A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS hiểu được các tiêu chí ngày nay của một văn bản văn học. Hiểu rõ quá trình chuyển từ một văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. Đồng thời có thể hiểu được ba tầng của cấu trúc văn bản và mối liên hệ giưa các tầng đó.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- S GK, SGV
-Thiết kế bài học .
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 31, Tiết 91,92,93- Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản văn học
A.mục tiêu bài học
Giúp HS hiểu được các tiêu chí ngày nay của một văn bản văn học. Hiểu rõ quá trình chuyển từ một văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. Đồng thời có thể hiểu được ba tầng của cấu trúc văn bản và mối liên hệ giưa các tầng đó.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV
-Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Cho H/S đọc phần giới thiệu ở SGK.
GVH: Phần em vừa đọc có nội dung gì cần chú ý ?
GV: Gọi HS đọc phần I SGK Tr 117.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết có mấy tiêu chí cho một văn bản văn học ?
GVH: Đọc một văn bản văn học, đầu tiên chúng ta tiếp xúc với cái gì ?những từ, ngữ như: ca lô, loắt choắt, xắc… gợi cho người đọc cái gì ?
(H/S đọc ví dụ SGK Tr 119)
GVH: Các tác giả đã bằng ngôn từ nghệ thuật xây dựng được những hình tượng (ảnh) gì ?
GVH: Thông qua hình tượng văn học, tác giả đã làm được điều gì ?
GVH: Với ba ví dụ đã nêu ở mục 2 phần II Anh (chị) hãy cho biết tác giả sáng tạo nên những hình tượng như: sen, cành mai, tùng nhằm mục đích gì ?
GVH: Anh (chị) hiểu như thế nào về tầng hàm nghĩa ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học ?
I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
1. So sánh văn bản văn học và văn bản phi văn học.
HSĐ&TL:
* Các văn bản 1,2,3,4,5 là văn bản văn học.
* Các văn bản 6,7,8 là văn bản nhật dụng.
* Văn bản là bản ghi chép bằng ngôn từ dưới dạng chữ viết hoặc chữ in một phát ngôn hay một thông báo.
* Văn bản văn học được xây dựng bằng nghệ thuật ngôn từ, có hình tượng, có giá trị thẩm mĩ cao.
* Các văn bản 1,2 vốn được viết nhằm mục đích chính trị nhưng vẫn là văn bản văn học vì quan niệm thời trung đại là văn - sử - triết bất phân.
2. Các tiêu chí của VBVH.
HSTL&PB : Có 03 tiêu chí.
- VBVH là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.
- VBVH được xây dựng trên một phương thức riêng.
II. Cấu trúc của một văn bản văn học.
1, Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.
HSPB:
+ Hiểu ngôn từ là bước đầu tiên để hiểu đúng tác phẩm.
+ Hiểu ngôn từ là hiểu các nghĩa (tường minh, hàm ẩn) của các từ ngữ, là hiểu các âm thanh được gợi khi phát âm.
2. Tính hình tượng:
+Hình tượng văn học là một dạng đặc thù của hình tượng nghệ thuật, được thể hiện bằng ngôn từ nên còn được gọi là hình tượng ngôn từ.
+ Hình tượng không chỉ phản ánh mà còn khái quát hiện thực, khám phá cái cốt lõi, cái bất biến, cái vĩnh cửu trong cái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên.
+ Hình tượng văn học có thể là hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên, sự vật, con người: hoa sen, cây tùng, những chiếc ô tô (bài thơ về tiểu đội xe…); anh thanh niên (lặng lẽ Sa Pa)
+ Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống như sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời.
3. Tầng hàm nghĩa.
HSTL&PB
- Ca ngợi vẻ đẹp trong sáng thuần khiết, cao quý, sự giữ vững ý chí, sống có bản lĩnh.
=> hàm nghĩa của VBVH là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đọc tác phẩm văn học, xuất phát từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản.
* Lưu ý: trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, việc nắm bắt tầng hàm nghĩa là rất khó. Nó phụ thuộc vào vào vốn sống, nhận thức , quan niệm, tư tưởng tình cảm…của người tiếp nhận.
