Giáo án ngữ văn 10 - Tuần 6 - Đọc văn: Tấm cám (truyện cổ tích)

A. Mục tiêu bài học:

Giúp hs: - Nắm được khái niệm, sự phân loại truyện cổ tích, đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.

- Hiểu được các nhân vật và mâu thuẫn- xung đột chủ yếu của truyện.

- Nắm được giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Có lòng cảm thương đối với những người lao động nghèo khổ, những thân phận bất hạnh.

- Bồi dưỡng niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống.

- Sgk, sgv.

- Các tài liệu tham khảo.

B.Phương tiện thực hiện

- Hs soạn bài theo các câu hỏi của sgk.

-Gv soạn thiết kế dạy- học.

C. Cách thức tiến hành:

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy- học:

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài mới: Có lẽ ko một người Việt Nam nào lại ko biết, ko từng được nghe kể truyện cổ tích Tấm Cám. Câu chuyện đó đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở chèo, cải lương, nhạc kịch, đồng thời cũng là nguồn đề tài cho thơ ca, nhạc, họa. Việc đọc- hiểu văn bản tác phẩm này một lần nữa giúp chúng ta nhận thức được giá trị tư tưởng nghệ thuật của nó sâu sắc hơn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 10 - Tuần 6 - Đọc văn: Tấm cám (truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn: TẤM CÁM (Truyện cổ tích) A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: - Nắm được khái niệm, sự phân loại truyện cổ tích, đặc trưng của truyện cổ tích thần kì. - Hiểu được các nhân vật và mâu thuẫn- xung đột chủ yếu của truyện. - Nắm được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Có lòng cảm thương đối với những người lao động nghèo khổ, những thân phận bất hạnh. - Bồi dưỡng niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống. - Sgk, sgv. - Các tài liệu tham khảo. B.Phương tiện thực hiện - Hs soạn bài theo các câu hỏi của sgk. -Gv soạn thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Có lẽ ko một người Việt Nam nào lại ko biết, ko từng được nghe kể truyện cổ tích Tấm Cám. Câu chuyện đó đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở chèo, cải lương, nhạc kịch, đồng thời cũng là nguồn đề tài cho thơ ca, nhạc, họa. Việc đọc- hiểu văn bản tác phẩm này một lần nữa giúp chúng ta nhận thức được giá trị tư tưởng nghệ thuật của nó sâu sắc hơn. Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt - Nhắc lại khái niệm về truyện cổ tích? - Có mấy loại truyện cổ tích? VD? - Nêu đặc trưng của truyện cổ tích thần kì? - Các yếu tố thần kì? - Nêu các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích thần kì? Các nhân vật trong truyện cổ tích thần kì có đặc điểm gì đặc biệt? - Kết cấu phổ biến của truyện cổ tích thần kì? - Nội dung của truyện cổ tích thần kì? Gợi mở: Những mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích thần kì là gì? ý nghĩa của chúng? Quan niệm, lí tưởng của nhân dân qua truyện cổ tích thần kì? - Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào? Hs đọc tác phẩm. Gv nhận xét kết quả đọc. - Tìm bố cục của truyện? Yêu cầu hs về nhà tóm tắt và tập kể lại tác phẩm. - Theo dõi toàn truyện, chúng ta thấy nổi bật lên sự đối lập và mâu thuẫn gì, giữa các nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truyện? Mâu thuẫn nào là chủ yếu? Vì sao? Hs thảo luận, phát biểu. Gv bổ sung: mâu thuẫn gia đình phát triển thành xung đột gay gắt, dẫn đến một mất một còn và dẫn đến kết thúc thiện thắng ác, ác bị trừng trị đích đáng, người lương thiện được thoả nguyện ước mơ, hưởng hạnh phúc trần thế... Như vậy việc tìm hiểu giá trị và đặc điểm tư tưởng –nghệ thuật của truyện thực chất là phân tích mâu thuẫn – xung đột đó giữa 3 nhân vật chính: Tấm, Cám và dì ghẻ. I. Tìm hiểu chung: 1. Giới thiệu chung về truyện cổ tích: a. Khái niệm: Là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. b. Phân loại: + Truyện cổ tích loài vật: là loại truyện cổ tích lấy các loài vật (phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh nhằm lí giải những đặc điểm đặc biệt của chúng và qua đó lí giải những vấn đề của đời sống loài người. VD: + Truyện cổ tích thần kì: VD: Thạch Sanh, Trầu cau, Chử Đồng Tử,... + Truyện cổ tích sinh hoạt (truyện cổ tích thế sự): là những truyện cổ tích nói về con người, ko có yếu tố thần kì hoặc nếu có thì những yếu tố thần kì cũng ko có vai trò và tác dụng quan trọng, quyết định trong sự phát triển của tình tiết và giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện. Các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa con người- con người thường được giải quyết bằng yếu tố hiện thực. Các yếu tố thần kì nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn. VD: Cái cân thuỷ ngân, Lọ nước thần, Sự tích con muỗi, Trương Chi,... 2. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì: - Là loại truyện cổ tích có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phất triển của câu chuyện. - Các yếu tố thần kì: + Nhân vật thần kì: Tiên, Bụt, vua Thủy Tề, Diêm Vương, Ngọc Hoàng,... + Những vật, con vật thần kì: đàn thần, sách ước, nước thần,...; chim thần, trăn tinh,... + Sự biến hoá thần kì: vật" người (Sọ Dừa), người- vật- người (cô Tấm),... - Nhân vật: + Gồm 3 kiểu nhân vật chính: nhân vật chính diện (phe thiện), nhân vật phản diện (phe ác) và các nhân vật (sự vật) có tác dụng thần kì. + Thường là nhân vật chức năng (thực hiện một chức năng nhất định như Thần, Tiên, Bụt,...) + Thường là nhân vật loại hình (tính cách, phẩm chất ko biến đổi). - Kết cấu: 3 phần. + Giới thiệu nhân vật chính diện (thường là những người nghèo khổ, bất hạnh). + Nhân vật chính diện gặp nạn (trải qua thử thách) được lực lượng thần kì giúp đỡ. + Kết thúc: nhân vật chính diện được hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng trị. - Nội dung: + Phản ánh mâu thuẫn, xung đột gia đình, xã hội qua đó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện- cái ác. + Đề cao cái thiện, nêu gương đạo đức tốt đẹp giáo dục con người. + Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. + Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động. 3. Truyện Tấm Cám: - Thuộc loại truyện cổ tích thần kì. - Thuộc kiểu truyện phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Theo thống kê của một nữ sĩ người Anh, trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám. ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc. 2. Bố cục: 3 phần. + Mở truyện: “Ngày xưa... việc nặng”" Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính của truyện. + Thân truyện: “Một hôm ... về cung” " Tấm ở với gì ghẻ và Cám đến khi thành hoàng hậu: Từ thân phận khổ đau trở thành hoàng hậu. " Tấm bị giết và hoá thân: Cuộc đấu trnh ko khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh để giành lại hạnh phúc. + Kết truyện: Còn lại" Tấm trở lại làm người, hưởng hạnh phúc, trừng trị mẹ con Cám. 3. Tìm hiểu văn bản: a. Nhân vật và mâu thuẫn- xung đột chủ yếu: - Trong quan hệ gia đình: mâu thuẫn gia đình Tấm ợớ Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ) Tấm ợớ Dì ghẻ (con chồng và dì ghẻ) " Mâu thuẫn Tấm- Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt. " Mâu thuẫn dì ghẻ- con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ, ko liên tục. - Trong quan hệ xã hội: Tấm ợớ Cám và dì ghẻ. Ông Bụt (phe ác) Nhà vua Vật thần kì khác (phe thiện) " Mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội (địa vị và quyền lợi đẳng cấp). " Khái quát thành mâu thuẫn: thiện ợớ ác. E. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs: Lập bảng tóm tắt các sự việc và chi tiết thể hiện diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám. ........................