Giáo án Ngữ văn 10 tiết 73, 74- Phú sông bạch đằng (bạch đằng giang phú)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS

 * Hiểu được nội dung chủ yếu của bài phú: hoài niệm và suy ngẫm của tác giả về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.

 * Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài phú.

 * Làm quen và rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học được viết theo thể phú.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - Sách giáo khoa, sách giáo

 - Giáo án lên lớp

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc sáng tạo, kết hợp với gợi mở, trao đổi thảo luận.

D- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Nêu nội dung của một bản kế hoạch cá nhân.

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 73, 74- Phú sông bạch đằng (bạch đằng giang phú), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 8 tháng 1 năm 2007 Ngữ văn. Tiết 73, 74. Phú sông bạch đằng (Bạch đằng giang phú) Trương Hán Siêu. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS * Hiểu được nội dung chủ yếu của bài phú: hoài niệm và suy ngẫm của tác giả về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. * Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài phú. * Làm quen và rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học được viết theo thể phú. b- Phương tiện thực hiện - Sách giáo khoa, sách giáo - Giáo án lên lớp c- Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc sáng tạo, kết hợp với gợi mở, trao đổi thảo luận. d- Các bước tiến hành i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ Nêu nội dung của một bản kế hoạch cá nhân. iii- Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Dựa vào tiểu dẫn, hãy trình bày một số nét chính về tác giả Trương Hán Siêu - Trình bày những hiểu biết của em về bài phú sông Bạch Đằng. (Thể loại, hoàn cảnh sáng tác) (HS đọc tác phẩm) - Trình bày cảm nhận của em về cách cấu tứ của tác phẩm? (GV giới thiệu về kiểu nhân vật này trong thể loại phú). - Em có suy nghĩ gì về những địa danh mà nhân vật khách đã từng qua như Cửu Giang, Ngũ Hồ… - Qua những địa danh mà nhân vật khách đã đi qua, em có suy nghĩ gì về nhân vật khách? - Tại sao nhân vật khách lại muốn học theo Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? - Trước cảnh sông nước Bạch Đằng khách đã chú y những gì? Tâm trạng của khách ra sao? - Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả cảnh sông nước Bạch Đằng của nhà thơ? - Em có nhận xét gì về cấu trúc câu văn? - Sự thay đổi của mạch văn như vậy có y nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhân vật khách? - Qua việc tìm hiểu nhân vật khách, em hãy rút ra vai trò của nhân vật này đối với bài phú? (GV hướng dẫn HS trả lời, rồi tổng kết tiết học chuyển sang tiết học sau) Tiết 2 (HS đọc đoạn trích) - Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì? - Các bô lão đã kể lại những chiến công trên sông Bạch Đằng như thế nào? Em có suy nghĩ gì về cách kể của các vị bô lão? - Em có nhận xét gì về cách sử dụng nghệ thuật so sánh, điển cố điển tích của các bô lão? - Suy nghĩ của em về tâm sự này? (HS đọc đọan 3) - Hãy nêu y nghĩa lời ca của các vị bô lão và của nhân vật khách? - Qua việc tìm hiểu hãy rút ra giá trị của bài phú. I- Tìm hiểu chung 1- Vài nét về tác giả. - Không rõ năm sinh mất năm 1354, tự là Thăng Phủ, quê Yên Khánh, nay thuộc thị xã Ninh Bình. - Ông từng là môn khách của Trần Quốc Tuấn, có