I. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
-Về kiến thức: Qua việc thực hành các bài tập giúp học sinh củng cố lại kiến thức về văn bản, đặc điểm các loại văn bản.
- Về kĩ năng: Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
- Về thái độ: Bồi dưỡng thái độ và hành vi phù hợp trong việc sử dụng văn bản.
II. Chuẩn bị
- GV: Đọc SGK, soạn giáo án.
- HS: Đọc SGK, soạn bài.
III. Kiến thức trọng tâm
Kĩ năng phân tích và tạo văn bản.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
? Văn bản là gì? Nêu những đặc điểm cơ bản của văn bản?
? Có mấy loại văn bản? Văn bản được phân loại theo tiêu chí nào?
3. Bài mới
Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 4 tiết 10- Văn bản (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn 10.9.2011
Tiết 10 Ngày dạy 12 đến 17
VĂN BẢN
(tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
-Về kiến thức: Qua việc thực hành các bài tập giúp học sinh củng cố lại kiến thức về văn bản, đặc điểm các loại văn bản.
- Về kĩ năng: Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
- Về thái độ: Bồi dưỡng thái độ và hành vi phù hợp trong việc sử dụng văn bản.
II. Chuẩn bị
- GV: Đọc SGK, soạn giáo án.
- HS: Đọc SGK, soạn bài.
III. Kiến thức trọng tâm
Kĩ năng phân tích và tạo văn bản.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
? Văn bản là gì? Nêu những đặc điểm cơ bản của văn bản?
? Có mấy loại văn bản? Văn bản được phân loại theo tiêu chí nào?
3. Bài mới
Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
GV gọi học sinh đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau :
? Xác định câu chủ đoạn và cho biết câu chủ đoạn nói gì?
? Tác dụng của các câu văn tiếp theo là gì? Phân tích.
? Thông qua tìm hiểu thông tin hãy đặt nhan đề cho đoạn văn.
HS đọc văn bản, thảo luận ghi chép ra giấy, đại diện trình bày lên bảng, các thành viên khác bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2 : Vấn đáp.
GV gọi học sinh đọc từng đoạn văn và yêu cầu học sinh nêu nội dung từng đoạn văn.
? Hãy sắp xếp các câu thành một đoạn văn?
GV gọi 4HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
GV hướng dẫn bài tập 3 HS về nhà làm.
GV yêu cầu học sinh viết 1 đơn xin phép nghỉ học.
HS thảo luận nhóm, lên bảng trình bày.
GV nhận xét, đánh giá
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Chủ đề của đoạn văn tập trung ở câu 1 – sự ảnh hưởng của môi trường và cơ thể.
- Các câu tiếp theo có tác dụng minh họa, làm rõ câu chủ đề.
- Nhan đề : Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường hoặc ảnh hưởng của môi trường sống đến cơ thể.
2. Bài tập 2
- Có thể sắp xếp thành 2 cách sau :
+ (1) - (3) - (5) - (2) - (4).
+ (1) - (3) - (4) - (5) - (2).
- Nhan đề: Về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
3. Bài tập 3:
Hướng dẫn:
HS có thể viết theo nhiều hướng khác nhau nhưng phải tập trung làm rõ chủ đề: Môi trường sống đang bị hủy hoại nghiêm trọng: phá rừng, ô nhiễm môi trường,…4. Bài tập 4.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
ĐƠN XIN PHÉP
- Kính gửi :……….
- Tôi tên : ……….
( Nội dung đơn )
Địa điểm, thời gian
Người viết
Kí tên
4. Củng cố, luyện tập.
- Cho biết văn bản ở bài tập 1 và văn bản ở bài tập 4 thuộc loại văn bản nào?
5. Dặn dò.
- Về nhà làm bài còn lại.
- Chuẩn bị bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Tuần 4 Ngày soạn 10.9.2011
Tiết 10 Ngày dạy 12 đến 17
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)
I. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
-Về kiến thức: Nắm được đặc trưng của thể loại truyền thuyết, giá trị ý nghĩa của “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu- Trọng Thủy nhân dân ta rút ra được bài học lịch sử đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Về kĩ năng: Kĩ năng đọc, kể, phân tích truyện dân gian.
