A.Mục tiêu cần đạt:
• Học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời, cá tính, văn tài và sự nghiệp sáng tác nổi bật của Nguyễn Tuân để thấy được: Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng văn học lãng mạn nước nhà giai đoạn 1930-1945, giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam.
• Cảm nhận được vẻ đẹp khí phách, tài năng và thiên lương của hình tượng nhân vật trung tâm Huấn Cao và vẻ đẹp của toàn bộ truyện ngắn Chữ người tử tù – truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện Vang bóng một thời. Chữ người tử tù tập trung quan điểm riêng của Nguyễn Tuân về cái Đẹp. Ngoài ra truyện ngắn còn hàm ẩn nhiều ý nghĩa sâu sắc.
• Hiểu thêm về nghệ thuật văn xuôi lãng mạn Việt Nam nói chung và nghệ thuật truyện ngắn mang cá tính sáng tạo sắc nét của Nguyễn Tuân nói riêng. Truyện có nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, đầy chất thơ, các thủ pháp xây dựng không gian thời gian, thủ phâp đối lập đều điêu luyện, giàu ý nghĩa Đây là một truyệnn ngắn trữ tình giàu kịch tính.
• Rèn luyện kĩ năng phân tích một tác phẩm văn xuôi trữ tình hay và khó như Chữ người tử tù.
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Chữ người tử tù_Nguyễn Tuân (1910-1987), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:
Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân ( 1910-1987 )
A.Mục tiêu cần đạt:
Học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời, cá tính, văn tài và sự nghiệp sáng tác nổi bật của Nguyễn Tuân để thấy được: Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng văn học lãng mạn nước nhà giai đoạn 1930-1945, giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam.
Cảm nhận được vẻ đẹp khí phách, tài năng và thiên lương của hình tượng nhân vật trung tâm Huấn Cao và vẻ đẹp của toàn bộ truyện ngắn Chữ người tử tù – truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện Vang bóng một thời. Chữ người tử tù tập trung quan điểm riêng của Nguyễn Tuân về cái Đẹp. Ngoài ra truyện ngắn còn hàm ẩn nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Hiểu thêm về nghệ thuật văn xuôi lãng mạn Việt Nam nói chung và nghệ thuật truyện ngắn mang cá tính sáng tạo sắc nét của Nguyễn Tuân nói riêng. Truyện có nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, đầy chất thơ, các thủ pháp xây dựng không gian thời gian, thủ phâp đối lập đều điêu luyện, giàu ý nghĩa… Đây là một truyệnn ngắn trữ tình giàu kịch tính.
Rèn luyện kĩ năng phân tích một tác phẩm văn xuôi trữ tình hay và khó như Chữ người tử tù.
B. Tài liệu và phương tiện
Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập I – NXB Giáo Dục.
Tập truyện Vang bóng một thời và một số tác phẩm tiêu biểu khác của Nguyễn Tuân…
Tranh, ảnh về Nguyễn Tuân.
Những giai thoại văn học về nhà văn Nguyễn Tuân – vốn là nhà văn có rất nhiều giai thoại xung quanh cá tính của mình.
C.Tiến trình tổ chức dạy học tác phẩm:
I.Vào bài
Ông là cây đời phiêu bạt ném vào xanh lá
Mỗi ngày tiếng chữ bật chồi,
Tí tách niềm mới lạ.
Không ai trùm che nổi ông
Ông chẳng trùm che ai,
Bóng mát văn ông chim về xây tổ.
Đây là những câu thơ tác giả Ngô Minh viết tháng 8/1987 để viếng linh hồn một nhà văn lớn vừa ra đi. Sinh thời tài năng và cá tính của ông đã trở thành một hiện tượng kì thú trong nền văn học nước nhà. Khi ông mất đi rồi, lòng kính yêu ngưỡng mộ ông vẫn khôn nguôi, người ta còn nói nhiều, bàn nhiều, làm thơ nhiều về ông. Ông chính là Nguyễn Tuân, nhà văn tài hoa tài tử đã thai nghén cho đời biết bao “trang hoa” đẹp đẽ. Chúng ta hôm nay được cùng nhau chiêm ngưỡng một “trang hoa” kết tinh tài năng và nhân cách của nhà văn lớn Nguyễn Tuân. Đó là tuyệt tác Chữ người tử tù. Cô và các em cùng đọc truyện ngắn, để kính cẩn dâng lên linh hồn cụ Nguyễn một nén tâm hương.
II.Tiến trình dạy học tác phẩm:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
1. Học sinh tìm hiểu về tác giả
- Học sinh xem tranh, ảnh về nhà văn Nguyễn Tuân, đặc biệt là những bức kí họa về nhà văn.
- Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cá tính của Nguyễn Tuân? Em có thích kiểu tính cách đó không?
- Câu hỏi : Em có nhận xét gì về gia đình và thời đại Nguyễn Tuân ra đời? Hai yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến cá tính nhà văn?
- Câu hỏi: Hiểu về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân rồi, em có thể lí giải vì sao nhà văn lại viết nhiều và đặc biệt thành công ở thể tùy bút?
