Giáo án Ngữ văn 10 Trường THPT Hựu Thành

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

 1. Kiến thức :

- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS : yêu cầu , phương pháp thuyết minh.

- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng :

 Lựa chọn hình thức kết cấu và sử dụng kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp : KTSS

2. Kiểm tra bài cũ :

- Câu 1 : Trình bày những nét chính về nhà thơ Ba-sô ? Thơ hai-cư và những đặc điểm của thơ hai-cư ?

- Câu 2 : Nêu ý nghĩa văn bản về Thơ hai-cư của Ba-sô ?

3. Bài mới :

  Lời vào bài : việc lựa chọn hình thức kết cấu cho bài văn thuyết minh là không dễ dàng. Điều này đòi hỏi người viết phải nắm vững lý thuyết về các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài : Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

 

doc125 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Trường THPT Hựu Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tuần : 18 - Tiết PPCT : 53 - Ngày soạn : 10/12/2011 CAÙC HÌNH THÖÙC KEÁT CAÁU CUÛA VAÊN BAÛN THUYEÁT MINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : - Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. - Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến thức : - Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS : yêu cầu , phương pháp thuyết minh. - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng : Lựa chọn hình thức kết cấu và sử dụng kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : KTSS 2. Kiểm tra bài cũ : - Câu 1 : Trình bày những nét chính về nhà thơ Ba-sô ? Thơ hai-cư và những đặc điểm của thơ hai-cư ? - Câu 2 : Nêu ý nghĩa văn bản về Thơ hai-cư của Ba-sô ? 3. Bài mới : @ Lời vào bài : việc lựa chọn hình thức kết cấu cho bài văn thuyết minh là không dễ dàng. Điều này đòi hỏi người viết phải nắm vững lý thuyết về các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài : Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY HOÏAT ÑOÄNG CUÛA TROØ NOÄI DUNG CAÀN ÑAÏT ²GV gọi HS đọc ngữ liệu I ( lưu ý HS đọc 2 văn bản ở mục I ). ²GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo hệ thống câu hỏi ở trang 168 ( thời gian 7 phút ). Câu hỏi đinh hướng ở SGK. ¯Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản ? ¯Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản ? ¯Phân tích cách sắp xếp ... cơ sở của cách sắp xếp ấy ? ¯Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng loại văn bản ? ¯Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản ? ¯Phân tích cách sắp xếp các ý ... cơ sở của sự sắp xếp ấy ? ²GV quan sát, định hướng, giải đáp những thắc mắc cho các nhóm trong quá trình thảo luận nếu có. ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung bằng bảng phụ. ¯Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu nào ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung bằng bảng phụ. ²GV gọi HS đọc ngữ liệu II – luyện tập ( bài tập 1,2 ). ²GV gợi ý HS cách làm bài tập 1. 2, trên cơ sở đó HS về nhà tiếp tục làm. òHS đọc ngữ liệu theo yêu cầu của giáo viên. òHS thảo luận nhóm theo câu hỏi định hướng trong SGK. òNhóm 1, 3 -> Phân tích kết cấu của văn bản : “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” òNhóm 2, 4 -> Phân tích kết cấu của văn bản : “ Bưởi Phúc Trạch”. òHS văn bản thuyết minh có các hình thức kết cấu sau : - Theo trình tự thời gian. - Theo trình tự không gian. - Theo trình tự lôgíc. - Theo trình tự hỗn hợp. òHS đọc ngữ liệu của bài tập 1, 2. òHS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. I. Tìm hiểu chung : 1. Kết cấu của văn bản thuyết minh : a. Xét các ngữ liệu : rPhân tích kết cấu của văn bản : “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” *Câu a : + Mục đích thuyết minh : giới thiệu với người đọc về - Thời gian. - Địa điểm. - Diễn biến lễ hội thổi cơm thi. - Ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ. *Câu b : một số ý chính của văn bản : + Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội. + Diễn biến lễ hội : - Thi nấu cơm. - Chấm thi. + Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người lao động. *Câu c : các ý