- Về thái độ: Giáo dục cho học sinh biết yêu mến, bảo tồn những giá trị dân gian.
II. Chuẩn bị
- GV: Đọc SGK, soạn giáo án.
- HS: Đọc SGK, soạn bài.
III. Kiến thức trọng tâm
Theo nội dung câu hỏi SGK.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
? Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến với Mtao Mxây?
? Quá trình hỏi đáp giữa Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra mấy lần? Có ý nghĩa như thế nào?
3. Bài mới
Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Vấn đáp.
GV gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau :
? Truyền thuyết là những tác phẩm có đặc trưng như thế nào?
? Hãy cho biết xuất xứ của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy?
Hoạt động 2: Đọc, vấn đáp, thảo luận
GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt.
GV cho học sinh ghi tóm tắt cốt truyện.
? Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả như thế nào? (ý nghĩa của việc miêu tả quá trình xây dựng thành của An Dương Vương? ) Qua đó ta thấy An Dương Vương là người như thế nào?
? Vì sao An Dương Vương thành công và chiến thắng?
? Hình tượng sứ thần Thanh Giang giúp đỡ An Dương Vương có ý nghĩa gì?
? Tại sao An Dương Vương lại nhanh chóng thất bại khi Triệu Đà tấn công lần hai?
? Nhà vua đã thể hiện sự mất cảnh giác như thế nào?
? Hành động rút gươm chém Mị Châu của nhà vua nói lên điều gì?
HS thảo luận 4 hs một nhóm, đại diện một nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
GV định hướng, nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
? Nhận xét về con người, hành động, trách nhiệm của Mị Châu?
? Nhận xét của em về việc Mị Châu đưa Trọng Thủy đến xem đài nỏ thần và rắc lông ngỗng chỉ đường cho Trọng Thủy khi có biến?
? Chi tiết máu Mị Châu trai, sò ăn phải biến thành hạt châu xác hóa ngọc thạch thể hiện thái độ gì của nhân dân với Mị Châu?
? Hãy nêu những nhận xét của em về nhân vật Trọng Thủy? Tìm dẫn chứng làm rõ?
HS phân tích trả lời, bổ sung ý kiến.
GV định hướng.
Hoạt động 4: Vấn đáp.
? Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy có ý nghĩa lịch sử gì?
HS suy luận trả lời.
GV định hướng.
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: truyền thuyết
Truyền thuyết là một loại truyện kể dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, được hư cấu qua lời kể của nhiều thế hệ nên nhuốm màu sắc thần kì và thể hiện nhận thức, quan điểm và tình cảm của mình.
2. Xuất xứ
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy trích từ “Truyện rùa vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái”.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc và tóm tắt
2. Phân tích văn bản.
a. Nhân vật An Dương Vương.
- An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà:
+ Lúc đầu : Đắp tới đâu lở tới đấy " lập đàn, cấu đảo bách thần ] ta thấy ADV là người có lòng kiên trì, có quyết tâm, có ý thức cao trong việc phòng vệ kinh thành ngay khi giặc chưa tới.
+ Nguyên nhân chiến thắng: có thành ốc kiên cố, có nỏ thần và đặc biệt là tinh thần cảnh giác cao.
+ Hình ảnh thần Kim Quy và vuốt làn lẫy nỏ là sự kì ảo hoá (nhằm ca ngợi, tự hào về tấm lòng của ý chí) sự nghiệp chính nghĩa phù hợp với lòng người của ADV.
- Cơ đồ đắm biển sâu của ADV:
+ Gả con gái cho giặc, cho Trọng Thủy ở rể "chủ quan, mất cảnh giác.
+ Giặc kéo quấn sang đánh “vẫn điềm nhiên đánh cờ.” "ỷ lại, khinh địch.
]nguyên nhân dẫn đến mất nước.
- Chi tiết DV tuốt gươm chém Mị Châu cho thấy ADV đặt quyền lợi dân tộc lên trên tình cảm cá nhân đồng thời thể hiện rõ lòng kính trọng của dân đối với vua.
b. Nhân vật Mị Châu - Trọng Thủy.
* Mị Châu.
- Là công chúa ngây thơ, trong trắng không chút ý thức về trách nhiệm công dân – đất nước.
- Là người nhẹ dạ, cả tin đắm mình trong tình yêu.
