Giáo án Ngữ văn 10 Tuần IV, tiết 11, 12 TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong trong câu chuyện về thành Cổ loa và mối tình Mị Châu- Trọng Thủy

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức:

- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết.truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng

- Sự kết hợp hài hòa giữa “ cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian

2. Kí năng:

- Đọc, kể diễn cảm truyền thuyết dân gian

- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa vủa những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.

 C. PHƯƠNG PHÁP

 GV tổ chức giờ dạy theo hình thức đọc, gợi mở, trả lời câu hỏi, trao đổi thảo luận.

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

- Tóm tắt đoạn trích: chiến thắng Mtao Mxây.

- Phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng và niềm tự hào của dân làng về người anh hùng Đăm Săn?

3. Bài mới: Ca dao cổ Hà Nội có câu:

 “Ai về qua lại huyện Đông Anh

Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương”

 Trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, vẫn còn đây, sừng sững những dấu tích của 1 triều đại, 1 giai đoạn lịch sử bi hùng. Đó là Đền Thượng, Am Bà Chúa, Giếng Ngọc, những đoạn thành ốc. Những dấu tích ấy gắn liền với truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam chúng ta đều biết đến. Đó là truyền thuyết ADV & MC - TT

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần IV, tiết 11, 12 TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần IV, tiết 11, 12 Ngày soạn: Ngày dạy: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong trong câu chuyện về thành Cổ loa và mối tình Mị Châu- Trọng Thủy - Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết.truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy - Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng - Sự kết hợp hài hòa giữa “ cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian 2. Kí năng: - Đọc, kể diễn cảm truyền thuyết dân gian - Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa vủa những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. C. PHƯƠNG PHÁP GV tổ chức giờ dạy theo hình thức đọc, gợi mở, trả lời câu hỏi, trao đổi thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: ……………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ - Tóm tắt đoạn trích: chiến thắng Mtao Mxây. - Phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng và niềm tự hào của dân làng về người anh hùng Đăm Săn? 3. Bài mới: Ca dao cổ Hà Nội có câu: “Ai về qua lại huyện Đông Anh Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương” Trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, vẫn còn đây, sừng sững những dấu tích của 1 triều đại, 1 giai đoạn lịch sử bi hùng. Đó là Đền Thượng, Am Bà Chúa, Giếng Ngọc, những đoạn thành ốc. Những dấu tích ấy gắn liền với truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam chúng ta đều biết đến. Đó là truyền thuyết ADV & MC - TT HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT HĐ1: GV gọi HS đọc tiểu dẫn ? Phần tiểu dẫn nêu những nội dung gì? Cho biết đặc trưng của truyền thuyết ? *GV: Muốn hiểu đúng và sâu truyền thuyết này ta phải đặt nó vào mối quan hệ với lịch sử và đời sống văn hoá mà nó sinh thành. ? Em hãy giới thiệu đôi nét về thành Cổ Loa xưa? ? Truyền thuyết này được trích từ đâu? Nêu xuất xứ. ? Truyền thuyết này có mấy bản kể? 1. Truyện RV(LNCQ) 2.Thục kỉ ADV(Thiên Nam ngũ lục) 3.Ngọc trai-giếng nước(đồn đại ở vùng Cổ Loa HĐ2: GV gọi HS đọc văn bản (sgk) và xem chú thích giải nghĩa từ khó. ? Truyền thuyết này có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? HĐ3: GV gợi ý giúp HS phân tích theo từng khía cạnh vấn đề. ? Em có nhận xét ntn về quá trình xây thành của ADV? *Gv cho HS thảo luận 2 câu hỏi sau(chia 4 tổ, 2 tổ 1 câu)trong t/gian 4 phút. THẢO LUẬN: 1?Với sự giúp đỡ thần kỳ của sứ Thanh Giang(tức Rùa Vàng), em hiểu thái độ của tác giả dân gian đối với công lao của vua ADV? 2? Xây xong, ADV đã nói gì với RV? Em hiểu ý nghĩa của chi tiết này ntn? * HS từng nhóm trả lời, GV nhận xét rồi chốt lại. ? ADV đã bảo vệ, giữ gìn đnước bằng cách nào? Nhờ vào vũ khí gì? *GV: Tự tin là tốt, song thắng lợi chỉ dựa vàovũ khí, con người dễ chủ quan. Còn thất bại, con người lại sắp mưu tính kế. Đó là nguyên nhân dẫn đến bi kịch bất ngờ. ? Em có suy nghĩ gì về vai trò của vua ADV đối với nước Âu Lạc? HĐ4: GV gợi ý HS tìm hiểu tấn bi kịch mất nứơc của vua ADV. ? Vì sao vua ADV