Ngày dạy: 23/10 ( 12H)
A/ YÊU CẦU:
- Học sinh nắm được những tiền đề chung về sự phát triển của văn học Việt Nam 1945-1975.
- Nắm được những thành tựu của văn học qua các giai đoạn phát triển và một vài đặc điểm chung của văn học Việt nam từ Cách mạng tháng Tám 1945- 1975.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK Văn học 12 tập I
- Một số tài liệu khác
C/ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
- áp dụng phương pháp nghiên cứu, chia nhóm thảo luận
D/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết thứ 17-18-19- khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 ( 3 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 17-18-19 (PPCT):
Khái quát Văn học Việt nam
từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
( 3 tiết)
Ngày soạn: 21/10
Ngày dạy: 23/10 ( 12H)
A/ Yêu cầu:
- Học sinh nắm được những tiền đề chung về sự phát triển của văn học Việt Nam 1945-1975.
- Nắm được những thành tựu của văn học qua các giai đoạn phát triển và một vài đặc điểm chung của văn học Việt nam từ Cách mạng tháng Tám 1945- 1975.
B/ Phương tiện thực hiện:
- SGK Văn học 12 tập I
- Một số tài liệu khác
C/ Phương pháp tiến hành:
- áp dụng phương pháp nghiên cứu, chia nhóm thảo luận
D/ Tiến trình bài giảng:
tg
Phần việc của học sinh
Phần việc của giáo viên
Bổ sung
Hãy nêu những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học để nền văn học CM đạt được nhiều thành tựu
Đặc điểm chung của nền văn học mới là gi?
Lực lượng sáng tác là ai?
Điều gì đã kích thích sự sáng tạo của các nhà văn?
Đối tượng phản ánh chủ yếu của văn học là gì?
Đối tượng đó thể hiện cụ thể ntn trong tác phẩm văn học?
Truyện ngắn và ký có những thành tựu gì?
Nhược điểm của truyện ngắn và ký thời kỳ này?
THành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này?
Hãy kể ra các TGTPTB?
Nội dung tiêu biểu của văn xuôi giai đoạn này?
Hãy nêu những nét tiêu biểu về ND và NT của thơ ca giai đoạn này?
Văn xuôi giai đoạn này có nội dung chính nào?
Nội duing thơ ca giai đoạn này?
Nt thơ ca giaiđoạn này?
Chia ba nhóm thảo luận , các nhóm cử đại diện trình bày lần lượt các đặc điểm chung .
Học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản
I/ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng tạo của nhà văn cho nền văn học cách mạng
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc đồng thời mở ra một thời kỳ mới cho văn học Việt nam:
1, Nền văn học mới:
- Nền VH cách mạng ra đời, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Văn học trở thành một hoạt động tinh thần phong phú phục vụ có hiệu quả cho đấu tranh CM và phát triển xã hội.
- Đảng đã xác định cho Văn học lập trường n hân dân. Nhân dân vừa là cội nguồn cảm hứng sáng tạo vừa là đối tượng thưởng thức.Nhà văn phải đứng trên lập trường nhân dân đề nhận thức và giải quyết vấn đề.
- Văn học mới phải biết phát huy và khai thác thế mạnh của truyền thống. Tính nhân đạo và tính dân tộc luôn luôn là phương châm và chuẩn mực cho các tác phẩm văn chương.
- Văn học mới phải phát triển sức sáng tạo và tinh hoa văn học các dân tộc anh em.
2, Lực lượng sáng tác mới:
- Họ là những thanh niên trí thức tham gia công tác cách mạng.
- Họ có quan điểm đúng đắn về trách nhiệm của người cầm bút trước vận mệnh đất nước.
- Họ đã thể hiện được không khí của thời đại, của cuộc kháng chiến cứu nước và công cuộc xây dựng Tổ quốc.
- Họ là những nhà văn- chiến sỹ.
II/ Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương.
1, Hiện thực cách mạng khơi nguồn cảm hứng sáng tạo:
- Hiện thực cách mạng vô cùng phong phú, thực tế cuộc sống là chất liệu giàu có và nhiều màu vẻ. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước ở Miền Bắc sau 1954. Hiện thực vô cùng mới mẻ và sôi động đó đã khơi nguồn cảm hứnấnngs tác cho các nhà văn.
