Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 10: đọc văn nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

 A- Mục tiêu bài học: Giúp HS

- Nắm được những ý kiến sâu sắc, có lí có tình của Phạm Văn Đồng về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.

- Từ đó, hiểu đúng đắn, sâu sắc hơn những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại lúc bấy giờ và đối với ngày nay, để càng thêm yêu quý con người và tác phẩm của nhà thơ lớn đó.

 B- Tiến trình lên lớp

Bước 1: Ổn định tổ chức

 Kiểm tra bài cũ: ( 5-7phút)

 Câu hỏi : Trình bày những giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập?

Bước 2 : Giới thiệu bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 10: đọc văn nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10: đọc văn Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng – A- Mục tiêu bài học: Giúp HS - Nắm được những ý kiến sâu sắc, có lí có tình của Phạm Văn Đồng về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. - Từ đó, hiểu đúng đắn, sâu sắc hơn những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại lúc bấy giờ và đối với ngày nay, để càng thêm yêu quý con người và tác phẩm của nhà thơ lớn đó. B- Tiến trình lên lớp Bước 1: ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: ( 5-7phút) Câu hỏi : Trình bày những giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập? Bước 2 : Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Pv Pv Pv Pv Pv Pv Pv Pv Pv Pv Pv Pv Pv Pv Pv Đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nét chính về tiểu sử của PVĐ? Gọi HS đọc văn bản và phần giải nghĩa từ khó Hãy xác định bố cục của bài viết, nội dung chính của từng phần? Tác giả đã đánh giá về NĐC như thế nào? Điều đó có nghĩa như thế nào? Vì sao có điều đánh giá đó? Cách nhìn ấy có ý nghĩa như thế nào? Tác giả đã đánh giá như thế nào về con người NĐC? Tác giả đã chỉ ra quan niệm sáng tác văn chương của NĐC như thế nào? Tác giả đã đánh giá về văn thơ yêu nước chống Pháp của NĐC ntn? Vì sao trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Theo tác giả đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến cho truyện LVT có thể trở thành tác phẩm lớn nhất của NĐC và được phổ biến trong dân gian? Bên cạnh việc chỉ ra những giá trị của truyện LVT thì tác giả đã bàn luận ntn về những điều mà nhièu người cho là hạn chế của tác phẩm này? Qua cách đánh giá của tác giả, anh chị học tập được gì về cách lập luận của tác giả? Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK và giáo viên chốt lại những kiến thức cần ghi nhớ I- Giới thiệu chung 1. Tiểu dẫn - Phạm Văn Đồng ( 1906- 2000) - Quê: Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức ( Quảng Ngãi) - Là nhà CM, nhà lí luận văn hoá,văn nghệ lớn của Việt Nam. Ông còn là nhà ngoại giao tài năng và nhà giáo dục tâm huyết. - Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ( 7/ 7/ 1888). 2. Giới thiệu văn bản a) Đọc văn bản, giải nghĩa từ khó: SGK b) Bố cục văn bản Chia làm 3 phần ( ngoài 2 phần mở đầu và kết thúc) - Phần 1: Từ đầu đến... “khôn lường thực hư”: nói về con người và quan niệm văn chương Nguyễn Đình Chiểu. - Phần 2: tiếp đến “ còn gánh hai vai nặng nề”: thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. - Phần 3: nói về truyện thơ Lục Vân Tiên và đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu. II - Đọc hiểu văn bản 1. Cách nhìn mới mẻ và sâu sắc của PVĐ về Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Đình Chiểu là vì sao có ánh sáng khác thường : ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. - Phải chăm chú nhìn mới thấy: phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được. - Càng nhìn càng sáng: càng nghiên cứu lại càng phát hiện ra vẻ đẹp mới ánh sáng mới. Lâu nay, ta luôn có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ... điều đó không thoả đáng và không đúng với hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Đình chiểu ( mù loà) nên đã không thấy hết những vẻ đẹp và đánh giá