A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
+Ôn tập, củng cố về văn biểu cảm.
+Đánh giá năng lực của HS qua bìa làm
+Rèn luyện thêm kĩ năng về làm văn, lập ý, diễn đạt
B.THIẾT KẾ DẠY HỌC
+Ổn định lớp
+Trả bài
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 63- Làm văn trả bài 3 (bài làm ở nhà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:63 Làm Văn TRẢ BÀI 3 (Bài làm ở nhà)
Ngày soạn:15/12/2006
MỤC TIÊU: Giúp học sinh
+Ôn tập, củng cố về văn biểu cảm.
+Đánh giá năng lực của HS qua bìa làm
+Rèn luyện thêm kĩ năng về làm văn, lập ý, diễn đạt…
B.THIẾT KẾ DẠY HỌC
+Ổn định lớp
+Trả bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
NHẮC LẠI NHỮNG YÊU CẦU CỦA BÀI VIẾT
-Yêu cầu hs nhắc lại đề
-Nêu giải thích đáp án phần trắc nghiệm
-Chép đề lên bảng (làm văn)
-Yêu cầu hs cho biết yêu cầu của đề ra
Hoạt động 2
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG
-Nhận xét đánh giá chung bài làm của hs
*Ưu điểm.
+Nhìn chung phần lớn các em làm bài đáp ứng đươc yêu cầu đề ra
+Có nhiều em biết tìm tài liệu tham khảo
+Có sáng tạo và diễn đạt khá
-Lấy dẫn chứng một số bài của hs, tuyên dương.
*Nhược điểm
+Lỗi chính tả còn nhiều
+Vẫn còn em chưa có ý thức cao trong làm bài(cẩu thả,sơ sài…)
+Dùng từ đặt câu vẫn còn mắc nhiều lỗi diễn đạt(chưa biết ngắt câu, chuyển đoạn…
-Lấy dẫn chứng một số bài của hs->chỉ rõ những mặt yêu kém,phê bình.
Hoạt động 3
TRẢ BÀI
-Cho hs đứng trước lớp đọc 3 bài ở ba mức độ khác nhau để hs so sánh, đối chiếu, cảm nhân -> rút khinh nghiệm.
-Trả bài cho hs, yêu cầu hs xem kĩ bài làm và hướng dẫn hs tự sửa lỗi.
-Cho hs đổi bài cho nhau xem -> rút ra kinh nghiệm.
*Trả lời những thắc mắc của hs(nếu có)
+GV gọi tên lấy điểm
**Củng cố dặn dò.
+Nhấn mạnh lần nữa những lỗi hs thường mắc phải,dặn dò các em cần chú ý tránh
+Dặn HS chuẩn bị bài ôn tập làm văn ở học kì I.
-Nhắc lại đề ra
-Chú ý
-Nêu những yêu cầu của đề ra (làm văn)
+kiểu bài
+đề tài
+cách viết
+Lập ý
-Chú ý, nghe nhật xét của gv
-Tự liên hệ , đối chiếu với bài làm của mình
-Đọc những bài làm do gv yêu cầu, các em khác chú ý lắng nghe.
-Nhận bài, xem kĩ bài làm
- Sửa lỗi bài làm của mình
-Trao đổ bài -> rút khinh nghiệm
-Nêu những thắc mắc (nếu có)
-Hô điểm
*Chú ý tiếp thu, về nhà chuẩn bị bài mới.
Tiết:64 Làm Văn ÔN TẬP VỀ LÀM VĂN
Ngày soạn:18/11/2006
MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Hệ thống lại kiến thức và kĩ năng về làm văn đã học ở học kì I
-Hiểu được tính kế thừa và phát triển của tập làm văn từ THCS -> THPT
-Đánh giá lại kĩ năng làm văn từ bài viết số 1 đến bài viết số 3.
THIẾT KẾ DẠY HỌC
+Ổn định lớp
+Bài cũ
+Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
-Hướng dẫn hs ôn lại kiến thức làm văn đã học
*Cho biết những kiểu bài và phương thức biểu đạt đã học và chưa học ở THCS?
*Nội dung tập trung chủ yếu của phần làm văn 10 la gì?
-Giảng giải và chốt ý
*Cho biết những cách thức tạo nguồn ý phong phú? Và giải thích
-Giảng giải và chốt ý
Hoạt động 2
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC KIỂU BÀI MỚI.
-Hướng dẫn, giảng, hỏi, kẻ bảng…
*Nêu các kiểu bài đã học ở lớp 10?
*Cho biết tác dụng lập ý của các kiểu bài đó?
