Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 9 tiết 26-27- ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

-Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao

-Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại

-Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ

II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-SGK, SGV

-Thiết kế bài học

III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, thực hành

IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC

1-Ổn định lớp:

2-Kiểm tra bài cũ:

-Bài”Tam đại con gà” đề cập đến đối tượng nào, nghệ thuật gây cười và ý nghĩa của truyện

-Bài”Nhưng nó phải bằng hai mày” đề cập đến đối tượng nào, nghệ thuật gây cười và ý nghĩa của truyện

3-Giới thiệu bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 9 tiết 26-27- ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Tiết 26-27 CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA Ngày:26/9/2008 @Ä{Ã? I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS -Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao -Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại -Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN -SGK, SGV -Thiết kế bài học III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, thực hành IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC 1-Ổn định lớp: 2-Kiểm tra bài cũ: -Bài”Tam đại con gà” đề cập đến đối tượng nào, nghệ thuật gây cười và ý nghĩa của truyện -Bài”Nhưng nó phải bằng hai mày” đề cập đến đối tượng nào, nghệ thuật gây cười và ý nghĩa của truyện 3-Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Ca dao diễn tả nội dung gì?Có mấy loại? Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK trả lời. ¨ Là sáng tác tập thể của nhân dân,ca dao có những đặc điểm nhgeej thuật riêng,khác với thơ của văn học viết:ca dao là tiếng nói của cộng đồng,thơ là tiếng nói của cá thể nghệ sĩ.Nghệ thuật ca dao là nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái dân gian Nêu đặc điểm về nghệ thuật của ca dao? Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK trả lời. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đoc – hiểu văn bản Các bài ca dao trong văn bản nói đến nội dung gì? Khái quát hai nội dung than thân và yêu thương tình nghĩa Bài ca dao1,2 nói đến nội dung gì? Bài 1, 2: lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ Phát hiện điểm giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của hai bài ca dao 1, 2. Lập bảng so sánh theo hướng dẫn ¨ Đọc một vài bài ca dao cũng có mở đàu bàng cụm từ “Thân em…” + “Thân em như lá đài bi Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương” + “Thân em như cây quế giữa rừng Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay” + “Thân em như hat mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa” + “Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày” Bài ca dao số 3 nói đến nội dung gì? Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng nghĩa tình vẫn bền vững, son sắt . Nhận xét cách mở đầu của bài ca dao 3 vaf dọc 1 bài ca dao khác có lối mở đàu tương tự. “Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân…” Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dung trong câu “Ai làm chua….ơi” +Đại từ phiếm chỉ “Ai” ’ XHPK ngăn cách, làm tan vỡ tình yêu’xoáy sâu vào lòng người bao chua xót, đắng cay +Chơi chữ tài hoa: khế chua hay lòng người chua xót Tình nghĩa của nhân vật trữ tình như thế nào?Vì sao tác giả dân gian lại phải dùng đến cả một hệ thống so sánh, ẩn dụ bằng những hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ để nói lên tình người? Trao đổi và trả lời: Bài ca dao 4 nói đến nội dung gì? Bài 4: Nỗi niềm nhớ thương người yêu da diết bồn chồn. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuậ gì để thể hiện tình cảm nhớ thương? Dùng hình ảnh và biểu tượng. Đặc biệt là hình ảnh “khăn” “Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa” “Nhớ khi khăn mở, trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình” ¨ Sáu câu thơ theo lối vắt dòng láy lại 6 lần từ” khăn”ở đàu mỗi câu thơ và láy lại 3 lần”khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc’nỗi nhơ da diết triền miên Xuống, lên ,rơi, vắt : nghệ thuật đảo thanhvaf hình ảnh vận động trái chiều’nhớ không làm chủ được mình nên”ra ngẩn vào ngơ” Phát hiện vẻ đẹp độc đáo trong bài ca dao? (Ai nói với ai, nói gì? Cách biểu đạt?) +Lời của 1 cô gái +Bộc lộ bằng một ý tưởng độc đáo: Bắc cầu dải yếm-để chàng sang chơi (chi tiết quen thuộc đặc sắc trong ca dao) Bài ca dao 6 nói đến nội dung gì? Bài 6: Nghĩa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng Em hiểu gì qua biểu tượng: muối-gừng? Muối –gừng là gia vị, nó còn được dùng làm vị thuốc của người lao động nghèo trong lúc ốm đau ’ hương vị của tình người ’ biểu tượng cho sự thủy chung gắn bó *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết ¨ Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK I-Phần giới thiệu: -Về nội dung: Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, đất nước +Ca dao trữ tình +Ca dao hài hước -Về nghệ thuật: +Lời ca dao thường ngắn theo thể lục bát +Ngôn ngữ: gần với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ… mang đậm sắc thái dân gian II-Đọc hiểu: 1-Tiếng hát than thân (Bài 1, 2) Bài Nét chung Nét riêng Bài 1 -Mở đầu bằng “thân em như…” lời than về thân phận của người con gái trong xã hội cũ ’ Nghe ngậm ngùi,xót xa’nhấn mạnh, gay sự chú ý -Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai -Ý thức được vẻ đẹp tuổi xuân, giá trị của mình (như tấm lụa đào) Nỗi đau về số phận bấp bênh (phất phơ… tay ai) Bài 2 Tự ý thức về giá trị thực của mình (ruột trong… thì đen) khát khao được trân trọng (ai ơi… ngọt bùi) _ Hai bài ca dao trên không chỉ nói lên trên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị của mình 2-Tiếng hát yêu thương tình nghĩa (Bài 3, 4, 5, 6) a) Bài 3: -Mở đầu bằng lời nói đưa đẩy,gợi cảm hứng: “Trèo lên…”’ Nỗi chua xót vì lỡ duyên -“Ai” đại từ phiếm chỉ ’ Xã hội phong kiến xưa gây cản trở tình yêu đôi lứa -Bị lỡ duyên nhưng mà tình cảm của họ không thay đổi, thủy chung +Hình ảnh so sánh ẩn dụ: mặt trăng, mặt trời, sao hôm, sao mai, sao vượt ’ Hình ảnh thiên nhiên vũ trụ to lớn, vĩnh hằng bất biến ’ tình yêu chung thủy của mình +Sao Vượt chờ chăng: nhân hóa ’ Sự chờ đợi mỏi mòn trong vô vọng nhưng nghĩa tình mãi mãi không thay đổi b) Bài 4: -Nội dung: nỗi nhớ người yêu của cô gái -Nghệ thuật: +Hình ảnh tượng trưng: khăn, đèn, mắt +Điệp ngữ “thương nhớ ai”, điệp từ “khăn” +Dùng nhiều thanh bằng +Cấu trúc theo lối vắt dòng ’ Nỗi nhớ triền miên, da diết c) Bài 5: -Nội dung: lời tỏ tình táo bạo mãnh liệt mà trữ tình, ý nhị của người con gái làng quê -Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng +Chiếc cầu: chỉ nơi hò hẹn của đôi lứa yêu nhau; phương tiện để họ đến với nhau +Dải yếm: vật thân thiết, gần gũi của người con gái d) Bài 6: -Nội dung: nghĩa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng -Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng “Muối, gừng” ’ tình nghĩ vợ chồng gian khổ có nhau +Lối nói trùng điệp, láy lại (muối, gừng, ba năm, chín tháng, còn cay, nghĩa mặn, tình cay) +Thể song thất lục bát biến thể III-Tổng kết: Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca * CỦNG CỐ: -Gọi HS đọc diễn cảm lại các bài ca dao * Dặn dò: -Soạn bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” +Đọc kĩ văn bản +Xem trước các bài tập trong phần luyện tập

File đính kèm:

  • docNgu Van 10 cobanT2627van anh.doc