của văn bản được sắp xếp theo : + Trình tự lôgíc : - Giới thiệu thời gian. - Địa điểm. - Diễn biến. - Ý nghĩa lễ hội. + Trình tự thời gian : - Thủ tục cuộc thi. - Diễn biến. - Chấn thi. rPhân tích kết cấu của văn bản : “ Bưởi Phúc Trạch”. *Câu a : + Mục đích thuyết minh : Văn bản thuyết minh về một trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh là bưởi Phúc Trạch. Qua văn bản, người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn và sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch. * Câu b : văn bản gồm một số ý chính. + Hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch. + Hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch. + Sự hấp dẫn và sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch. *Câu c : các ý của văn bản được sắp xếp. + Trình tự không gian : từ ngoài vào trong ( giữa các ý thứ nhất và ý thứ hai ). + Trình tự lôgíc : các phương diện khác nhau của quả bưởi ( hình dáng, màu sắc, hương vị, sự bổ dưỡng ), quan hệ nhân quả ( tương quan giữa các ý thứ nhất, ý thứ hai với ý thứ ba và ý thứ tư ; giữa các ý thứ ba và ý thứ tư ) b. Kết cấu của văn bản thuyết minh : Ghi nhớ ( SGK tr 168 ) II. Luyện tập : *Bài tập 1 : Gợi ý : - Giới thiệu chung về bài thơ. - Thuyết minh giá trị nội dung. - Thuyết minh giá trị nghệ thuật. *Bài tập 2 : Gợi ý : + Có thể chọn một di tích, thắng cảnh ở vùng quê, hoặc nổi tiếng của đất nước. + Xác định nội dung thuyết minh. - Vị trí, quang cảnh, sự tích, sự hấp dẫn, giá trị, ... để người đọc hình dung. + Kết hợp thuyết minh theo trình tự không gian, thời gian, lôgíc một cách linh hoạt. 4. Củng cố : GV chốt lại các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. 5. Dặn dò : - Tự đưa ra vấn đề thuyết minh và luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. - Về nhà học bài và tiếp tục làm bài tập. - Đọc và chuẩn bị bài : Lập dàn ý bài văn thuyết minh. - Tuần : 18 - Tiết PPCT : 53 - Ngày soạn : 10/12/2011 LAÄP DAØN YÙ BAØI VAÊN THUYEÁT THUYEÁT MINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Lựa chọn dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến thức : - Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh. - Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng : - Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc. - Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : KTSS 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi : Trình bày các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ? 3. Bài mới : ( lời vào bài ) HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY HOÏAT ÑOÄNG CUÛA TROØ NOÄI DUNG CAÀN ÑAÏT ¯Hãy nhắc lại bố cục 3 phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại vấn đề. ¯Bố cục 3 phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không ? Vì sao ? ¯So với phần mở bài ... có những điểm tương đồng và khác biệt nào ? ( SGK tr 169 ) ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại vấn đề. ¯Các trình tự sắp xếp ... có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không ? Vì sao ? ( SGK tr 169 ) ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại vấn đề. ²GV gọi HS đọc ngữ liệu II – SGK tr 169. ¯Hãy giới thiệu những đề tài thuyết minh mà em biết ? ¯Những công việc cần làm ở phần mở bài của văn bản thuyết minh ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung cần nắm. ¯Nhiệm vụ của phần thân bài ở văn bản thuyết minh là gì ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung cần nắm. ¯Hãy nêu nhiệm vụ của phần kết bài ở văn bản thuyết minh ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung cần nắm. ²GV gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2 SGK tr 171. ²GV tổ chức cho HS thảo luận theo 4 nhóm ( thời gian 8 phút ), nội dung trình bày trên giấy A0. ²GV quan sát, định hướng, giải đáp những thắc mắc nếu có. ²GV nhận xét diễn giảng và chốt lại nội dung bằng bảng phụ. òHS nhắc lại bố cục 3 phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS hiểu, so sánh để trả lời câu hỏi. òHS chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai phần mở bài và kết bài. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS gợi nhớ lại kiến thức cũ để trả lời và lí giải vấn đề. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS đọc ngữ liệu theo yêu cầu của GV. òHS giới thiệu những đề tài thuyết minh mà mình biết. òHS đọc SGK, phát hiện và trả lời câu hỏi. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS đọc SGK, phát hiện và trả lời câu hỏi. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS đọc SGK, phát hiện và trả lời câu hỏi. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS đọc ngữ liệu của bài tập 1, 2 theo yêu cầu của GV. + Nhóm 1 -> Bài tập 1. + Nhóm 2 -> Bài tập 2. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. I. Tìm hiểu chung : 1. Dàn ý bài văn thuyết minh : - Mở bài : giới thiệu sự việc, sự vật đời sống cụ thể của bài viết. - Thân bài : trình bày nội dung chính của bài viết. - Kết bài : nêu suy nghĩ và hành động của người viết. àPhù hợp, bởi lẽ văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn. Cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc trình bày sự việc. àNhìn chung là tương đồng giữa văn bản tự sự và thuyết minh ở 2 phần mở bài và kết bài. Song có điểm khác ở phần kết bài. * Ở văn bản tự sự chỉ cần nêu lên cảm nghĩ của người viết. *Ở văn bản thuyết minh phải trở lại đề tài thuyết minh, lưu lại những suy nghĩ cảm xúc lâu bền trong lòng đọc giả. Điều này thì văn bản tự sự không cần thiết. àĐiều này tùy thuộc vào từng đối tượng. Song nên đi ngược lại : từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên. + Trình tự chứng minh : chứng minh cụ thể ngắn gọn, tiêu biểu, không có sự phản bác trong văn thuyết minh. 2. Lập dàn ý bài văn thuyết minh : a. Xác định đề tài : - Đó là một danh nhân văn hóa. - Đó là người mà anh chị yêu thích và đã tìm hiểu kĩ. b. Lập dàn ý : *Mở bài : - Nêu đề tài bài viết. - Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm. - Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài. *Thân bài : - Tìm ý, chọn ý : + Các ý phải phù hợp với yêu cầu thuyết minh, không bị lạc đề. + Các ý phải đủ để làm rõ điều cần thuyết minh, không sơ sài thiếu sót. - Sắp xếp ý : Các ý phải được sắp xếp theo một hệ thống thống nhất để không bị trùng lặp hay chồng chéo. *Kết bài : - Trở lại đề tài của bài thuyết minh. - Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả. rGhi nhớ -SGK II. Luyện tập : *Bài tập 1 : giới thiệu một tác giả văn học. Gợi ý : - Cách 1: Thân thế và sự nghiệp tác giả. + Thân thế : Tiểu sử ( từ khi sinh ra đến khi mất đi, từng giai đoạn trong cuộc đời ). + Sự nghiệp : tác phẩm của tác giả ( Chia theo giai đoạn, đề tài, thể loại, hình thức văn tự ). - Cách 2 : Thân thế và sự nghiệp tác giả theo từng giai đoạn trong cuộc đời. *Baøi taäp 2 : Giôùi thieäu veà moät taám göông hoïc toát. a. Môû baøi : giôùi thieäu chung tấm gương ấy laø ai ? ôû ñaâu, ... ? b. Thaân baøi : - Hoaøn caûnh gia ñình, moâi tröôøng hoïc taäp. - Quaù trình phaán ñaáu vaø keát quaû trong hoïc taäp. c. Keát baøi : - Khaúng ñònh veà taám göông hoïc taäp. - Suy nghó veà baøi hoïc ruùt ra cho baûn thaân vaø moïi ngöôøi. 4. Củng cố : - Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh. - Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh. 5. Dặn dò : - Về nhà học bài và tiếp tục làm bài tập. - Đọc và soạn bài : “Phú sông Bạch Đằng” – Trương Hán Siêu. - Tuần : 20 - Tiết PPCT : 55, 56 - Ngày soạn : 22/12/2011 PHUÙ SOÂNG BAÏCH ÑAÈNG ( Baïch Ñaèng giang phuù ) Tröông Haùn Sieâu I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài “Phú sông Bạch Đằng” qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả. - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú đặc biệt là những nét đặc sắc của bài “Phú sông Bạch Đằng”. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến thức : - Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. - Sử dụng lối chủ - khách đối đáp, cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng ... 2. Kĩ năng : Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : KTSS 2. Kiểm tra bài cũ : - Câu 1 : Hãy nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ? - Câu 2 : Hãy nêu cách lập dàn ý bài văn thuyết minh ? 