Hoạt động 3
LUYỆN TẬP
-Yêu cầu hs đưa các bài viết ra để đốùi chiếu, phân tích…
-Hướng dẫn…
-Chú ý, đọc sgk, trả lời những câu hỏi
-Thảo luận -> trả lời
-Kẻ bảng
-Ghi chép
-Trả lời
-Thảo luận -> trả lời
-Chú ý và ghi chép
-Chú ý, đọc sgk, trả lời những câu hỏi
-Thảo luận -> trả lời
-Kẻ bảng so sánh…
-Ghi chép
-Trả lời
-Đưa các bài viết ra để đối chiếu, phân tích ->thấy được ưu và nhược điểm của bài làm của mình…
I. ÔN TẬP
1.Những kiểu bài và phương thức biểu đạt đã học và chưa học ở THCS.
Kiểu bài đã học ở THCS
Kiểu bài chưa học ở THCS (học ở lớp 10)
-Tự sư
-Miêu tả
-Biểu cảm
-Thuyết minh
-Lập luận
-Điều hànhï
-Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu
-Quan sát thể nghiệm đời sống
-Đọc tích luỹ kiến thức
-Liên tưởng, tưởng tượng
2.Nội dung tập trung chủ yếu của phần làm văn 10 là: - Vốn tri thức
- Vốn sống trực tiếp
*Nội dung làm văn lớp 10 có sự phát triển so với THCS là: + Quan sát thể nghiệm
+ Liên tưởng, tưởng tượng
3. Những cách thức tạo nguồn ý phong phú
-Chọn sự vật chi tiết tiêu biểu
-> Có tác dụng lập ý
-Quan sát thể nghiệm đời sống
->Tích luỹ vốn sống trực tiếp
-Đọc tích luỹ kiến thức
-> Tích luỹ vốn sống gián tiếp
-Liên tưởng, tưởng tượng
->Phát huy năng lực sáng tạo
II. VAI TRÒ CỦA CÁC KIỂU BÀI MỚI.
(Kiểu bài học ở lớp 10)
Các kiểu bài
Tác dụng lập ý
-Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu
-Quan sát thể nghiệm đời sống
-Đọc tích luỹ kiến thức
-Liên tưởng, tưởng tượng
-Tự sự:các sự việc tạo nên cốt truyện.
-Miêu tả:Các đặc điểm riêng của đối tượng miêu tả
-Biểu cảm:Những suy nghĩ, tình cảm của người viết.
-Thuyết minh: Các thông tin khách quan về đối tượng.
-Lập luận:các luân điểm, luận cứ, luận chứng.
III.LUYỆN TẬP
Đối chiếu, phân tích các bài viết số 1,2,3 -> nhận xét ưu và nhược điểm của bản thân trong việc làm bài.
+Củng cố, dặn dò, chuẩn bị tiết sau
Tiết: 65,66. Đoc văn ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC
Ngày soạn:12/12/2006
A. Mục tiêu. Giúp học sinh:
-Hệ thống hoá được các tri thức về văn học. Phân tích, chứng minh được những truyền thống, tư tưởnglớn qua các tác phẩm đã học.
-Hiểu được những đặc điểm NT của thơ trữ tình trung đại VN qua các bài thơ đã học để vận dụng vào việc đọc - hiểu.
B. Thiết kế dạy học.
+Ổn định lớp
+Bài cũ
+Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Hướng dẫn hs ôn lại kiến thức đọc văn đã học .
+ Phần VH, lớp10 nâng cao, T1, nội dung VHDG, VHTĐ, VHNN được sắp xếp theo quan hệ với nhau ntn?
+ Sự sắp xếp như thế giúp gì cho việc học tập của HS?
-Hướng dẫn
-Cho hs thảo luận câu hỏi 2.
-Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 3
- Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm về văn bản văn học?
*Các bước đọc hiểu văn bản VH ?
+Em hiểu thế nào về tính truyền miệng? tính tập thể?
+ Em hiểu thế nào là dị bản?
Do đâu mà có dị bản?
- GV hướng dẫn HS lập bảng hệ thống thể loại văn học dân gianVN
+ Học sinh lần lượt điền đầy đủ thông tin vào bảng.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
-> Đặc điểm của nhân vật chính?
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung và điền vào chỗ nào chưa đầy đủ -> bổ sung vào bảng.
- Quan niệm của tác giả dân gian- + HS vẽ sơ đồ các thành phần văn học viết TĐ?…
- HS lần lượt nhắc lại những kiến thức đã học.
- GV hướng dẫn HS làm 1 giai đoạn
- GV nhận xét, góp ý.