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 6 Tiết18. Đọc văn: TẤM CÁM (tiếp) (Truyện cổ tích) A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: - Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm. - Nắm được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Có lòng cảm thương đối với những người lao động nghèo khổ, những thân phận bất hạnh. - Bồi dưỡng niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống. B. Phương tiện thực hiện: - Sgk, sgv. - Các tài liệu tham khảo. - Hs soạn bài theo các câu hỏi của sgk. -Gv soạn thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới. Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt - Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm với Cám và mụ gì ghẻ có thể phân thành mấy chặng? - Tóm tắt các sự việc chính trong từng chặng? - ở chặng 1, em thấy nhân vật Tấm được giới thiệu với thân phận và phẩm chất ntn? - Phản ứng của Tấm trước những âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám? “bưng mặt khóc hu hu”, “òa lên khóc”, “bèn ngồi khóc một mình”, “Tấm lại nức nở khóc” - Qua chặng này, em thấy Tấm là một cô gái ntn? - Nhờ sự giúp đỡ của những lựclượng nào mà Tấm có được hạnh phúc tuyệt đối theo quan niệm của nhân dân ta xưa- trở thành hoàng hậu? - Việc thể hiện sự chuyển biến của Tấm từ thân phận khổ đau trở thành hoàng hậu có ý nghĩa ntn? - Bản chất của mẹ con Cám? Gv chuyển ý, dẫn dắt: Đa số truyện cổ tích trên thế giới có mô-típ (thuộc kiểu truyện) tương tự như truyện Tấm Cám thường giải quyết xung đột giữa các nhân vật bằng cách kết thúc ngọt ngào, có hậu: cô gái nghèo khổ trở thành hoàng hậu, có cuộc sống hạnh phúc như ý. Nhưng trong TCT Tấm Cám lại ko dừng ở đây.Nó được kể tiếp bằng những xung đột quyết liệt hơn khi Tấm ko còn sự giúp đỡ của lực lượng thần kì mà mẹ con Cám lại càng trở nên tàn ác, quyết cướp đoạt hạnh phúc của cô.Câu chuyện tiếp tụcthể hiện cuộc đấu tranh ko khoan nhượng của Tấm để giành lại hạnh phúc. Các xung đột của truyện trở nên quyết liệt hơn, đặc điểm, phẩm chất của nhân vật được khắc họa đậm nét hơn. - Mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ntn ở chặng này? - Tấm trải qua những hình thức hóa thân nào? Thái độ, hành động của Tấm ntn khi ở trong những hình thức hóa thân? So sánh với các phản ứng của cô trong chặng 1? - Sau mỗi lần Tấm bị giết, em có thấy tác giả dân gian miêu tả tiếng khóc của Tấm như trước ko? Bốn lần hóa thân của Tấm nói lên điều biến đổi gì trong tính cách, sức sống của nhân vật? - Vai trò của các yếu tố thần kì (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị) trong quá trình biến hóa của Tấm? - Nếu đôi giày là vật trao duyên thì cái gì là vật nối duyên? Vì sao? - Trước những hành động độc ác của Cám, vua đều ko nói gì. Em có suy nghĩ gì về nhân vật này? Gv nêu vấn đề để hs tranh luận: Đánh giá việc Tấm trả thù mẹ con Cám, có hai luồng ý kiến: - Đồng tình với cách trả thù của Tấm, cho như thế là hợp lí, đích đáng. - Ko đồng tình, cho rằng cách trả thù như thế trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp của nhân vật khiến Tấm trở nên hẹp hòi, tàn nhẫn (ko như kết thúc truyện Thạch Sanh). - ý kiến của em? - Đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám? Yêu cầu hs đọc và học phần ghi nhớ (sgk) b. Diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám: Ba chặng: (1) Bắt tép" chăn trâu" xem hội" thành hoàng hậu. (2) Bốn lần bị giết" bốn lần hoá thân. (3) Trả thù. Chặng 1: Từ thân phận khổ đau trở thành hoàng hậu. - Thân phận: + Mồ côi, ở với dì ghẻ cay nghiệt. + Bị bóc lột sức lao động, cướp công vật chất: C phải làm lụng quần quật suốt ngày đêm trong khi Cám được ăn trắng mặc trơn. C bị mụ dì ghẻ lấy yếm đỏ như miếng mồi nhử để bòn rút được nhiều hơn công sức lao động. C bị Cám lừa trút hết giỏ tép. + Bị đày đọa về tinh thần: C bị Cám cướp mất chiếc yếm đỏ (vật có giá trị tinh thần lớn, là y phục, là trang sức mà người con gái ngày xưa khao khát). C bị mẹ con Cám giết thịt cá bống (người bạn tâm tình mà Tấm