Giáo án Ngữ văn 10 Trường THPT Anh Sơn 2

A./ Kết quả cần đạt:

- Giúp HS nắm một cách sơ bộ về văn học Việt Nam, bao gồm các vấn đề chủ yếu quan trọng :

+ Các bộ phận hợp thành;

+ Sơ lược tiến trình vận động, phát triển trong lịch sử;

+ Những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật.

- Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của bài khái quát văn học sử đối với chương trình văn học Việt Nam ở bậc THPT.

- Bằng phương pháp: kết hợp diễn dịch và quy nạp, tích hợp với tiếng Việt, với lịch sử, với chương trình ngữ văn ở bậc THCS. Qua đó rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá, tìm và phân tích dẫn chứng cho một nhận định, một luận điểm.

 B./ Chuẩn bị của GV và HS

Một số sơ đồ, biểu bảng, SGK, SGV, giáo án.

 C./ Thiết kế dạy- học

 1./ Giới thiệu bài mới.

 Tổng quan văn học Việt Nam có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt, nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác, nó giúp các em ôn tập tất cả những gì đã học ở chương trình ngữ văn THCS, đồng thời sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình ngữ văn THPT.

 2./ Bài mới:

 

doc67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Trường THPT Anh Sơn 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình môn ngữ văn 10 Năm học: 2007-2008. Học kỳ I Tiết Phân môn Tên bài dạy 1-2 Đọc văn Tổng quan văn học Việt Nam 3 Tiếng Việt Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 4 Đọc văn Khái quát văn học dân gian Việt Nam 5-6 Tiếng Việt - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo). - Văn bản 7 Làm văn Bài làm văn số 1 8-9 Đọc văn Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) 10 Tiếng Việt Văn bản (tiếp theo) 11-12 Đọc văn Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ 13 Làm văn Lập dàn ý bài văn tự sự 14-15 Đọc văn Uy-lít-xơ trơ về (Trích Ô-đi-xê) 16 Làm văn Trả bài làm văn số 1 17-18 Đọc văn Ra -ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na) 19 Làm văn Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự 20-21 Làm văn Bài làm văn số 2 22-23 Đọc văn Tấm Cám 24 Làm văn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 25 Đọc văn - Tam đại con gà - Nhưng nó phải bằng hai mày 26-27 Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa 28 Tiếng Việt Đặc điểm của ngôn ngư nói và ngôn ngư viết 29-30 Đọc văn - Ca dao hài hước - Đọc thêm Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu) 31 Làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự 32 Đọc văn Ôn tập văn học dân gian Việt Nam 33 Làm văn: - Trả bài làm văn số 2 - Ra đề bài làm văn số 3 (HS làm ở nhà) 34-35 Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX 36 Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 37-38 Đọc văn - Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão - Cảnh ngày hè- Nguyễn Trãi 39 Làm văn Tóm tắt văn bản tự sự 40-41 Đọc văn - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Đọc "Tiểu Thanh kí"- Nguyễn Du. 42 Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 43 Đọc văn Đọc thêm: - Vận nước (Đỗ Pháp Thuận) - Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác) - Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn) 44 Đọc văn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng lăng (Lí Bạch) 45 Tiếng việt Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 46 Làm văn Trả bài làm văn số 3 47-48 Đọc văn - Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ) - Đọc thêm: - Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu) - Nỗi oan của người phòng khuê (Vương Duy) - Khe chim kêu (Vương Xương Linh). 