3. Bài mới : ( lời vào bài ) HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY HOÏAT ÑOÄNG CUÛA TROØ NOÄI DUNG CAÀN ÑAÏT ¯Hãy giới thiệu những nét chính về cuộc đời của Trương Hán Siêu ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung chính. ¯Nêu thể loại, hoàn cảnh ra đời của bài “Phú sông Bạch Đằng” ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung chính. ²GV gọi HS đọc lại văn bản. ²GV hướng dẫn HS cách chia bố cục và nội dung từng phần của bố cục. ¯Mở đầu bài phú là “nhân vật khách”. Em hãy tìm hiểu : Mục đích dạo chơi thiên nhiên chiến địa của khách ? ¯Khách là người có chí lớn, có tâm hồn như thế nào qua việc nhắc đến địa danh lịch sử của Trung Quốc và miêu tả những địa danh lịch sử của đất Việt ? ¯Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng : phấn khởi tự hào ? Buồn thương nuối tiếc vì những giá trị đang lùi vào trong quá khứ ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại vấn đề. ... Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng, tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích. Buồn đau, nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết. ¯Vai trò, hình tượng các bô lão trong bài phú ? ¯Chiến tích trên sông Bạch Đằng được gợi lên như thế nào qua lời kể của các bô lão ? ¯Thái độ và giọng điệu của họ trong khi kể chuyện ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung. ¯Cảm nhận của em về lời ca cũng là lời bình của khách ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung. ¯Hãy chỉ ra những bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài phú ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nghệ thuật. ¯Hãy nêu ý nghĩa của văn bản ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung. òHS dựa vào tiểu dẫn để giới thiệu về tác giả Trương Hán Siêu. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung. òHS nêu thể loại, hoàn cảnh sáng tác của bài phú. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung. òHS đọc lại văn bản. òHS chia bố cục và xác định nội dung theo bố cục đã tìm. òHS thảo luận nhóm theo đơn vị bàn để trình bày ( thời gian 4 phút ). òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS nhận xét về vai trò của các bô lão trong bài phú. HS đọc, phát hiện và trả lời câu hỏi. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS đọc – hiểu và trả lời câu hỏi. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS liệt kê những bút pháp nghệ thuật được sử dụng ở bài phú. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS nêu ý nghĩa văn bản. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : - Trương Hán Siêu ( ?- 1354 ) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am – Yên Ninh vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, từng giữ nhiều chức vụ trong xã hội thời Trần. - Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông – nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng. 2. Tác phẩm : - Thể loại : phú cổ thể. - Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần có dấu hiệu suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại. II. Đọc – hiểu văn bản : 1. Hình tượng nhân vật “khách” : - Nhân vật “khách” xuất hiện với tâm hồn khoáng đạt, có hoài bảo lớn lao. Tráng chí bốn phương của “Khách”được gợi lên qua hai loại địa danh ( Trung Quốc và những địa danh của đất Việt ) - Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc. 2. Hình tượng các bô lão ( có thể là nhân dân địa phương, có thể là hư cấu ) - Các bô lão đến với khách bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. Sau một câu hồi tưởng về việc “ Ngô chúa phá Hoằng Thao”, các bô lão kể cho khách nghe về chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”( Kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào ). Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích ... - Sau lời kể về trận chiến là lời suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng : chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua khẳng định vị trí, vai trò của con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc. - Cuối cùng là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị tuyên ngôn về chân lý : bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. 