Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 89: làm văn- Lập luận trong văn nghị luận

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm vững yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận trong văn nghịm luận.

- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.

- Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào làm các bài tập cụ thể trong sgk.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.

- Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.

3.Thái độ:

- Có thái độ đúng khi viết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

 CH: Đọc thuộc lòng đọan trích Nỗi thương mình và nêu nội dung chính của đoạn trích?

2. Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5309 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 89: làm văn- Lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 1/04/2012 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A7 Tiết 89: Làm văn Lập luận trong văn nghị luận I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Nắm vững yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận trong văn nghịm luận. - Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận. - Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào làm các bài tập cụ thể trong sgk. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận. - Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận. 3.Thái độ: - Có thái độ đúng khi viết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) CH : Đọc thuộc lòng đọan trích Nỗi thương mình và nêu nội dung chính của đoạn trích ? 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1 : Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận (8 phút) - G/v cho h/s tìm hiểu đoạn văn ở mục I trong sgk và trả lời các câu hỏi a,b,c ? - GV: Chỉ ra đích của lập luận người viết đưa ra những lí lẽ nào? - GV: Từ VD trên hãy cho biết thế nào là một lập luận? * HĐ 2: Cách xây dựng lập luận (20 phút) - G/v cho h/s tiếp cận vd văn bản “chữ ta” - Thảo luận nhóm: 5 phút + Nhóm 1: Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào? + Nhóm 2: Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó? - Đại diện nhóm trả lời, g/v chuẩn xác kiến thức. - GV: Văn bản ở mục I và mục II có mấy luận cứ? - GV: Xác định các luận cứ lý lẽ và luận cứ bằng chứng thực tế? - GV: Xác định các phương pháp lập luận. đã được vận dụng trong 2 văn bản mẫu? - GV: Kể thêm một số phương pháp lập luận thường gặp? - Gọi 2 hs đọc ghi nhớ. * HĐ3: Luyện tập (10 phút) - G/v hướng dẫn h/s làm bài tập trong sgk - GV: Tìm ra các luận cứ trong bài tập ? - GV: Chỉ ra luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích? Thảo luận nhóm: 5 phút Câu hỏi: Tìm luận cứ làm sảng tỏ luận điểm a (nhóm 1) Luận điểm b (nhóm 2) Luận điểm c (nhóm 3) - Đại diện nhóm trả lời, g/v chuẩn xác kiến thức và cho điểm. 3. Củng cố (1 phút) - Bài học giúp em nâng cao những hiểu biết và kĩ năng gì? 4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Bài tầp 3 (111): G/v hướng dẫn cho h/s làm bài tập ở nhà. - Đọc soạn bài sau: “Chí khí anh hùng” I. Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận. - Đích của lập luận là thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược “Nay các ông…..binh được” - Để đạt được đích đó tác giả nd. 3 lí lẽ : (1) Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. (2) Đệ thời, có thế thì biến mất làm còn...hoá nhỏ thành lớn. (3) Mất thời không thế thì mạnh thành yếu….yên chuyển nguy " cuối cùng kết luận (đích của lập luận) “Nay các..... đệ” * Khái niệm: Lập luận là đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt được tới. II. Cách xây dựng lập luận. 1. Xác định luận điểm: a. Văn bản : bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta). Khi nào thật cần thì mới được dùng tiếng nước ngoài " thái độ tự trọng và đảm bảo quyền lợi để thông tin của người đọc. b. Văn bản có 2 luận điểm: - Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta. - Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc. 2. Tìm luận cứ: - Văn bản ở mục I có 3 luận cứ là lí lẽ. - Văn bản ở mục II.1 có 6 luận cứ là dẫn chứng thực tế. 3. Lựa chọn phương pháp lập luận: - Lập luận văn bản I theo phương pháp: Diễn kịch và theo nhân quả. - Lập luận văn bản II theo phương pháp: Quy nạp và so sánh đối lập. - Phép loại suy: (Dựa vào sự so sánh 2 hoặc hơn 2 đối tượng" tìm ra những đặc điểm chung giống nhau) - Phép phản đề: (từ một kết luận có sẵn để suy ra một khía khác, kết luận chung có thể đúng với sai). - Phép nguỵ biện: (xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến đối phương) * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập. 1. Bài tập 1: a. Luận điểm: Con người nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng. b. Các luận cứ: lí lẽ: Con người nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án tố cáo những thế lực bạo tàn, chà đạp lên con người, khẳng định và đề cao con người. 2. Bài 2: a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích: - Tích luỹ và mở rộng tri thức về tự nhiên, xã hội. - Khám phá bản thân để hiểu: Mình là ai, đang quan hệ với ai, trong hoàn cảnh nào. - Khơi dậy khát vọng sáng tạo. - Học tập cách dùng từ, đặt câu, sáng tạo. b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề: - Rừng bị tàn phá, đất đai bị xa mạc hoá, gây ra thảm hoạ lũ lụt, lũ quét... - Không khí bị ô nhiễm: khói, bụi, chất độc " gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Nguồn nước sạch bị ô nhiễm, nhiễm độc hoá do nước thải công nghiệp…. c. Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ, truyền miệng: - Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ. - Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.

File đính kèm:

  • doctiet 89- lap luan trong van nghi luan.doc