49-50 Làm văn Bài làm văn số 4 51-52 Làm văn - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. - Lập dàn ý bài văn thuyết minh. 53 Đọc văn Đọc thêm: Thơ hai-kư của Ba-sô 54 Làm văn Trả bài làm văn số 4 Học kỳ II 55-56 Làm văn - Trình bày một vấn đề - Lập kế hoạch cá nhân 57 Đọc văn Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) 58-59-60 Đọc văn - Đại cáo bình Ngô (Phần 1: Tác giả) - Phần 2: Tác phẩm 61 Làm văn Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh 62-63 Đọc văn - Tựa "Trích diễm thi tập" (Hoàng Đức Lương) - Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) 64-65 Làm văn Viết bài văn số 5 66 Tiếng Việt Khái quát lịch sử tiếng Việt 67-68 Đọc văn - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên). - Đọc thêm: Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) 69 Làm văn Phương pháp thuyết minh 70-71 Đọc văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên 72-73 Làm văn - Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Trả bài làm văn số 5 - Ra đề bài làm văn số 6 (HS làm ở nhà) 74-75 Tiếng Việt Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt 76 Làm văn Tóm tắt văn bản thuyết minh 77-78 Đọc văn - Hồi trống Cổ Thành - Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung) 79-80 Đọc văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm- Bản dịch của Đoàn Thị Điểm) 81 Làm văn Lập dàn ý bài văn nghị luận 82 Đọc văn Truyện Kiều (Phần 1: Tác giả) 83-84 Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 85-86 Đọc văn Phần 2: các đoạn trích: Trao duyên; Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) 87 Làm văn Lập luận trong văn nghị luận 88-89 Đọc văn Chí khí anh hùng Đọc thêm: Thề nguyền (Trích truyện Kiều- Nguyễn Du) 90 Làm văn Trả bài làm văn số 6 91 Văn bản văn học 92 Tiếng Việt Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối 93 Nội dung và hình thức của văn bản văn học 94 Làm văn Các thao tác nghị luận 95-96-97 Tổng kết phần Văn học (chuẩn bị kiểm tra cuối năm) 98-99 Bài làm văn số 7 (kiểm tra cuối năm) 100-101 Tiếng Việt Ôn tập phần tiếng Việt 102-103 Làm văn Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Viết quảng cáo 104-105 Làm văn Ôn tập phần làm văn Trả bài làm văn số 7 Hướng dẫn học tập trong hè. Trường THPT Anh Sơn 2 Người thực hiện: Nguyễn Trung Thành Tiết 1 Đọc văn: tổng quan văn học việt nam Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2007 A./ Kết quả cần đạt: - Giúp HS nắm một cách sơ bộ về văn học Việt Nam, bao gồm các vấn đề chủ yếu quan trọng : + Các bộ phận hợp thành; + Sơ lược tiến trình vận động, phát triển trong lịch sử; + Những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật. - Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của bài khái quát văn học sử đối với chương trình văn học Việt Nam ở bậc THPT. - Bằng phương pháp: kết hợp diễn dịch và quy nạp, tích hợp với tiếng Việt, với lịch sử, với chương trình ngữ văn ở bậc THCS. Qua đó rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá, tìm và phân tích dẫn chứng cho một nhận định, một luận điểm. B./ Chuẩn bị của GV và HS Một số sơ đồ, biểu bảng, SGK, SGV, giáo án. C./ Thiết kế dạy- học 1./ Giới thiệu bài mới. Tổng quan văn học Việt Nam có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt, nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác, nó giúp các em ôn tập tất cả những gì đã học ở chương trình ngữ văn THCS, đồng thời sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình ngữ văn THPT. 2./ Bài mới: ơ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt I./ Các bộ phận hợp thành của văn học việt nam 1./ Văn học dân gian GV yêu cầu HS đọc phần I trong SGK và nêu câu hỏi thảo luận: - Văn học VN bao gồm mấy bộ phận lớn? Đó là những bộ phận nào? - VHDG do ai sáng tác? Nó được lưu truyền bằng hình thức nào? - Em hãy kể tên các thể loại chủ yếu của VHGD ? 