nguyễn Trãi , giáo án điện tử.
2. Học sinh: Bảng phụ, vở soạn
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
CH: Đọc thuộc lòng phần 2 bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu và nêu cảm nhận chung về đoạn thơ đó?
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Cuộc đời (10 phút)
- GV Gọi HS đọc phần 1 trong SGK?
- GV: Nêu những nét chính về Nguyễn Trãi? ( Tên, tuổi, quê?)
- GV trình chiếu tranh chân dung Nguyễn Trãi.
- GV: Ông sinh ra trong gia đình như thế nào?
- GV: Khái quát những nét cơ bản về cuộc đời ông?
- GV trình chiếu tranh minh họa về Côn Sơn?
- GV: Năm 1442 đã xảy ra sự kiện gì đối với Nguyễn Trãi và gia đình ông?
- GV:Có nhận xét già về con người Nguyễn Trãi ?
Hoạt động 2: Sự nghiệp văn học (17 phút)
- GV: Có những xét gì về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi?
- GV: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu?
- GV mở rộng: Nhân nghĩa theo quan niệm nho giáo.
- GV: Theo quan niệm của Nguyễn Trãi nhân nghĩa là gì?
- GV lấy ví dụ phân tích về tư tưởng nhân nghĩa trong sáng tác của ông.
- GV: Triết lí về thế sự được Nguyễn Trãi quan niệm như thế nào?
- GV: Nguyễn Trãi coi thiên nhiên là gì?
- GV: Tấm lòng của ông đối với quê hương gia đình?
Hoạt động 3: Đặc sắc nghệ thuật (7 phút)
- GV: Có nhận xét gì về nghệ thuật trong văn chính luận?
GV: Trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm có gì đặc sắc?
3. Củng cố Tổng kết (3 phút)
- Giáo viên gọi 1 đến 2 HS lên bảng xây dựng BĐTD khái quát kiến thức về tiết học?
- GV nhận xét chuẩn kiến thức.
4. Hướng dẫn học bài: (2 phút)
- Sưu tầm một số văn bản thể hiện tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa trong sáng tác cuat Nguyễn Trãi.
- Soạn bài : đại cáo bình Ngô.
A. Phần 1: Tác giả
I. Cuộc đời:
- Nguyễn Trãi ( 1380- 1442), hiệu là ức Trai
- Quê: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương( Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây)
- Sing trưởng trong gia đình có truyền thống yêu nước và văn hoá, văn học.
- Năm 1400, hai cha con cùng thi đỗ ra làm quan với nhà Hồ
- Năm 1407 giặc Minh xâm lược nước ta, cha ông bị bắt nghe lời cha Nguyễn Trãi quay về lập chí rửa nhục cho cha.
- Tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa.
- Sau chiến thắng hăm hở phò vua giúp nước nhưng bị gièm pha…1439 xin về ở ẩn tại Côn Sơn
- Năm 1440 lại được vời ra giúp việc nước.
- Năm 1442 vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, NT phải chịu án oan tru di tam tộc.
- Năm 1464, mới được minh oan, vua cho sưu tầm lại thơ văn…
=> Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng , nhân vật toàn tài hiếm thấy trong l/s pk Việt Nam. Nhưng ông cũng là người phải chịu án oan thảm khốc nhất do xhpk gây nên.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Tác phẩm tiêu biểu:
- Để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều thể loại.
- Về chứ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình NGô đại cáo, ức trai thi tập...
- Về chữ Nôm: Quốc âm thi tập( 254 bài), Dư địa chí.
2. Nội dung tư tưởng thơ văn NT:
a. Tư tưởng nhân nghĩa:
- Nhân nghĩa của nho giáo: yêu thương người, trọng người
- Nhân nghĩa của NT:
+ Yêu nước, thương dân làm cho nd có cuộc sống yên ổn…coi trong sức mạnh của nhân dân.
+ Cảm hoá giặc dùng nhân nghĩa để thay cường bạo, thắng hung tàn tránh cho nhân dân hai nước khỏi nạn binh đao…
b. Triết lí thế sự sâu sắc:
- Suy ngẫm về cuộc đời , về cách xử thế… để rút ra những bài học thấm thía-> dứt khoát cáo quan về quê ở ẩn khi không được tin dùng
c. Tình yêu thiên nhiên, tình cảm với con người:
- Nâng niu, bầu bạn, tri kỉ với thiên nhiên quê nhà
- Tấm lòng lúc nào cũng hướng về gia đình, bạn bè, bà con ở quê hương dù trong hoàn cảnh nào…
=> Nội dung tư tưởng phong phú và sâu sắc thể hiện nét đẹp tâm hồn NT.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
a. Văn chính luận: sắc bén, giàu nhân nghĩa, giàu tính chiến đấu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thẳng thắn,, xác đáng, giọng điệu uyển chuyển-.> Có “sức mạnh như mười vạn quân”
b. Thơ chữ Hán: thế giớ thẩm mĩ phong phú vừa trữ tình, trí tụệ vừa hào hùng, lãng mạn…
c. Thơ chữ Nôm: giàu chất trí tuệ, sâu sắc, thấm đẫm triải nghiệm, ngôn ngữ tinh luyện, trong sáng…Ông xứng đáng được coi là bông hoa đầu mùa của thơ Nôm.
III. Kết luận:
File đính kèm:
- Tiet 59- Dai cao binh ngo.doc