- Bổ sung, hoàn chỉnh
-Yêu cầu hs nhắc lại bốn đặc điểm cơ bản của VNTĐ Việt Nam?
-Yêu cầu các đại diện của các nhóm phân tích, chứng minh các đặc điểm ấy qua một vài tác phẩm đã học.
-Chú ý, đọc sgk
-Trả lời câu hỏi 1 SGK
- > ôn lại kiến thức đã học.
-Ghi chép
-Trả lời câu hỏi 2 SGK
+Nhắc lại những nét đặc sắc truyền thống của VHVN
-Kể tên những TP đã học
-Thảo luận, ptích, chứng minh 1 số nét đặc sắc trong VHVN
-Trả lời câu hỏi 3
-Nhắc lại khái niệm về văn bản văn học?
-Trả lời câu hỏi 4 - SGK
-Lập bảng hệ thông thể loại VHDG
-Lập bảng ghinhớ các thể loại, đề tài, chủ đề, nhân vật và ý nghĩa (SGK. Trang 213).
- HS nhắc lại nội dung và TCT - Chỗ nào chưa đầy đủ -> HS bổ sung vào bảng.
-Trả lời câu hỏi 5
+ Ghi tên những tác phẩm đã học vào đúng ô thành phần.
-Về nhà tiếp tục bổ sung hoàn cảnh vào sơ đồ.
Gia đoạn.HC lịch sử - xã hội
Văn học (đặc điểm nổi bật). Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Học sinh phát biểu.
-Nhắc lại bốn đặc điểm cơ bản của VNTĐ Việt Nam?
-6 nhóm cử đại diện phân tích, chứng minh các đặc điểm ấy qua một vài tác phẩm đã học.
Câu hỏi 1:
- Trong phần VH, các n dung VHDG, VHTĐ, VHNN được sắp xếp theo các quan hệ:
+ Nối tiếp theo trình tự thời gian & xen kẽ VHVN & VHNN
+ Theo nhóm thể loại
+ Tích hợp với phần LV&TV
- Sự sắp xếp như vậy giúp HS học tập vừa có hệ thống, dễ hiểu, dễ nhớ, đảm bảo nguyên tắc tích hợp
Câu hỏi 2:
-Phân tích và chứng minh những nét đặc sắc truyền thống cảu VHVN
N1: TT yêu nước
N2: T.T nhân đạo
N3: Sự PT hệ thống thể loại
N4: Sự phát triển chữ viết ở VN chữ Hán -> chữ Nôm.
Câu hỏi 3:
- Khái niệm văn bản văn học
+ Nghĩa rộng
+ Nghĩa hẹp
- Các bước đọc hiểu văn bản VH
+ Đọc - hiểu ngôn từ
+ Đọc - hiểu hình tượng
+ Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm
+ Đọc - hiểu thưởng thức
IV/ Câu hỏi 4: Văn học dân gian
a) Tính truyền miệng & tính tập thể
+ Tính dị bản
+ Công thức ngôn từ
b) Bảng hệ thông thể loại VHDG
tt
Tên thể loại
Định nghĩa
Ví dụ
1
Thần thoại
SGK
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
2
Truyền thuyết
SGK
An Dương Vương
3
…
…
…
c) Lập bảng ghinhớ các thể loại, đề tài, chủ đề, nhân vật và ý nghĩa (SGK. Trang 213).
d) Về truyện cổ tích “Tấm cám” và”Chử Đồng Tử”.
- Đặc điểm nhân vật chính: Kiểu nhân vật mồ côi, nghèo khổ, trải qua thử thách, cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
- Quan niệm của dân gian. Ở hiền gặp lành, thiện ác …
e) Thống kê hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học.
TT
Nhóm tp
Bài
Hình ảnh
Svật, h.tượng
1
CD yêu thương
tình nghĩa
1
Cánh hồng, sông, cầu, dải yến
Cây, sông, cầu, yếm
2
3…
…
…
2
…
…
…
V - Câu hỏi 5: Văn học viết Việt Nam thời trung đại.
a) Vẽ và điền vào sơ đồ các tác phẩm văn học viết từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
***VHTĐ Việt nam từ TK X đến hết TK XIX
+VH chữ Hán +VH chữ Nôm
b)Những sự kiện chính trị, xã hội và văn học quan trọng trong từng giai đoạn phát triển của Văn học viết từ TK X đến hết TK XIX.
+ Từ TK X đến hết TK XIV.
+ Từ TK XV đến hết TK XVII
+ Từ TK XVIII đến nửa TK XIX.
