Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 1,2: tổng quan văn học Việt Nam

A. MỤC TIU BI HỌC:

- Kiến thức, kĩ năng:

 + Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.

 + Nắm được một cách khái quát tiến trình pht triển của văn học Viết.

 + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

+ Kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn v cc giai đoạn cụ thể.

- Giáo dục bảo vệ môi trường con người Việt Nam qua văn học.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY V TRỊ:

- Gio vin: Sgk, sgv, thiết kế bi giảng v cc ti liệu tham khảo.

- Học sinh: Sgk, cc ti liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bi cũ:

 Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học đã được học ở cấp hai

 3. Bi mới:

 Ở chương trình Ngữ văn cấp hai các em đã được học khá nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Lên chương trình ngữ văn cấp ba tiếp tuc dẫn dắt các em bước vào tìm hiểu thế giới lung linh đầy màu sắc của vườn hoa văn học, nhưng ở mức sâu rộng hơn. Bài học đầu tiên hôm nay có vị trí đặc biệt quan trọng, giúp các em có cái nhìn hệ thống hơn về diện mạo của nền văn học nước nhà. Đó là bài:

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 1,2: tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Tiết 1,2: Đọc văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức, kĩ năng: + Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. + Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học Viết. + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. + Kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể. Giáo dục bảo vệ mơi trường con người Việt Nam qua văn học. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học đã được học ở cấp hai 3. Bài mới: Ở chương trình Ngữ văn cấp hai các em đã được học khá nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Lên chương trình ngữ văn cấp ba tiếp tuc dẫn dắt các em bước vào tìm hiểu thế giới lung linh đầy màu sắc của vườn hoa văn học, nhưng ở mức sâu rộng hơn. Bài học đầu tiên hôm nay có vị trí đặc biệt quan trọng, giúp các em có cái nhìn hệ thống hơn về diện mạo của nền văn học nước nhà. Đó là bài: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Gọi 1 hs đọc phần I, sgk HS: Thảo luận nhóm, lập bảng so sánh giữa văn học dân gian và văn học viết. GV: Gọi 2 em đại diện 2 nhóm bất kỳ lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Sau đó GV sữa chữa, bổ sung các ý cho hoàn chỉnh GV: Gọi 1 hs đọc phần II, sgk GV: Chữ Hán du nhập vào nước ta khoản thời gian nào? Đóng vai trò gì đối với nền văn học Việt Nam? HS: Đứng tại chỗ trả lời, không thảo luận nhóm GV: Chữ Nôm ra đời vào khoản thờii gian nào? Đạt đến đỉnh cao vào khoản thời gian nào? Việc sáng tạo ra chữ Nôm và dùng chữ Nôm để sáng tác văn học chứng tỏ điều gì? GV: Văn học hiện đại chủ yếu viết bằng thứ chữ gì? HS: Một hs bất kỳ trả lời GV yêu cầu các em thảo luận về các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại. GV: Vẽ sơ đồ khuyết rồi cho các em thảo luận nhóm, điền vào những chổ khuyết và giải thích. HS: Thảo luận nhóm, 2 em đại diện hai nhóm bất kỳ lên bảng trình bày kết quả thảo luận. ¯ lưu ý: khi nói về các mối quan hệ, các em phải dẫn chứng cụ thể. GV: Diễn giảng, hệ thống lại các mục lớn của bài học, kẻ bảng tổng kết lên bảng giúp cho các em có cái nhìn tổng quát hơn về nền VHVN. Đồng thời khẳng định kết tinh tinh hoa của nền văn học Việt Nam là ba danh nhân văn hoá lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: Văn học dân gian - Là sáng tác tập thể của nhân dân lao động, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của họ, được truyền miệng từ đời này sang đời khác. - Thể loại: + Truyện cổ: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích,truyện cười, ngụ ngôn. + Thơ ca: tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ. + Sân khấu: chèo, tuồng, cải lương. Văn học viết - Là sáng tác của tri thức, được ghi lại bằng chữ viết, văn học viết mang dấu ấn của tác giả. - Thể loại: + Chữ Hán: Văn xuôi (truyện, ký, tiểu thuyết