ko những nuôi dưỡng bằng phần cơm của chính mình mà còn bằng biết bao tình thương mến nên bát cơm nàng dành cho bống mới là cơm vàng, cơm bạc bởi hơi ấm tình người quý báu như vàng như bạc; niềm an ủi, hi vọng của Tấm). C ko được đi xem hội như bao người khác (mụ dì ghẻ bắt Tấm làm 1 việc vô nghĩa – nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo mà mụ đã trộn lẫn- với dụng ý đọa đày; thậm chí hành động đó còn mang tính chất độc ác, đáng sợ là mụ đã tính toán dù Tấm có giỏi nhặt đi nữa thì nhặt xong cũng chẳng còn hội mà đi nữa) à Thân phận bất hạnh, đáng thương, bị cướp đoạt từ công sức lao động đến những khát khao nhỏ bé. - Phản ứng của Tấm trước những âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám: khóc. à Đó là phản ứng tự nhiên của một con người yếu đuối, thụ động vì bất lực trước những trớ trêu của phận mình, tiếng khóc của con người đáng thương, đáng được giúp đỡ. à Phẩm chất của Tấm: một cô gái hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, chân thật,cả tin và đôn hậu. - Ông Bụt và những con vật, sự vật thần kì (con gà biết nói, bầy chim sẻ giúp Tấm nhặt thóc gạo, 4 lọ xương bống thần kì, chiếc giày đánh rơi của Tấm): là các yếu tố thần kì, trợ giúp nhân vật chính diện vượt qua khó khăn, bế tắc, tìm được hạnh phúc, thỏa nguyện ước mơ đổi đời. Mỗi khi Tấm khóc, buồn tủi, bất lực, Bụt lại xuất hiện để an ủi, phù trợ cho cô. Tấm mất yếm đào,Bụt cho cá bống bầu bạn. Tấm mất cá bống, Bụt cho hi vọng đổi đời náu mình trong bốn lọ xương bống bé nhỏ. Tấm bị chà đạp, hắt hủi, tước đoạt khao khát được vui chơi, có hạnh phúc, giao cảm với mọi người trong lễ hội tưng bừng vua mở mấy ngày đêm, Bụt lại cho đàn sẻ đến giúp để cô được mặc áo mớ ba, cái xống lụa, đi hài đẹp, cưỡi ngựa đi dự hội, gặp Vua và trở thành hoàng hậu. Ông Bụt với lòng nhân từ và khả năng thần kì đã góp phần tạo nên hương vị riêng của truyện cổ tích. à Sự chuyển biến của Tấm từ thân phận khổ đau trở thành hoàng hậu thể hiện: + là phần thưởng cao nhất,vxứng đáng mà nhân dân lao động dành cho cô Tấm thảo hiền chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. + Thể hiện ước mơ đổi đời. + Triết lí sống “ở hiền gặp lành”, nhân dân muốn và tin rằng hạnh phúc thực sự sẽ đến với những con người lương thiện, hiền lành, chăm chỉ. - Bản chất của mẹ con Cám: + Là một bè độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm, bóc lột sức lao động, cướp công lao vật chất của Tấm, đày đọa Tấm về tinh thần. + Miệng lưỡi ngọt nhạt, lừa dối Tấm. Cám nói những câu nghe như lời ân cần nhưng hóa ra chỉ là cạm bẫy(Chị Tấm ơi! Chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng). Mụ dì ghẻ sai bảo Tấm với những lời vẻ ngoài sao mà ngọt ngào mà bề trong thì độcđịa âm mưu (Con ơi con! Mai chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mắt trâu) Chặng 2: Cuộc đấu tranh ko khoan nhượng để giành lại hạnh phúc. - Mâu thuẫn: Tấm- Cám và dì ghẻ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, phát triển thành mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, mâu thuãn một mất một còn giữa thiện >< ác. + Mẹ con Cám: Tìm đủ mọi cách độc ác hòng tiêu diệt Tấm, chiếm ngôi hoàng hậu, hưởng vinh hoa phú quý. C Dì ghẻ chặt gốc cau giết Tấm. C Cám tiêu diệt tận cùng sự sống của Tấm: giết thịt vàng anh, chặt xoan đào, đốt khung cửi rồi đem tro đổ ra xa hoàng cung. + Tấm: 4 lần bị giết " 4 lần hóa thân. " 1: vàng anh " bay vào tay áo, quyến luyến bên Vua. " tố cáo tội ác giết chị, cướp chồng của Cám ( Giặt áo chồng tao phơi lao phơi sào,chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao) C Lần 2: cây xoan đào " vươn cành tỏa bóng mát che cho Vua. C Lần 3: khung cửi " rủa mắng Cám (Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra) C Lần 4: quả thị thơm " trở lại làm người, xinh đẹp hơn xưa. ặ Cuộc đấu tranh ko khoan nhượng để giành lại hạnh phúc. Từ một cô gái