A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhận vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đam San: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng, Xây dựng nhan vật anh hùng sử thi, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, phép so sánh, phóng đạị
2. Kĩ năng:
- Đọc ( kể) diễn cảm tác phẩm sử thi
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ: Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hy sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
C.PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, gợi tìm, vấn đáp. Thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày những nét đặc trưng cơ bản của VHDG?
Kể tên các thể loại VHDG và nêu khái niệm về thể loại sử thi?
Kiểm tra vở bài soạn và bài tập của HS
3. Bài mới:
3. Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
1. On định lớp:
2. KT bài cũ:
- Trình bày những đặc trưng cơ bản của VHDG?
- VHDG có những thể loại nào? Kể tên? Dẫn chứng
Hoặc: Những ngày cuối tháng 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây nguyên vô cùng phấn khởi được Unescô công nhận “ Di sản Cồng chiêng” là “Di sản văn hóa thế giới”. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng mà còn nổi tiếng về những trường ca – sử thi nghệ thuật mà sử thi “Đăm Săn” của dtộc ÊĐê là tiêu biểu nhất .Để thấy rõ sử thi “Đăm Săn” ntn, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “ Chíên thắng Mtao Mxây”.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 10 tuần 3 đọc văn tiết 8, 9- Chiến thắng mtao mxây ( trích đăm săn – sử thi tây nguyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Đọc văn
Tiết 8, 9
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
( Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhận vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đam San: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng, Xây dựng nhan vật anh hùng sử thi, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, phép so sánh, phóng đạị
2. Kĩ năng:
- Đọc ( kể) diễn cảm tác phẩm sử thi
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ: Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hy sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
C.PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, gợi tìm, vấn đáp. Thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp …………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày những nét đặc trưng cơ bản của VHDG?
Kể tên các thể loại VHDG và nêu khái niệm về thể loại sử thi?
Kiểm tra vở bài soạn và bài tập của HS
………………………………………………………………………………………………
3. Bài mới:
3. Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
1. On định lớp:
2. KT bài cũ:
- Trình bày những đặc trưng cơ bản của VHDG?
- VHDG có những thể loại nào? Kể tên? Dẫn chứng
Hoặc: Những ngày cuối tháng 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây nguyên vô cùng phấn khởi được Unescô công nhận “ Di sản Cồng chiêng” là “Di sản văn hóa thế giới”. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng mà còn nổi tiếng về những trường ca – sử thi nghệ thuật mà sử thi “Đăm Săn” của dtộc ÊĐê là tiêu biểu nhất .Để thấy rõ sử thi “Đăm Săn” ntn, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “ Chíên thắng Mtao Mxây”.
Hoạt động của GV, HS
Yêu cầu cần đạt
* HOẠT ĐỘNG 1
- Gọi HS đọc tiểu dẫn:
1. Có mấy loại sử thi? Kể tên? Tp tiêu biểu ở từng thể loại?
2. Dựa vào SGK em hãy tóm tắt thật ngắn gọn sử thi Đăm Săn?
3. Trình bày vị trí của đoạn trích?
- Gọi HS tóm tắt đoạn trích
4. Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Ý chính từng phần?
5. Đại ý đoạn trích?
* HOẠT ĐỘNG 2
- GV cho HS đọc sáng tạo văn bản.
- GV cho HS thảo luận nhóm (2 nhóm) với các câu hỏi gợi ý sau:
1. Em hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của 2 tù trưởng?
2. Đăm Săn khiêu chiến và thái độ 2 bên như thế nào?
3. Vào cuộc chiến,Hiệp 1:Thái độ của 2 bên như thế nào?Hiệp 2,3 :được miêu tả như thế nào?Hiệp 4: cuộc đọ chiến quyết liệt như thế nào? Kết thúc ra sao?
- HS sau khi thảo luận cử đại diện trình bày.
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, sau đó GV nhận xét.
4. Nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích này là gì? Tác dụng?
- GV nói cho HS rõ: Mtao Mxây thất bại nhưng dân làng không lo sợ, hoang mang " hoà nhập vào cộng đồng mới tự nhiên.
5. Số lần đối giữa Đăm Săn và nô lệ? Ý nghĩa?
6. Đặc điểm của những lần đối đáp ấy là gì?
7. Cảnh Đăm Săn và nô lệ ra về có ý nghĩa gì?
8. Cảnh ăn mừng được miêu tả như thế nào? Chi tiết thể hiện? (trường đoạn dài, câu cảm thán, hô ngữ, so sánh trùng điệp, liệt kê biểu hiện vui mừng).
9. Việc miêu tả cảnh ăn mừng có ý nghĩa gì?( không phải là chiến tranh xâm lược tàn phá, cướp bóc, chiếm giữ mà là chiến tranh mang tính thống nhất cộng đồng)
10. Đoạn trích đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Tìm chi tiết chứng minh?
