A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1.Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
2.Vận dụng được những yêu cầu đó vào vieecj nói, viết chuẩn mực và có hiệu quả.
3.Có ý thức giữ gìn sự trong sáng cuả tiếng Việt.
B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV, Thiết kế bài học.
C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết: 61, 62 Tiếng Việt: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt (2tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:……………..
Tiết: 61,62
Tiếng Việt: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt
(2tiết)
A.Mục tiêu bài học
Giúp HS
1.Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
2.Vận dụng được những yêu cầu đó vào vieecj nói, viết chuẩn mực và có hiệu quả.
3.Có ý thức giữ gìn sự trong sáng cuả tiếng Việt.
B.Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, Thiết kế bài học.
C.Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
D.Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Tiếng Việt có nguồn gốc như thế nào?
Trả lời:Nguồn gốc Tiếng Việt
-Có nguồn gốc từ tiếng bản địa.
-Nguồn gốc và tiến tình phat triển của TV gắn bó với nguồn gốc và tiến trình ptriển của dân tộc Việt.
-Ptriển trên nền văn minh lúa nước ĐNá tiền sử.
-TV thuộc họ ngôn ngữ Nam á .
2.Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
Tiết 1:
*HĐ1: GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK và trả lời câu hỏi
-Những câu trong mục a mắc lỗi gì? Cho biết cách sửa ?
+C1 mắc những lỗi nào? và sửa ra sao?
+C2 cũng vậy?
+C3….?
-Cách sử dụng từ ngữ ở VD2 như thế nào? ngôn ngữ đó ra sao?
+Cách hiểu ?
+Cách sửa?
-HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
+Vậy theo em về ngữ âm và chữ viết cần phải thực hiện những quy định nào?
*HĐ2: GV yêu cầu HS đọc các VD (sgk) và trả lời các câu hỏi
- VD1 đã dùng từ chính xác hay chưa?
+Từ ngữ đó như thế nào?
+Vậy có thể sửa đổi như thế nào về cách dùng từ?
-VD2dùng từ đúng mục đích chưa?
+Ngữ âm, chữ viết đúng chuẩn?
+Có cần sửa chữa?
-Vậy đối với từ ngữ, cần phải sử dụng như thế nào có hiệu quả nhất?
+Cách dùng từ?
+Dùng như thế nào với mục đích sử dụng?
Tiết2:
*HĐ3: Y/c HS đọc VD (sgk) và trả lời câu hỏi, thảo luận
-VD1 lỗi về câu như thế nào? Chính tả, kết cấu câu về mặt ngữ pháp?
-VD2 dùng từ đã đạt hiệu quả chưa?
+Có cần sửa chữa?
-Qua các vd trên, em hãy cho biết cách sử dụng câu như thế nào đạt hiệu quả cao?
-Câu trong một đoạn văn hay văn bản cần phải như thế?
*HĐ4: Y/c HS đọc VD (sgk) và trả lời câu hỏi, thảo luận
-Xét ví dụ (sgk)
-Nhận xét?
-Kết luận chung về phong cách ngôn ngữ?
-Theo em tại sao sử dụng hay về vốn từ vựng tiếng Việt sẽ đạt hiệu quả cao trong giao tiếp?
Hãy lí giải điều đó bằng dẫn chứng cụ thể?
*HĐ5: Thực hành
-Từ ngữ đúng là những từ nào?
-Cách sử dụng từ đã khoa học, chặtt chẽ, hợp logíc ?
-Vậy cần thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đó như thế nào?
I.Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt
1Về ngữ âm, chữ viết
a.VD1:
-C1: dùng sai cặp phụ âm cuối c/t trong tiếng giặc, sửa là “giặt” quần áo ở đây.
-C2:dùng sai cặp phụ âm đầ d/r trong tiếng dáo, sửa là “ráo”…
-C3:cặp thanh điệu hỏi/ ngã trong các tiếng “lẽ, đỗi” sửa là “lẻ, đổi”
b.VD2:
-Từ ngữ địa phương: dưng mờ, bẩu, mờ
-Từ ngữ toàn dân tương ứng:
dưng mờ = nhưng mà, bẩu = bảo, mờ = mà
c.Kết luận:
-Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
- Cần phát âm đúng chuẩn theo tiếng toàn dân, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Phải tôn trọng mọi quy định về ngữ âm, chữ viết.
2.Về từ ngữ
a.VD1:
-Dùng từ chưa chính xác
-Gây hiểu lầm về ý nghĩa của từ
-Có thể sửa: phút chót,truyền đạt, vì hoặc do các bệnh truyền nhiễm…,những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, mà sẽ được điều trị bằng những thứ thuốc đặc hiệu…
b.VD2:
-Dùng từ sai mục đích
-Dùng từ chưa chuẩn
-Cần sửa: Anh ấy có một nhược điểm..(dùng từ yếu điểm là sai)
…thứ tiếng rất sinh động, phong phú (dùng linh động chưa chính xác).
c.Kết luận:
-Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
-Cần dùng từ chính xác đúng mục đích
-Dùng từ phù hợp đúng yêu cầu, mang tính toàn dân.
3.Về ngữ pháp
a.VD1:
-Lỗi thừa từ “qua” có thể bỏ từ “qua” hoặc viết: Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
-Thiếu vị ngữ có thể viết lại “Lòng tin tưởng sâu sắc … đã được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Hoặc đó là lòng tin tưởng sâu sắc…
b.VD2:
-c1:chưa chính xác, tạo sự mơ hồ có thể sửa: Có được ngôi nhà người ta đã làm cho, bà sống hạnh phúc hơn . Hoặc Có được ngôi nhà, bà sống hạnh phúc hơn.
-c2,3,4: đúng
c.VD3 (SGK)
d.Kết luận:
-Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp
-Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
4.Về phong cách ngôn ngữ.
a.VD:SGK
b.Nhận xét:
-Vận dụng thành ngữ
-Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ
c.Kết luận:
Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng
II.Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
-Khi nói hoặc viết, chẳng nhữg cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, mà còn cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
III.Luyện tập
1.Bài tập1/68
Từ ngữ đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ
2.Bài tập 2/68
-Từ lớp thay cho từ hạng bởi vì từ hạng chỉ sử dụng khi thể hiện sự coi thường đối với người được nói đến trong văn bản.
+Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa này hiếm”…à khẳng định tuổi thọ của con người là cái đáng quý, sống được 79 tuổi chứng tỏ là cái phúc của con người.
+ Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa này hiếm”…à tự hạ thấp bản thân, một cách so sánh khập khiễng
-Từ sẽ thay cho từ phải nhằm nói đến tính khách quan của quy luật cuộc sống con người. Từ phải có chút gì đó ép buộ, gò bó, mất đi tính tự nhiên của quy luật cuộc sống khi tuổi về già.
3.Củng cố và dặn dò
-Nắm chắc đặc điểm của TV, việc sử dụng TV trong ngôn ngữ văn chương chính là giá trị nghệ thuật của ngôn từ.
-Vận dụng thực hành có hiệu quả vào các bài tập/ sgk
-Giờ sau học: Làm văn “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh”
File đính kèm:
- Ngu van 10(3).doc