A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: thống nhất chuẩn kiến thức.
2. Về kĩ năng: thống nhất chuẩn kiến thức.
3. Về thái độ: nhận thức được tầm quan trọng của đoạn văn đối với một bài viết thuyết minh.
B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên:
a/Dự kiến biện pháp tổ chuc HS hoạt động tiếp nhận bài học:kết hợp giữa ôn tập kiến thức và thực hành viết đoạn văn.
b/Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và Chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn sgk và giáo viên.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Muốn làm một bài văn thuyết minh có kết quả cần phải làm gì? Những phương pháp thuyết minh thường gặp? Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phưong pháp thuyết minh cần tuân thủ các nguyên tắc nào?
3. Bài mới:
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2628 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 68,69 : làm văn: luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68,69 : Làm văn:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: thống nhất chuẩn kiến thức.
2. Về kĩ năng: thống nhất chuẩn kiến thức.
3. Về thái độ: nhận thức được tầm quan trọng của đoạn văn đối với một bài viết thuyết minh.
B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên:
a/Dự kiến biện pháp tổ chuc HS hoạt động tiếp nhận bài học:kết hợp giữa ôn tập kiến thức và thực hành viết đoạn văn.
b/Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và Chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn sgk và giáo viên.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Muốn làm một bài văn thuyết minh có kết quả cần phải làm gì? Những phương pháp thuyết minh thường gặp? Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phưong pháp thuyết minh cần tuân thủ các nguyên tắc nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ.
ã Thảo luận câu 1/SGK/62: Thế nào là một đoạn văn? Một đoạn văn cần đạt những yêu cầu nào?
ã Thảo luận câu 2/ SGK/62: Điểm giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh?
ãThảo luận câu 3 /SGK/63: Một đoạn văn thuyết minh bao gồm bao nhiêu phần ? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác, chứng minh không? Vì sao?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đoạn văn thuyết minh.
ã Nhắc lại: Muốn viết đoạn văn thuyết minh cần có những bước chuẩn bị nào?
ãĐọc đoạn văn về nhà khoa học Anh – xtanh SGK /63.Thảo luận:
- Tìm chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn? Người viết đã sắp xếp các câu trong đoạn theo trình tự nào? Sử dụng phương pháp thuyết minh gì? Đoạn văn có đạt tính chuẩn xác và hấp dẫn không? Vì sao?
- Từ đoạn văn này, hãy lập dàn ý đại cương thuyết minh về con người, sự nghiệp của nhà bác học Anh xtanh?
- Như vậy, đoạn văn thuyết minh về quan niệm về thời gian của nhà bác học Anh -xtanh thuộc ý nào trong phần thân bài?
Hết tiết 1……………………………..
ã Yêu cầu HS thảo luận hình thành dàn ý của bài văn.
- Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, cần phải làm gì?
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS làm phần luyện tập.
- Dựa vào đoạn văn vừa viết trên lớp, hãy viết tiếp theo các đoạn văn khác trong dàn ý đã lập (HS trình bày, GV sữa chữa, bổ sung)
ãHướng dẫn phân công theo nhóm làm bài tập 2.
I. Đoạn văn thuyết minh:
1. Đoạn văn:
a. Khái niệm: là một bộ phận của bài văn, gồm 2 câu văn trở lên, thể hiện một ý (một chủ đề)
b. Yêu cầu của một đoạn văn:
- Thể hiện một chủ đề duy nhất.
- Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước hoặc sau nó.
- Diễn đạt chính xác, trong sáng.
2. So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh :
Đoạn văn TM
Đoạn văn TS
Giống nhau
Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn
Khác nhau
Đồng thời đ/bảo tính chuẩn xác, h/dẫn.
Chỉ cần đảm bảo tính gấp dẫn.
3.Cấu trúc đoạn văn thuyết minh: gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Giữa các câu, các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác-chứng minh. Vì sắp xếp này phù hợp với dàn ý văn thuyết minh, phù hợp với thực tế đối tượng thuyết minh.
II. Viết đoạn văn thuyết minh:
1. Tìm hiểu ngữ liệu: SGK/63.
- Chủ đề đoạn văn: Quan niệm của Anh – xtanh về thời gian tương đối.
