I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm,
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới: Do yêu cầu của cuộc sống hay công việc, ta trao đổi hay trình bày trước đám đông về một vấn đề nào đó. Do vậy, ta phải nắm vững cách trình bày một vấn đề.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 17 Tiết 49- TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết: 49
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm,…
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới: Do yêu cầu của cuộc sống hay công việc, ta trao đổi hay trình bày trước đám đông về một vấn đề nào đó. Do vậy, ta phải nắm vững cách trình bày một vấn đề.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV: Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề?
- HS: Trả lời
- GV: Giảng giải, chốt ý.
HĐ2
- GV: Nêu đề tài “ Thời trang và tuổi trẻ”
- HS: Chọn vấn đề trình bày
Lập dàn ý.
HĐ3
- GV : Gọi HS trình bày
- HS: Theo dõi, nhận xét
- GV: Nhận xét, bổ sung.
* Ghi nhớ: SGK
HĐ4
- GV: Cho HS hoạt động nhóm
+ N1: bài tập 1
+ N2: bài tập 2
- HS: Thảo luận nhóm
Đại diện trình bày.
- GV: Nhận xét, bổ sung .
I. TẦM QUAN TRỌNG
Là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống.
II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
1. Chọn vấn đề trình bày.
2. Lập dàn ý cho bài trình bày.
III. TRÌNH BÀY
Chào hỏi, tự giới thiệu, trình bày nội dung chính, kết thúc và cảm ơn.
IV. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1
- Bắt đầu trình bày:
+ Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới...
+ Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi...
+ Trước khi bắt đầu...
- Trình bày nội dung chính: Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chính của đề tài.
- Chuyển qua chủ đề khác:
+ Đã xem tất cả các phương án,… chúng ta hãy chuyển sang phân tích
+ Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề…
- Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày:
+ Tôi muốn kết thúc bài nói…
+ Giờ tôi sắp kết thúc bài nói…
2. Bài tập 2
Thực hành trình bày vấn đề “Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp”.
4. Hướng dẫn tự học:
- Tập trình bày một vấn đề thiết thực trong cuộc sống .
- Chuẩn bị bài Thơ hai-cư của Ba-Sô.
Tiết: 50,51
THƠ HAI – CƯ CỦA BA - SÔ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Thơ hai-cư và đặc trưng của nó.
- Thơ hai-cư của Ba-sô.
- Hình ảnh thơ mang tính triết lí, giàu liên tưởng.
2.Kĩ năng:
Biết đọc- hiểu một bài thơ hai-cư.
II.CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, SGK, SGV
- HS:Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, thảo luận nhóm, diễn giảng,…
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới: Thơ Đường của TQ là loại thơ mang tính hàm súc cao (lời ít ý nhiều, ý tại ngôn ngoại). Hôm nay, chúng ta được làm quen với một loại thơ hàm súc hơn thơ Đường rất nhiều. Đó là thơ Hai – kư của Nhật Bản.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS: Đọc phần Tiểu dẫn và và nêu những nét chính về đặc điểm thơ hai –cư, tác giả Ba-sô.
- GV: Chốt lại các ý chính.
HĐ2
- HS: Đọc lần lượt từng bài thơ và thảo luận trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài.
- GV nhận xét cách đọc, gợi ý cách tiếp cận.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi sgk.
- GV: Nhận xét ý kiến của HS và diễn giảng; phân tích bổ sung.
- GV: Nêu những đặc sắc nghệ thuật?
- HS: Trả lời.
- GV: Phân tích, chốt ý.
- GV: Nêu ý nghĩa văn bản?
- HS: Trả lời
- GV: Bổ sung
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Những đặc điểm của thơ hai-cư.
2. Tác giả Ba-sô.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung:
a. Bài 1:
- Mười mùa sương: mười năm sống nơi đất khách.
- Về quê lại nhớ Ê-đô
=>Tình yêu quê hương và đất nước là một.
b. Bài 2:
Tiếng chim đỗ quyên hót -> Tiếng lòng da diết, xen lẫn buồn, vui, mơ hồ về một thời xa xăm.
c. Bài 3 :
- Hiểu được mớ tóc, di vật còn lại của mẹ, Ba-sô cầm trong tay.
- Hình ảnh “Làn sương thu” mơ hồ gợi nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành dưỡng dục chưa được báo đền. Tình mẫu tử khiến người đọc rưng rưng.
d. Bài 4 :
- Tiếng vượn hú: tiếng than khóc của trẻ con bị bỏ rơi trong rừng vì cha mẹ nghèo không nuôi được.
- Gió mùa thu tê tái gợi nỗi buồn nhân thế.
g. Bài 5 :
- Mưa giăng đầy trời: hiện thực của cuộc đời nghèo đói.
- Chú khỉ: mong mỏi con người trong cuộc đời này khỏi đói, khỏi rét, khỏi khổ. Niềm mong ước, khát vọng thật bình dị, chân thành.
h. Bài 6,7 :
- Sự chuyển mùa được thể hiện trong cái nhìn và lắng nghe âm thanh.
- Hoa đào, sóng hồ Bi-oa, tiếng ve ngân là sự giao cảm của con người với thiên nhiên và tạo vật.
i. Bài 8 :
Khát vọng sống để tiếp tục du hành.
-> Tinh thần lạc quan.
2. Nghệ thuật:
- Câu thơ ngắn, hàm súc.
- Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng.
3. Ý nghĩa văn bản
Thơ ba-sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hương về xứ sở.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài 3 và bài 5
- Soạn bài: các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
Duyệt tuần 17 – 3/12/2011
P.HT
File đính kèm:
- GA 10 2012T17.doc