A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Hiểu đươc mâu thuẩn trái tự nhiên của nhân vật chính ,hiểu được ý nghĩa phê phán của truyện
-Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện cười trào phúng
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1.Kiến thức :
- Bản chất của nhân vật thầy qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện: cái dốt không che đậy được, càng che càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
- Sự kết hợp giữa lời nói và động tác trong việc thể hiện bản chất tham nhũng của thầy lí và tình cảnh vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng.
- Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ, kể chuyện tự nhiên, kết thúc bất ngờ.
2.Kỹ năng:
- Phân tích các tình huống gây cười.
- Khái quát, rút ra ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.
3.Thái độ:
Có tính ham học hỏi, khiêm tốn, trung thực trong học tập và cuộc sống, biết lên án, đấu tranh chống thói tham nhũng.
C.PHƯƠNG PHÁP :
học theo cách gợi mở, trao đổi thảo luận, phát vấn.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .
1.Ổn định: 10a1 10a2
2.Bài cũ: 10a1 10a2
? Phân tích mâu thuẫn xung đột của truyện Tấm cám và sự hoá thân của Tấm ?
3.Bài mới:Trong kho tàng truyện cười dân gian VN ,có không ít truyện hướng mũi nhọn vào các thầy :thầy đồ,thầy bói, thầy cúng trong số đó truyện “Tam đại con gà” là một truyện đặc sắc
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6005 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 8- Tam đại con gà (truyện cười), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Ngày soạn: 3 /10 /2011
Tiết PPCT: Ngày dạy: 5 /10 /2011
TAM ĐẠI CON GÀ
(Truyện cười)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Hiểu đươc mâu thuẩn trái tự nhiên của nhân vật chính ,hiểu được ý nghĩa phê phán của truyện
-Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện cười trào phúng
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1.Kiến thức :
- Bản chất của nhân vật thầy qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện: cái dốt không che đậy được, càng che càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
- Sự kết hợp giữa lời nói và động tác trong việc thể hiện bản chất tham nhũng của thầy lí và tình cảnh vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng.
- Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ, kể chuyện tự nhiên, kết thúc bất ngờ.
2.Kỹ năng:
- Phân tích các tình huống gây cười.
- Khái quát, rút ra ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.
3.Thái độ:
Có tính ham học hỏi, khiêm tốn, trung thực trong học tập và cuộc sống, biết lên án, đấu tranh chống thói tham nhũng.
C.PHƯƠNG PHÁP :
học theo cách gợi mở, trao đổi thảo luận, phát vấn.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .
1.Ổn định: 10a1……………………………………10a2…………………………………
2.Bài cũ: 10a1……………………………………10a2……………………………………
? Phân tích mâu thuẫn xung đột của truyện Tấm cám và sự hoá thân của Tấm ?
3.Bài mới:Trong kho tàng truyện cười dân gian VN ,có không ít truyện hướng mũi nhọn vào các thầy :thầy đồ,thầy bói, thầy cúng…trong số đó truyện “Tam đại con gà” là một truyện đặc sắc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
? Em hãy nhắc lại khái niệm truyện cười?
? Truyện cười có mấy loại? VD?
? Truyện Tam đại con gà thuộc loại truyện cười nào?
(?) Em hãy xác định bố cục của truyện?
+ Mở truyện: Câu đầu.
" Giới thiệu nhân vật và mâu thuẫn trái tự nhiên.
+ Thân truyện: Tiếp đến “Tam đại con gà nghĩa là làm sao?”
" Các tình huống mâu thuẫn gây cười.
+ Kết truyện: Câu cuối" lật tẩy bản chất dốt nát mà lại cố giấu dốt của thầy đồ" bật lên tiếng cười giòn giã.
? Câu mở truyện có ý nghĩa gì?
? Tiếng cười đã bật ra từ câu đầu này chưa? Vì sao?
? Tình huống thứ nhất mà anh thầy đồ phải giải quyết là gì? ý nghĩa của nó? ? Thầy đồ đã xử lí tình huống này ntn? Cách xử lí đó có ý nghĩa gì?
? Tình huống thứ 2 xảy đến với thầy đồ là gì? Trước tình huống khó xử đó, thầy đồ có suy nghĩ gì và xử lí ra sao?
? Cách biện bác của thầy đồ, theo em, cho thấy thầy là người thông minh nhanh trí hay đó chỉ là sự láu cá, lí sự cùn?
? Theo em, câu chuyện này có ý nghĩa phê phán điều gì?