- Câu chủ đề: “Với Anh -xtanh thời gian […]trở nên co dãn…quan sát”.
- Phương pháp thuyết minh: Nêu ví dụ và con số cụ thể, chứng minh-giả thuyết.
- Trình tự sắp xếp: Diễn dịch từ khái quát đến cụ thể – so sánh, đối chiếu 2 con người ở không gian trên trái đất - trong vũ trụ.
ª Đoạn văn đạt tính chuẩn xác, hấp dẫn.
- Lập dàn ý đại cương về con người, sự nghiệp của nhà bác học Anh - xtanh:
+ Mở bài: Giới thiệu về nhà khoa học Anh -xtanh.
+ Thân bài: Cuộc đời
Sự nghiệp khoa học : Thuyết tương đối và Quan niệm về thời gian tương đối.
+ Kết bài: Nêu nhận xét bản thân lưu lại cảm xúc trong lòng người đọc.
ª Đoạn văn viết về bác học Anh -xtanh nếu đặt trong dàn ý sẽ thuộc ý 2 trong phần sự nghiệp khoa học.
2. Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh:
á Yêu cầu: Viết bài văn thuyết minh về món bánh chưng của dân tộc Việt Nam
á Lập dàn ý đại cương:
- Mở bài: Giới thiệu xuất xứ món bánh chưng(xuất hiện đời vua Hùng thứ 6, câu chuyện Lang Liêu)
- Thân bài: + Hình dáng, màu sắc, hương vị từ trong ra ngoài.
+ Giá trị bổ dưỡng.
+ Giá trị văn hóa(sản phẩm của nền văn hóa lúa nước, vh ẩm thực với nguyên lý âm dương, quan niệm vũ trụ thời xưa)
- Kết bài: Nhận xét, cảm xúc bản thân, bài học nhân sinh.
á Chọn 1 ý trong dàn ý để diễn đạt thành một đoạn văn:
- Có từ thời vua Hùng thứ 6, bánh chưng đã trở thành hồn tết Việt. Chuyện kể rằng, vưa Hùng muốn truyền ngôi. Ngài gọi các con đến, hứa sẽ chọn người nào làm được món ngon dâng cúng tổ tiên. Các hoàng tử thi nhau dâng sơn hào hải vị. Lang Liệu nhà nghèo, được thần báo mộng, chỉ cho cách làm bánh chưng (hình vuông) và bánh giầy (hình tròn). Đến kì hẹn, Hùng Vương nếm các món ăn. Ngài khen bánh của Lang Liệu vừa có ý nghĩa tượng trưng cho "trời tròn đất vuông", vừa có mùi vị thơm ngon, được làm toàn bằng sản vật của đồng quê nước ta. Lang Liệu được truyền ngôi.
ãGhi nhớ: SGK/63
III. Luyện tập:
1. Bài 1: (Làm tại lớp) SGK/63.
2. Bài 2: SGK/63.
ã Hướng dẫn :
- Chọn đề tài thuyết minh.(Về một danh lam thắng cảnh mà em biết, về một tác phẩm văn học…)
- Xây dựng dàn ý.
- Viết thành những đoạn văn theo dàn ý.
- Lắp ráp các đoạn văn thành bài văn.
- Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung.
4. Củng cố: Hướng dẫn HS giải bài tập.
5. Dặn dò: Chuẩn bị: TV: Những yêu cầu của việt sử dụng tiếng việt.
6. Rút kinh nghiệm:
Tiết 70: Làm văn:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: hệ thống hóa kiến thức về văn thuyết minh và kiến thức hs thể hiện trong bài.
2. Về kĩ năng: củng cố kĩ năng viết văn thuyết minh.
3. Về thái độ: hs nhận thức được được ưu và khuyết điểm của mình trong bài viết.
B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên:
a/Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:hs tự sửa bài.
b/Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và Chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của gv.
C. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp: VS, ĐP, SS
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
1. Hoạt động 1: Chép lại đề.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
- Đề yêu cầu thuyết minh về đối tượng nào?