11. Qua đoạn trích em có suy nghĩ gì về người anh hùng Đăm Săn? Và có nhận xét gì về nghệ thuật mà đoạn trích sử dụng?
- GV hướng học sinh vào phần ghi nhớ. Gọi HS đọc to và rõ phần GN và giải thích thêm để nhấn mạnh trọng tâm bài học.
I. Tiểu dẫn:
1. Các loại sử thi: 2 loại
- Sử thi thần thoại: SGK trang 30
- Sử thi anh hùng: SGK trang 30
2. Sử thi Đăm Săn:
a.Tóm tắt đoạn trích: SGK
b. Đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần giữa tác phẩm
- Đại ý: Miêu tả cuộc đọ sức giũa Đăm Săn và thù địch Mtao Mxây. Cuối cùng Đăm Săn đã thắng, đồng thời đoạn trích thể hiện lòng tự hào của dân làng về người anh hùng của mình.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đăm Săn:
* Đăm Săn
* Mtao Mxây
- Khiêu chiến quyết liệt.
- Hiệp 1: Vẫn giữ thái độ bình tỉnh, thản nhiên" bãn lĩnh.
- Hiệp 2:
+ Múa khiên trước.
+ Được miếng trầu, mạnh hẳn lên.
- Hiệp 3:Múa rất đẹp và dũng mãnh, đuổi theo Mtao Mxây đâm trúng nhưng áo không thủng " cầu cứu thần linh.
- Hiệp 4: Thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.
- Bỡn cợt, run sợ đáp lại.
- Múa khiên trước " kém cỏi huênh hoang.
- Hoảng hốt trốn chạy " yếu sức, chém trượt Đăm Săn và cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu.
- Vẫn tiếp tục trốn chạy.
- Tháo chạy nhưng không khỏi " van xin Đăm Săn nhưng cuối cùng cũng bị giết chết.
² Nghệ thuật miêu tả song hành 2 tù trưởng đã làm nổi bật sự hơn hẳn của Đăm Săn so với Mtao Mxây cả về tài năng, sức lực, phong độ, phẩm chất.
2. Cảnh Đăm Săn và nô lệ ra về sau chiến thắng:
a. Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ:
- Số lần đối đáp: 3 lần " Biểu tượng cho số nhiều nên sức phản ánh vừa cô đọng vừa khái quát-cho thấy lòng mến phục thái độ hưởng ứng tuyệt đối của mọi người dành cho Đăm Săn, họ đều nhất trí coi chàng là tù trưởng, là anh hùng của họ " ước mơ được trở thành tập thể giàu có hùng mạnh.
- Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau " đặc điểm của sử thi " khẳng định lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối với Đăm Săn.
- Cảnh Đăm Săn và nô lệ cùng ra về có ý nghĩa: sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng với quyền lợi , khát vọng của cộng đồng. Đồng thời thể hiện lòng yêu mến, khâm phục của toàn thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng. Đó là ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng Ê- Đê.
3. Cảnh ăn mừng chiến thắng và sự tự hào về người anh hùng của dân làng:
- Cảnh ăn mừng: thể hiện sự vui sướng và sự giàu có, sự chân thành hoà hợp.
- Hình ảnh Đăm Săn: có sự lớn lao cả về hình thể, tầm vóc, lẫn chiến công " Đăm Săn trở thành trung tâm miêu tả của bức tranh hoành tráng về lễ mừng chiến thắng.
à Đoạn trích tuy kể về chiến tranh mà lòng vẫn hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, sự đoàn kết thống nhất và sự lớn mạnh của cộng đồng.
4. Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều phép so sánh:
+ Lối so sánh tương đồng, có sử dụng từ so sánh.
+ Lối so sánh tăng cấp bằng hàng loạt ngôn ngữ so sánh liên tiếp ( đoạn tả tài múa khiên, miêu tả thân hình lực lưỡng của Đăm Săn…).
+ Lối so sánh tương phản ( cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây).
+ Lối so sánh miêu tả đòn bẩy ( miêu tả tài của địch thủ trước, tài của anh hùng sau).
- Các sự vật hình ảnh đem ra làm chuẩn trong so sánh đều lấy từ thế giới tự nhiên, vũ trụ " phóng đại để đề cao người anh hùng. Đây là nghệ thuật nổi bật của sử thi.
Ghi nhớ: SGK.
4.Củng cố:
- Đoạn trích đã miêu tả cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đăm Săn như thế nào?
- Ý nghĩa của việc mọi người cùng Đăm Săn ra về sau chiến thắng?
- Việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng có ý nhĩa gì?
- Đoạn trích đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì?
5. Dặn dò:
- Học bài
- Làm bài tập trong sách bài tập.
- Soạn : văn bản( tt).
¯
File đính kèm:
- Đăm săn 1.doc