Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 2 tiết 6 tiếng việt: văn bản

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản

-Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1.Kiến thức:

 -Khái niệm và đặc điểm của văn bản

 -Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp

 2.Kỹ năng :

 -Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.

 -Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.

 -Vận dụng vào việc đọc hiểu các văn bản giới thiệu trong phần Văn học.

3.Thái độ: Có ý thức trong việc tạo lập văn bản phù hợp với phong cách.

C.PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, diễn giảng, thảo luận.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1.On định lớp 10a2 .

 2.Bài cũ:

 Câu hỏi:Khi tham gia hoạt động giao tiếp ta phải chú ý đến những yếu tố nào? Đơn vị ngôn ngữ được tạo ra khi giao tiếp theo em là gì?

 .

 3.Bài mới:

 Giới thiệu bài: Văn bản – đó là sản phẩm của họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vậy văn bản là gì, chúng ta phải tạo ra văn bản như thế nào để đạt được mục đích khi giao tiếp. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề ấy.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 2 tiết 6 tiếng việt: văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: 18-8-2010 Ngày sọan: 20-8-2010 Tuần 2 Tiết 6 Tiếng Việt: VĂN BẢN. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản -Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: -Khái niệm và đặc điểm của văn bản -Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp 2.Kỹ năng : -Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản. -Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề. -Vận dụng vào việc đọc hiểu các văn bản giới thiệu trong phần Văn học. 3.Thái độ: Có ý thức trong việc tạo lập văn bản phù hợp với phong cách. C.PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, diễn giảng, thảo luận. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.On định lớp 10a2…………………………………………………………………………………. 2.Bài cũ: Câu hỏi:Khi tham gia hoạt động giao tiếp ta phải chú ý đến những yếu tố nào? Đơn vị ngôn ngữ được tạo ra khi giao tiếp theo em là gì? ………………………………………………………………………………………………………….. 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Văn bản – đó là sản phẩm của họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vậy văn bản là gì, chúng ta phải tạo ra văn bản như thế nào để đạt được mục đích khi giao tiếp. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề ấy. HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Họat động 1: Tìm hiểu ngữ liệu, hình thành khái niệm và tìm hiểu đặc điểm của văn bản: GV: Cho HS đọc lần lượt các văn bản SGK trả lời câu hỏi: - Mỗi văn bản được người nói ( người viết) tạo ra trong hoàn cảnh nào? Đáp ứng được nhu cầu gì? HS: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà trả lời câu hỏi. GV nhận xét, chốt ý, bổ sung. GV: Mỗi văn bản đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó có được triẻn khai nhất quán đến từng văn bản ko? HS: Trả lời, GV nhận xét, chốt ý. GV: Văn bản 3 có bố cục ntn? Chỉ rõ từng phần? HS: 3 phần: + Mở đầu: + Triển khai: + Kết thúc: GV: Mỗi văn bản tạo ra nhằm mục đích gì? HS: Chỉ rõ mục đích của từng văn bản. GV nhận xét, diễn giảng và chốt ý. Gọi học sinh đọc Ghi nhớ trong sách giáo khoa trang 24:Gọi 3 học sinh. Họat động 2:Tìm hiểu có các loại văn bản. Phân tích ngữ liệu: 1- So sánh các văn bản (1), (2) và (3) - ở mục 1-về các phương diện: - Vấn đề được đề cập trong mỗi văn bản là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống? Học sinh trả lời, giáo viên chốt. - Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc lọai nào ( từ ngữ thông thường trong cuộc sống hay từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị )? - Cách thức thể hiện nội dung như thế nào( thông qua hình ảnh hay thể hiện trực tiếp bằng lý lẽ, lập