A KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
+ Cảm phục và tự hào về tài năng, nhân cách của anh hùng DT Trần Quốc Tuấn; đồng thời hiểu hiểu được những bài học đạo lí quý báu, bài học làm người mà ông đã để lại cho đời sau.
+ Thấy được cái hay và sức hấp dẫn của một tác phẩm LS nhưng đậm chất VH qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật LS của tác giả Ngô Sĩ Liên; đồng thời hiểu được thế nào là “văn, sử bất phân”.
+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Trần Hưng Đạo.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
+ Thầy: SGK; Sách GV; đọc lại “Từ điển văn học”; Thi pháp VH trung đại (Trần Đình Sử);Thiết kế bài dạy.
+ Trò: Đọc kĩ phần Tiểu dẫn và Văn bản (tr.41-44); soạn bài theo 5 câu hướng dẫn ở trang 44-45
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: PP chủ yếu là phát vấn, gợi mở để HS trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi trong SGK. Kết hợp phân tích nhân vật như trong cách phân tích n/v truyện-kí.
Trọng tâm bài học: + Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương;
+ Nghệ thuật khắc hoạ n/v LS sắc nét và sống động.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định lớp:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12382 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 71- Hưng Đạo Đại Vương TRẦN QUỐC TUẤN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết: 71
Ngày soạn:10/02
Ngày dạy: 13/02
Đọc văn
Hưng Đạo Đại Vương
TRẦN QUỐC TUẤN
( Trích Đại Việt Sử Kí Toàn Thư )
- Ngô Sĩ Liên -
A KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
+ Cảm phục và tự hào về tài năng, nhân cách của anh hùng DT Trần Quốc Tuấn; đồng thời hiểu hiểu được những bài học đạo lí quý báu, bài học làm người mà ông đã để lại cho đời sau.
+ Thấy được cái hay và sức hấp dẫn của một tác phẩm LS nhưng đậm chất VH qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật LS của tác giả Ngô Sĩ Liên; đồng thời hiểu được thế nào là “văn, sử bất phân”.
+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Trần Hưng Đạo.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
+ Thầy: SGK; Sách GV; đọc lại “Từ điển văn học”; Thi pháp VH trung đại (Trần Đình Sử);Thiết kế bài dạy.
+ Trò: Đọc kĩ phần Tiểu dẫn và Văn bản (tr.41-44); soạn bài theo 5 câu hướng dẫn ở trang 44-45
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: PP chủ yếu là phát vấn, gợi mở để HS trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi trong SGK. Kết hợp phân tích nhân vật như trong cách phân tích n/v truyện-kí.
Trọng tâm bài học: + Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương;
+ Nghệ thuật khắc hoạ n/v LS sắc nét và sống động.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định lớp:
Nội dung
Lớp 10A1
Kiểm diện
Kiểm tra bài cũ
* Hỏi: Theo Thân Nhân Trung, hiền tài có tầm quan trọng như thế nào đối với quốc gia?
* Yêu cầu trả lời:
+ Hiền tài: Người có tài cao, đức lớn.
+ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia , có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
+ Các thánh đế minh vương đều có những việc làm thể hiện sự quan tâm đối với các hiền tài.
HOẠT ĐỘNG 2: Vào bài mới: Nếu nói như Phó suý Tao Đàn Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” thì vào thời nhà Trần, nguyên khí của Đại Việt ta đạt đến cực thịnh với đỉnh cao là sự xuất hiện của một hiền tài bậc nhất lúc bấy giờ: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Qua tiết đọc văn hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu về con người vĩ đại này qua một văn bản kể chuyện của nhà sử học thờiLê-Ngô Sĩ Liên.
Hoạt động của GV&HS
Yêu cầu cần đạt
HOẠT ĐỘNG 3:
* Hỏi: Phần Tiểu dẫn ở SGK-tr.41 trình bày những nội dung chính nào?
* Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần?
* Giải nghĩa từ khó:(Xem chú thích chân trang).
HOẠT ĐỘNG 4:
* Đọc: HS đọc theo bố cục.
* Hỏi: Đoạn đầu, tác giả giới thiệu điều gì? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu này?
* Hỏi: Trần Quốc Tuấn trình bày với vua những kế sách gì để giữ nước?
* Hỏi: Qua lời dặn vua của vị tướng già TQT, em thấy ở TQT nổi bật lên phẩm chất gì?
* Hỏi: Những câu chuyện nhỏ ở đoạn này thể hiện rõ thêm điều gì ở TQT?
*Hỏi: Trong đoạn văn tiếp theo, phẩm chất con người TQT tiếp tục bộc lộ như thế nào?
+ Giải câu hỏi 5. ở tr.45-SGK. - -->
* Hỏi: Câu nói: “Bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi hãy hàng giặc” thể hiện phẩm chất gì của TQT?
