Giáo án Tiết 58Đọc hiểu- Cảm xúc mùa thu

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Cảm nhận được lòng yêu nước thương nhà sâu lắng của Đỗ Phủ trước cảnh một chiều thu u ám. Thấy được kết cấu chặt chẽ và tính chất đặc biệt cô đọng, hàm súc của bài thơ.

2. Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy tổng hợp lôgíc, khoa học.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng trước những tâm sự và tình cảm cao đẹp của nhà thơ.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: kt vở soạn của 5 hs 5.

III. Bài mới.

Giới thiệu bài mới ( 1 ) Nếu nhà thơ Lí Bạch (đời Đường) thiên về bút pháp lãng mạn thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường. Tiếng thơ của ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ, bất hạnh mà chính ông đã từng nếm trải. Bài thơ "Thu hứng" (Cảm xúc mùa thu) thể hiện một cách sâu lắng nỗi nhớ quê hương cùng cuộc sống cô đơn của người con xa xứ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 58Đọc hiểu- Cảm xúc mùa thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 14/12 Giảng ngày 15/12 Tiết: 58 Môn : Đọc hiểu Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) Đỗ Phủ A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Cảm nhận được lòng yêu nước thương nhà sâu lắng của Đỗ Phủ trước cảnh một chiều thu u ám. Thấy được kết cấu chặt chẽ và tính chất đặc biệt cô đọng, hàm súc của bài thơ. 2. Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy tổng hợp lôgíc, khoa học. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng trước những tâm sự và tình cảm cao đẹp của nhà thơ. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: kt vở soạn của 5 hs 5’. III. Bài mới. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Nếu nhà thơ Lí Bạch (đời Đường) thiên về bút pháp lãng mạn thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường. Tiếng thơ của ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ, bất hạnh mà chính ông đã từng nếm trải. Bài thơ "Thu hứng" (Cảm xúc mùa thu) thể hiện một cách sâu lắng nỗi nhớ quê hương cùng cuộc sống cô đơn của người con xa xứ. 2. Nội dung: I. Tìm hiểu chung 10’ 1. Tác giả - Phần tiểu dẫn tác giả trình bày nội dung gì? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi + Sinh năm 712 và mất năm 770, thọ 58 tuổi. + Bắt đầu làm thơ từ lúc nhà Đường phồn thịnh. Nhưng chủ yếu từ loạn An Lộc Sơn (755-763). Loạn An Lộc Sơn làm cho đất nước Trung Hoa chìm đắm trong nội chiến, nhân dân vô cùng điêu đứng. Trong 11 năm cuối đời (từ 752), Đỗ Phủ đưa gia đình đi lánh nạn khắp các vùng thuộc tỉnh phía tây nam Trung Quốc (Cam Túc, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam). Nhà thơ đã qua đời trong cảnh đói rét và bệnh tật trên một chiếc thuyền lánh nạn. Ông đã để lại cho hậu thế 1453 bài thơ. + Nội dung thơ Đỗ Phủ Trước loạn An Lộc Sơn, Đỗ Phủ đã sáng tác những bài thơ “Binh xa hành” (bài ca xe ra trận). “Lệ nhân hành” (bài ca người đẹp). “Binh xa hành” phê phán chính sách mở rộng biên cương của vua Đường. “Lệ nhân hành” đả kích cuộc sống xa hoa, dâm dật của chị em Dương Quý Phi. Trong thời gian loạn An Lộc Sơn, Đỗ Phủ sáng tác nhiều và nội dung đạt tới giá trị hiện thực sâu sắc. ?Dựa vào SGK nêu một vài tác phẩm của Đỗ Phủ? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Chùm thơ “Tam lại” + Tên lại ở Đông Quan, tên lại ở Tân An, tên lại ở Thạch Hào, chùm thơ này Đỗ Phủ đã tố cáo thái độ vô trách nhiệm chính sách bắt phu, bắt lính bừa bãi của triều đình. - Chùm thơ tạm biệt + Dựng lên ba cuộc li biệt: “Tân hôn biệt” là cuộc chia tay của đôi vợ chồng mới cưới chưa được một ngày “Thuỳ lão biệt” là cuộc chia tay của đôi vợ chồng già đã có hai thế hệ con cháu chết trận. “Vô gia biệt” là cuộc chia biệt của những kẻ không nhà. Biệt li là đặc trng của thời loạn. Thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là thi sử. ?Nghệ thuật thơ Đỗ Phủ có gì ghi nhận? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Nghệ thuật thơ Đỗ Phủ đạt tới trình độ cao của những bài thơ luật. + Nhà thơ tạo ra hình ảnh biểu hiện tâm trạng khác nhau. Đại thi hào Nguyễn Du tôn vinh Đỗ Phủ là “Nhà thơ muôn đời của văn chương muôn đời”. Năm 1962, Đỗ Phủ được hội đồng hoà bình thế giới kỉ niệm như một danh nhân văn hoá. Nhân dân Trung Quốc gọi Đỗ Phủ là “Thi thánh” (thánh thơ). 2. Bài thơ Giải nghĩa các từ khó đọc sgk SGK a.Bố cục ?Xác định cục và ý mỗi phần ? Đọc sgk(TP) độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Thơ Đường luật (thất ngôn bát cú) có 3 bố cục + 4 cặp câu (đề, thực, luận, kết) + 2/4/6 + 4/4 Bài thơ có bố cục 4 câu trên, 4 câu dới - Bốn câu trên miêu tả bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà hiu hắt, sôi động mà nhạt nhoà trong sương khói mùa thu, hiện diện của một tâm trạng buồn xa xót trước tình cảnh đất nước. - Bốn câu dới thể hiện nỗi buồn thương nhớ quê hương. b. Chủ đề ?Xác định chủ đề của bài thơ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Bài thơ miêu tả bức tranh thu hùng vĩ mà hiu hắt, sôi nổi mà nhạt nhoà, hiện diện của nỗi buồn xa xót trước tình cảnh đất nước và thể hiện nỗi lòng thương nhớ quê hương. II, Đọc – hiểu 20’ 1. Bốn câu thơ đầu8’ ?Tìm hiểu đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong 4 câu thơ đầu. Cảnh sắc 2 câu đề có gì khác 2 câu thực? Cảnh sắc ấy gợi cho ta liên tưởng gì? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Lác đác rừng phong hạt móc sa Ngàn non hiu hắt khí thu loà Lng trời sóng rợn lòng sông thẳm Mặt đất mây đùn cửa ải xa - Cảnh thu được miêu tả bằng đặc trưng riêng: Sương thu dày đặc phủ xuống rừng phong tạo thành không khí ảm đạm. Sương móc là tượng trưng cho mùa thu, rừng phong lá đỏ cũng tượng trng cho mùa thu trong nguyên tác sương móc không phải sa lác đác như bản dịch mà phải sa dày đặc mới làm tiêu điều thương tổn tới rừng phong. “Ngọc lộ điều thương phong thu lâm” - Núi non hiểm trở vì núi ở thượng nguồn dòng sông. Vu sơn, Vu giáp được dịch là ngàn non làm mờ đi phong cảnh của Quỳ Châu đường thời “Suốt cả vùng Tam giáp: Vu giáp, Tù Đuờng giáp, Tây Lăng giáp dài bảy trăm dặm núi liên tiếp đôi bờ, tuyệt không có một chỗ trống. Vách đá điệp trùng che khuất cả bầu trời, chẳng thấy cả ánh nắng mặt trời lẫn ánh sáng trăng”. - Chiều thu không chỉ hiu hắt, nhạt nhoà mà còn tối tăm ảm đạm (khí tiêu sâm), qua cái nhìn của nhà thơ còn tối tăm ảm đạm hơn nhiều. - Câu ba và bốn : hướng nhìn của nhà thơ từ lòng sông lên tới vùng quan ải: “Lưng trời… ải xa”. Cảnh vật gợi ra vừa hoành tráng vừa dữ dội. Nhà thơ quan sát cảnh vật từ xa ngút mắt mới thấy sóng như vỗ ngang trời. Mặt đất như hoà nhập với bầu trời “Mây đùn cửa ải xa”. - Hai câu đầu cảnh vật có vẻ tàn tạ, u ám thì hai câu ba và bốn thiên nhiên trở nên hoành tráng và dữ dội. Cả bốn câu nh bổ sung cho nhau, lột tả được nét đặc sắc