3. Lời ca cũng là lời bình của khách : Ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân” , đồng thời ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận, vừa khẳng định chân lí : Trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ là “đất hiểm” mà quan trọng hơn là bởi ta có “đức cao”. III. TỔNG KẾT : 1. Nghệ thuật : - Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng ... - Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương ... 2. Ý nghĩa văn bản : Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc. 4. Củng cố : - Hình tượng khách trong bài thơ hiện lên như thế nào ? - Em hiểu gì về hình tượng các bô lão ? 5. Dặn dò : - Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời ca của nhân vật khách ở cuối bài thơ : “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”? - Học bài và làm bài tập trên. - Đọc và soạn bài : “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi ( Phần một : Tác giả ). - Tuần : 20 - Tiết PPCT : 52 - Ngày soạn : 21/12/2011 TRAÛ BAØI VIEÁT SOÁ 4 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : - Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. - Nhằm củng cố lại kiến thức phần đọc – hiểu văn bản của chương trình ngữ văn học kì I. - Vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến thức : - Trình bày ý kiến về chủ đề “Những con người vượt lên số phận”. - Hào khí của dân tộc thời Trần. - Khát vọng hào hùng của trang nam tử thời Trần ( khao khát lập công danh, đem lại tài trí “báo quốc” ). - Tiếng khóc đồng cảm sâu sắc của tác giả cho số phận Tiểu Thanh – người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh. - Tiếng lòng khao khát tri âm của nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm. 2. Kĩ năng : - Học sinh biết làm một bài văn nghị luận xã hội để trình bày ý kiến của cá nhân. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Học sinh biết làm một bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ trung đại. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : KTSS 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : ( lời vào bài ) HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY HOÏAT ÑOÄNG CUÛA TROØ NOÄI DUNG CAÀN ÑAÏT ²GV chép đề lên bảng. ¯Hãy chọn một chi tiết thần kỳ trong truyện cổ tích “Tấm Cám” và chỉ ra ý nghĩa của nó ? ¯Nêu ý nghĩa văn bản của truyện cổ tích “Tấm Cám” ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung cần nắm. ²GV chép đề lên bảng. ²GV hướng dẫn HS phân tích đề. ¯Theo em, với đề bài trên chúng ta cần làm rõ những ý chính nào ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại vấn đề. ²GV hướng dẫn HS cách chọn đề cho phần riêng. ¯Hãy trình bày những nội dung cần phân tích ở bài thơ “Tỏ lòng” của nhà thơ Phạm Ngũ Lão ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại vấn đề cần nắm. ¯Hãy trình bày những nội dung cần phân tích ở bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của nhà thơ Nguyễn Du ? ²GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại vấn đề cần nắm. ²GV nhận xét bài làm của HS ở dạng khái quát nhất về ưu khuyết điểm. ²GV chọn và đọc một phần của những bài viết có sự sáng tạo và đạt hiệu quả cao. ²GV cụ thể hóa những hạn chế về diễn đạt qua một số bài làm cụ thể. GV rút ra những kinh nghiệm cho HS khắc phục. ²GV thống kê và thông báo kết quả bài làm của HS. òHS theo dõi và ghi đề vào tập. òHS chọn một chi tiết thần kì và nêu ý nghĩa của nó. òHS nêu ý nghĩa văn bản của truyện cổ tích “Tấm Cám”. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS theo dõi và ghi đề vào tập. òHS theo dõi và cùng với GV phân tích đề. òHS nêu những ý chính cần có ở đề bài trên. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS lắng nghe và rút kinh nghiệm. òHS trình bày những nội dung cần phân tích ở bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS trình bày những nội dung cần phân tích ở bài thơ “Đọc Tiểu Thanh ký” của nhà thơ Nguyễn Du ? òHS nghe giảng và ghi nhận nội dung bài. òHS cần rút ra những kinh nghiệm thiết yếu nhất để bài làm sau tốt hơn. òHS cần rút ra những kinh nghiệm thiết yếu nhất để bài làm sau tốt hơn. òHS theo dõi kết quả bài làm của mình và lớp. I. PHẦN CHUNG : ( 5.0 điểm ) Câu 1 : ( 2.0 điểm ) “Tấm Cám” là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích thần kỳ. Anh ( chị ) hãy : a. Chọn một chi tiết thần kỳ và chỉ ra ý nghĩa của nó. b. Nêu ý nghĩa văn bản. Gợi ý : a. Chọn và phân tích ý nghĩa một chi tiết thần kỳ trong văn bản chính xác. b. Ý nghĩa văn bản : * Ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác. * Niềm tin của nhân dân vào công lí chính nghĩa ( hoặc ước mơ về xã hội công bằng và hôn nhân hạnh phúc ). Câu 2 : ( 3.0 điểm ) Viết một bài văn nghị luận xã hội ( 400 từ ). Thầy Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng vẫn kiên trì viết chữ bằng chân, học đại học, đi dạy và trở thành Nhà giáo ưu tú, nhà văn. Ông Trần Văn thước bị tai nạn lao động, bị gãy cột sống, liệt nửa người, phải di chuyển bằng nạng gỗ, vừa bán hàng tại nhà vừa viết văn. Gần hai mươi năm nay, ông đã viết được 6 truyện ngắn, 2 tiểu thuyết, hàng trăm bài bút ký. Từ hai câu chuyên trên, anh ( chị ) hãy viết một bài văn để trình bày cảm nghĩ của bản thân về chủ đề “Những con người vượt lên số phận”. Gợi ý : 1. Nêu vấn đề cần nghị luận. 2. Trình bày ý kiến về chủ đề “Những con người vượt lên số phận”. 2.1. Suy nghĩ về những con người không chịu thua số phận : * Số phận nằm trong tay mỗi người -> quyết tâm vượt lên chính mình, vượt lên hoàn cảnh để tạo dựng cuộc sống cho mình. * Sống bằng sức lao động của bản thân, sống hữu ích cho xã hội -> giàu nghị lực sống, biết sống đẹp. 2.2. Tình cảm đối với những con người đó ) khăm phục, trân trọng, quí mến, ... ) -> tấm gương tốt về ý chí, khát vọng sống. 2.3. Nhìn lại thực trạng : một số cá nhân rơi vào nghịch cảnh đã đầu hàng số phận hoặc sống tiêu cực ; gặp khó khăn dễ nản lòng, buông xuôi. 3. Bài học của bản thân. II. PHẦN RIÊNG : ( 5.0 điểm ) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu. Câu 3a : Theo chương trình chuẩn. Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Gợi ý - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và luận đề. - Hào khí của dân tộc thời Trần. * Hình ảnh người tráng sĩ với tư thế hiên ngang và vẻ đẹp kỳ vĩ mang tầm vóc vũ trụ. * Hình ảnh “ba quân” với sức mạnh hùng dũng và khí thế quyết chiến thắng. -> Hào khí Đông A của một thời lịch sử. - Khát vọng hào hùng của trang nam tử thời Trần ( khao khát lập công danh, đem lại tài trí “báo quốc” ). -> Mong muốn tận hiến cho tròn nợ nước non. Đó là lẽ sống lớn vì sơn hà xã tắc. * Thành công về nghệ thuật : hình ảnh thơ hùng tráng, ngôn ngữ hàm súc, điển tích sâu sắc ... * Bài thơ là lời “tỏ lòng” chân thành, đầy hoài bão của tác giả -> ca ngợi vẻ đẹp của con người thời Trần và tự hào về khí thế hào hùng của dân tộc. Câu 3b : Theo chương trình nâng cao. Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du. Gợi ý - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và luận đề. - Tiếng khóc đồng cảm sâu sắc của tác giả cho số phận Tiểu Thanh – người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh. * Cuộc đời dâu bể -> xót cho một thân phận bị quên lãng. * Cuộc đời Tiểu Thanh -> thấu hiểu cho số phận bi thương. * Quy luật : “tài mênh tương đố” của số kiếp giai nhân, tài tử -> đồng cảnh nên đồng cảm sâu sắc. - Tiếng lòng khao khát tri âm của nhà thơ gửi gắm. * Thành công về nghệ thuật : phép đối chặt chẽ, hình ảnh thơ mang ý nghiã biểu tượng, ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lý ... * Chủ nghĩa nhân đạo cao cả của Nguyễn Du vượt thời gian, vượt không gian để đến với những thân phận đau khổ của nhân loại. r Nhận xét ưu khuyết điểm của bài làm : * Ưu điểm : Một số bài làm : - Có kiến thức và kĩ năng làm bài nhất định. - Trả lời khá đầy đủ nội dung của câu hỏi 1. - Hiểu được nội dung cần nghị luận ở bài văn nghị luận xã hội ngắn và trình bày được các ý cơ bản cần đạt. - Về cơ bản phân tích được bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão và bài

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 10 HKII CHUAN.doc
Giáo án liên quan