Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 63 đọc thêm- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

A. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1.Nội dung: giúp học sinh thấy được cách nhìn nhận của cha ông ta với ngưòi tài, những việc làm cụ thể, tiên phong để khuyến khích nhân tài.

2.Kĩ năng: Biết cách đọc- hiểu các văn bản bia và bình sử.Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản.

3.Tư tưởng: thấy được vấn đề có ý nghĩa thời sự, có ý thức vươn lên trở thành người có ích cho đất nước.

B. CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP:

- Chuẩn bị: đọc tài liệu tham khảo; thiết kế bài học.

- Phương pháp: đọc hiểu, nêu vấn đề.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.:

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích phần đầu bài Bạch Đằng giang phú để nêu lên đặc điểm nhân vật khách?

3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 63 đọc thêm- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 17/1/2009 Tiết: 63. Đọc thêm ; Hiền tài là nguyên khí của quốc gia A. Mục đích- yêu cầu: 1.Nội dung : giúp học sinh thấy được cách nhìn nhận của cha ông ta với ngưòi tài, những việc làm cụ thể, tiên phong để khuyến khích nhân tài... 2.Kĩ năng : Biết cách đọc- hiểu các văn bản bia và bình sử.Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản. 3.Tư tưởng : thấy được vấn đề có ý nghĩa thời sự, có ý thức vươn lên trở thành người có ích cho đất nước. b. Chuẩn bị và phương pháp: - Chuẩn bị: đọc tài liệu tham khảo; thiết kế bài học. - Phương pháp: đọc hiểu, nêu vấn đề. c. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.: 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích phần đầu bài Bạch Đằng giang phú để nêu lên đặc điểm nhân vật khách? 3. Bài mới: Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt -Dựa vào Tiểu dẫn-sgk, HS trình bày những nét ngắn gọn về tác giả, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của văn bản. Đọc kĩ phần Tri thức đọc- hiểu để nắm đặc điểm của văn bia. -GV nhấn mạnh những ý cơ bản -HS thảo luận các câu hỏi trong phần HDHB. -GV nhận xét, đánh giá và định hướng sau phần trả lời của HS. - Củng cố: HS khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản -GV định hướng -HS thảo luận: Vấn đề trân trọng, thu hút hiền tài mà tác giả đặt ra ngày ấy bây giờ còn giá trị không? I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Đỗ Tiến sĩ năm 1469, thành viên, phó Hội Tao Đàn, ngoài văn bia còn sáng tác thơ.. 2. Xuất xứ: Trích trong văn bản nguyên có tên là: Bài kí đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Bảo Đại thứ ba 3. Hoàn cảnh:Viết năm: 1484, thời Hồng Đức II. Đọc- hiểu: 1. Lí do dựng bia TS: Cách mở đầu quen thuộc bằng thái độ khiêm tốn và đi ngay vào vấn đề chính bằng 1 nhận định có tính chất chân lí được đúc kết từ lâu: Hiền tài...quốc gia ( Nguyên khí: chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội; hiền tài là kết tụ khí thiêng của dân tộc, của trời đất) -> hiền tài có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh suy của đất nước:+nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh +Nguyên khí suy thì thế nước yếu. -> tác giả nêu bật được vai trò quyết định của hiền tài với vận mệnh dân tộc. 2. ý nghĩa của việc dựng bia: Triều đình đều có những hình thức tôn vinh hiền tài, quý chuộng kẻ sĩ, ban ân rất lớn tuy vậy vẫn chưa xứng . Dựng bia Tiến sĩ : đây là việc làm đúng đắn và cần thiết vì: để tôn vinh, ghi nhớ, giáo dục kẻ sĩ rèn luyện, răn kẻ ác, rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, củng cố mệnh mạch cho nước nhà -> sâu xa. 3. Mục đích của việc dựng bia TS: lâu dài và sâu sắc là: răn dạy lẽ phải, phong ngừa sự tha hoá, biến chất của người có tài trong thiên hạ -> nhắc nhở các bậc hiền tài ý thức hơn trách nhiệm của mình với vận mệnh dân tộc. Đây là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài của các bậc minh quân. 4. Tổng kết - Nội dung: giải thích ý nghĩa và mục đích của việc dựng bia TS: ghi công, động viên khích lệ người tài dồn tâm sức,hơn nữa chăm lo cho vận mệnh đất nước. - Nghệ thuật: + Lối kết cấu của một bài tựa, kết cấu vòng tròn nhấn mạnh vai trò quan trọng của hiền tài đối với vận mệnh dân tộc và sự trân trọng đối với người tài + Ngôn ngữ cô dúc, lập luận sắc sảo, có sức truyền cảm, có khả năng thuyết phục người nghe, người đọc. d.kết thúc bài học: 1.Củng cố: Em hãy phân tích mạch ý và lập luận trong văn bản? 2.Dặn học sinh: Soạn bài : Khái quát lịch sử Tiếng Việt. e.rút kinh nghiệm bài dạy:

File đính kèm:

  • dochien tai la nguyen khi cua quoc gia(1).doc