- Những vấn đề, thông tin nào liên quan đến đối tượng cần thuyết minh?
- Chọn phương pháp thuyết minh? Cách sắp xếp ý, các đoạn trong bài văn thuyết minh?
3. Hoạt động 3: HS tự nhận xét về ưu, khuyết điểm của mình.
- GV kết sau khi HS tự nhận xét.
4. Hoạt động 4:Hướng dẫn HS sữa lỗi.
- Phát bài và yêu cầu hs phát hiện và sửa lỗi cho nhau(thảo luận và tirnh2 bày)
A. Trả bài viết số 5:
I. Chép lại đề: Anh (chị) hãy giới thiệu về lễ hội đua thuyền vào dịp tết Nguyên Đán tại Phan Thiết.
II. Phân tích và lập dàn ý:
- Đưa ra yêu cầu về kĩ năng và kiến thức và dàn ý theo mẫu đính kèm.
III. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Một số em trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
- Phần lớn các em đã nắm được kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
2. Khuyết điểm:
ã Kiến thức:
- Chưa đảm bảo yêu cầu của đề.
- Nội dung thuyết minh còn sơ sài.
ã Kĩ năng:
- Một số em chưa nắm được kĩ năng làm một bài làm văn thông thường: không phân chia đoạn văn rõ ràng. Chưa vận dụng được các hình thức kết cấu của VB thuyết minh vào trong bài viết.
- Viết sai chính tả, câu sai ngữ pháp, tên riêng không viết hoa.
- Diễn đạt yếu, chưa đạt yêu cầu.
IV. Sửa lỗi :
1. Chính tả:
- Không viết hoa đầu dòng: đã từ lâu, lễ hội đua thuyền….-> Đã từ lâu…
- Viết tắt, sai chính tả: thì n~ chiếc thuyền bắc đầu xuất phát…-> thì những chiếc thuyền bắt đầu xuất phát.
- Gây cấn-> gay cấn.
2.Câu sai ngữ pháp:
- Câu quá dài, không dấu phân cách câu:
Đã từ lâu lễ hội đua thuyền đã là tục lệ của người dân thành phố Phan Thiết cứ mỗi khi tết đến xuân về trên thành phố PT lại diễn ra lễ hội đua thuyền…..-> Đã từ lâu, lễ hội đua thuyền là tục lệ của người dân thành phố Phan Thiết. Cứ mỗi khi tết đến xuân về, thành phố lại diễn ra lễ hội đua thuyền
- Câu lủng củng:
…mỗi lượt đua là hai ba thuyền đua đã vào tư thế sẵn sàng, tiếng hoan hô của các người dân cổ vũ, các thuyền đua đã lao đi trong tiếng cổ vũ náo nhiệt của đông đảo người dân-> Mỗi lượt đua gồm hai ba thuyền đua. Các thuyền đua thi nhau lao đi trong tiếng cổ vũ reo hò của đôg đảo người xem đứng hai bên bờ. Cảnh tượng thật náo nhiệt, ai nấy đều phấn kích.
-v.v..
V. Trả bài:
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Bài viết số 6- NLVH(làm tại lớp)
6. Rút kinh nghiệm :
Tiết 71: làm văn
BÀI LÀM VĂN SỐ SÁU
(nghị luận văn học)
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
2. Về kĩ năng:
3. Về thái độ:
B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên:
a/Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:hs tự sửa bài.
b/Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và Chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của gv.
C. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp: VS, ĐP, SS
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Hết tiết 1................................................
Hoạt động 3:
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
Hoạt động 5:
I. Tìm hiểu chung
II. Văn bản
III. Ghi nhớ: Sgk
IV. Tổng kết
- Nội dung:
- Nghệ thuật
V. Luyện tập (nếu có)
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Chuận bị bài NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT.
6. Rút kinh nghiệm:
Tiết 72: Tiếng việt
NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT.
A. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức: thống nhất sách chuẩn kiến thức.
2. Về kĩ năng: thống nhất sách chuẩn kiến thức.
3. Về thái độ: ý thức về việc sử dụng TV đúng chuẩn và cố gắng vươn tới việc sử dụng TV có hiệu quả cao. Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
a/Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: kết hợp thảo luận và thực hành.
b/Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và Chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của gv, sgk.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: VS, ĐP, SS
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu việc sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt.