chương hồi), thơ (cổ phong, Đường luật, từ khúc), văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế). + Chữ Nôm: phần lớn là các thể thơ Nôm. 2. Qúa trình phát triển của văn học viết Việt Nam: Văn học trung đại: ( Từ TK X – hết TK XIX) a. Chữ Hán và văn học chữ Hán của người Việt: – Chữ Hán du nhập vào Việt Nam từ đầu công Nguyên, nhưng đến TK X thì văn học viết mới thực sự hình thành. – Chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp cận các học thuyết Nho, Phật, Lão. Sáng tạo các thể loại trên cơ sở ảnh hưởng các thể loại văn học Trung Quốc. - Thành tựu: tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Nguyễn Du… b. Chữ Nôm và văn thơ chữ Nôm của người Việt: – Chữ Nôm có thể đã xuất hiện từ lâu, nhưng văn học viết bằng chữ Nôm bắt đầu phát triển mạnh từ TK XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối TK XVIII – đầu TK XIX. – Chữ Nôm và văn học chữ Nôm phát triển là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền độc lập của dân tộc ta. - Các tác giả tiêu biểu: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Trãi… Văn học hiện đại: ( đầu TK XX đến hết TK XX) – Một mặc kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặc khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá. Ơû giai đoạn này chủ yếu là viết bằng chữ quốc ngữ. – Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu (sgk) 3. Con người Việt Nam qua văn học: 1 2 Con người 4 3 - Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên à Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên, thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức thẩm mỹ. - Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc à Sớm ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ cho dân tộc, yêu quê hương bảo vệ truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc. - Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội à Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền, cảm thông với những người dân bị áp bức, mơ ước về một xã hội công bằng. - Con người Việt Nam và ý thức về bản thân à Xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha… 4. Tổng kết: Sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam VĂN HỌC VIỆT NAM Hai bộ phận hợp thành Qúa trình phát triển - Văn học dân gian - Văn học viết Văn học trung đại( Xà XIX) - Chữ Hán - Chữ Nôm Văn học hiện đại (đầuXXà hết XX) - Đầu XX à1930 - 1930 à1945 - 1945 à1975 - 1975 à hết XX Con người Việt Nam qua văn học Việt Nam: 1. Quan hệ với thế giới tự nhiên 2. Quan hệ với quốc gia, dân tộc 3. Quan hệ xã hội 4. Ý thức về bản thân II. LUYỆN TẬP: Lấy ý từ nhận định “Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đep” hãy tập phân tích và đưa ra dẫn chứng cụ thể qua các tác phẩm văn học đã được học ở chương trình ngữ văn cấp 2. ð Ví dụ: dẫn chứng bài “Bếp lửa” của Bằng Việt, giáo dục một đạo lý làm người là tấm lòng hiếu thảo của cháu, tình cảm của người bà à tình bà cháu. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Tìm một số tác phẩm văn học dân gian và văn học viết mà em biết. 4. CỦNG CỐ: Học xong bài này các em cần lưu ý ở những điểm nào? 5. DẶN DÒ: Học bài + soạn bài HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 3: Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGƠN NGỮ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: + Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ, về các nhân tố giao tiếp. + Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp. + Cĩ thái độ, hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng: xác định đúng các nhân tố, những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ: - Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. - Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Gọi 1 hs đọc văn bản “Hội nghị Diên Hồng” cho cả lớp nghe. Sau đĩ cho các em thảo luận nhĩm, kẻ bảng so sánh giữa hai văn bản HNDH và TQVHVN. GV: Ghi sẵn các nhân tố HS: Lên bảng điền vào nội dung của các nhân tố. GV: Khẳng định lại vấn đề, trong 2 văn bản khác nhau nhưng cùng thực hiện hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ. Vậy em hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ? HS: Trình bày cá nhân. GV: Trong hoạt động giao tiếp cĩ mấy quá trình? Bao nhiêu nhân tố? HS: Trình bày cá nhân. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ? « Tìm hiểu các văn bản: Văn bản Các nhân tố HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM Nhân vật Vua và các bơ lão Người viết và người đọc Hồn cảnh Quân Nguyên xâm lược Quy phạm (cĩ tổ chức, cĩ mục đích) Nội dung Hồ hay đánh (vấn đề cịn hay mất của quốc gia) Các bộ phận hợp thành của VHVN; Qúa trình phát triển của VHVN; Con người Việt Nam qua văn học. Mục đích Bảo vệ tổ quốc Cung cấp tri thức cơ bản của nền văn học Việt Nam Phương tiện và cách thức Ngơn ngữ nĩi Ngơn ngữ viết 2. Bài học: a. Khái niệm: Là hoạt động trao đổi thơng tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngơn ngữ (dạng nĩi hoặc dạng viết). b. Qúa trình hoạt động giao tiếp: Gồm hai quá trình: Tạo lập văn bản (do người nĩi, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. c. Các nhân tố giao tiếp: Trong hoạt động giao tiếp cĩ sự chi phối của các nhân tố: Nhân vật, hồn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. II. LUYỆN TẬP: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ: - Nhân vật giao tiếp: người mua và người bán - Hồn cảnh giao tiếp: lúc chợ đang họp - Nội dung giao tiếp: trao đổi, thỏa thuận - Mục đích giao tiếp: người mua được hàng và người bán bán được hàng. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Đọc kỹ phần ghi nhớ, vận dụng kiến thức để làm bài tập. 4. CỦNG CỐ: Qua bài học này em rút ra kết luận gì về hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ của con người trong đời sống hàng ngày? 5. DẶN DỊ: Học bài + soạn bài “KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN” E. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng ký duyệt: Ngày… tháng … năm 2011 TT: Đỗ Thanh Hồng TUẦN 2 Tiết 4: Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: + Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận này. + Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian. Kĩ năng: Nhận thức khái quát, cĩ cái nhìn tổng quát về văn học dân gian. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ: - Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. - Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy trình bày các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam? - Em hãy nêu quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam? - Con người Việt Nam qua văn học có những mối quan hệ nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Gọi 1 hs đọc phần I, SGK GV: Em hiểu như thế nào về tính truyền miệng? Tại sao văn học dân gian còn được gọi là văn học truyền miệng? HS: Thảo luận nhóm HS: 1 hs đại diện nhóm đứng tại chổ trả lời GV: Đặc điểm quan trọng của quá trình sáng tác truyền miệng là gì? GV: Qúa trình sáng tác tập thể diễn ra như thế nào? GV gọi 1 hs đọc phần II, SGK GV kẻ bảng hướng dẫn hs về nhà điền vào các thể loại trong sgk trang 17, 18 HS: đọc phần III, SGK HS: Thảo luận nhóm, đưa ra một vài dẫn chứng về VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. GV: Truyện Tấm Cám; Thạch Sanh, Lý Thông để lại cho em bài học gì? HS: Phát biểu tự do, liên hệ bản thân. GV: Gợi mở cho hs nêu một vài ví dụ về các nhà văn, nhà thơ lớn Việt Nam từ xưa đến nay đã học tập qua văn học dân gian. (Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Khoa Điềm…) I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Khái niệm: VHDG là sáng tác tập thể của nhân dân lao động phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của họ, được truyền miệng từ đời này sang đời khác. 2. Đặc trưng của văn học dân gian: a. Tính truyền miệng: - Là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nĩi hoặc trình diễn cho người khác xem (diễn xướng dân gian). - Con đường truyền miệng: từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác. b. Tính tập thể: - Ban đầu cĩ thể do một cá nhân sáng tác. Nhưng trong quá trình lưu truyền bằng miệng (qua nhiều người, nhiều địa phương…) nĩ được sửa chữa, bổ sung và trở thành tài sản chung của tập thể. - Lâu ngày, người ta khơng nhớ và cũng khơng cần nhớ ai đã từng là tác giả. c. Tính biểu diễn: diễn xướng dân gian. d. Tính dị bản: khi được lưu truyền, người tham gia sáng tác VHDG cĩ thể thêm, bớt, sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với hồn cảnh của mình. e. Tính địa phương: là đặc trưng của từng vùng, miền khác nhau. 3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam: ( SGK ) 4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: a. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: - Tri thức trong văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: Tự nhiên, xã hội và con người. - Tri thức dân gian phần lớn là tri thức kinh nhiệm đúc kết từ thực tiễn qua nhiều đời, nhiều nơi, lại thường được trình bày ngắn gọn, bằng ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, sâu sắc. b. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người: - Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan, hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp như: yêu nước, kiên trung, vị tha, cần kiệm, ở hiền gặp lành… - Tôn vinh giá trị con người, tình yêu thương con người (nhân văn) c. Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: - Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian. Nhiều tác phẩm đã trở thành mẫu mực nghệ thuật độc đáo để người đời sau học tập, yêu quý. - Đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn lịch sử văn học dân tộc chưa có chữ viết. Khi có chữ viết, Văn học dân gian lại trở thành nguồn nuôi dưỡng và là cơ sở của văn học viết. 5. Tổng kết: Ghi nhớ SGK II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Nhớ lại những câu chuyện, những lời ru của bà, mẹ… mà anh (chị) đã từng nghe. - Tập hát một điệu dân ca quen thuộc. 4. CỦNG CỐ: HS về nhà tìm thêm mỗi nhóm ít nhất là 5 câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và 5 câu ca dao hài hước. 5. DẶN DÒ: Học bài + soạn bài HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 5: Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ(tt) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: + Rèn kỹ năng luyện tập trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: + Các kiến thức cơ bản để áp dụng thực hành luyện tập. Kĩ năng: những kĩ năng luyện tập các bài tập ở bài hoạt động giao tiếp. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động giao tiếp là gì? Có mấy quá trình? Nêu các nhân tố giao tiếp? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 1, theo yêu cầu sgk GV: Nhân vật giao tiếp ở đây là ai? HĐGT được diễn ra trong hoàn cảnh nào? thời điểm đó có thích hợp với bối cảnh không? nhân vật “anh” nói về điều gì? nếu hiểu theo nghĩa hiển ngôn thì câu nói của chàng trai có nghĩa ntn? HS: Thảo luận nhóm, 2 em đại diện cho 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm GV: Yêu cầu hs đọc bài thơ, hs thảo luận nhóm trả lời theo câu hỏi sgk 3 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. GV: sữa chữa, cho điểm I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tìm hiểu các bài tập: Bài tập 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong bài ca dao: đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: tre non đủ lá đan sàng nên chăng? a) Nhân vật giao tiếp ở đây là chàng trai xưng hô là “anh” và cô gái được gọi là “nàng” b) hoàn cảnh giao tiếp: Đêm trăng thanh vắng c) Nội dung: Nhân vật “anh” nói về việc “ tre non đủ lá” và tính đến chuyện “đan sàng” ( hiển ngôn) d) Mục đích: Ngụ ý tính đến chuyện kết duyên cùng cô gái (hàm ngôn) e) Phương tiện và cách thức giao tiếp: Cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. cách nói mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh, vừa mang đậm sắc thái tình cảm nên dễ đi vào lòng người đọc. Bài tập 3: a) Khi làm bài thơ này Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc về vấn đề “ vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ” - Nhân vật giao tiếp: HXH và người đọc - Nội dung giao tiếp: HXH miêu tả, giới thiệu về bánh trôi