đúng về thơ văn ông. ý nghĩa: Tác giả đã nhìn thấy sâu sắc các giá trị bền vững và cơ bản của cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, đã khôi phục lại các giá trị đó một cách tường minh, có căn cứ khoa học trong bài viết của mình- ngay cả giá trị nghệ thuật, tác giả cũng có những kiến giải đúng đắn với sự đánh giá công bằng, khách quan, thoả đáng cả trong thơ văn yêu nước cũng như trong truyện thơ Lục Vân Tiên. 2. Cách phân tích, đánh giá của tác giả về thơ văn yêu nước chống Pháp và truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu - Tác giả không viết lại tiểu sử của Nguyễn đình chiểu mà chỉ nhấn mạnh khí tiết của “ một người chí sĩ yêu nước” trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của ông. - Quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn đình Chiểu: hoàn toàn thống nhấtvới quan niệm về lẽ làm người, “ văn tức là người” và văn thơ phải là vũ khí chiến đấu. a) Về văn thơ yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu - Đặt tác phẩm của NĐC trên nền của hoàn cảnh lịch sử chống Pháp của nhân dân Nam Bộ lúc bấy giờ: + Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã “làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 trở về sau”: ca ngợi những nghĩa sĩ dũng cảm, đồng thời cũng là lời than khóc cho những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang, bỏ mình vì nước vì dân, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu còn tham gia vào cuộc đấu tranh của thời đại làm cho lòng rung động trước những hình tượng “sinh động và não nùng” của những con người “ suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân, giữ vẹn khí phách cho dù chiến bại”. + Đặc biệt với bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc người đọc bắt gặp 1 hình tượng trung tâm mà văn chương cho đến lúc ấy còn chưa có: người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân: “ xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành anh hùng cứu nước”. Một nhà văn chỉ thực sự lớn khi tác phẩm của ông ta phản ánh một cách trung thực đặc điểm, bản chất của một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với đời sống của đất nước, nhân dân . - Nghệ thuật: Lối viết văn nghị luận rõ ràng, trong sáng, mạch lạc, những lời bình súc tích, sắc sảo mới mẻ về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: luôn chú ý làm cho người đọc thấy được những câu văn, vần thơ chính là bầu nhiệt huyết của nhà thơ trào ra thành chữ nghĩa: Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu. Nhưng không viết về Nguyễn Đình Chiểu với nỗi tiếc thương hoài cổ. b) Về truyện thơ Lục Vân Tiên - Tác giả cho ta thấy truyện Lục Vân Tiên là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa . Đó là điều chúng ta phải hiểu đúng,để có thể “ thấy hết giá trị của tác phẩm này”. - Truyện Lục Vân Tiên lại có một lối kể truuyên nói truyện nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, mới có thể truyền bá trong dân gian. - Phạm Văn Đồng cũng không phủ nhậnnhững sự thật như: “ Những giá trị luân lí mà Nguyễn Dình Chiểu ca ngợi, ở thời chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”, hay “ văn chương của LVT có những chỗ lời văn không hay lắm”. Sự thừa nhận này cho thấy tác giả luôn giữ được sự khách quan và công bằng trong khi nghị luận. - Cách lập luận “ đòn bẩy”: người lập luận bắt đầu bằng việc hạ xuống để nâng lên. Tóm lại: PVĐ đã xem xét giá trị của truyện LVT trong mối liên hệ mật thiết với đời sống của nhân dân. Truyện LVT có giá trị bởi công trình nghệ thuật đó cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, đều thân thuộc với đông đảo nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu mến. Đó là cơ sở đúng đắn và quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm truyện LVT. III – Tổng kết * Ghi nhớ: SGK * Củng cố :Bố cục bài viết gồm mấy phần? Nội dung từng phần? * Dặn dò: Chuẩn bị hai bài đọc thêm theo câu hỏi hướng dẫn đọc thêm ( tiết11).

File đính kèm:

  • docnoi thuong minh(2).doc