- Đọc bài tập a/SGK/65 - Phát hiện lỗi sai? Cách chữa lỗi?
- Đọc bài tập b/SGK/65 - Phát hiện những từ phát âm theo giọng địa phương, rồi đối chiếu với giọng chuẩn trong toàn dân để đưa ra cách sửa phù hợp?
- Khi sử dụng TV trong giao tiếp cần phải đảm bảo yêu cầu về ngữ âm, chữ viết như thế nào?
- Đọc bài tập a/SGK/65 – Phát hiện và sửa lỗi về từ ngữ trong các câu đã cho ở bài tập a?
- Đọc bài tập b/SGK/66 – Lựa chọn câu dùng từ đúng?
- Những yêu cầu của việc dùng từ ngữ?
- Đọc bài tập a/SGK/66 - Phát hiện lỗi về ngữ pháp và sửa lại ?
- Đọc bài tập b/SGK/66 – Lựa chọn câu dùng từ đúng?
- Đọc bài tập c/SGK/66– Phân tích lỗi và chữa lỗi?
- Những yêu cầu của việc sử dụng ngữ pháp?
- Đọc bài tập a/SGK/66 – Phát hiện những từ không đúng phong cách và sửa lại?
- Đọc bài tập b/SGK/67 - Nhận xét các từ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Những từ ngữ và cách nói trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không?
- Những yêu cầu về phong cách ngôn ngữ trong việc sử dụng Tiếng Việt?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu việc sử dụng Tiếng Việt hay, đạt hiệu quả cao.
- Đọc bài tập 1/SGK/67: Các từ “đứng” và “quỳ” đựợc sử dụng theo nghĩa như thế nào? Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao?
- Đọc bài tập 2/SGK/67: Phân tích phép ẩn dụ, so sánh trong câu?
- Đọc bài tập 3/SGK/67: - Phân tích giá trị của phép điệp, phép đối, nhịp điệu?
-Để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao cần phải có những yêu cầu nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Lựa chọn từ ngữ viết đúng?
- Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm?
- Phân tích chỗ đúng, sai của các câu trong đoạn?
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt:
1. Về ngữ âm, chữ viết:
ã Câu a: Sai về phát âm và chính tảªCách sửa: giặc " giặt; khô dáo " khô ráo; tiền lẽ " tiền lẻ; đỗi " đổi.
ã Câu b: Giọng địa phương Giọng chuẩn.
Dưng mà Nhưng mà
Giời Trời.
Bẩu Bảo
Mờ Mà
ô Kết luận: Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp – cần phát âm chuẩn , viết đúng quy tắc chính tả.
2. Về từ ngữ:
ã Câu a:
- Chót lọt -> chót; truyền tụng -> truyền thụ.
- Mắc và chết -> mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh truyền nhiễm.
- Pha chế, điều trị -> Điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược đã pha chế.
ã Câu b: - Câu dùng từ đúng: câu 2,3,4.
- Câu 1 sai: yếu điểm -> điểm yếu.
- Câu 5 sai: Linh động -> sinh động.
ô Kết luận: Dùng từ ngữ đúng với hình thức, cấu tạo, với ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong Tiếng Việt.
3. Về ngữ pháp:
ã Câu a:
àCâu 1 :
+ Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố / đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
+ Qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố / đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
àCâu 2:
+ Những thế hệ cha anh / đã tin tưởng sâu sắc vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.
+ Lòng tin tưởng … bước mình /được biểu hiện trong tác phẩm đó.
ã Câu b: câu đúng: 2,3,4
ã Câu c:
- Phân tích lỗi: các câu thiếu sự liên kết chặt chẽ, logic.- Cách sửa: Sắp xếp các ý giữa các câu mạch lạc, logic hơn.
“Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của Vương Viên ngoại. Họ sống êm ấm cùng với cha mẹ dưới một mái nhà. Họ đều có những nét sinh đẹp tuyệt vời. Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn … Còn Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ mị. Về tài Thuý Kiều hơn hẳn Thuý vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc”.