2, Hiện thực cuộc sống là đối tượng phản ánh chủ yếu của văn học thời kỳ này.
a, Trong đời sống cách mạng, có biết bao câu chuyện, bao cuộc đời, bao tâm gương chiến đấu và lao động đẹp đẽ và cảm động. Nhiều T/p VH đã lấy chính những chất liệu sống ấy để xây dựng hình tượng nghệ thuật.
- Thời kỳ này thể ký và ghi chép phát triển mạnh mẽ
VD: Ký sự Cao lạng- Nguyễn Huy Tưởng, Sông Đà - Nguyễn Tuân
- Nhiều tiểu thuyết đã xây dựng nhân vật chính trên cơ sở nguyên mẫu
VD: Một chuyện chép ở bệnh viện, Đất nước đứng lên, Hòn Đất.
- Những sự kiện cách mạng lớn đã đi vào trong T/pVH
VD: Dấu chân người lính- chiến dịch Khe sanh, Đất nước đứng lên.
b, Đời sống hiện thực bộc lộ nhiều vẻ đẹp, gợi nhiều niềm vui dễ làm nảy sinh nhiều cảm hứng lãng mạn, đặc biệt là chất trữ tình cách mạng.
VD: Thơ Xuân Diệu, Huy Cận, thơ Chế lan Viên.
c, Cuộc chiến đấu của dân tộc tạo nên cảm hứng sử thi trong văn học.
VD: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Dấu chân người lính.
III/ Những thành tựu của văn học qua các thời kỳ phát triển:
1, Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946-1954:
a, Truyện ngắn và ký:
* Đây là những thể loại cơ động, linh hoạt mở đầu cho văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
- Hình ảnh người chiến sỹ quân đội chính quy được khắc hoạ rất đẹp. ( Truyện ký của Trần Đăng, Nam Cao).
- Quan niệm mới mẻ, tiến bộ về cách nhìn cuộc sống, chỗ đứng trong cuộc sống của nhà văn.
- Hình ảnh nhân dân trong kháng chiến, h/ả con người mới trong lao động sản xuất...cũng được nhắc đến trong văn học giai đoạn này ( Làng- Kim Lân, Cỏ non-Hồ Phương)
* Từ 1950-1954, văn xuôi Cm có sự phát triển mới, xu hướng viết dài, đề tài và thể loại phong phú hơn.
- Khai thác đề tài mới mẻ về công n hân, về cuộc klháng chiến, về người nông dân. Đề tài cũ về số phận con người đã được viết theo một cách mới.
* Thành tựu nổi bật: Nhiều tác phẩm được giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt nam.
* TGTPTB: SGK
* Nhược điểm:
Các tác phẩm chưa đi sâu phản ánh những mặt khác nhau của cuộc sống, trạng thái tâm lý nhân vật ít được miêu tả, viết về đám đông thành công hơn là viết về cá thể.
b, Thơ ca:
* ND: Có nhiều thành tựu đáng kể, tập trung miêu tả hình ảnh nhân dân trong kháng chiến, thể hiện chân thực và cảm động những tình cảm cao đẹp của con người: tình quân dân, tình đồng chí, tình cảm kính yêu lãnh tụ, tình yêu quê hương đất nước.
* NT: Thơ hướng về về dân tộc, khai thác n hiều thể thơ, chất liệu dân tộc.
* TGTPTB: Nhiều bài thơ hay có sức sống lâu bền như: thơ Hồ Chí Minh, Tây tiến, Bên kia sông Đuống, Đất nước- NĐT, Việt Bắc .
c, Nghệ thuật sân khấu :
Hướng về nông thôn với những vở kịch nhỏ phản ánh sinh hoạt và những tấm gương trong kháng chiến.
2, Giai đoạn xây dựng hoà bình, chủ nghĩa xã hội 1955-1964
a, Văn xuôi:
*ND:
- Tiếp tục viết về cuộc kháng chiến của dân tộc với cái nhìn sâu và bao quát hơn.
- Đề tài về cuộc đời cũ được viết lại với cái nhìn, khả năng phân tích và khái quát mới
- Đề tài về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa thu hút được cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà văn nhưng thành công còn ít.