+ Nửa cuối TK XIX.
c) Một số đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam.
- Luôn gắn bó với vận mệnh đất nước và càng hấp thu mạch nguồn VHDG.
- Tiếp thu tinh hoa văn hoá TH trên tinh thần dân tộc.
- Vận động theo hướng dân tộc hoá, dân chủ hoá.
d) Một số đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
+ Đề cao thơ tỏ chí.
+ Tính quy phạm chặt chẽ (Định luật - ….)
+ Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
+ Tính hàm súc, sô đọng, ít lời nhiều ý, ý ở ngoài lời.
+ Ngôn từ trau chuốt, điêu luỵên.
4. Củng cố: 2 trọng tâm ôn tập.
- Văn học dân gian.
- Văn học viết thời trung đại.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài kiểm tra cuối học kì,
+ 30% TN.
+70% Tự luận.
Tiết 67,68 BÀI LÀM VĂN SỐ 4 (Kiểm tra học kì)
KIỂM TRA TẬP TRUNG
*ĐỀ + ĐÁP ÁN CHUNG CỦA TỔ, TRƯỜNG
Tiết:69,70 Tiếng việt PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Ngày soạn:18/11/2006
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
+Nắm được khái niệm cơ bản về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cùng với những đặc trưng và cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của nó -> biết phân biệt với các phong cách khác
+Biết tích hợp với các kiến thức văn và làm văn đẵ học
+Rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày
B.THIẾT KẾ DẠY HỌC
+Ổn định lớp
+Bài cũ
+Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Tìm hiểu chung về ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Hướng dẫn hs ôn lại kiến thức về tiếng việt.
*Giao tiếp hằng ngày bằng ngôn ngữ để làm gì ?
*Có mấy hình thức giao tiếp băng ngôn ngữ ?
-Giảng giải và chốt ý
- Yêu sầu hs nêu khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
* Cho biết dạng tồn tại chủ yếu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và đặc điểm chung ?
-Giảng giải và chốt ý
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP
-Hướng dẫn, cho HS tự làm bài tập 1 và2
Hoạt động 3
Tìm hiểu về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Cho hs thảo luận về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Về ngữ âm, chữ viết?
-Về từ ngữ ?
-Về kiểu câu?
-Về biện pháp tu từ ?
-Bố cục trình bày?
Hoạt động 4
LUYỆN TẬP
-Hướng dẫn, cho HS tự làm bài tập trong sgk
-Yêu cầu HS trả lời
-Nhận xét sửa chữa
‘’
-Chú ý, đọc sgk, trả lời những câu hỏi
-Thảo luận -> trả lời các câu hỏi
-Ghi chép
-Trả lời
-Nêu khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Thảo luận -> trả lời
-Chú ý và ghi chép
-HS tự làm bài tập 1 và2
-Chú ý, đọc sgk, trả lời những câu hỏi
-Thảo luận -> trả lời
-Ghi chép
- Hs chú ý thảo luận, tự làm các bài tập sgk.
-HS trả lời
-Chú ý sửa chữa, ghi chép..
I. GIỚI THIỆU CHUNG
-Giao tiếp hằng ngày bằng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm và tạo lập mối quan hệ với nhau
-Có hai hình thức giao tiếp băng ngôn ngữ
(nói và viết)
->Giao tiếp bằng hình thức nói đó chính là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ, hội thoại, nói)
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì ?
a. Khái niệm
-Là kiểu diễn đạt dùng trong giao tiếp hàng ngày mang tính tự nhiên cảm xúc, ít trau chuốt
b. Dạng tồn tại chủ yếu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Dạng nói
c. Đặc điểm chung (3 đặc điểm )
-Tính cá thể
-Tính sinh động cụ thể
-Tính cảm xúc
2. Luyện tập
+ Bài tập 1, 2. (SGK)
II. CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ TRONG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
1. Về ngữ âm, chữ viết
- Mang tính địa phương, giọng điệu riêng…
-Dùng từ biến âm…
2.Về từ ngữ
-Cụ thể sinh động, giàu hình ảnh, sắc thái biểu cảm.(hết chê, mê hồn, nhất trần đời…)
-Dùng các trợ từ (à, ư, nhỉ, nhé…)
-Từ cảm thán (ối, ôi, ái chà…)
-Biến thể (cơ, kia, nghen…)
3. Về kiểu câu
-Dùng tất cả các kiểu câu
-Nhiều câu thuộc hình thức đối đáp
-Tỉnh lược
-Dùng kết cấu với thì là…
4. Về biện pháp tu từ
-Dùng lối ví von, so sánh, các gọi phong phú…
5.Bố cục trình bày
-Diễn biến tự nhiên
-Chuyển đề tài bất ngờ
-Tự nhiên cảm xúc, ngẫu hứng, không có trình tự lôgích cụ thể …
*LUYỆN TẬP
-Bài tập 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa
+Củng cố, dặn dò, chuẩn bị tiết sau
Tiết: 71,72. Làm văn VIẾT KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
Ngày soạn:14/12/2006
A. Mục tiêu. Giúp học sinh:
+Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân
+Biết xác định mục tiêu, nội dung của một bản kế hoạch cá nhân ->Biết xây dựng KHCN.