ô Kết luận: Cần viết câu theo đúng quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp, các câu trong đoạn văn cần liên kết chặt chẽ để tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
4. Về phong cách ngôn ngữ:
* Câu a: Dùng từ không đúng phong cách: Hoàng hôn -> buổi chiều; Hết sức là -> Vô cùng.
* Câu b: Nhận xét các từ thuộc ngôn ngữ nói.
- Từ xưng hô: cụ – con.
- Từ hô gọi: bẩm cụ.
- Từ ngữ đưa đẩy: bẩm có thể, bẩm quả đi ở tù...
- Thành ngữ, tục ngữ: Trời tru đất diệt, một thước cắm dùi.
- Từ khẩu ngữ: Sinh ra, có dám nói gian, về làng về nước, chả làm gì nên ăn.
ª Những từ ngữ và cách nói trên không thể dùng trong một lá đơn đề nghị.
ôKết luận: Cần nói và viết phù hợp với đặt trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:
1. Bài tập 1: “Đứng”, “quỳ” dùng theo nghĩa chuyển " khí phách kiên cường của con người phải “chết đứng” – Sự hèn nhát của những kẻ sống luồn cúi, nịnh hót “sống quỳ”ª câu văn giàu tính hình tượng và biểu cảm.
2. Bài tập 2:
- Ẩn dụ: “Chiếc nôi xanh”"cây cối xanh mát bao quanh con người.
- So sánh: “đó là cái máy điều hoà khí hậu” chỉ cây cối.
ª Mang tính hình tượng, biểu cảm.
3. Bài tập 3:
- Phép điệp: điệp kết cấu ngữ pháp: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm”.
- Phép đối: đối giữa 2 vế: Ai có súng dùng súng - Ai có gươm dùng gươm”
- Nhịp điệu: Nhanh, khoẻ khoắn.
ª Lời kêu gọi mang âm hưởng hùng hồn vang dội.
ô Kết luận: Cần sử dụng Tiếng Việt một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tinh1 nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Ö Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: SGK/68: Bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.
2. Bài tập 2: SGK/68.
- Lớp / hạng:
+ “Lớp” đúng hơn -> chỉ sự phân biệt người theo tuổi tác thế hệ.
+ “hạng” chỉ sự phân biệt theo chất lượng tốt - xấu.
- Sẽ / phải:
+ “sẽ”: Có sắc thái nhẹ nhàng, thanh thản, thích hợp với quan niệm về cái chết của Bác.
+ “phải” sắc thái nặng nề, bắt buộc.
3. Bài tập 3:
* Sai: - Ý câu đầu (nói về tình yêu nam, nữ);ý câu sau (nói về tình cảm khác)-> không nhất quán.
- Quan hệ thay thế của đại từ “Họ” ở câu 2 và câu 3 không rõ.
- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng.
* Sửa lại: Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ lần nhất, nhưng còn có nhiều bài thể hiện những tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống …đầm ấm và sâu sắc
4. Củng cố: Nắm những yêu cầu của việt sử dụng Tiếng Việt.
Hướng dẫn HS làm bài tập 4,5 /SGK/ 68 ở nhà.
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Đọc văn: Hồi trống Cổ Thành. Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.
6. Rút kinh nghiệm :
Tiết 73,74: Đọc văn:
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa)
___ La Quán Trung __
A. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức: thống nhất sách chuẩn kiến thức.
2. Về kĩ năng: thống nhất sách chuẩn kiến thức.
3. Về thái độ: Cảm phục nghĩa khí của những con người anh hùng. Ý thức việc kết bạn, kết nghĩa anh em phải nhằm mục đích trong sáng mới bền vững lâu dài.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
a/Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: kết hợp thảo luận và thực hành.
b/Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và Chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của gv, sgk.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: VS, ĐP, SS
2. Kiểm tra bài cũ: nêu cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động Tìm hiểu phần tiểu dẫn.
- Dựa vào tiểu dẫn giới thiệu vài nét về tác giả La Qúan Trung?