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của câu chuyện này?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Giới thiệu chung về truyện cười:
a. Khái niệm: SGK/ tr 18
b. Phân loại:
- Truyện khôi hài: nhằm mục đích giải trí, mua vui, ít nhiều có tính giáo dục.
VD: Ai nuôi tôi,...
- Truyện trào phúng:
+ Nhằm phê phán những kẻ thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa (trào phúng thù).
VD: Giàn lí đổ, Quan huyện thanh liêm,...
+ Nhằm phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân (trào phúng bạn).
VD: Thà chết còn hơn, Lợn cưới áo mới, Đẽo cày giữa đường,...
2. Truyện Tam đại con gà
Thuộc loại truyện cười trào phúng: trào phúng bạn.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – hiểu chú thích
Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 3 phần
b.. Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ:
- Câu mở truyện: giới thiệu nhân vật, nêu mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt îí khoe giỏi.
" Tiếng cười chưa bật ra, mới ở dạng tiềm năng, chưa có biểu hiện gì đáng cười, chưa biết anh ta dốt ntn.
* Sự việc gây cười thứ nhất
- Gặp chữ “kê” ( nghĩa là gà)
-> thầy không biết, trò lại hỏi gấp, bí quá thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”.
=> Cười vì sự nói liều của thầy
* Sự việc gây cười thứ 2
+ dặn học trò đọc khẽ: sợ sai ai biết thì xấu hổ
=> Cười vì sự giấu dốt và sĩ diện hão của thầy
* Sự việc gây cười thứ 3
+ Xin bài âm dương" được cả ba " đắc chí, tự tin, cho mình giỏi" yêu cầu học trò đọc to cái sự dốt
" Thầy đồ vừa dốt vừa mê tín.
=> Cười cái dốt được nhân lên, một mũi tên trúng hai đích: Thổ công và thầy
* Sự việc gây cười thứ 4
Chạm trán với chủ nhà " tìm cách chống chế, che dấu bằng “lí sự cùn” nhưng cái dốt càng lộ rõ
=> Cười vì thói dốt bị lật tẩy, thầy đồ tự phơi bày cái dốt. Tiếng cười đã bật lên giòn giã hơn.
* Như vậy: Mâu thuẫn trái tự nhiên: cái dốt và sự dấu dốt, càng che dấu thì bản chất dốt nát càng lộ ra
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
- Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, xoay quanh một mâu thuẫn gây cười dốt - giấu dốt
- Cách vào truyện tự nhiên, kết thúc bất ngờ
- Thủ pháp: Nhân vật tự bộc lộ cái dốt, tăng dần theo sự phát triển
- Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh, sử dụng yếu tố vần điệu tăng tính bất ngờ và yếu tố gây cười
b. Ý nghĩa văn bản
- Phê phán thói dốt mà hay nói chữ, học làm sang, bảo thủ và giấu dốt
- Khuyên răn mọi ngườiluôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Đọc, kể bằng giọng hài hước, châm biếm, có ngữ liệu trào phúng
- Ghi lại những ý nghĩa anh, chị cảm nhận được
- sưu tầm thêm các truyện cười có cùng tiểu loại khác.
- Soạn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 8 Ngày soạn: 3/10/2011
Tiết PPCT: Ngày dạy: 6 /10 /2011
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
( Truyện cười)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Thấy được tình cảnh bi hài của người lao động xưa khi lâm vào cảnh kiện tụng và thái độ cuả nhân dân đối với nạn tham nhũng của quan lại địa phương
-Hiểu được NT gây cười của truyện
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ,KĨ NĂNG ,THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
-Sự kết hợp giữa lời nói và động tác trong việc thể hiện bản chất tham nhũng của thầy lý v tình cảnh vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng
-Truyện ngắn gọn,chặt chẽ ,lối kể chuyện tự nhiên ,kết thúc bất ngờ .Thủ pháp chơi chữ ,kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động của các nhân vật
2. Kĩ năng
-Phn tích cc tình huống gy cười
-Khi qut , rt ra ý nghĩa v những bi học m tc giả gửi gắ
3.Thái độ :Phê phán quan lại tham nhũng ,người nông dân thì tiếp tay cho bọn tham nhũng .
C. PHƯƠNG PHÁP: Phất vấn, quy nạp, thảo luận nhóm
D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định: 10a1……………………………………10a2………………………………………..
2.Bài cũ: 10a1……………………………………10a2………………………………………
? Đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của tuyện Tấm Cám?