III. từ văn bản đến tác phẩm văn học.
HSTL&PB
HSPB: VBTPVH nếu cứ để trên giá sách, trong kho, trong thư viện không ai đọc thì đó chỉ là văn bản chết.
=> Nhưng nếu VBVH được con người tìm đọc - hiểu được các tầng nghĩa sâu xa của nó thì VBVH đã trở thành TPVH sống động, có ích, có ý nghĩa đối với người đọc, hoàn thành tâm nguyện của tác giả.
IV. Củng cố
Chép phần ghi nhớ (SGK)
Làm bài tập SGK Tr 121.
Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
A.mục tiêu bài học
Giúp HS hiểu được và nâng cao kiến thức về phép đối. Đồng thời luyện kĩ năng phân tích và kĩ năng sử dụng phép điệp và phép đối.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV
-Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Gọi H/S đọc những ví dụ trong SGK Tr 124.
GVH:Anh (chị) hãy cho biết thế nào là phép điệp ?
GVH: Anh (chị) làm bài tập ở nhà gồm 03 câu a,b,c SGK Tr 125 ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là phép đối ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết ở (1) & (2) cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt ?Vị trí của các danh từ (Chim, Người, tổ, tông…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm…), các động từ (có, diệt, trừ…) tạo thế cân đối như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết ở (3) & (4) cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết có những kiểu đối nào ?
GVH: Anh (chị) hãy phân tích ngữ liệu sau để trả lời câu hỏi ? SGK Tr 126.
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
HSĐ&TL:
1. Khái niệm:
* Phép điệp là biện pháp tu từ nhằm lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần , nhịp, từ, cụm từ, câu) để nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi ý, gợi hình tượng nghệ thuật.
2. Xét ví dụ:
HSPB:
* (1) "nụ tầm xuân" được lặp lại nguyên vẹn ở câu thứ hai và câu thứ ba có tác dụng vừa nhấn mạnh, vừa làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại, nó góp phần diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai khi được tin người con gái mình yêu đi lấy chồng.
* (2) Tương tự, các cụm từ "cá mắc câu, chim vào lồng" được lặp lại ở bốn câu cuối của bài ca dao cũng là phép điệp tu từ. Sự lặp lại ấy đã góp phần nhấn mạnh nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bế tắc về bi kịch hôn nhân, tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến.
* (3) Các câu ở (2) chỉ là hiện tượng lặp từ, không phải là phép điệp tu từ. Việc lặp từ tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói.
II. Luyện tập về phép đối
HSPB:
1, Khái niệm:
Phép đối là cách sắp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt, để trình bày, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó.
HSPB:
* Cách sắp xếp từ ngữ có tính chất đối xứng, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu. Sự gắn kết giữa hai vế nhờ sử dụng các từ trái nghĩa hoặc các từ cùng một trường nghĩa . Vị trí của các danh từ, động từ, tính từ tạo ra sự cân đối khiến cho người đọc không chỉ được thoả mãn về thông tin, mà còn thoả mãn về cả thẩm mĩ.
* Ngữ liệu ở (3) sử dụng cách đối bổ sung. Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối theo kiểu câu đối.
* Thường có ba kiểu đối phổ biến:
+ Đối thanh (trắc đối bằng)VD: Nhớ nước…Thương nhà…
+ Đối về nghĩaVD: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. (Tục ngữ)
+ Đối về từ vựng (từ loại): danh >< động…
VD: "Lặn lội thân cò ….Eo sèo mặt nước…"
2, Xét ví dụ:
* Câu 1: tạo ra sự tương phản trong nhận thức nhờ sự tổ chức ý nghĩa của hai vế không giống với mô hình mà chúng ta quen biết (nếu A thì B): nếu thuốc đắng chữa khỏi bệnh thì …(sự thật sẽ được lòng); mà ngược lại là "mất lòng".
Câu 2: tạo ra sự thú vị về nội dung thông báo sau "bán…mua". Thông thường chúng ta bán, mua những hàng hoá cụ thể, nhưng ở đây lại là chuyện tình nghĩa, do đó cần thận trọng và tỉnh táo hơn.