- Dựa vào tiểu dẫn cho biết tác phẩm ra đời trong thời gian nào? Kết cấu tác phẩm? Tác phẩm kể về sự kiện gì? Nội dung tác phẩm?
- Xác định vị trí, nội dung đoạn trích?
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản.
- Thái độ của hai anh em TP-QC khi gặp nhau ?
- Nguyên nhân nào dẫn đến thái độ, hành động đóTrương Phi ?
-Khi Trương Phi đâm và đưa ra lời buộc tội, Quan Công có cách xử lí như thế nào?
- Đoàn quân Sái Dương kéo đến có ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ của Trương Phi? Trương Phi đã đặt điều kịên gì với Quan Công? Theo em, Quan Công có chấp nhận điều kiện TP đặt ra không? Vì sao?
- Khi biết rõ mọi chuyện, thái độ TP như thế nào?
- Qua cuộc hội ngộ này, em nhận xét gì về tính cách, phẩm chất của 2 nhân vật?
Tiết 2……………………………………
ã Thảo luận: Vì sao đoạn trích lại có nhan đề Hồi trống Cổ Thành? Hồi trống này có ý nghĩa gì?
- Nhận xét gì về cách kể chuyện, xây dựng tình huống truyện của tác giả?
ã Thảo luận: Nếu không có hồi trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị “Tam Quốc”, ý kiến của em như thế nào?
I.Giới thiệu chung:
1. Tác giả: La Quán Trung (1330 – 1400) (SGK)
2. Tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa.
- Ra đời đầu đời Minh (1368 – 1644) gồm 120 hồi – kể về cuộc phân tranh giữa 3 tập đoàn phong kiến: Ngụy – Thục – Ngô ở TQ.
- Nội dung: Phản ánh cuộc sống bần cùng, đói khổ của nhân dân trong cảnh chiến tranh liên miên; Ca ngợi những vua hiền, tướng giỏi ª thực hiện khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước của nhân dân.
3. Đoạn trích: Hồi 28 trong tác phẩm ª kể lại cuộc gặp gỡ sau khi loạn lạc của 3 anh em: Lưu , Quan , Trương.
II. Đọc hiểu:
1. Cuộc hội ngộ ở Cổ Thành:
ã Quan Công từ doanh trại Tào đến gặp Trương Phi:
Trương Phi
- Mắt trợn, râu vểnh, hò hét, múa xà mâu, đâm QC vì TP cho rằng QC là kẻ phản bội, kẻ bất trung.
- Xưng hô: mày tao.
ªThái độ thô bạo, giận dữ, quyết liệt.
Quan Công
- Mừng rỡ, đón em.
- Trương Phi đâm: Không giận, né tránh.
- TP buộc tội ª luôn miệng kêu oan, cầu cứu 2 chị dâu.
- Xưng hiền đệ
ªThái độ thân mật,bình tĩnh, ôn hòa, độ lượng.
ã Khi đoàn quân Sái Dương kéo đến.
Trương Phi
-Tăng nỗi nghi ngờ ªđặt điều kiện :“ Ba hồi trống chém rơi đầu SD.”
- Biết rõ mọi việcª khóc
lạy QCªbiết phục thiện.
Quan Công
- Chấp nhận điều kiện khắc nghiệt
ª Chưa dứt một hồi, đầu SD đã rơi xuống đất ª hành động gấp rút ª chứng thực lòng trung nghĩa.ª vị tướng tài giỏi.
ã Kết luận :à Trương Phi : Nóng nảy, cương trực, nhiều lúc thô bạo, lỗ mãng, biết phục thiện, là nhân vật giản đơn, trong sáng.
à Quan Công : Trung nghĩa, độ lượng, từ tốn, hiểu biết lẽ phải ª tuyệt nghĩa.
2. Ý nghĩa hồi trống Cổ Thành: Biểu dương tính cương trực của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công, ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu-Quan-Trương.ª Là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ.
2. Nghệ thuật:
- Lời kể ít, chủ yếu là lời đối thoại và hành động nhân vật -> để nhân vật tự bộc lộ tính cách.
- Tình huống truyện giàu kịch tính, hấp dẫn, lôi cuốnª đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: đề cao lòng trung nghĩa.