yếu đuối, thụ động, chỉ biết khóc khi gặp khó khăn, bị đày đọa, Tấm đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, luôn tìm cách báo hiệu sự có mặt của mình trong các hình thức hóa thân, tuyên chiến với kẻ thù, ko chịu chết một cách oan ức trong im lặng. Bốn lần bị giết, Tấm đều tìm cách hoá thân sang kiếp khác và đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, tìm cách rủa mắng, tố cáo tội ác giết chị, cướp chồng của Cám. ặ Tấm có một sức sống mãnh liệt. - Vai trò của các yếu tố thần kì (hóa thân thành những vật quen thuộc) trong quá trình biến hóa của Tấm: + Làm cho cốt truyện phát triển sinh động. + Là những vật Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt, triệt để với cái ác giành lại hạnh phúc. + Sức sống mãnh liệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật. + Thể hiện quan niệm luân hồi của đạo Phật nhào nặn qua lí tưởng, thể hiện ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của cái thiện của nhân dân lao động. Theo thuyết luân hồi của đạo Phật, con người kiếp này chịu đau khổ vì tội lỗi từ kiếp trước, chỉ tìm được hạnh phúc ở cõi Niết bàncực lạc. Nếu hiện tại con người biết tunhântích đức thì khi chết sẽ được lên cõi Niết bàn. Nhưng nhân dân ta để Tấm luân hồi chuyển kiếp, trở lại kiếp người để hưởng hạnh phúc nơi trần thế, trừng trị kẻ thù độc ác. Tấm hóa thân ko phải để tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn cực lạc xa xôi, siêu hình mà quyết giành và giữ hạnh phúc ở ngay cõi đời này. Điều đó còn cho thấy ýthức tiến bộ của nhân dân ta: Hạnh phúc ko phải là trái ngọt trời ban mà muốn có hạnh phúc con người phải tự đấu tranh giành và giữ lấythì nó mới thực sự bền lâu. (Gặp gỡ với tư tưởng của nhà triết học hiện đại: “Hạnh phúc là đấu tranh”- Mác) - Đôi giày " vật trao duyên. - Vật nối duyên: miếng trầu têm cánh phượng. " Sự khéo léo, đảm đang của người vợ hiền. " Là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa, gắn với phong tục hôn nhân của người Việt: nhận trầu ăn trầu làgiao ước kết đôi. + Miếng trầu nên dâu nhà người. + Miếng trầu ăn ngọt như đường Đã ăn lấy của phải thương lấy người. Miếng trầu có ý nghĩa giao duyên ko thể ko có mặt trong sự hội ngộ của Vua và Tấm. Nó cũng thể hiện bản sắc văn hóa riêng, mang đậm dấu ấn dân tộc Việt, tôn thêm giá trị nhân văn của tác phẩm. - Ông vua: Trước những hành động độc ác của Cám, vua đều ko nói gì" hoàn toàn như người ngoài cuộc. " Việc lấy vua chỉ như một phần thưởng, mơ ước của nhân dân cho người con gái hiền thảo, chịu nhiều khổ đau và kiên cường đấu tranh vì hạnh phúc của mình. " Vua hiền lành và xa vời như ông Bụt. Chặng 3: Trả thù- trừng trị kẻ thù độc ác, giành lại hạnh phúc trọn vẹn nơi trần thế. Việc trả thù quyết liệt của Tấm: + Phù hợp với quá trình chuyển biến tính cách nhân vật: từ yếu đuối, thụ động chấp nhận đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, kiên cường đấu tranh đến cùng cho hạnh phúc của mình. + Thể hiện quan niệm về thiện- ác, ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện của nhân dân. III. Tổng kết bài học: 1. Nội dung: - Sự biến hoá của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con ngưòi trước sự vùi dập của kẻ ác. Đó là sức mạnh của cái thiện thắng cái ác qua cuộc đấu tranh ko khoan nhượng. - Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung dột trong gia đình phụ quyền thời cổ, mâu thuẫn xã hội thiện- ác. 2. Nghệ thuật: - Các yếu tố thần kì khiến câu chuyện li kì, hấp dẫn. - Khắc họa sự chuyển biến tính cách của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc của mình. E. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs:- Học bài, sưu tầm các tác phẩm thơ văn có nói về nhân vật Tấm. - Đọc trước bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. ........................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an thi GVG.doc
Giáo án liên quan