nước - Mục đích: chia sẻ với những người cùng giới, nhắc nhở những người khác giới, qua đó lên án sự bất công của xã hội đối với phụ nữ. - Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh là: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, lòng son… b) Người đọc căn cứ vào vốn sống (trực tiếp và gián tiếp), tri thức và một chút năng khiếu để hiểu và cảm bài thơ. II. Ghi nhớ : sgk III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Đọc kỹ phần ghi nhớ sgk - Tìm thêm những hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ khác trong đời thường và trong tác phẩm văn học. 4. CỦNG CỐ: Nhắc lại khái niệm, quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ 5. DẶN DÒ: Học bài, làm các bài tập cịn lại trong sách giáo khoa. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 6 : Tiếng Việt : VĂN BẢN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: khái niệm và đặc điểm của văn bản, phân loại văn bản. + Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản. + Đặc điểm của văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp. Giáo dục bảo vệ mơi trường. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: yêu cầu hs đọc 3 văn bản trong sgk và trả lời câu hỏi HS: tìm hiểu 3 văn bản, kẻ bảng so sánh, xác định các yếu tố về nhân vật giao tiếp, phương tiện, dung lượng, nội dung, hình thức, mục đích. GV: Chốt lại bài bằng cách đặt câu hỏi ? Em hãy nêu những đặc điểm của văn bản? GV: Yêu cầu hs sử dụng các văn bản ở phần I. ? Mục đích giao tiếp của mỗi văn bản là gì? ? Em hãy nhận xét về từ ngữ sử dụng trong văn bản 1, 2 có gì khác với từ ngữ ở văn bản 3, văn bản sgk và đơn, giấy khai sinh? GV : Hướng dẫn học sinh tự làm bài tập ở nhà I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. VĂN BẢN: a. Khái niệm, đặc điểm: - Tìm hiểu các văn bản: VB Các nhân tố Văn bản 1 Văn bản 2 Văn bản 3 Phương tiện GT ngôn ngữ nói ngôn ngữ nói ngôn ngữ viết Nội dung GT Quan hệ giữa người với người trong cuộc sống Thân phận người phụ nữ như hạt mưa sa Thông tin chính trị: - lập trường - chân lý - kêu gọi - khẳng định Nhân vật GT NDLĐ – người đọc NDLĐ–người đọc HCM – toàn dân Mục đích Nhắc nhở Cảm thông kêu gọi hành động Hình thức Mở đầu: tiêu đề “ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” kết thúc: dấu ngắt câu (!) Dung lượng 1 câu 2 câu Nhiều câu, nhiều đoạn - Khái niệm: văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ. - Đặc điểm: + Mỗi văn bản triển khai một chủ đề trọn vẹn. + Kết cấu rõ ràng mạch lạc. + Các câu, các đoạn liên kết chặt chẽ. + Hoàn chỉnh về nội dung, hình thức + Mỗi văn bản thực hiện những mục đích nhất định 2. Các loại văn bản: a. Tìm hiểu các văn bản: Văn bản Từ ngữ sử dụng Lĩnh vực GT Mục đích giao tiếp Vb 1 Vb2 Từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh Quan hệ giữa người với người Tình cảm (nghệ thuật) Phổ biến kinh nghiệm Bộc lộ cảm xúc Vb3 Chính trị – xã hội Tư tưởng trong đời sống xh (chính luận) Kêu gọi Sgk Thuật ngữ khoa học Khoa học Truyền thụ kiến thức khoa học Đơn, giấy khai sinh Từ ngữ khuôn mẫu Hành chính Trình bày ý kiến nguyện vọng b. Phân loại: - Theo phương thức biểu đạt: văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính – cơng vụ) - Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp: văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ sinh hoạt, nghệ thuật, khoa học, hành chính, chính luận, báo chí. II. LUYỆN TẬP: Phân tích các đặc điểm của văn bản và tạo lập một số loại hình văn bản quen thuộc : + So sánh sự khác biệt giữa một văn bản hành chính và văn bản văn học. + Viết đơn xin học lớp tiếng Anh tại trường. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Tìm hiểu thêm các văn bản để nhận diện các văn bản theo phong cách biểu đạt. 4. CỦNG CỐ: Khái niệm và đặc điểm các loại văn bản 5. DẶN DÒ: Học bài, làm các bài tập cịn lại trong sách giáo khoa + Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây  E. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng ký duyệt: Ngày… tháng … năm 2011 TT: Đỗ Thanh Hồng

File đính kèm:

  • docTUAN 1, 2 HKI.doc