2./ Văn học viết. - Tác giả văn học viết là những ai? Khác gì so với VHDG? - Văn học viết VN được viết bằng những thứ chữ nào? - Hệ thống những thể loại của văn học viết VN mà em đã được học? II./ Quá trình phát triẻn của văn học viết Việt Nam. 1./ Văn học trung đại (Từ TK Xà hết TK XIX). a./ Chữ Hán và thơ văn chữ Hán của người Việt - Chữ Hán du nhập vào VN khoảng thời gian nào? Tại sao đến TK X văn học viết VN mới thực sự hình thành? - Chữ Hán đóng vai trò gì đối với văn học VN trung đại? Kể tên một số tác giả, tác phẩm lớn bằng chữ Hán? b./ Chữ Nôm và văn thơ chữ Nôm của người Việt. - Chữ Nôm ra đời từ thé kỉ nào? Thời hưng thịnh là giai đoạn nào? Chữ Nôm ra đời khẳng định điều gì? 2./ Văn học hiện đại (Từ đầu TK XXà hết TK XX). a./Các giai đoạn phát triển chủ yếu: - Dựa vào SGK hãy nhắc lại các giai đoạn văn học hiện đai VN ? - Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong từng giai đoạn mà em biết? Cách mạng Tháng 8/1945 có ý nghĩa như thế nào đối với văn học? Vai trò của chiến thắng 30/4/1975 và sự nghiệp đổi mới do đảng lãnh đạo đối với sự phát triển của văn học viết VN? - Văn học VN: sáng tác ngôn ngữ của người VN từ xưa đến nay. - Nó bao gồm 2 bộ phận chủ yếu hợp thành: + Văn học dân gian và văn học viết. + Văn học dân gian: sắng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ....... - Những đặc trung tiêu biểu: + Tính truyền miệng (Sáng tác và lưư truyền). + Tính tập thể; tính thực hành. - Tác giả: trí thức VN; - Hình thức sáng tác và lưu truyền: chữ viết- văn bản; đọc. - Mang dấu ấn cá nhân, sáng tạo cảu cá nhân. - Chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. - Hệ thống thể loại: + Từ TK Xà XIX: văn xuôi tự sự; trữ tình, văn biền ngẫu. +Từ TK XXà nay: tự sự; trữ tình; kịch với nhiều thể loại. - Chữ Hán du nhập vào VN từ đầu công nguyên nhưng đến TK X, khi chúng ta giành được độc lập thì văn học viết VN mới thực sự hình thành. - Chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận các học thuyết Nho, Phật, Lão, sáng tạo các thể loại trên cơ sở ảnh hưởng các thể laọi văn học TQ. - Thơ văn yêu nước (Lí - Trần - Lê- Nguyễn), thơ thiền (Lí- Trần), văn xuôi chữ Hán (Truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, kí sự). - Thơ của các thiền sư thời Lí- trần, các vua quan tướng lĩnh thời Lí- Trần- Lê: Lí Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Cao Bá Quát.... - Chữ Nôm ra đời từ thế kỉ XII (Truyền thuyết văn tế đuổi các sấu của Nguyễn Thuyên); được sáng tác vưn học từ thế kỉ XV với tập Quốc âm thi tập- Nguyễn Trãi. Phát triển đến đỉnh cao ở cuối TK XVIII à đầu TK XIX với tên tuổi của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến.... - Chữ Nôm và vưn học chữ Nôm phát triển là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn học độc lập của dân tộc ta. - Kết tinh tinh hóa VHVN: 3 danh nhân văn hoá: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. - Có 4 giai đoạn chủ yếu sau đây: + Từ đầu TK XXà năm 1930; + Từ năm 1930àcách mạng Tháng 8/1945; + Từ cách mạng Tháng 8/1945à năm 1975; + Từ năm 1975à hết TK XX. - Văn xuôi, thơ, kịch, lí luận phê bình của Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng..... - Điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, quá trình hiện đại hóa chủ yếu là nền văn học tiếng Việt viết bằng chữ Quốc ngữ. - CM Tháng 8/1945, sự kiện lịch sử vĩ đại, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử VN TK XX. - Văn học 30 năm chiến trsnh cứu nước vì độc lập, tự do: VH yêu nước CMVN với sự xuất hiện của những đội ngũ, thế hệ nhà văn- chiến sĩ mới, cùng việc phát triển hệ thống thể loại đạt được nhiều thành tựu. Tiêu biểu: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật... - Văn học sau giải phóng, đổi mới mạnh mẽ và toàn diện với hai mảng đề tài lớn: + Lịch sử chiến tranh- cách mạng; + Cuộc sống và con người VN đương đại. huơng, căm ghét mọi thế lực xâm lược. Tiết 