của phong cảnh Vu sơn, Vu giáp vốn vừa âm u, vừa hùng vĩ. Mặt khác, nó thể hiện đầy đủ những nét cơ bản phong cách thơ Đỗ Phủ ở giai đoạn cuối vừa trầm uất, vừa bi tráng. Những tiếng “rợn”, “đùn” trong bản dịch thơ đã truyền đạt thành công không khí hãi hùng, gây ấn tượng xáo động đến nghẹt thở. Bốn câu thơ, ta nhận ra bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng tâm cảnh. Núi non trùng điệp mà hiu hắt, cảnh sôi động mà nhạt nhoà, u ám. Tất cả diễn tả nỗi buồn thu. Đất nước chìm ngập trong loạn li. Nhà thơ cảm nhận được nỗi đau khổ của mọi người, mọi cảnh ngộ, trong đó cả nỗi xót xa của riêng mình. Một nỗi niềm thương nhớ đến rưng rưng. 2.. Bốn câu thơ cuối 8’ ?Phân tích bốn câu thơ cuối để làm rõ lòng yêu nớc thương nhà của nhà thơ. Phải chăng đó chỉ là tâm sự riêng của Đỗ Phủ? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Nỗi niềm thơng nhớ: Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, Con thuyền buộc chặt mối tình nhà Lạnh lùng giục kẻ tay dao thớc Thành Bạch, chạy vang bóng ác tà - Nhìm khóm cúc nở, tác giả thấy như tuôn thêm dòng lệ. Hoa đáng lẽ tăng thêm cái đẹp, làm cho người ta vui. ở đây thì không, hoa làm cho người ta càng buồn, thậm chí những đau khổ của quá khứ (dòng lệ cũ) trở về với hiện tại và đọng lại trên những nhành hoa. Đỗ Phủ không chỉ khóc trong hiện tại mà nước mắt đã rơi từ lâu rồi. Loạn An Lộc Sơn đã làm cho số dân Trung Quốc chỉ còn lại một phần ba. - Đặc biệt hình ảnh con thuyền gợi lên trong cảm nhận của người đọc. Con thuyền buộc chặt mối tình nhà Con thuyền không chỉ là ẩn dụ, phản ánh tính chất trôi nổi, đơn độc (cô chu) mà còn là phương tiện để nhà thơ mong đợi được về quê. Hiện tại con thuyền ấy còn trôi nổi biết dạt vào đâu. Cảnh ngộ ấy càng làm ông nhớ tới quê nhà. - Hai câu thơ cuối bao trùm nhiều dư vị và có vẻ đột ngột. Đột ngột vì nhà thơ không kết thúc bằng cảm xúc chủ quan mà tả cảnh thực. Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước Thành Bạch, chày vang bóng ác tà Mọi người ở Quỳ Châu có thành Bạch Đế đang nô nức rủ nhau may áo rét và âm thanh vang động của tiếng chày đập áo cứ thúc vào lòng thi sĩ. Thơ đời Đường, tiếng chày đập áo có sức gợi cảm lớn. Thơ Lí Bạch: “Tiếng đập áo của muôn nhà” có thể làm cho người chinh phụ xao xuyến nghĩ tới người thân nơi “quan ải”, “nghe tiếng chày đêm” có thể “sáng mai đầu bạc phau” vì “mỗi tiếng chày lên xuống là thêm một sợi tóc trắng như tơ “(Bạch C Dị). ở đây, cảnh chiều thu thành Bạch Đế tiếng chày đập áo nghe dồn dập. Chao ôi! Cảnh ấy càng khơi dậy trong lòng người nỗi thương nhớ khôn nguôi. - Đây là nỗi lòng thổn thức riêng của Đỗ Phủ, cũng là tâm trạng chung của biết bao kẻ xa quê trong thời loạn lạc hay vì lí do nào đó phải xa nhà. 3. Nghệ thuật4’ ?Chứng minh tính nhất quán cao của bài thơ bám sát nhan đề, dòng nào cũng có “cảm xúc” và có chất “thu”? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Mối quan hệ của bốn câu thơ và cuối cùng là mối quan hệ giữa toàn bộ bài thơ với nhan đề “Thu hứng” là quan hệ nhất quán trong cảm xúc. + Nhìn từ khái quát đến cụ thể, từ viễn cảnh đến cận cảnh để diễn tả nỗi buồn thu. Một nỗi buồn riêng gắn với hoàn cảnh của đất nước. + Nỗi buồn riêng không tách khỏi nỗi đau chung. Đó là nỗi buồn nhớ quê hương, về cảnh nhà không tách khỏi loạn li của đất nước. - Tính nhất quán còn thể hiện ở mỗi câu thơ đều có chất thu. + Câu một Có sương móc và rừng phong lá đỏ + Câu hai có gió thu hiu hắt. + Câu ba và câu bốn nhận ra Vu Sơn, Vu giáp (núi Vu và kẽm Vu) thuộc tỉnh Tứ Xuyên, sông Trường Giang hẹp chảy xiết, hai bên bờ vách dựng đứng, mùa thu âm u mù mịt. + Câu 5 Cúc nở đặc trưng của mùa thu + Câu 6 Mùa thu ấy gia đình Đỗ Phủ chạy loạn + Câu 7 Mùa thu lạnh mọi người rủ nhau sắm áo rét + Câu 8 Tiếng chày đập áo chống rét. Củng cố 2’ ? Đánh giá nhận xét giá trị tác phẩm và tình cảm của tác giả? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Đây là bài thơ mang tính cương lĩnh (mở đầu, tiêu biểu) cho tám bài thơ viết về mùa thu của Đỗ Phủ, cũng được coi là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay nhất ở thời Đường. - Bài thơ tái hiện một cảnh thu buồn hiu hắt, xao động mang nét đặc trưng của Quy Châu với núi rừng, sông nước, cây cối… dưới cái nhìn của người tha hương - Đỗ Phủ. - Người đọc liên tưởng tới cảnh ngộ đau buồn của đất nước qua tâm trạng Đỗ Phủ. Bài thơ không miêu tả trực tiếp vẫn có ý nghĩa hiện thực rộng lớn. Bài tập nâng cao 8’ ?Bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ khá hay song có một vài chỗ chưa sát. Đối chiếu và nhận xét? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Xét ở từng câu Câu 1 Dịch chưa sát. Sương móc đậm làm cho tiêu điều rừng phong chứ không phải lác đác sa (ít, mỏng). Câu 2 Ngàn non đủ nhưng chưa cụ thể lột tả hết của những dãy núi Vu, kẽm Vu ở tỉnh Tứ Xuyên. Mặt khác mấy tiếng “khí thu loà” chưa diễn tả hết “khí tiều sâm” nghĩa là tối tăm u ám. Câu 3 và 4 Trong nghĩa của thơ sóng vọt lên trời, trên cửa ải mây sa sầm mặt đất. Bản dịch có chữ “rợn” và ”đùn” là rất đạt. Song chưa lột tả được mạnh mẽ của sóng của mây đang lấp đầy không gian, tạo âm hưởng dữ dội. Câu 5 dịch chưa sát. Hai tiếng “tuôn thêm” là không có trong nguyên tác. Câu 6 Dịch sát Câu 7 Dịch sát Câu 8 Dịch sát e. tham khảo 3’ Bài thơ Thu hứng 1 là bài thứ nhất - có tính chất cương lĩnh - trong chùm thơ Thu hứng gồm tám bài thất ngôn bát cú Đường luật của Đỗ Phủ, khi nhà thơ ở Quì Châu, lòng hướng về "vườn cũ" (cố viên). Đọc thêm Thu hứng 4 để thấy vẫn mạch cảm xúc ấy, nhưng cụ thể, mãnh liệt hơn, hồi cố những cảnh thăng bình của thủ đô Trường An những ngày còn thịnh trị. Phiên âm : Văn đạo Trường An tự dịch kì, Bách niên thế sự bất thăng bi. Công hầu đệ trạch giai tân chủ, Văn vũ y quan dị tích thì. Trực bắc quan san kim cổ chấn, Chinh tây xa mã vũ thư trì. Ng long tịch mịch thu giang lãnh, Cố quốc bình cư hữu sở ti (t). Dịch nghĩa : Nghe nói (tình hình) Trường An (thay đổi) như cuộc cờ, Chuyện đời trăm năm đau lòng khôn xiết. Lâu đài nhà cửa của các bậc công hầu đều thay chủ mới, áo mũ của nhà văn thần võ tướng thảy khác thời xa. Tiếng trống trận ầm vang đến tận mãi các ải phía bắc, Xe ngựa tới tấp truyền hịch điều tướng sĩ đi đánh miền tây. (ở Quỳ Châu) sông thu vắng vẻ, rồng cá im lìm, Chạnh nhớ tới cố quốc thuở còn thanh bình. Dịch thơ : Nghe nói Trường An rối cuộc cờ, Trăm năm thế sự xót xa chưa! Lâu đài khanh tướng thay người mới, áo mũ công hầu khác thuở xưa. Cõi bắc ải quan ầm trống giục, Miền tây xe ngựa rộn thư đưa. Thuồng luồng vắng vẻ sông thu lạnh, Nước cũ thanh bình luống ngẩn ngơ. Trần Trọng San dịch, ( Thơ Đường, cuốn II, Bắc Đẩu, 1970) C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc bài Tỳ bà hành theo câu hỏi hướng dẫn sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 58.doc