lại để nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà? Sự mất cảnh giác của nhà vua được kể ntn? *GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi 2/ trang 43 ? Theo em, ý kiến nào là đúng nhất?Nhận xét. *Gợi ý: Ý kiến 1 đúng. MC nặng t/cảm vợ chồng đã làm lộ tài sản quốc gia, bí mật quân sự (vi phạm nguyên tắc của bề tôi đ/với đ/nước, của con đ/với cha. *? Em có nhận xét gì về thái độ của ADV khi nghe tin quân Triệu Đà sang xâm lược? ? Em hiểu thái độ của t/g dg được thể hiện ntn trước bi kịch của vua tôi Âu Lạc? *GV: Chi tiết ADV gả con gái cho con trai TĐ, Tố Hữu gọi đó là nguyên nhân dẫn đến tình huống MC : “Trái tim lầm chỗ để trên đầu” Þ Vì nhà vua không phân biệt đâu là bạn, đâu là thù (mất cảnh giác) . Chi tiết RV kết tội MC là giặc Þ lời phán quyết của cha ông. So sánh hình ảnh ADV về thuỷ phủ với hình ảnh Thánh Gióng về trời? ? Theo em, với trọng tội của MC, nàng bị vua cha chém đầu có oan ức không? ? Chi tiết “máu MC trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, xác hoá thành ngọc thạch thể hiện thái độ người đời xưa đ/với MC ntn? Dân gian nhắn gửi điều gì đ/với thế hệ trẻ đời sau? HĐ6: GV cho HS thảo luận: Chi tiết “Ngọc trai – giếng nước” có phải khẳng định t/yêu chung thuỷ của TThuỷ không?Thái độ của người xưa đ/ với nvật này ntn? HS 4 nhóm trả lời, GV chốt lại ? Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử? Cốt lõi đó được dg thần kỳ hoá ntn? *GV: Cố TT PVĐồng nói: “TT của ta đều bắt nguồn từ cái lõi của sự thật lịch sử. Nd qua các thời đại đã gửi vào đó t/ h thiết tha của mình cùng với thơ và mộng”. GV gọi HS đọc Ghi nhớ để chốt lại bài học I/. GIỚI THIỆU CHUNG: 1/. Đặc trưng của truyền thuyết: SGK 2/. Văn bản: a). Vị trí xuất xứ : Trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái” ( Những câu chuyện ma quái ở phương Nam ra đời cuối TK XV). II/. ĐỌC – HIỂU: 1. Đọc hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản Đ1: Từ đầu đến “bèn xin hoà” : ADV xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước. Đ2: Từ “không bao lâu . . .xuống biển”: Cảnh mất nước nhà tan. Đ3: Còn lại: Thái độ của tác giả dg đ/ với MC 3. Phân tích: a. Vai trò của ADV trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước: * Quá trình xây thành: - Thành đắp tới đâu sạt lở tới đó. - Lập bàn thờ cầu đảo bách thần. - Nhờ Rùa Vàng(RV) giúp, nhà vua xây thành nửa tháng thì xong. Þ Lý tưởng hoá việc xây thành ( cha ông luôn giúp đỡ con cháu để trở nên hiển hách, anh hùng) - Dựng nước vất vả và gian nan Þ ca ngợi công lao của vua ADV. - Băn khoăn, lo lắng: “ Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”Þ Ý thức trách nhiệm của người cầm đầu đ/nước. - Vua ADV được RV tặng nỏ thần để giữ bảo toàn đ/nước. Þ Tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm chống giặc bảo vệ đ/ nước của vua tôi Aâu Lạc. b. Thảm kịch mất nước, nhà tan: - Vua ADV vô tình gả con gái là Mị Châu(MC)cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ. - MC lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần. - TĐ cất quân sang xâm lược, ADV vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ. Þ ADV chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác, ỷ lại vào vũ khí đã đưa Âu Lạc đến con đường diệt vong nhanh chóng. Đó là bài học đắt giá về bi kịch nước mất nhà tan. c. Thái độ của tác giả dân gian: - Không đồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của ADV và nêu lên bài học lich sử về thái độ cảnh giác với kẻ thù Vừa phê phán hành động vvoo tình vừa độ lượng với Mị Châu vì nàng ngây thơ cả tin nên bị lợi dụng - Hình ảnh “ Ngọc trai – nước giếng” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái đối với các nhân vật trong truyện 4. Tổng kết: a. Ý nghĩa văn bản: Truyện giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc, nêu cao bài học lịch sử giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cách xử lí đúng dắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng b. Nghệ thuật: - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử và hư cấu nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao ( ngọc trai, giếng nước) - Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu III. Hướng dẫn tự học: - Chỉ ra những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và phân tích ý nghĩa của chúng - Quan điểm của anh chị vè ý kiến cho rằng truyền thuyết này là tiếng nói ngợi ca tình yêu chung thủy và phản kháng chiến tranh E. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docAN DUONG VUONG.doc