2 Đọc văn: tổng quan văn học việt nam Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2007 A./ Kết quả cần đạt: - Giúp HS nắm một cách sơ bộ về văn học Việt Nam, bao gồm các vấn đề chủ yếu quan trọng : + Các bộ phận hợp thành; + Sơ lược tiến trình vận động, phát triển trong lịch sử; + Những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật. + Hỉnh ảnh con người Việt Nam được phản ánh qua thơ văn. - Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của bài khái quát văn học sử đối với chương trình văn học Việt Nam ở bậc THPT. - Qua bài học, HS có thể nắm một cách khái quát nhất về các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam. - Bằng phương pháp: kết hợp diễn dịch và quy nạp, tích hợp với tiếng Việt, với lịch sử, với chương trình ngữ văn ở bậc THCS. Qua đó rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá, tìm và phân tích dẫn chứng cho một nhận định, một luận điểm. B./ Chuẩn bị của GV và HS Một số sơ đồ, biểu bảng, SGK, SGV, giáo án. C./ Thiết kế dạy- học 1./ Giới thiệu bài mới. Tổng quan văn học Việt Nam có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt, nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác, nó giúp các em ôn tập tất cả những gì đã học ở chương trình ngữ văn THCS, đồng thời sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình ngữ văn THPT. 2./ Bài mới: ơ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt III./ Con người việt nam qua văn học 1./ Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên. - Văn học thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, trước hết thể hiện quá trình tư tưởng, tình cảm nào? Cho VD minh hoạ? 2./ Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc? - Tại sao CN yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nội bật nhất của VHVN? - Những đặc điểm nội dung của CN yêu nước trong văn học VN là gì? 3./ Con người VN trong quan hệ XH. - Những biểu hiện nội dung của quan hệ này trong văn học là gì? 4./ Con người VN và ý thức về bản thân. IV./ Luyện tập - Chia lớp thành 4 nhóm chuẩn bị trả lời 4 câu hỏi sau đây. 1./ Kể nên 5 tác giả và tác phẩm VHTĐ VN tuêu biểu nhất? (Nhóm 1). 2./ Kể tên 5 tác giả và tác phẩm VHVN hiện đại tiêu biểu nhất? (Nhóm 2). 3./ Hãy chia các tác phẩm sau đây thành 2 nhóm: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo? Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, truyện Kiều, Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người, Bài thơ vè tiểu đội xe không kính, bến quê... - Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên (Thầ thoại, truyền thuyết); - Thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỉ (Cây đa, bến nước, vầng trăng, dòng sông.....); - Thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của nhà nho (tùng, trúc,cúc, mai......); - Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng. - Sớm ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ; - Do vị trí địa lí đặc biệt mà đất nước ta phải nhiều lần đấu tranh với ngoại xâm để giành và giữ vững nền độc lập, tự chủ ấy. - Bởi vậy có một dòng văn học yêu nước nổi bật vf xuyên suốt lịch sử VHVN. - Trong VHDG: tình yêu làng xóm, quê huơng, căm ghét mọi thế lực xâm lược. - Trong văn học viết: ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc truyền thống văn hiến lâu đời.... - Tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của tổ quốc. - Tinh thần tiên phong chống đế quốc của văn học cách mạng VN thế kỉ XX. - Chủ nghĩa yêu nước VN là nội dung tiêu biểu, giá trị quan trọng của VHVN. - Tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền, bày tỏ sự thông cảm với những người dân bị áp bức; - Mơ ước về một XH công bằng, tốt đẹp; - Nhận thức, phê phán, cải tạo XH - Chủ nghĩa nhân đạo- cảm hứng XH tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực. - Phản