I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên.
- Thấy được sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, ngôn ngữ thơ điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du.
- Vận dụng phương pháp đọc- hiểu văn bản vào việc đọc hiểu tác phẩm thơ cụ thể.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Có thái độ cảm thông với những bất hạnh của người khác, thể hiện niềm tự hào đối với đại thi hào dân tộc
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, tranh ảnh về cảnh trao duyên( ảnh sân khấu), từ điển Truyện Kiều, Tác phẩm Truyện Kiều, giáo án điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
CH: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
2. Nội dung bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 86: đọc văn- Trao duyên (trích “truyện kiều”) - nguyễn du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
19/03/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Tiết 86: Đọc văn
Trao duyên
(Trích “Truyện Kiều”)
- Nguyễn Du -
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên.
- Thấy được sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, ngôn ngữ thơ điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du.
- Vận dụng phương pháp đọc- hiểu văn bản vào việc đọc hiểu tác phẩm thơ cụ thể.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Có thái độ cảm thông với những bất hạnh của người khác, thể hiện niềm tự hào đối với đại thi hào dân tộc
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, tranh ảnh về cảnh trao duyên( ảnh sân khấu), từ điển Truyện Kiều, Tác phẩm Truyện Kiều, giáo án điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
CH: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ1: Tìm hiểu chung (5 phút)
- GV: Nêu một vài nét chính về vị trí của đoạn viết?
- GV: Nội dung chính?
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản (5 phút)
- GV hướng dẫn HS đọc với giọng chậm, buồn , thiết tha.
- GV: Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
* HĐ 3: Tìm hiểu chi tiết văn bản (28 phút)
- GV: Những từ ngữ nào đáng chú ý trong 2 câu thơ mở đầu? Tại sao tác giả dùng 2 từ “cậy…chịu” ở đây mà không thay bằng từ “nhờ, nhận” vì sao?
- GV: Qua đó cho thấy thái độ của Kiều khi nói lời trao duyên?
- GV: Sau khi nhờ cậy Vân, Kiều đã đưa ra lý lẽ gì?
- GV: Nàng đã lí giải như thế nào về sự tan vỡ trong tình yêu?
- GV: Nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ mở đầu này?
- GV: Qua lời trao duyên cho thấy Kiều là người như thế nào?
3. Củng cố- Luyện tập ( 1 phút)
- “Trao duyên” thực sự là một màn bi kịch, màn độc thoại nội tâm tiêu biểu Nguyễn Du đã đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, nhưng quan trọng hơn là chữ tâm sự cảm thông của một trái tim nhân ái trước những khổ đau và khát vọng của con người.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm đoạn trích “ Trao duyên”.
- Soạn phần tiếp theo của đoạn trích.
I.Tìm hiểu chung.
- Vị trí: (723 - 756).
- Đoạn mở đầu cho cuộc đời khổ đau của Kiều.
* Nội dung: Lời dặn dò, tâm sự của Thuý Kiều với Thuý Vân, cậy nhờ em gái thay mình trả nghĩa Kim Trọng.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Bố cục: Gồm 2 phần:
- 26 câu đầu: Tâm trạng của Kiều khi nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
- 8 câu sau: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên”
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Diễn biến tâm trạng của Kiều khi nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:
- Từ ngữ, hành động :
+ “Cậy ”: Nhờ, tin tưởng, người duy nhất có thể giúp
+ “chịu lời”: Kiều biết đó là việc lớn, vô cùng khó khăn vì nhận duyên, chịu duyên của người khác là một gánh nặng.
+ “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”: Quá kính cẩn. Đầy tội nghiệp cho Kiều vì phải dứt tình và lạy xin trao duyên
-> Thái độ của Thuý Kiều: Trân trọng, kính cẩn, đầy tri ân
- Kiều hạ mình trong tư thế của người luỵ phiền, khẩn cầu em gái thay mình nối duyên với Kim Trọng " Kiều coi Vân là ân nhân của mình.
* Lí lẽ trao duyên: “Đứt gánh tương tư -> sự dở dang lỡ làng của mối tình Kim – Kiều.
" Đưa ra để thuyết phục Vân, mọi việc phó thác cho em “mối tơ thừa”
+ Khi: lặp lại 3 lần " Sự thề ước sâu nặng.
- Kiều nhắc lại hai biến cố lớn nhất trong cuộc đời mình.
+ Gặp chàng Kim, thề nguyền đính ước.
+ Sóng gió bất kì: Gia đình mắc nạn.
đ Mong Vân hiểu cho hoàn cảnh của Kiều mà chấp nhận lời đề nghị.
- Nghệ thuật:
+ Thành ngữ: tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối...
đMục đích thuyết phục Vân buộc Vân phải nhận lời. Bởi đây là thứ tình cảm không thể so bì thiệt hơn. Kiều là người thông minh, tỉnh táo nên đạt được mục đích.
- Đặc sắc của đoạn mở đầu.
+ Ngôn ngữ chọn lọc, chính xác, độc đáo, có sự kết hợp của cách nói văn hoa của văn chương quý tộc và ngôn ngữ bình dân đã tạo ra không khí trang trọng thiêng liêng của buổi trao duyên.
File đính kèm:
- Tiet 86- Trao duyen.doc