- Bị kết tội đích đáng.
- Chi tiết “ngọc trai” hóa thân Mị Châu thể hiện sự bao dung thông cảm của nhân dân đối với sự trong trắng ngây thơ, vô tình của Mị Châu.
* Trọng Thủy.
- Là nhân vật truyền thuyết phức tạp ; vừa là tên gián điệp, lừa dối tình yêu và cũng là nạn nhân của âm mưu xâm lược, có kết cục bi thảm.
3. Ý nghĩa của truyện.
- Việc mất nước của ADV và nhân dân Âu Lạc không phải vì kém cỏi về tài năng mà vì thủ đoạn hèn hạ của kẻ thù.
- Rút ra bài học lịch sử về việc đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược.
III. Tổng kết.
HS xem phẩn ghi nhớ SGK.
4. Củng cố, luyện tập.
- Nhận xét của em về hai nhân vật An Dương Vương và Mị Châu?
- Bài học rút ra qua truyền thuyết này là gì?
5. Dặn dò.
- Làm bài tập số 1 sgk trang 43.
Về nhà học bài, chuẩn bị bài Lập dàn ý bài văn tự sự
Kí duyệt tuần 04
Ngày 12.9.2011
Châu Thị Bích Liễu
Tuần 4-5 Ngày soạn 10.9.2011
Tiết 4-5 Ngày dạy 12 đến 17
LỖI DIỄN ĐẠT VỀ VIẾT CÂU
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Giúp học sinh biết được những lỗi về viết câu trong qúa trình nói và viết.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt.
-Thái độ: Có ý thức, thói quen viết câu chính xác
II. Công việc chuẩn bị
- Thầy: Soạn giáo án
- Trò: Xem lại những bài học ở cấp 2 về câu
III. Kiến thức trọng tâm
Lỗi về câu
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm)
3. Bài mới
Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: GV thuyết trình
Hoạt động 2: Vấn đáp
? Kể những lỗi về câu thường gặp?
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn luyện tập theo từng yêu cầu
HS luyện tập tại lớp, xung phong sửa những lỗi trong các câu sai.
1. Nhận xét chung về thực trạng, viết câu của học sinh hiện nay
2. Những lỗi về câu thường gặp
a. Câu sai ở thành phần chủ ngữ:
Là câu chủ ngữ không rõ ràng hoặc thừa, thiếu chủ ngữ
VD: Qua tác phẩm tác phẩm “tắt đèn” đã cho ta thấy (thêm chủ ngữ)
b. Câu sai ở thành phần vị ngữ:
Là câu chưa có vị ngữ hoặc vị ngữ bị nhập vào thành phần phụ.
VD: Trong buổi lễ khai giảng, có đầy đủ thầy cô và những người hổ trợ học sinh nghèo. ( thêm vị ngữ)
c. Câu sai ở thành phần phụ:
Là câu sai về thành phần phụ, hoăc nhập thành phần phụ vào thành phhần chính
VD: Trong buổi lễ khai giảng trang nghiêm
d. Câu rối cấu trúc:
Là dạng câu không xác định được thành phần của câu do thể hiện quá nhiều vấn đề trong một câu
VD: Vào buối khai giảng của trường mình đang mang tên trường Huỳnh Phi Hùng một vị anh hùng của huyện mình đang sống và chúng bạn học sinh và cá thầy cô giáo trong trường đã chuẫn bị một buổi khai giảng năm học trọng đại và trang nghiêm.
3. Luyện tập
Sửa những câu sau:
- Học sinh thời nay đi học đầy đủ phương tiện và tiện nghi, hơn thời ngày xưa mà các anh hùng thời chiến tranh mà các học sinh thời nay rất là quan trọng trong nền kinh tế của các nhà thời nay là thời đại, hiện đại hóa công nghiệp hóa nên trách nhiệm của học sinh là rất nặng
- Ở khắp mọi nơi trên thế giới để đón một năm học mới, được gặp lại thầy cô.
- Cảm nghỉ hôm đó là một ngày đầy ý nghĩa.
- Khi vào đến trường dự lễ khai giảng ban tổ chức tiến hành giới thiệu đại biểu.
