Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 11 Tiết 32 Đọc văn: CẢNH NGÀY HÈ ( Nguyễn Trãi)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi

- Nhận thức được đặc điểm thơ Nôm Nguyễn Trãi

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức

- Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động

- Hình ảnh kì vĩ, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu một bài thơ đường luật

- Tự nhận thức về giá trị cuộc sống cho bản than

- Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cội nguồn giá trị chân chính và sâu sắc nhất của mỗi con người chính là quê hương xứ sở

- Xác định lối sống cao đẹp gắn liền với thiên nhiên, long thủy chung tình nghĩa với quê hương

3. Thái độ: Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng

C. PHƯƠNG PHÁP:.

 -Phương pháp: Phát vấn, quy nạp, tích hợp( với Lịch sử : từ thế kỷ X-XVI)

D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 1. Ổn định: 10a1 10a2 .

 2. Bài cũ: 10a1 10a2 .

Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tỏ lòng”. Phân tích hai câu thơ cuối để làm rõ cái tâm, cái chí của nhà thơ?

 3. Bài mới:

Nguyễn Trãi là một nhà thơ, một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc. Đặc biệt sáng tác của ông không chỉ có tính chính luận mà còn rất nhiều bài thơ chứa chan tình cảm yêu đời, yêu dân, yêu thiên nhiên, đất nước “ Bài cảnh ngày hè’ là một trong những bài thờ hay thể hiện ý kiến trên.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4693 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 11 Tiết 32 Đọc văn: CẢNH NGÀY HÈ ( Nguyễn Trãi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 24/ 10/ 2011 Tiết : 32 Ngày dạy: 26/ 10/ 2011 Đọc văn: CẢNH NGÀY HÈ ( Nguyễn Trãi) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi - Nhận thức được đặc điểm thơ Nôm Nguyễn Trãi B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động - Hình ảnh kì vĩ, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu một bài thơ đường luật - Tự nhận thức về giá trị cuộc sống cho bản than - Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cội nguồn giá trị chân chính và sâu sắc nhất của mỗi con người chính là quê hương xứ sở - Xác định lối sống cao đẹp gắn liền với thiên nhiên, long thủy chung tình nghĩa với quê hương 3. Thái độ: Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng C. PHƯƠNG PHÁP:. -Phương pháp: Phát vấn, quy nạp, tích hợp( với Lịch sử : từ thế kỷ X-XVI) D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định: 10a1……………………………………10a2……………………………………... 2. Bài cũ: 10a1……………………………………10a2……………………………………... Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tỏ lòng”. Phân tích hai câu thơ cuối để làm rõ cái tâm, cái chí của nhà thơ? 3. Bài mới: Nguyễn Trãi là một nhà thơ, một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc. Đặc biệt sáng tác của ông không chỉ có tính chính luận mà còn rất nhiều bài thơ chứa chan tình cảm yêu đời, yêu dân, yêu thiên nhiên, đất nước “ Bài cảnh ngày hè’ là một trong những bài thờ hay thể hiện ý kiến trên. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY - GV dặn HS học phần tác gia ?Em hãy nêu xuất xứ bài thơ? ? Chủ đề bài thơ đề cập đến là gì? Đọc hiểu văn bản. * HS đọc bài thơ, tìm hiểu từ ngữ khó. Lưu ýthể hiện cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng. * Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên ngày hè. - HS thảo luận nhóm: Khái quát bức tranh cảnh vật ngày hè và tài miêu tả của tác giả? Gợi ý: +Cách chọn tả màu sắc? Âm thanh? Thời gian? Cách dùng từ ngữ diễn tả trạng thái của cảnh vật? Cách ngắt nhịp ở câu 3,4? - Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung ý kiến … - GV gợi mở, chốt vấn đề cơ bản và phân tích sâu hơn một số khía cạnh của vấn đề để thấy rõ nét đặc trưng của cảnh và sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. * Tìm hiểu tâm sự của Nguyễn Trãi - HS thảo luận nhóm: ? Mở đầu bài thơ NT nói thế nào về sự nhàn rỗi của bản thân? Suy nghĩ của em về cách nói đó? ? Hai câu thơ cuối còn giúp em hiểu gì về tấm lòng của NT? Sự thay đổi âm tiết ở câu cuối có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc? + Liên hệ với cách nói về sự thanh nhàn ở trên -> khái quát vẻ đẹp nhân cách của NT? - Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung ý kiến… ? Qua phân tích em hãy nêu lên những cảm nhận chung về thành công nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa của bài thơ? HS trình bày ý kiến -> GV chốt ghi nhớ. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.Tác giả: học trong phần tác gia 2. Tác phẩm - Xuất xứ: bài số 43 thuộc chum Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập - Chủ đề: Bộc lộ nỗi long, chí hướng của tác giả II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1 Đọc – hiểu chú thích 2.Tìm hiểu văn bản: a/ Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên - Hình ảnh: hòe: đùn đùn, thạch lựu: phun trào, sen: đang độ nức -> bằng những động từ mạnh, hình ảnh sống động, tràn đầy sức sống - Màu sắc : lá hòe: xanh, thạch lựu: đỏ, sen hồng -> Màu sắc đạm đà - Âm thanh : lao xao chợ cá-> quen thuộc Tiếng ve: dắng dỏi –> đặc trưng của ngày hè. - Thời gian: “ tịch dương”: mặt trời sắp lặn. - Cách ngắt nhịp: không bình thường ở câu 3,4 ( ¾) càng thu hút sự chú ý => Thiên nhiên và con người tràn đầy sức sống b. Niềm khát khao cao đẹp - Rồi: rảnh rỗi. - Ngày trường: ngày dài. - Ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hòa để “ Dân giàu đủ kháp đòi phương” => Lấy Nghiêu, Thuấn làm gương răn mình để bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân 3.Tổng kết a. Nghệ thuật: - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích - Sử dụng từ láy độc đáo b. Ý nghĩa văn bản: Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp: lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng bài thơ - Bài thơ giúp anh chị hiểu gì về Nguyễn Trãi? - Anh chị có nhận xét gì về Tiếng Việt trong bài thơ - Chuẩn bị bài Đọc thêm Vận nước, Hứng trở về, Cáo bệnh, bảo mọi người E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doccảnh ngày hè.doc