=> Phép đối khiến cách nói của tục ngữ trở nên ngắn gọn, tác động nhanh, trực tiếp đến người nghe. Mỗi từ chứa đựng một thông tin cô đúc & chính xác. Chính vì thế mà tục nhữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng…
Nội dung và hình thức của văn bản văn học
A.mục tiêu bài học
Giúp HS hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi đọc - hiểu tác phẩm văn học…, phân tích văn bản văn học. Đồng thời thấy rõ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV
-Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Gọi H/S đọc hết phần 1 trong I ở SGK Tr 127.
GVH:Anh (chị) hãy nhắc lại khái niệm văn bản văn học ?
GVH: Anh (chị) hãy nhắc lại khi nào thì một văn bản văn học trở thành một tác phẩm văn học đích thực ?
GVH: Anh (chị) cho biết thế nào là nội dung VBVH ?Đó là những nội dung nào ? khái niệm, ví dụ ?
GVH: Anh (chị) cho biết thế nào là hình thức VBVH ?Đó là những hình thứcnào ? khái niệm, ví dụ ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong một văn bản văn học ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết các khái niệm nội dung và hình thức trong một VBVH ?
GVH: Anh (chị) làm bài tập1 & 2 SGK Tr 130 ?
GV: Có thể chia nhóm HSTL&PB
I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
HSTL&PB :
* Văn bản văn học: được xây dựng bằng nghệ thuật ngôn từ, có hình tượng, có tính nghệ thuật cao.
* Tác phẩm văn học: là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hịên tâm tư tình cảm của chủ thể (tác giả) trước thực tại.
HSTL&PB:
=> Muốn một VBVH trở thành một TPVH đích thực nhất thiết phải thông qua hoạt động đọc - hiểu văn bản ấy (tức là phải có những tác động tinh thần của VBVH đối với xã hội thông qua hình tượng nghệ thuật).
1, Các khái niệm về nội dung VBVH:
HSTL&PB
* Là phạm vi hiện thực được nhà văn nắm bắt, thể hiện trong tác phẩm văn học.
* Nội dung của VBVH thường bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.
* Định nghĩa: SGK Tr 127 & 128.
* Lấy VD: + Đề tài của truyện Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu, giữa Thiện và ác.
+ Chủ đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
+ Tư tưởng của tác phẩm Uylixơ trở về là ca ngợi lòng thuỷ chung, đề cao giá trị đạo đức, trí tuệ của con người.
+ Cảm hứng nghệ thuật trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là ca ngợi lòng dũng cảm của Tử Văn và phẫn nộ trước sự độc ác, dối trá của linh hồn têb tướng giặc họ Thôi.
* Hình thức của VBVH thường bao gồm: ngôn từ, kết cấu (bố cục), thể loại.
* Định nghĩa: SGK Tr 128.
* Lấy VD: + Ngôn từ hiện đại, đầy cách tân trong thơ Xuân Diệu, ngôn từ mộc mạc trữ tình trong thơ Nguyễn Bính, ngôn từ dí dỏm tinh tế của Tô Hoài, tài hoa cổ kính của Nguyễn Tuân…v.v
+ So sánh kết cấu của những tác phẩm truyện dân gian (cổ tích, truyền thuyết…) và những tác phẩm hiện đại: Chí Phèo, Lão Hạc…
+ Mỗi thể loại được thể hiện đổi mới theo thời đại và mang sắc thái cá nhân nhà văn. Như cũng là thơ lục bát nhưng của Nguyễn Du thì điêu luyện tinh tế, của Nguyễn Bính, Nguyễn Du mang đậm tính dân gian, của Tố Hữu thì mượt mà, biến hoá…
II. ý Nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học.
* Sự thành công của bất cứ một TPVH nào bao giờ cũng được đặt trên cơ sở của sự cân đối, hài hoà thống nhất giữa nội dung và hình thức => Do đó nội dung và hình thức cuả VBVH là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và bất kì hình thức nào cũng phải mang một nội dung.
III. Củng cố
HSTL&PB :
Phần ghi nhớ SGK Tr 130.
Làm bài tập 1 & 2 SGK Tr 130.
File đính kèm:
- Ngu Van 10 Tuan 31.doc