Giáo án Ngữ văn 11: Bài ca ngất ngưởng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

v Kiến thức:

- Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách là một nhà nho và hiểu được vì sao coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.

- Hiểu đúng nghỉa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.

- Nắm được những tri thức về thể hát nói – một thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.

v Kĩ năng: Phân tích tác phẩm thơ trữ tình theo thể hát nói.

v Tư tưởng, thái độ: -Trân trọng tài năng và nhân cách sống của Nguyễn Công Trứ.

-Lối sống có phong cách, có cá tính nhưng khiêm tốn, không lập dị.

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5798 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Bài ca ngất ngưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG Nguyễn Công Trứ Tuần: 4 NS: 3/18/08/09 Tiết CT: 14 – 15 ND: 5/20/08/09 7/22/08/09 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Kiến thức: - Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách là một nhà nho và hiểu được vì sao coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. - Hiểu đúng nghỉa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại. - Nắm được những tri thức về thể hát nói – một thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX. Kĩ năng: Phân tích tác phẩm thơ trữ tình theo thể hát nói. Tư tưởng, thái độ: -Trân trọng tài năng và nhân cách sống của Nguyễn Công Trứ. -Lối sống có phong cách, có cá tính nhưng khiêm tốn, không lập dị. B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại. C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 11A1 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương. Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của ông Tú đối với bà Tú. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Trọng tâm tiết 1: Tìm hiểu tác giả- tác phẩm, đọc diễn cảm văn bản. Dựa vào Tiểu dẫn – Sgk, trình bày một số nét chính về tác giả Nguyễn Công Trứ. GV nhận xét, bổ sung: -1819, đỗ đầu kì thi Hương - 1833, làm Tham tán quân vụ - 1834, thăng Tham tán đại thần -1835, Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên) - 1840 -1841: chỉ huy Quân sự ở Tây Nam bộ - 1848, làm Phủ doãn Thừa Ân ?Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? ?Bài thơ được viết theo thể loại gì? Trình bày những hiểu biết của em về thể loại này. GV có thể gợi ý: Điểm khác biệt của bài thơ đối với những TP thơ khác đã được học. GV nhắc lại sơ lược về kết cấu của bài thơ viết theo thể hát nói: Gồm 2 phần: phần mưỡu (mấy câu lục bát ở đầu hoặc cuối); phần hát nói (gồm 3 khổ. Thường xen 2 hay 4 câu thơ chữ Hán). GV hướng dẫn đọc giọng sảng khoái, tự tin. GV đọc mẫu, HS đọc. GV gợi ý hướng phân tích. ?Cảm hứng chủ đạo của bài thơ tập trung ở từ ngữ nào? Số lần xuất hiện của từ đó? Mỗi lần xuất hiện từ “ngất ngưởng” có những nét nghĩa gì khác nhau? ?Giải thích nghĩa gốc và nghĩa được dùng trong bài của từ “ngất ngưởng”. GV bình giảng bổ sung. GV dẫn dắt, nêu vấn đề. GV giới thiệu đôi nét về quan niệm và lối sống của những nhà nho xưa: +Đề cao đạo trung hiếu, tuy trong tài nhưng vẫn đề cao đức hơn. +Cách ứng xử phổ biến: nghiêm cẩn, khiêm tốn, lễ nghi phép tắc àThủ tiêu cái cá nhân, đề cao lí trí và thủ tiêu tình cảm tự nhiên. NCT là dấu hiệu đầu tiên của con người cá nhân. Trọng tâm tiết 2: Phân tích lời tự thuật về cuộc đời của NCT ?Cuộc đời NCT có thể chia làm mấy chặng? ?Là một nhà nho, NCT quan niệm như thế nào về lẽ sống? GV gợi ý: câu thơ đầu – giải thích nghĩa. ?Nhận xét về ngôn ngữ? (việc sử dụng toàn từ Hán Việt nói lên điều gì?) ?Em có suy nghĩ gì về quan niệm sống ấy? GV bình giảng bổ sung quan niệm sống của NCT: “Đã mang tiếng ở trong trời đất - phải có danh gì mà đối với núi sông”; “Không công danh thà nát với cỏ cây, Với NCT thì Ý nghĩa của việc lập công danh không phải để “vinh thân phì gia”mà là để cống hiến cho dân cho nước. ?Để thực hiện được quan niệm sống ấy, NCT đã làm gì? ?Giữa quan niệm, lí tưởng và thực tế đời sống mà NCT trải nghiệm có điều gì đáng lưu ý? ?NCT tự hào, tự tin vào mình là có cơ sở hay không? Điều đó thể hiện qua những câu thơ nào? ?Thái độ của NCT khi tự cho mình là “tay ngất ngưởng”? GV bình giảng bổ sung, định hướng. ?Vì là người thẳng thắn, liêm khiết, không chịu luồn cúi nên đường làm quan của NCT không mấy thuận lợi. Vậy NCT đã chọn cho mình một thái độ sống như thế nào cả khi còn làm quan cũng như khi đã về hưu? ?Khi về hưu, hành động của NCT có gì khác người, khác đời? ?NCT đã tự đánh giá như thế nào về việc làm ấy của mình? ?Dù hành động có khác người nhưng tâm trạng của NCT khi về hưu vẫn thoáng chút bang khuâng. Điều đó thể hiện qua câu thơ nào? GV phân tích, bình giảng. ?về ở ẩn, NCT có những sở thích đặc biệt gì? ?Sở thích của NCT giúp ta hiểu thêm gì về con người ông? ?NCT tự nhận xét như thế nào về mình? ?Lúc còn làm quan cũng