- Cuộc sống, cảnh vật, con người Miền nam được viết một cách khá hấp dẫn trong tác phẩm của các nhà văn Nam bộ.
* NT: Đã được nâng cao hơn, hiện đại hơn
* TGTPTB: SGK
b, Thơ ca:
Là giai đoạn mà thơ ca có được mùa gặt bội thu
* ND:
- Các nhà thơ tìm được cảm hứng sáng tạo mới mẻ từ hiện thực và vẻ đẹp của con người đang hăng say xây dựng cuộc sống mới.
- Cảm nhận sâu sắc về nôi đau đất nước bị chia cắt, lòng nhớ thương miền Nam và sau này là tiếng nói cổ vũ cho cuộc đấu tranh thống n hất đất nước ở miền Nam.
* NT:
- Có nhiều sự sáng tạo mới mẻ, tứ thơ đẹp chân thực ngôn ngữ thơ sáng tạo và giàu cảm xúc.
* TGTPTB: SGK
c, Kịch:
Có những phát triển đáng kể, được sáng tác và dàn dựng công phu hơn. kịch nói nước ngoài cũng xuất hiện nhiều hơn.
3, Giai đoạn chống Mỹ cứu nước 1965-1975:
a, Văn xuôi:
* ND: Có nhiều thành tựu phong phú, các tác phẩm được tăng cường chất liệu hiện thực, giàu chất lý tưởng, phản ánh kịp thời từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Văn xuôi phát triển ở cả hai miền Nam Bắc.
* TGTPTB: SGK
b, Thơ ca:
Đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các nhà thơ đều cũng cả nước ra trận. Được bổ sung một đội ngũ đông đảo các nhà thơ trẻ tài năng và sung sức.
* ND: Tập trung vào chủ đề yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vào hình ảnh đfất nước và nhân dân anh hùng.
* NT:
- Phát triển thêm về chất lý luận và suy tưởng.
- Hình tượng thơ đậm nét và gợi cảm hơn.
* TGTPTB: SGK
3, Kịch:
Có nhiều thành tựu, phản ánh xung đọt giữa n hân dân và kẻ thù, giữa cuộc sống riêng và sự hy sinh cho đất nước.
4, Văn học ở đô thị miền Nam: thể hiện khát vọng tự do, phê phán những mặt trái của xã hội
IV/ Một vài đặc điểm chung
1, Lý tưởng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này
+ Lý tưởng nổi bật: Lý tưởng yêu nước, yêu CNXH
+ Lý tưởng đó trở thành cảm hứng cao đẹp, chi phối những trang viết của các nhà văn
- Khai thác các sự kiện lớn lao của dân tộc nên nhiều tác phẩm mang tầm vóc thời đại
- Là vũ khí có hiệu quả phục vụ cho đấu tranh cách mạng.
-Lả sự hội tụ của những giá trị văn học của các dân tộc anh em.
2, Nền văn học Cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc:
- Văn học đuc kết và miêu tả được nhiều giá trị cao đẹp về nhân dân anh hùng ( con gnười mới khoả khoắn, trẻ trung)
- Các tác phẩm văn học được viết bằng tâm huyết và cả bằng xương máu của các nhà văn.
3, nền văn học có nhiều thành tựu về phát triển các thể loại và phong cách tác giả:
* Văn học có sự phát triển đồng đều về thể loại:
+ Thơ: Nhiều bài thơ hay
+ Truyện ngắn: có nhiều thành cfông rõ rệt
+ Tiểu thuyết: Có bước phát triển quan trọng, dần dần đi đến chỗ hoàn thiện
+ Lý luận phê bình: Có nhiều thành tựu, Đội ngũ sáng tác đông đảo, chuyên nghiệp hơn, hình thành chuẩn mực và phương pháp mới.
* Hình thành nhiều phong cách sáng tác:
- Các nhà văn lớp trước mở rộng và đổi mới phong cách
- các nhà văn trẻ trư\ởng thành trong kháng chiến có nhiều phong cách đa dạng
V/ Củng cố, nhắc nhở:
- Học sinh chuẩn bị bài Lập luận trong văn nghị luận
File đính kèm:
- Khai quat van hoc Viet Nam tu cach mang thang Tam 1945 1975.doc