- Khi nhìn thấy các bạn mặc quần áo theo đúng nội qui nhà trường tuy buổi lễ khai giảng vẫn có mưa nhưng vẫn diễn ra và nhà trường mời được mẹ anh hùng đến dự.
4. Củng cố: Hệ thống lại bài giảng
5.Dặn dò: Cần phải có ý thức viết câu cho đúng
Kí duyệt tuần 04,05
Ngày 05.9.2011
Châu Thị Bích Liễu
Tuần 3 Ngày soạn 03.9.2011
Tiết 1-2 Ngày dạy 05 đến 10.9
LUYỆN TẬP VỀ CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức cơ bản về phần chính tả
- Kĩ năng: Rèn luyện năng viết chính tả, viết văn cho học sinh.
-Thái độ: Có ý thức, thói quen viết đúng chính tả.
II. Công việc chuẩn bị
- Thầy: Soạn giáo án
- Trò:
III. Kiến thức trọng tâm
Giúp học sinh nhận biết lỗi sai và biết cách sửa lỗi.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm)
3. Bài mới
Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Thảo luận
? Tìm lỗi sai và sửa lại cho đúng
Văn bản
Con ông mỗi sáng thường bay đi húc mật, vẫn thấy đó bầy kiến đang cố tha con dán chết trong lúc chị thằn lằn đang chờ đễ đướp cho được vài con kiến mất cảnh giác; bố mẹ cố vượt qua những cơn mệt mỗi vì phải làm việc quá sức để có được miếng cơm manh áo .màn hình tivi chiếu những trận đánh đẫm máu giữa người Hồi giáo với người Sce-bi-a . lịch sử dân tộc ta trong suốt bốn nghìn năm điều phải chiến đấu chống lại các thế lực xâm lượt để được sống còn. Hầu như không có loài nào là không tranh đấu .Nhìn ra tính cách ấy có người cho rằng “sống là tranh đấu”.
HS đọc văn bản và thực hiện theo yêu cầu, học sinh khác nhận xét ,bổ sung.
GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Vấn đáp
? Cho biết những lỗi chính tả thường gặp trong quá trình viết?
Hoạt động 3: Luyện tập
I. Đọc văn bản sau và xác định những lỗi sai
Trong đoạn văn trên sai các lỗi sau:
- Sai về chính tả :ông, húc,dán ,đễ đướp,…
-Sai do không viết hoa.:bố,màn lịch …
-Lỗi sử dụng dấu câu không phù hợp,thiếu dấu câu,..
-Lỗi trình bày văn bản chưa phù hợp .
II. Những lỗi chính tả thường gặp và cách khắc phục:
1. Lỗi do không nắm quy tắc chính tả: viết hoa sai, phiên âm sai.
Cách khắc phục: ghi nhớ và tuân thủ các nguyên tắc, quy tắc chính tả.
2. Lỗi do không nắm được sự tương ứng giữa chữ và nghĩa.
Vd: dành dật " giành giật.
Cách khắc phục:
- Dùng mẹo “dưỡng dục, giảm giá”, trong từ Hán Việt nếu mang thanh nặng hoặc ngã thì viết d, nếu mang thanh sắc, thanh hỏi thì viết gi.
- Mẹo dùng từ đồng nghĩa: nếu một trong hai hình thức đó viết bằng tr thì viết là gi.
3. Lỗi do phát âm không phân biệt
a. Sai dấu thanh:
Cách khắc phục
- Mẹo “Chị Huyền mang nặng ngã đau, anh Ngang sắc thuốc hỏi đau chổ nào”: áp dụng cho từ láy tiếng Việt.
- Trong từ Hán Việt, nếu bắt đầu là m, n, nh, v, l, d, ng thì viết dấu ngã.
b. Viết sai chữ ghi các âm: phân biệt tr – ch; x – s; d – v,…
III. Luyện tập
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn khoảng 300 từ phát biểu cảm nghĩ của bản thân về những ngày đầu bước vào trường THPT HUỲNH PHI HÙNG.
4. Củng cố: Hệ thống lại bài giảng
5.Dặn dò: Cần phải có ý thức viết đúng chính tả.
Kí duyệt tuần 03
Ngày 05.9.2011
Châu Thị Bích Liễu
File đính kèm:
- Giao an Ngu van lop 10 tuan 4.doc