ánh công cuộc xây dựng XH mới, cuộc sống mới sau 1945, 1975. - VHVN khẳng định đạo lí làm người của con người VN trong sự kết hợp hài hoà 2 phương diện ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. - Trong đấu tranh con người VN luôn đề cao ý thức cộng đồng mà xem nhẹ ý thức cá nhân - Trong hoàn cảnh khác, cái tôi cá nhân được đề cao (giai đoạn VH: 1930-1945). - Xu hướng chung: xây dựng đạo lí làm người với những phảm chất tốt đẹp: nhân ái, thuỷ chung, vị tha, đức hi sinh... - GVtổng hợp và nhận xét sự chuẩn bị của HS. + Nhận xét: cơ bản các nhóm đều làm đạt yêu cầu câu hỏi, nhanh. Nắm chắc kiến thức của văn học sử. Tiết 3 Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2007 A./ Kết quả cần đạt: - Kiến thức: Nắm được khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, quá trình giao tiếp và các nhân tố giao tiếp. - Tích hợp với văn bản qua bài: Tổng quan văn học Việt Nam. - Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng tạo lập quan hệ giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả. B./ Thiết kế dạy học: ơ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt I./ Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản ở mục I.1 trong SGK và trả lời câu hỏi yêu cầu. 1./ Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa: 2./ Cuộc đối thoại diễn ra như sau: 3./ Hoạt đọng giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh như sau: 4./ Hoạt động giao tiếp đó nhằm: - GV yêu cầu HS đọc kỹ bài tập 2 và thảo luận trả lời các câu hỏi. 1./ Hoạt động giao tiếp diễn ra như sau: 2./ Hoạt động giao tiếp đó được diễn ra trong hoàn cảnh: 3./ Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực: 3./ Mục đích của hoạt động giao tiếp: 4./ Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản: II./ củng cố: - GV chia lớp học thành 3 nhóm thảo luận 3 và - Yêu cầu HS dựa vào phần trả lời 2 bài tập trên để trả lời các câu hỏi: 1./ Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? 2./ Các quá trình của hoạt động giao tiếp? 3./ Các nhân tố của hoạt động giao tiếp? III./ Dặn dò: - GV yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. - Chuẩn bị bài: Khái quát văn học DGVN. - Nhân vật giao tiếp: vua nhà trần và các vị bô lão. - Cương vị: vua là người đứng đầu triều đình- là bề trên; các vị bô lão là thần dân, là bề dưới - Lượt 1: vua nhà Trần nói, các vị bô lão nghe. - Lượt 2: Các vị bô lão nói, nhà vua nghe. - Lượt 3: Nhà vua hỏi, các vị bô lão nghe. - Lượt 4: Các vị bô lão trả lời, nhà vua nghe - Địa điểm: tại điện Diên Hồng. - Thời điểm: quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2. - Bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đã ở vào tình trạng khẩn cấp; - Đề cập đến vấn đề: nên hoà hay nên đánh (đầu hàng hay chiến đấu để bảo vệ tổ quốc). - Nhân vật giao tiếp: + Người viết: tác giả Trần Nho thìn; + Người đọc: HS lớp 10 nói riêng, những người quan tâm đến VHVN nói chung. - Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp: + Các nhân vật giao tiếp là tác giả và những người cùng thế hệ với tác giả: tương đương nhau về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết... + Các nhân vật giao tiếp là HS: lứa tuổi trẻ, thuộc thế hệ sau so với tác giả, các mặt về vốn sống, trình độ...