2. Nghệ thuật: Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính. Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.
4. Củng cố: Hướng dẫn HS làm phần luyện tập. Nắm tính cách, phẩm chất 2 nhân vật, ý nghĩa hồi trống, nghệ thuật.
Tranh kết nghĩa vườn đào
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.
6. Rút kinh nghiệm :
Đọc thêm:
TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
(Trích hồi 21 – Tam quốc diễn nghĩa)
- La Quán Trung -
A. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức: thống nhất sách chuẩn kiến thức.
2. Về kĩ năng: thống nhất sách chuẩn kiến thức.
3. Về thái độ: Cảm phục người anh hùng Lưu Bị, rút ra đước cách ứng xử cho bản thân, người khôn ngoan là người khiêm nhường không khoe khoang.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
a/Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: vấn đáp và thảo luận.
b/Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và Chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của gv, sgk.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: VS, ĐP, SS
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
- Xác định xuất xứ? Nội dung đoạn trích?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
*Thảo luận: Tác giả xây dựng tính cách Lưu Bị qua những chi tiết nào? Hãy phân tích và làm sáng tỏ tính cách ấy?
* Thảo luận: Tính cách Tào Tháo có gì khác với Lưu Bị? Những chi tiết nào thể hiện tính cách Tào Tháo? Hãy phân tích làm sáng tỏ tính cách ấy?
- Nhận xét nghệ thuật kể chuyện, cách tạo tình huống truyện của tác giả?
I. Giới thiệu chung:
- Xuất xứ: Hồi 21 trong tác phẩm.
- Nội dung: Kể về 3 anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đang nương náo ở đất Tào chờ cơ hội lập nghiệp lớn.
II. Đọc hiểu:
1. Nhân vật Lưu Bị:
- Luôn tìm cách giấu mình giữ thái độ bình tĩnh, kín đáo chờ thời cơ lập nghiệp lớn.
- Từ chối khéo léo về việc luận anh hùng.
- Ứng biến tài tình, giải nguy tình thế, giữ điều bí mật.
ª Khiêm nhường, kín đáo, khôn khéo, lời lẽ thân trọng, nhún nhường.
2. Nhân vật Tào Tháo:
- Mời Lưu Bị đến uống rượu là để kiểm soát, dò xét ý đồ Lưu Bị.
- Là người khôn ngoan, biết lợi dụng tình thế để dò xét Lưu Bị.
- Thử lòng Lưu Bị bằng những câu nói bông đùa, mượn men rượu ngà ngà để dẫn Lưu Bị vào bẫy “Luận anh hùng”.
- Tự khẳng định mình là anh hùng, có tài cao, mưu trí.
ª Nhân vật gian hùng, có tài thao lược, có nhiều mưu mô xảo quyệt, nham hiểm, đa nghi.
3. Nghệ thuật:
- Kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.
- Cách tạo tình huống khéo léo, đầy kịch tính -> Nổi bật tính cách nhân vật.
4. Củng cố: Hướng dẫn HS lãm phần luyện tập.Nắm tính cách phẩm chất hai nhân vật.
5.Dặn dò: Chuẩn bị: Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
6.Rút kinh nghiệm :
Tiết 75, 76: Đọc văn:
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm .
A. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức: thống nhất sách chuẩn kiến thức.
2. Về kĩ năng: thống nhất sách chuẩn kiến thức.
3. Về thái độ: thấu hiểu nổi đau của con người trước chiến tranh, loạn lạc.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
a/Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: đọc sáng tạo kết hợp vấn đáp và thảo luận.
b/Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và Chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của gv, sgk.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: VS, ĐP, SS
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích tính cách 2 nhân vật Lưu Bị, Tào Tháo trong đoạn trích: “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn
- Dựa vào tiểu dẫn, giới thiệu vài nét về tác giả, dịch giả?
- Dựa vào tiểu dẫn, giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, thể loại, kết cấu, nội dung tác phẩm ?
ã Đọc diễn cảm đoạn trích – Xác định nội
File đính kèm:
- luyen viet doan van thuyet minh.doc