công tham gia kháng chiến chống Mông- Nguyên. - Ông được các vua Trần và nhân dân kính trọng. - Trương Hán Siêu là người có học vấn uyên thâm, từng làm chức Hàn lâm học sĩ. - Về tác phẩm: Còn lại 4 bài thơ và 3 bài văn, trong đó có bài Phú sông Bạch Đằng. 2- Vài nét về bài thơ. a- Thể loại: - Thuộc loại phú cổ thể (một thể loại có nguồn gốc bên Trung Quốc, thịnh hành ở thời nhà Hán, gồm 4 loại) có vần, tương đối tự do về số câu, không bị gò bó về niêm luật. - Phú thường xây dựng nên nhân vật khách- chủ và hình thức đối đáp chủ- khách. Cuối bài thường kết lại bằng thơ. Một bài phú có bố cục 3 phần: + Mở đầu: Giới thiệu nhân vật, lí do sáng tác + Nội dung: đối đáp + Kết: Lời từ biệt của khách. Câu 4, 6, 8 chữ sóng đôi với nhau. b- Hoàn cảnh sáng tác. - Chưa rõ bài phú viết năm nào… - Căn cứ vào nội dung có thể bài phú được viết khi nhà thơ có dịp du ngoạn trên sông Bạch Đằng, khi nhà Trần bắt đầu suy yếu. Nhà thơ vừa tự hào, vừa nuối tiếc anh hùng xưa mà viết nên bài phú này. II- Đọc- hiểu. * Phần mở đầu là lời giới thiệu về nhân vật khách. ở đây khách là một người thích giương buồm giong gió chơi vơi…Bàn chân giang hồ từng khắp… - Đó là những địa danh mang tính ước lệ trong miêu tả. Những địa danh ấy gợi lên một không gian rộng lớn. Đó là loại địa danh đi qua bằng trí tưởng tượng, bằng sách vở (không thể trong một sớm một chiều lại có thể đi qua những địa danh ấy được) - Những địa danh ấy cho thấy khách là một người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do, không chịu bó mình trong không gian chật hẹp của vườn hoa chậu cảnh mà muốn tìm đến không gian rộng lớn để thỏa mãn cho những sự ham hiểu biết của mình. - Đặc biệt nhân vật khách còn bày tỏ nguyện vọng học theo Tử Trường: Học Tử trường chừ thú tiêu dao + Tử Trường là tên của nhà sử học Tư Mã Thiên, người Thiểm Tây Trung Quốc. Ông đã đi hầu hết đất nước Trung Quốc để viết nên bộ Sử kí của mình. Những địa danh mà nhân vật khách nhắc tới là những địa danh mà Tư Mã Thiên đã đi qua. + Nhân vật khách muốn học theo Tử Trường là để bộc lộ ước muốn đi khắp đó đây một cách tự do vui thú cùng thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, đồng thời bộc lộ khát vọng tìm hiểu lịch sử dân tộc. Cho nên khách đã bơi chèo đến sông Bạch Đằng. - Trước tiên nhân vật khách đặc biệt chú y đến cảnh sông nước Bạch Đằng: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, những con sóng kình bát ngát. Hình ảnh những con thuyền như chim trĩ lướt trên mặt nước, nước sông vào tháng cuối mùa thu hòa lẫn trong màu xanh của trời thu. - Cảnh thực được thể hiện qua cái nhìn mang tính hồi tưởng mỗi lúc một cụ thể: Bờ lau san sát, bến nước đìu hiu, sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Cảnh thực nhưng gợi lên trong lòng khách những hình ảnh của quá khứ- của cuộc chiến trên dòng sông này. - Nếu ở đoạn trước, cách miêu tả của tác giả thiên về khái quát ước lệ thì ở đây cách miêu tả của tác giả mang tính hiện thực. Câu văn có sự thay đổi. Từ câu văn tự do chuyển sang câu văn 8 tiếng, nhịp điệu đều đặn Sự thay đổi của mạch văn có y nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật khách. Nếu trên kia, nhân vật khách thể hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng thì giờ đây lại biểu hiện một nỗi lòng buồn thương, tiếc nuối: Buồn vì thảm cảnh… Sự chuyển đổi mạch cảm xúc có tác dụng gây ấn tượng trong lòng người đọc, người nghe. Khách tìm về quá khứ anh hùng một thời