đều có hạn. - "Quy phạm" tức là có tổ chức, có mục đích, có nội dung và được thực hiện theo chương trình mang tính pháp lý trong nhà trường. - Lịch sử văn học, đề tài là: Tổng quan VHVN, bao gồm các vấn đề cơ bản sau: + Các bộ phận hợp thành của văn học VN; + Quá trình phát triển của văn học viết VN; + Con người VN qua văn học. - Người viết: cung cấp cho người đọc một cái nhìn tỏng quát về VHVN; - Người đọc: Lĩnh hội một cách tổng quát về các bộ phận và tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam. - Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành KHXH, chuyên ngành ngũ văn: văn học, VHDG, văn học viết, thể loại, văn xuôi..... - Văn bản có kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện: + Tính mạch lạc: các đề mục lớn nhỏ cho biết các phần được tách bạch thể hiện tính độc lập tương đối về nội dung; + Tính chặt chẽ: nội dung được trình bày ở mỗi đề mục lớn nhỏ lần lượt tập trung làm sáng tỏ cho tiêu đề của văn bản là "Tổng quan VHVN". - Hoạt động giao tiếp là hạot động trao đổi thông tin của con người trong XH, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đính về nhận thức, về tình cảm, về hành động.... - Tạo lập (sản sinh) văn bản: quá trình này do người nói, người viết thực hiện - Lĩnh hội văn bản: quá trình này do ngưừoi nghe, người đọc thực hiện. - Nhân vật giao tiếp: người nói, người viết và người nghe, người đọc. - Hoàn cảnh giao tiếp. - Nội dung giao tiếp. - Mục đích giao tiếp. - Phương tiện và cách thức giao tiếp. Tiết 4 Đọc văn: Khái quát văn học dân gian việt nam Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2007 A./ Kết quả cần đạt. - Giúp HS nắm được khái niệm VHDG, các đặc trưng cơ bản của VHDG, định nghĩa và phân biệt sơ bộ các thể loại của VHDG Việt Nam, vị trí vai trò và những giá trị to lớn của VHDG trong mỗi quan hệ với VH viết và đời sống dân tộc. - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu; trọng tâm: các đặc trưng của VHDG. B./ Thiết kế dạy học: I./ KT bài cũ: - Văn học dân gian VN thuộc bô phận nào trong nền văn học VN? VHDG còn có những tên gọi nào khác? Vì sao? II./ Bài mới: ơ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt I./ đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. 1./ VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng). - Em hiểu thế nào là tác phẩm ngôn từ nghệ thuật? Cho VD. - Một bức tranh Đông Hồ gà lợn, một bức phù điêu gỗ trên xà đình làng.. có phải là VHDG không? Vì sao? - Em hiẻu thế nào về tính truyền miệng? Tại sao VHDG còn được gọi là văn học truyền miệng? 2./ VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thê). - Em hiểu thế nào là sáng tác tập thể? Quá trình sáng tác và hoàn chỉnh một tác phẩm VHDG diễn ra như thế nào? - Phân biệt VHDG với tác phẩm khuyết danh? - Đời sống cộng đồng gồm các sinh hoạt chủ yếu nào? Cho VD? II./ Hệ thống thể loại VHDG Việt Nam - Dựa vào SGK em hãy phân các thể loại VHDG thành các loại chính? III./ Những gí trị cơ bản của VHDG Việt Nam. 1./ VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. - Tri thức phong phú của VHDG thể hiện ở chỗ nào? - VHDG thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm của ai? điều đó khác gì với giai cấp thống trị đương thời? Cho VD? - Hãy chỉ ra những điểm khác của tri thức dân gian? 2./ VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. - Hãy lấy VD chứng minh VHDG có giá trị nhân đạo sâu sắc? 3./ VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. IV./ Củng cố và dặn dò. 1./ Đọc và ngẫm nghĩ phần ghi nhớ trong SGK (trang 19). 2./ Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo). - Tác phẩm xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật. VD: ca dao, truyện cổ tích bằng tiếng Việt chon lọc, trau chuốt tạo nên VHDG dân tộc Việt. - Không, vì đó không phải là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ mà là tranh, điêu khắc...Khác nhau là ở nguyên liệu, chất liệu.... - Truyền miệng là đặc tính cơ bản hàng đầu của VHGD. Truyền miệng khi sáng tác khi lưu truyền, trong không gian từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác. - Khi chưa có chữ viết, phương thức sáng tác và lưu truyền bằng miệng là duy nhất và tất yếu. - Có câu: Trăm năm bia đá thì mòn Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ! - Ngay cả khi có chữ viết, VHDG