+Hình thành ý thức làm việc khoa học và hiệu quả
B. Thiết kế dạy học.
+Ổn định lớp
+Bài cũ
+Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
Hoạt động1
TÌM HIỂU VỀ MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
-Yêu cầu HS đọc phần I
-Cho hs thảo luận về mục đích và ý nghĩa của kế hoạch cá nhân
* Nếu không có kế hoạch cá nhân thì công việc hàng ngày sẽ ntn?
-Giảng giải-> kết luận
Hoạt động2
TÌM HIỂU NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
-Yêu cầu HS đọc phần II
* Cho biết nội dung và các thành phần trong bản kế hoạch cá nhân? Nội dung nào không thể thiếu ?
* Yêu cầu cần đảm bảo của kế hoạch cá nhân ?
Hoạt động3
TÌM HIỂU CÁCH LÀM KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
-Hướng dẫn HS các cách thức làm, xây dựng một kế hoạch cá nhân.
-(Lập bảng mẫu)
Hoạt động 4
LUYỆN TẬP
-Hướng dẫn, cho HS luyện tập, đọc bản kế hoạch (sgk)-> yêu cầu hs thảo luận tự xây dựng một kế hoạch cụ thể của tổ -trình bày
-> Nhận xét sửa chữa
-Yêu cầu hs về nhàtự xây dựng một kế hoạch cá nhân cho bản thân.
-Đọc SGK phần I
-Thảo luận về mục đích và ý nghĩa của kế hoạch cá nhân
+ Thảo luận trả lời
+HS đọc SGK phần II
-Thảo luận trả lời
-Trả lời, chú ý và ghi chép
-Chú ý lắng nghe và ghi chép
->Tự xây dựng một kế hoạch cá nhân cụ thể
- Luyện tập, đọc bản kế hoạch(sgk)
-Các tổ xây dựng kế hoạch cá nhân theo 4 yêu cầu của bài tập 2
-Chú ý sửa, ghi chép
-Về nhàtự xây dựng một kế hoạch cá nhân cho bản thân.
I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
-Kế hoạch cá nhân giúp cho mỗi ngừơi sống và làm việc một cách có ý thức, có tổ chức và hiệu quả.
- Kế hoạch cá nhân giúp cho mỗi ngừơi có thể làm từng việc đến nơi đến chốn theo trình tự việc nào cần thì làm trrước, việc nào chưa thật cần thiết thì có thể làm sau.
- Kế hoạch cá nhân giúp cho mỗi ngừơi có thể chủ động tổ chức cuộc sống một cách có khoa học, thoải mái, có thời gian làm việc và có thời gian vui chơi giải trí hợp lí.
-> Nếu không có kế hoạch cá nhân thì có thể suốt ngày tất bật vất vả mà công việc vẫn bị chồng chéo, ách tắc, kém hiệu quả, cuối cùng là mệt mỏi, chán nản.
** Kế hoạch cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng
II. NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
**Đa dạng, phong phú, nhjưng thường gồm các mục sau đây ?
1. Nội dung công việc cần làm(không thể thiếu)
2. Mục tiêu
3. Thời gian (không thể thiếu)
4. Cách thức tiến hành
5. Dự kiến kết quả
**Yêu cầu cần đảm bảo
+Tính khoa học
+Tính cụ thể
III. CÁCH LÀM KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
TIÊU ĐỀ
TT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THỜI GIAN
ĐỊA ĐIỂM
KẾT QUẢ
GHI CHÚ
1
2
3
4
5
IV. LUYỆN TẬP
-4 tổ (4nhóm) xây dựng kế hoạch cá nhân theo 4 yêu cầu của bài tập 2
-Xây dựng kế hoạch cá nhân (mỗi hs tự xây dựng 1 kế hoạch riêng cho mình )
*Củng cố, dặn dò, chuẩn bị tiết sau (ôn tập làm văn và văn học)
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 10 Nang cao Tiet 63 72.doc