và dòng sông lịch sử làm cho một tính cách, một tâm hồn mạnh mẽ cũng trở nên sững sờ tiếc nuối. Đây là kiểu nhân vật quen thuộc của thể loại phú. Tuy nhiên trong tác phẩm này, nhân vật này không khô cứng, công thức mà sinh động bởi: khách ở đây chính là hiện thân của nhà thơ. Mượn lời của khách nhà thơ muốn tìm đến thiên nhiên muốn trở về với lịch sử của dân tộc, trong quá khứ với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. * Tiếp theo sự xuất hiện của nhân vật khách là sự xuất hiện của các vị bô lão. - Đây là hình ảnh mang tính tập thể và cũng là sự phân thân của tác giả. Mục đích của tác giả là tạo ra sự hô ứng đồng thanh, lòng ngưỡng mộ về chiến tích Bạch Đằng của cha ông trong lịch sử, đồng thời tạo ra không khí đối đáp tự nhiên, kể cho khách nghe về trận thủy chiến. - Kể về chiến tích buổi Trùng Hưng Chiến tích Ngô chúa phá Hoàng Thao. - Kể về diễn biến cuả cuộc chiến. Quân ta trong thế mạnh: Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói. Cuộc chiến diễn ra trong thế quân bình, khiến cho vũ trụ phải mờ, Bầu trời đât sắp đổ. Một cuộc chiến long trời lở đất. + Lời kể của các vị bô lão súc tích, đầy cảm hứng, sử dụng kiểu câu dài ngắn khác nhau, sinh động… Chữ “kìa” làm cho lời kể trở nên giàu chất hiện thực, khiến người đọc có cảm giác như đang trực tiếp xem diễn biến của cuộc chiến + Đặc biệt các vị bô lão còn dùng nghệ thuật so sánh, điển tích, điển cố: . So sánh với trận Xích Bích: quân Tào Tháo tan tác khi bị Lưu Bị kết hợp với Tôn Quyền, Gia Cát Lượng cầu phong phóng hỏa. . So sánh với trận Hợp Phì: giặc Bồ Kiên bị Tạ Huyền đánh tan. Cách so sánh đặt cuộc thủy chiến của ta ngang tầm những trận đánh ác liệt trong lịch sử Trung Quốc. Cách so sánh ấy làm nổi bật niềm tự hào của người dân đất Việt. . Những điển tích, điển cố: Hội nào mạnh bằng hội Mạnh Tân… Trận nào bằng trận Duy Thủy…(GV lí giải điển tích) Đây là những điển tích có chọn lọc: Lã Vọng là quân sư tài giỏi đã giúp vua Vũ hội quân các nước chư hầu ở Mạnh Tân và diệt được vua Trụ tàn ác. Hàn Tín là quốc sĩ đã giúp Lưu Bang đánh tan quân Tề ở Duy Thủy. + Trong lời kể của mình, các bô lão còn sử dụng yếu tố bình luận làm nổi bật tương quan giữa ta và địch, về tính chất cuộc chiến: + Địch: - thế cường chước dối… Mạnh hơn ta về số lượng nhưng vẫn bị thất bại, mang nỗi nhục muôn đời + Ta thắng là nhờ trời cho nơi đất hiểm, có nhân tài. Cuộc chiến của ta là cuộc chiến chính nghĩa.. - Kết thúc lời kể các bô lão là tâm sự của khách: Đến chơi sông chừ ủ mặt, nhớ người xưa chừ lệ tan . - Khách thấy mình chưa có gì xứng đáng với cha ông… * Bài phú đã kết thúc bằng lời ca của các vị bô lão và nhân vật khách: - Lời ca của các bô lão muốn ca ngợi chiến công lịch sử dân tộc trên dòng sông Bạch Đằng…Đồng thời khẳng định chân lí những người bất nghĩa thì tiêu vong,những người anh hùng lưu danh muôn đời. Lời ca của khách còn đính chính, bổ sung lời ca của các bô lão: Ta thắng là nhờ vào sự anh minh của hai vị thánh quân, và còn nhờ vào đức cao. Lời của khách bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thuở, khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa, chính nó làm nên sức mạnh chiến thắng. Với việc xây dựng thành công hai nhân vật khách và nhân vật các bô lão, bài phú sông Bạch Đằng đã thể hiện thành công cảm xúc hoài niệm của nhà thơ trước lịch sử: tự hào, bâng khuâng. iv- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docPhu song Bach Dang.doc