luận)? - Vấn đề được đề cập trong sách giáo khoa môn Tóan (Văn bản 4) là gì ? Thuộc lĩnh vực nào? - Vấn đề được đề cập trong một đơn xin phép nghỉ học (Văn bản 5) ? Thuộc lĩnh vực nào? 2- So sánh các văn bản (2), (3) ở mục I với: - Bài học trong sách giáo khoa thuộc môn Tóan… - Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh… Giáo viên chốt và rút ra kết luận về các phương diện: a)Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong họat động giao tiếp xã hội. b) Mục đích giao tiếp của mỗi lọai văn bản. c) Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi lọai văn bản. d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi lọai văn bản. ( Phần trả lời có thể được thể hiện theo hình thức kẻ bảng). Gọi học sinh đọc Ghi nhớ sách giáo khoa trang 25. -GV hướng dẫn HS tự học I.TÌM HIỂU CHUNG. 1.Khái niệm và đặc điểm của văn bản a. Tìm hiểu ngữ liệu: ( Sách giáo khoa Trang 23-24) - Văn bản 1: Tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung. Đáp ứng được nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm sống. Sử dụng 1 câu. - Văn bản 2: Tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái với mọi người. Đó là lời than thân của cô. Sử dụng 4 câu. - Văn bản 3:Tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa vị chủ tịch nước với toàn thể quốc dân, đồng bào. Là nguyện vọng cũng là quyết tâm lớn của dân tộc trong việc giữ gìn, bảo vệ độc lập tự do. Văn bản gồm 15 câu. - Các văn bản 1, 2, 3 đều cụ thể , nhất quán + Văn bản 1: mqh giữa người với người + Văn bản 2: Lời than thân củacô gái + Văn bản 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Thể hiện được: Lập trường chính nghĩa, chân kí đời sống, kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc, khẳng định nền độc lập. - Văn bản (3): rõ ràng, thể hiện theo ba phần, có mở đầu, triển khai và kết thúc. - Văn bản 1: Truyền đạt kinh nghiệm sống - Văn bản 2: Lời than thân để gợi sự thông cảm của con người về số phận người phụ nữ. - Văn bản 3: Kêu gọi, khích lệ, thẻ hiện quyết tâm của mọi người trong cuộc kháng chiến chống Pháp. b.Ghi nhớ (sgk ) -Khái niệm -Đặc điểm của văn bản 2.Các lọai văn bản: a.Tìm hiểu ngữ liệu (sgk) * So sánh: - Vấn đề đuợc đề cập trong các văn bản: + Văn bản (1) đề cập đến kinh nghiệm trong cuộc sống. + Văn bản (2) nói đến thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. + Văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị. - Từ ngữ được sử dụng: + Trong văn bản (1) và (2): từ ngữ thông thường. +Trong văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị- xã hội. - Cách thức thể hiện nội dung: +Văn bản (1) và (2) trình bày nội dung thông qua những hình ảnh cụ thể – Do đó có tính chất hình tượng. + Văn bản (3) dùng lý lẽ và lập luận để khẳng định cần phải kháng chiến chống Pháp. * So sánh và nhận xét về: + Phạm vi sử dụng: + Mục đích giao tiếp cơ bản: + Lớp từ ngữ riêng: + Cách kết cấu và trình bày: b. Ghi nhớ 2 ( Sách giáo khoa trang 25) Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau: * Văn bản thuộc PCNN sinh hoạt ( thư, nhật ky,…). * Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gọt giũa: - Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật ( thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,…). - Văn bản thuộc PCNN khoa học ( sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học. Luận văn, luận án, công trình nghiên cứu,…). - Văn bản thuộc PCNN chính luận ( bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn,… ). - Văn bản thuộc PCNN báo chí ( bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm,…). Theo phương thức biểu đạt: -Văn bản tự sự -Miêu tả -Biểu cảm -Nghị luận -Thuyết minh -Điều hành II.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -Tìm hiểu thêm các văn bản để nhận diện các văn bản theo phong cách biểu đạt -Nắm vững kiến thức lý thuyết. E.RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docVan bản.doc