như khi đã về hưu, quan niệm sống của NCT có gì khác nhau không? Phân tích thơ để minh hoạ. GV bình giảng, kết luận về lối sống và thái độ sống của NCT. HS thảo luận nhóm (theo bàn) về nội dung: Nét nghệ thuật đặc sắc mang đến thành công cho bài thơ? Đại diện HS trình bày ý kiến. GV nhận xét bổ sung, định hướng. HS đọc Ghi nhớ – Sgk tr. 39. GV chốt lại ý chính. I.GIỚI THIỆU CHUNG 1.Tác giả *Cuộc đời -Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), quê Hà Tĩnh, biệt hiệu Hi Văn. -Xuất thân trong một gia đình Nho học. -Từ nhỏ: sống nghéo khó, tham gia sinh hoạt hát ca trù. -Năm 1819, đỗ Giải nguyên, được bổ nhiệm làm quan. Nhưng con đường làm quan của ông có nhiều thăng trầm. -Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. *Sự nghiệp thơ văn -Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm (hơn 50 bài thơ, hơn 60 bài hát nói, một số bài phú và câu đối Nôm). -Thể loại ưa thích: hát nói à người đầu tiên có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó. 2.Tác phẩm a.Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ được sáng tác sau năm 1848 là năm NCT cáo quan về hưu. b.Thể loại -Hát nói (ca trù) có vần luật tự do, kết hợp song thất lục bát, lục bát với kiểu nói lối của hát chèo. àLà thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân. II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1.Đọc văn bản 2.Tìm hiểu văn bản 2.1. Cảm hứng chủ đạo Tập trung vào từ “ngất ngưởng”: xuất hiện 4 lần trong bài thơ à vừa thừa nhận vừa khẳng định. àNghĩa đen: chỉ sự vật đặt ở trên cao, không vững chắc, dễ đổ. àNghĩa được dùng trong bài: chỉ lối sống, phong cách sống khác người, khác thường, đầy cá tính, có bản lĩnh, vượt ra ngoài khuôn khổ. 2.2.Lời tự thuật về cuộc đời a.Khi làm quan (6 câu đầu) -Câu 1: Toàn văn chữ Hán à Đặc điểm của hát nói và cũng là đặc điểm của thơ Nôm thời kì sơ khởi khi tác giả muốn diễn đạt một ý quan trọng. àNCT khẳng định: trong trời đất không có việc gì không phải là phận sự của ta. àQuan niệm sống tích cực thể hiện ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ, đồng thời thể hiện thái độ tự tin vào tài trí của mình. -Câu 2: NCT (ông Hi Văn) cho rằng làm quan là “vào lồng” à mất tự do. Tuy vậy, đó là cách để ông thể hiện tài năng và thực hiện lí tưởng của mình. ðCó sự mâu thuẫn giữa lí tưởng và thực tiễn cuộc sống. àNCT tự xưng: ông Hi Văn àthái độ tự hào, kiêu hãnh. -4 câu tiếp: +Liệt kê chức vụ và công trạngï: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc, đại tướng, Phủ doãn Thừa Thiên àCó tài năng nhiều mặt, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. ðĐịêp từ: khi, có khi à Kể sơ lượt, không cụ thể, không có ý khoe khoan, tự cao tự đại mà thể hiện sự tự tin vào tài năng và bản lĩnh của mình. à Tự cho mình là “tay ngất ngưởng”: NCT tự khen mình, tự đánh giá cao về tài năng, nhân cách và bản lĩnh của mình. ðThái độ sống cống hiến, không màng danh lợi. b.Lúc về hưu (12 câu tiếp) -Hành động khác thường: +Cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa, treo mo cau vào phía trên đuôi bò (che miệng thế gian) à“đeo ngất ngưởng”: Tự thấy đó là hành động khác người, khác đời nhưng không uốn mình theo dư luận. -Tâm trạng: Thoáng chút bâng khuâng, ngạc nhiên trước sự thay đổi: từ một “tay kiếm cung” - ông tướng có quyền sinh quyền sát trở thành “dạng từ bi” – dáng vẻ tu hành. -Sở thích khác người: +Lên chùa, mang theo các cô hầu gái. +Đi hát ả đào àThích lối sống thảnh thơi, vui thú. Lối sống tuy “ngất ngưởng”, khác người nhưng tài hoa tài tử, trong sạch, có ý thức và đầy bản lĩnh. à “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” à Bụt cười hay thiên hạ cười? hay chính ông Hi Văn tự cười mình? -Quan niệm sống: +Bỏ ngoài tai chuyện thị phi, được – mất, khen – chê. +Coi trọng nghĩa vua tôi. à “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: Tự đánh giá và khẳng định về mình một cách toàn diện. ðThái độ sống ngang tàng, dám phá vỡ khuôn khổ lễ giáo của nhà nho “khắc kỉ, phục lễ” để sống trung thực, sống cho mình và sống theo cá tính của mình. ð”ngất ngưởng” là phong cách sống nhất quán của NCT kể cả khi làm quan cũng như khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình. 2.3. Nghệ thuật: - Dùng thể loại hát nói: kết hợp thơ, nhạc và cả nói à thể hiện chất tự sự và trữ tình của bài thơ. - Có tính chất tự do, phóng khoáng của nhịp điệu, vần, đối xứng phù hợp với việc diễn tả tâm trạng của các nghệ sĩ tài hoa, ngông nghênh, phá phách. III.TỔNG KẾT (Học Sgk tr. 39) 4.Củng cố: ? Phong cách sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. 5.Dặn dò - Học thuộc lòng bài thơ, phân tích phong cách sống của tác giả và những nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ. - Chuẩn bị bài Luyên tập thao tác lập luận phân tích (theo nội dung SGK) IV.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai ca ngat nguong Nguyen Cong Tru.doc