* Hỏi: Chỉ ra sự khéo léo của tác giả trong việc khắc hoạ nhân vật?
* Hỏi:Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuy trong đoạn trích?
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1) Tác giả Ngô sĩ Liên(?-?): QQ Hà Tây, đỗ Tiến sĩ năm 1442 (triều Lê Thái Tông), làm quan đến chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Ông soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư theo lệnh vua Lê Thánh Tông.
2) “Đại Việt sử kí toàn thư”:
- Được hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép LS từ thời Hồng Bàng đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi(1428);
- Nội dung dựa trên cơ sở bộ Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu-thời Trần) và bộ Sử kí tục biên (Phan Thu Tiên –đầu Hậu Lê).
- Thể hiện tính dân tộc, có giá trị sử học và văn chương.
3) Bố cục: Có 3 đoạn:
a- Đoạn 1: Từ: “ Tháng 6, ngày 24…giữ nước vậy”.: Lời nói cuối cùng của TQT với vua Trần về kế sách giữ nước.
b- Đoạn 2: Từ : “Quốc Tuấn là con...con nghĩ thế nào?” : Ba câu chuyện về TQT.
c- Đoạn 3: Từ : “Mùa thu, tháng tám...” : công trạng, trước tác và lời dặn con của TQT.
II/ ĐỌC-HIỂU:
1) Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
* Đoạn đầu: Đó là cách ghi chép theo trình tự thời gian(biên niên sử); quan niệm duy tâm : Có mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người(sao sa-Hưng Đạo ĐV ốm nặng, sắp qua đời).
* Có 3 ý chính gọi là “thượng sách giữ nước”:
+ Tuỳ thời thế; vận dụng binh pháp linh hoạt.
+ Đoàn kết toàn dân.
+ “Khoan thư sức dân”
* Là người có lòng trung quân ái quốc tới hơi thở cuối cùng (2 tháng trước khi qua đời);
-> Trí thông minh và tầm nhìn xa trông rộng;
-> Nhất quán với cuộc đời cống hiến vĩ đại của ông.
* Tác giả kể 3 chuyện về thái độ và việc làm của TQT:
- Không nghe theo lời di huấn đáng sợ của cha.
- Phép thử qua câu chuyện với Dã Tượng-Yết Kiêu.
- Thử thách hai người con trai.
=> Luôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết, đặt chữ trung trên chữ hiếu; một gương trung nghĩa, thẳng thắn, cương trực; nghiêm khắc, chuẩn mực trong giáo dục con cái.
* Là một quan tướng có công lao và uy tín bậc nhất triều Trần: ( Xem như Thượng Phụ (cha của Vua); Có nhiều đặc quyền). Tuy vậy, TQT lại
- Rất khiêm tốn, giản dị, luôn giữ đạo làm tôi.
- Tận tuỵ, chu đáo cả khi sắp chết; -
- Được ND tôn thờ, thần thánh hoá. (Đức Thánh Trần)
* Câu nói này thể hiện ý thức trách nhiệm làm tướng của TQT và là chỗ dựa tinh thần vững chắc của nhà vua lúc lâm nguy. (giống như câu nói của Trần Thủ Độ mấy chục năm trước);
2) Nghệ thuật khắc hoạ N/v LS sắc nét và sống động:
+ Khắc hoạ nhân vật:
- Được XD trong nhiều mối quan hệ;
- đặt trong những tình huống có thử thách;
=> Khắc hoạ N/v sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, gây ấn tượng sâu đậm về một TQT với nhiều phẩm chất cao đẹp.
+ Nghệ thuật kể chuyện:
Mạch kể: Sao sa, Hưng Đạo ốm, dặn vua-> Hưng Đạo là ai? Những câu chuyện nhỏ về Hưng Đạo Đại Vương -> Vai trò vị trí của HĐĐV đối với đất nước, nhân dân.
=> Không kể theo trình tự thời gian, mạch kể khúc chiết, liên kết văn bản hợp lí, tình tiết đặc sắc, sinh động, hấp dẫn-> đạt hiệu quả cao vượt lên trên một văn bản sử học và đạt giá trị nghệ thuật văn chương (Văn,sử bất phân)
HOẠT ĐỘNG 5 : Củng cố - Dặn dò: :
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK: Bằng NT kể chuyện, PP khắc hoạ NV, hình ảnh TQT hiện lên sinh động với một nhân cách vĩ đại, bất tử.
- Kể laị chính xác những câu chuyện về TQT; nắm được các giá trị nghệ thuật của văn bản;
- Chuẩn bị bài cho tiết đọc thêm : Thái sư Trần Thủ Độ./.
PHẦN RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 10 Tuan 124.doc