3.Bài mới :Tục ngữ có câu Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ; muốn nói oan làm quan mà nói…Quan lại VN xưa không hiếm kẻ tham nhũng ,sâu mọt ti tiện và trắng trợn. Chúng là một trong những đối tương phê phán,đả kích của truyện cười dân gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Ôn lại những kiến thức cơ bản về truyện cười
Hs đọc- kể tác phẩm.
? Tìm bố cục của tác phẩm?
? Quan hệ giữa nhân vật thầy lí và Cải là mối quan hệ ntn?
Hs: Trả lời
? Cách xử kiện của thầy lí ntn? Lời kết án đã gây phản ứng ntn tới các nhân vật Ngô và Cải?
Hs: Trao đổi thảo luận , trả lời.
? Phân tích sự kết hợp giữa lời nói và động tác của Cải và thầy lí?
- Lẽ phải = Tiền, tiền là thước đo công lí, là tiêu chuẩn xử kiện “nén bạc đâm toạc tờ giấy”
Hs: Trả lời
? Theo em, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gây cười nào trong truyện trên?
Hs: Trả lời
? Em có suy nghĩ gì về nhân vật Cải?
Hs: Trả lời
? Nêu những nét chính về nội dung của 2 truyện cười trên?
Hs: Trả lời
? Qua truyện, em hãy rút ra những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện cười?(về kết cấu, nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ?).
Hs: Trả lời
? Văn bản thể hiện điều gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Giới thiệu chung về truyện cười:
a. Khái niệm: SGK/ tr 18
b. Phân loại:
- Truyện khôi hài: nhằm mục đích giải trí, mua vui, ít nhiều có tính giáo dục.
VD: Ai nuôi tôi,...
- Truyện trào phúng:
+ Nhằm phê phán những kẻ thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa (trào phúng thù).
VD: Giàn lí đổ, Quan huyện thanh liêm,...
+ Nhằm phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân (trào phúng bạn).
VD: Thà chết còn hơn, Lợn cưới áo mới, Đẽo cày giữa đường,...
2. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
Thuộc loại truyện cười trào phúng:
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc- Hiểu chú thích
Tìm hiểu văn bản
Bố cục: 3 phần.
+ Mở truyện: Câu 1.
" Giới thiệu nhân vật lí trưởng và tài đặc biệt của y(xử kiện giỏi).
+ Thân truyện: Tiếp đến “.. thuộc về con mà!”
" Diễn biến vụ kiện giữa Ngô và Cải nhờ thầy lí xử.
+ Kết truyện: Còn lại.
"Lời giải thích của thầy lí cho cách xử kiện của mình.
b. Tính kịch trong lời đối đáp của thầy lí và Cải:
- Quan hệ giữa nhân vật thầy lí và Cải: quan hệ xã hội, pháp luật.
+ Thầy lí: nổi tiếng do xử kiện giỏi.
+ Cải: đút lót mong thắng kiện.
- Cách xử kiện của thầy lí: Không điều tra điều tra, không phân tích, vội kết án ngay" không hề có sức thuyết phục.
-> đồng tiền là sức đo công lí là tiêu chuẩn xử kiện
- Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật:
+ Cải: kêu xin được xét lại = 5 ngón tay: Nghĩa hàm ẩn 5 đồng
+ Ngô: im lặng vì thắng kiện.
+ Thầy lí: hiểu ý, giải thích = xoè năm ngón tay trái úp lên 5 ngón tay phải: Nghĩa hàm ẩn: Lẽ phải của Ngô = 10 ngón tay = 10 đồng(gấp đôi của Cải)
-> Việc nổi tiếng xử kiện giỏi là hình thức che dấu bản chất tham nhũng
=> Truyện phê phán:
- Cách sử kiện của thầy Lí, vạch trần bản chất tham nhũng của quan lại VN xưa
- Cải vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm: vừa đáng thương vừa đáng trách
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật gây cười:
- Tương phản: lời đồn đại >< sự thật về tài xử kiện của thầy lí.
- Xây dựng cử chỉ, hành động gây cười mang nhiều nghĩa
- Kết hợp ngôn ngữ và cử chỉ gây cười
- Nghệ thuật chơi chữ : phải.( tính chất) kết hợp từ chỉ số lượng tạo sự vô lí
b. Ý nghĩa văn bản:
Truyện vạch trần bộ mặt tham nhũng của hàng ngũ quan lại xưa
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Đọc, kể nhấn mạnh vào những từ ngữ chỉ số lượng, cử chỉ
- Sưu tầm một số truyện cười có nội dung tương tự
- Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
E. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tam đại con gà.doc