I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi đọc- hiểu tác phẩm văn học., phân tích văn bản văn học.
- Thấy rõ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ đọc hiểu tác phẩm văn học và phân tích văn bản văn học
3.Thái độ:
- Có ý thức hơn khi tìm hiểu về tác phẩm văn học trong nhà trường.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (không)
2. Nội dung bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 94: nội dung và hình thức của văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
10/04/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Tiết 94: Lí luận VH
Nội dung và hình thức
của văn bản văn học
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi đọc- hiểu tác phẩm văn học..., phân tích văn bản văn học.
- Thấy rõ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ đọc hiểu tác phẩm văn học và phân tích văn bản văn học
3.Thái độ:
- Có ý thức hơn khi tìm hiểu về tác phẩm văn học trong nhà trường..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (không)
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm về nội dung và hình thức (25 phút)
- GV: Các khái niệm được coi là thuộc về mặt ội dung của văn bản văn học bao gồm những khái niệm nào?
- GV: Tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết về đề tài gì?
- GV: Vởy thế nào là đề tài?
- GV: Chỉ ra chủ đề trong tác phẩm “ Tắt đèn”?
- GV: Thế nào là đề tài?
- GV: Tác phẩm “ Tắt đèn” thể hiện thái độ tình cảm gì của nhà văn đối với tầng lớp nông dân và bọn địa chủ, cường hào?
- GV: Thế nào là tư tưởng thể hiện trong văn bản văn học?
- GV: Cảm hứng nghệ thuật có phải là tư tưởng không?
- GV: Thế nào là ngôn từ văn học?
- GV: Kết cấu là gì? Lờy ví dụ minh hoạ.
- GV: Thể loại là gì?
- GV mở rộng kiến thức, lấy ví dụ phân tích để học sinh hiểu.
* Hoạt động 2: ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học (10 phút)
- Gv cho Hs hoạt động theo nhóm nhỏ.
Ch: Nội dung và hình thức trong văn bản văn học có vai trò gì?
- Các nhóm suy nghĩ, đại diện trình bày.
- GV nhận xét chuẩn hoá kiến thức.
* Hoạt động 3: Luyện tập (12 phút)
- GV hướng dẫn học sinh suy nghĩ làm việc độc lập.
GV: So sánh đề tài của hai văn bản
“ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “ Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan?
3. Củng cố (1 phút)
- Nắm được các khái niệm về nội dung và hình thức.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Chọn một và tác phẩm văn xuôi và thơ đã học, tập phân tích đề tài, chủ đề, tư tưởng văn bản, cảm hứng nghệ thuật, ngôn từ, kết cấu, thể loại.
- Làm bài tập 2 SGK/ 130
- Soạn bài: Các thao tác nghị luận.
I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
1. Các khái niệm thuộc về nội dung của VBVH
- Các khái niệm thuộc nội dung của văn bản văn học bao gồm: Đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề, cảm hứng nghệ thuật
a. Đề tài:
- Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết về đề tài nông dân.
- Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
b Chủ đề:
- Ví dụ “Tắt đèn” có chủ đề: Miêu tả nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ sưu thuế ngặt nghèo của thực dân và phong kiến địa chủ. Đồng thời miêu tả mâu thuẫn giữa nông dân với bọn cường hào quan lại.
- Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. Chủ đề không lệ thuộc vào độ dài ngắn của văn bản và mỗi văn bản có thể có nhiều chủ đề.
c. Tư tưởng:
- Ví dụ: “Tắt đèn” thể hiện sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc và gắn bó máu thịt với người nông dân của nhà văn lão thành Ngô Tất Tố. Đồng thời thể hiện thái độ tố cáo, lên án gay gắt của nhà văn với bọn quan lại, địa chủ.
- Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, con người được thể hiện trong tác phẩm.
d Cảm hứng nghệ thuật: Là tình cảm chủ yếu của văn bản. Đó là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà nhuần nhuyễn trong văn bản.
Ví dụ: Cảm hứng trong “Tắt đèn” là yêu thương và căm giận
2. Các khái niệm về hình thức của văn bản
a. Ngôn từ: Đây là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học
Là từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm-> chọn lọc, biểu cảm, hàm xúc, đa nghĩa.
b. Kết cấu: Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh có ý nghĩa.
c. Thể loại: Là quy tắc tổ chức hình thức văn bản sao cho phù hợp với nội dung văn bản.
II. ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học
1. Nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng-> nội dung có giá trị là có tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới chân- thiện- mí và tự do, dân chủ.
2. Hình thức: ngôn từ, kết cấu, thể loại-> hình thức phải phù hợp với nội dung, cần mới mẻ, hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao.
=> Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văn học.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Câu 1- SGK
Đề tài: Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan viết về người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến (quan lại, cường hào địa chủ ở nông thôn).
Song có khác: Ngô Tất Tố viết về chế độ sưu thuế bức tử người nông dân. Nguyễn Công Hoan lại viết về cho vay nặng lãi của quan lại địa chủ, thực chất là dồn ép người nông dân đến bước đường cùng.
File đính kèm:
- Tiet 94- ND va HT cua VBVH.doc