A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK Ngữ Văn 10 (tập 2 – CB)
- SGV Ngữ Văn 10 (tập 2 – CB)
- Một số tài liệu khác
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Sử dụng các phương pháp: phân tích và thực hành theo mẫu, đàm thoại gợi mở, diễn giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 20- Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Họ và tên: Lương Ngọc Khánh Phương
Tiết MSSV: K36.601.088
Lớp: SP Ngữ Văn 3B
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
(1 tiết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
SGK Ngữ Văn 10 (tập 2 – CB)
SGV Ngữ Văn 10 (tập 2 – CB)
Một số tài liệu khác
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Sử dụng các phương pháp: phân tích và thực hành theo mẫu, đàm thoại gợi mở, diễn giảng.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Lời vào bài:
Để xây dựng thành công một văn bản nào đó, chúng ta phải nắm được những yêu cầu của kiểu văn bản đó đặt ra. Với văn bản thuyết minh, có hai yêu cầu chính yếu là tính chuẩn xác và tính hấp dẫn.
Hai đặc tính này được thể hiện như thế nào trong từng văn bản cụ thể? Có những cách thức nào để tạo lập một văn bản thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn? Đó cũng là nội dung chính của bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
GV cung cấp 2 ngữ liệu và đưa ra các câu hỏi hướng dẫn HS phân tích:
Đoạn 1:
Ổi là loại cây chỉ có tại Việt Nam, thường được trồng ở vùng quê. Thân ổi gắn liền với nhiều nhánh nhỏ, trông rất mảnh khảnh chứ không đồ sộ,vững chắc như cây đa, cây si. Quả ổi có vị chua, hơi chát, là một loại trái cây rất được ưa thích. Mỗi năm, ổi cho năng suất rất cao. Ta thường bắt gặp ổi được bày bán ở khắp các gian hàng trái cây. Ngoài ra, ổi cũng có thể dùng để chữa bệnh như một bài thuốc dân gian.
Đoạn 2:
Ổi (tên khoa học là Psidium guajava) là cây thân gỗ lâu năm, có nguồn gốc ở Bra – xin, gặp phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại một số quốc gia, ổi được chọn làm cây ăn quả, nhất là những vùng khó trồng cam, chanh. Từ năm thứ 3 -4, năng suất có thể đạt 20 tấn/ ha, đến năm thứ 6 – 7, năng suất tăng lên 50 tấn/ha. Ổi có hàm lượng vitamin C cao, có thể chế biến làm mứt quả, thức uống… Lá non và búp ổi được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa đau bụng. Vỏ và rễ cây có công dụng rửa vết thương.
Theo em, lượng tri thức trong đoạn văn nào có độ tin cậy cao hơn? Em hãy lí giải sự lựa chọn đó.
Em hiểu như thế nào về tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh?
HS dựa vào gợi ý của GV và SGK để trả lời.
GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập c/ tr. 25 (phần 2. Luyện tâp):
Theo em, văn bản thuyết minh này đã đảm bảo tính chuẩn xác chưa? Vì sao?
Có nên sử dụng văn bản này để thuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò là một nhà thơ không? Vì sao?
HS dựa vào hướng dẫn của GV và SGK để trả lời.
GV phát vấn:
Để văn bản thuyết minh được chuẩn xác, cần thực hiện những yêu cầu gì trong khâu chuẩn bị kiến thức?
HS theo dõi SGK để trả lời.
Hoạt động 2: Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
GV cung cấp 2 ngữ liệu và đưa ra các câu hỏi hướng dẫn HS phân tích:
Văn bản 1:
Huế là một trung tâm lớn về văn hoá, nghệ thuật, kinh tế, chính trị,… ở khu vực miền Trung nói riêng và của cả nước nói chung. Thành phố Huế nằm tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại... Công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất là quần thể di tích Cố đô Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20.
Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế. Các món ăn dân dã rất phổ biến được chế biến khéo léo và trang trí đẹp mắt.
Huế cũng là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam.
Văn bản 2:
Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo anh dũng.
Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển - chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển; từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. Dòng sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế.[…]
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba,…
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
Theo em, trong 2 văn bản thuyết minh có cùng chủ đề trên, văn bản nào khơi gợi được hứng thú của người đọc (người nghe) nhiều hơn?
Văn bản ấy gây hứng thú, hấp dẫn cho người đọc (người nghe) ở những điểm nào?
HS dựa vào định hướng của GV suy nghĩ và trả lời.
GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập 1/ tr. 26 (phần 2. Luyện tập):
Theo em, câu văn nào đã khái quát được nội dung của đoạn văn thuyết minh này?
Người viết triển khai, làm rõ vấn đề thuyết minh bằng cách nào?
Cách thực hiện này có mang lại sự hấp dẫn cho đoạn văn thuyết minh không?
HS suy nghĩ và trả lời.
Hoạt động 3: Tổng kết
Hoạt động 4: Luyện tập
GV định hướng cho HS làm bài
Làm rõ tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh theo các tiêu chí sau:
Sử dụng linh hoạt các kiểu câu.
Sử dụng từ ngữ giàu tính hình tượng, gợi liên tưởng.
Bộc lộ trực tiếp cảm xúc
v.v.
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò
Củng cố
Tính chuẩn xác và các biệp pháp tạo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
Tính hấp dẫn và các biện pháp tạo tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh.
Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập phần Luyện tập
Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập”
Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
Tính chuẩn xác:
Là yêu cầu quan trọng nhất của văn bản thuyết minh.
Nội dung thuyết minh phải đúng đắn, phù hợp với chân lí, thực tế khách quan. Đồng thời phải bám sát chủ đề, yêu cầu của đề bài.
Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác trong bản thuyết minh:
Tìm hiểu thấu đáo đối tượng thuyết minh trước khi viết
Thu thập tài liệu tham khảo (từ sách, Internet, những chuyên gia, người am hiểu về đối tượng cần thuyết minh)
Luôn cập nhật những thông tin mới để vấn đề, đối tượng thuyết minh có tính thời sự.
Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Tính hấp dẫn:
Là phẩm chất cần có của văn bản thuyết minh để lôi cuốn, thu hút người đọc (nghe).
Một số biện pháp tạo tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh:
So sánh để làm nổi bật, khắc sâu đối tượng.
Sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu.
Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác.
Tổng kết
Ghi nhớ SGK/ tr. 27
Luyện tập (nếu còn thời gian)
Bài tập SGK/ tr. 27
Củng cố - Dặn dò
Củng cố
Tính chuẩn xác và các biệp pháp tạo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
Tính hấp dẫn và các biện pháp tạo tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh.
Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập phần Luyện tập
Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập”
File đính kèm:
- Tinh chuan xac hap dan cua van ban thuyet minh.docx