đã được sưu tầm, ghi chép, tính truyền miệng vẫn tiếp tục tồn tại. - Truyền miệng thể hiện trong quá trình diễn xướng: nói, kể, ngâm, hát, diễn. - Tác phẩm VHDG là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, không thể biết được ai là tác giả, hoặc tác giả đầu tiên. Quá trình sáng tác và hoàn thiện một tác phẩm VHDG diễn ra như sau: + Trong quá trình lao động và sinh hoạt cộng đồng, một ai có cảm hứng bật ra một câu chuyện, một câu đố. Mọi người khen hay, có người thêm câu này, sửa câu kia, và thuộc lòng; lại đi hát hoặc kể cho những người khác nghe, trong một dịp khác hoặc nơi khác. Cứ như thế, tác phẩm VHDG, trong quá trình truyền miệng được nhiều khác nhau gia công hoàn chỉnh; - Ngay cả khi một nhà văn, nhà thơ nào đó sáng tác nhưng nếu được nhân dân các nơi tham gia đóng góp, sửa chữa một cách tự phát và trở thành tìa sản chung của toàn dân thì người ta cũng quên luôn tên tác giả. - Tác phẩm khuyết danh là những tác phẩm thuộc bộ phận văn học trung đại, có tác giả, nhưng vì những lí do nào đó mà dấu tên (Khuyết danh); - VHDG gắn bó trặc tiếp và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (Tính thực hành); VD: truyện Nôm khuyết danh: Thạch Sanh, Tống Trân- Cúc Hoa, Phạm Tải- Ngọc Hoa.... - Đời sống lao động. VD: Các bài ca nghề nghiệp, bài ca lao động, hò chèo thuyền..... - Đời sống gia đình. VD: các bài hát ru em, ru con, ca dao tình cảm... - Đời sống nghi lễ thờ cúng, tang gia, cưới hỏi. VD: Những sử thi, khan, truyện thơ.... - Đời sống vui chơi, giải trí.VD: các bài hát đồng dao, ra đời với những trò chơi trẻ con.. - Chúng ta có thể phân VHDG VN thành 4 loại sau: + Tự sự: Thần thoại, Sử thi, Ttruyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười, Truyện thơ, vè; + Nghị luận dân gian: Tục ngữ, Câu đố; + Trữ tình dân gian: Ca dao. + Sân khấu dân gian: Chèo (tuồng, rối). - VHDG: kho tri thức phong phú trong mọi lĩnh vực của đời sống: tựu nhiên, XH, con người. VD: tục ngũ, truyện dân gian, ca dao.... - Thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên thường khác biệt thậm chí đối lập với quan điểm của các gia cấp thống trị cùng thời. VD: Con vua thì lại làm vua Con sại ở chùa lại quét lá đa Bao giờ dân nổi con qua Con vua thất thế lại ra quét chùa. - Đó còn là tri thứckinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn nhiều đời, nhiều nơi, lại thường được trình bày ngắn gọn, bằng ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, sâu sắc vì thế hấp dẫn và có sức lâu bền trong thời gian - Tinh thần nhân đạo có giá trị con người (nhân văn), tình yêu thương con người, đấu tranh không ngừng để bảo vệ và giải phóng con người khỏi bất công, cường quyền và bạo lực. VD: Tấm Cám, Chử Đồng Tử..... - Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp: tinh thần yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, lòng vị tha, tính cần kiệm.... - Nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực nghệ thuật độc đáo để người đời sau học tập, yêu quý. - Đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn lịch sử dân tộc chưa có chũ viết. - VHDG trở thành nguồn nuôi dưỡng và cơ sở của văn học viết, phát triển // cùng văn học viết, làm cho văn học viết phong phú và đa dạng hơn. - Các nhà văn, nhà thơ học được rất nhiều từ VHDG để làm giàu thêm trang viết của mình (Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương....). Tiết 5 Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo) Thứ 3 ngày 18 tháng 9 năm 2007 A./ Kết quả cần đạt: - Kiến thức: Củng cố các khái niệm về HĐGT và các nhân tố của HĐGT. - Tích hợp với văn bản qua bài: Tổng quan văn học Việt Nam và với Tập làm văn ở bài Viết bài làm văn số 1. - Kĩ năng: Vận dụng lí thuyết về HĐGT vào việc

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 10 (1).doc