2. Tìm hiểu chung về tác phẩm
- Chuyển ý: Thạch Lam là nhà văn mải miết đi tìm cái Đẹp. Ông đã từng ru lòng cô trò chúng ta trong nỗi buồn man mác về thân phận con người ở truyện ngắn Hai đứa trẻ. Cái đẹp mà Thạch Lam tìm kiếm là những cái đẹp ẩn náu , bình dị, tinh khôi, buộc người đọc phải thật tinh mắt tinh lòng mới phát hiện được. Nguyễn Tuân cũng là nhà văn dong duổi cả đời đi tìm cái Đẹp. Nhưng cái đẹp mà cụ Nguyễn tìm tới phải là cái đẹp tuyệt mĩ, không tì vết, xứng đáng đứng bậc nhất trong lòng người. Chữ người tử tù là truyện ngắn mang cái đẹp như thế.
- Cho học sinh xem một bức thư pháp rồi hỏi: Em biết gì về nghệ thuật thư pháp, thú chơi chữ rất nổi tiếng ở nước ta? Theo em, tại sao Nguyễn Tuân lại đặc biệt tôn vinh môn nghệ thuật này?
- Chữ người tử tù phải được đọc bằng giọng trầm ấm, khoan thai, làm toát lên được không khí trang trọng cổ kính mà giàu kịch tính của truyện. Đặc biệt phải chú ý các từ cổ, các từ Hán Việt.
- Câu hỏi: Vì sao nhà thơ lại sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, từ cổ trong truyện ngắn này, mặc dù tác phẩm ra đời vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX?
- Mời một học sinh tóm tắt lại truyện ngắn trong khoảng 10 câu.
3. Học sinh tìm hiểu chi tiết tác phẩm
- Câu hỏi: Tình huống truyện có gì đặc sắc? Nó có ý nghĩa như thế nào trong việc bộc lộ tính cách nhân vật?
- Câu hỏi: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Huấn Cao?
- Câu hỏi: Vẻ đẹp của Huấn Cao được thể hiện trên những phương diện nào?
- Câu hỏi: Nhà văn đã sử dụng những bút pháp nghệ thuật nào để xây dựng thành công hình tượng Huấn Cao có vẻ đẹp ngời sáng như vậy?
=>Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa
- Câu hỏi: Nhà văn đã miêu tả tài viết chữ đẹp của Huấn Cao như thế nào?
- Câu hỏi: Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao cùng với ảnh hưởng to lớn của nó với quản ngục cho em hiểu điều gì về cái Đẹp theo quan niệm của Nguyễn Tuân?
- Câu hỏi: Khí phách của Huấn Cao có làm em liên tưởng đến người anh hùng nào trong văn học cổ không?
- Câu hỏi: Em hãy phân tích những nét đẹp trong khí phách Huấn Cao?
- Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về chi tiết Huấn Cao hiểu lầm và đuổi quản ngục ra khỏi buồnng giam?
- Chuyển ý: Khi Huấn Cao đuổi quản ngục ra khỏi buồng giam với những lời lẽ khinh bạc đến điều, ta tưởng như câu chuyện rơi vào bế tắc. Cái cao ngạo của Huấn Cao bỗng trở thành kiêu ngạo. Viên ngọc đẹp Huấn Cao dường như có tì vết, Nhưng bằng nét đẹp thứ ba của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã hoàn thiện vẻ đẹp tuyệt mĩ cho viên ngọc ông nâng niu nhất này. Thế mới biết, có Tài, có Dũng thôi chưa đủ, cái Đẹp hoàn mĩ phải là cái Đẹp của tâm hồn. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, chính nhân cách, thiên lương của Huấn Cao đã làm nên cái Đẹp đúng nghĩa trong quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân
- Câu hỏi: Quản ngục và Huấn cao có những nét đối lập gì về xuất thân, địa vị….Nếu Huấn Cao là đỉnh cao của cái đẹp tài năng, thiên lương, khí phách, thì có phải quản ngục chỉ là kẻ tiểu nhân đáng bị khinh bạc như lúc đầu Huấn Cao đã từng khinh bạc?
- Câu hỏi: Em hãy chỉ ra những nét đẹp nhân cách của viên quản ngục?
- Câu hỏi: Đặt quản ngục- một viên ngọc quí vào giữa chốn đề lao nhơ bẩn, thủ pháp đối lập này của Nguyến Tuân có ý nghĩa, mục đích gì?
- Câu hỏi: Sự kiện nào hóa giải hiểu lầm của Huấn Cao với quản ngục và kích thích cho quản ngục đi đến quyết định táo bạo là công khai xin chữ Huấn Cao?
- Câu hỏi: Em hiểu thế nào về cụm từ “một tấm lòng trong thiên hạ” và “tấm lòng biệt nhưỡng liên tài” mà Huấn Cao dùng để gọi quản ngục?
- Câu hỏi: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật quản ngục?
- Câu hỏi: Tại sao Nguyễn Tuân lại gọi cảnh cho chữ là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ?
- Câu hỏi: Em hãy nhận xét về nghệ thuật của đoạn văn này?
2. Nguyễn Tuân - tài hoa và cá tính
a) Cuộc đời và tính cách
- Nhà văn Kim Lân kể lại: “Sòng phẳng mà nói, một lớp nhà văn có người nghênh ngang một chút, bướng bỉnh một chút, một chút thôi, như Nguyễn Tuân cũng có cái hay đó anh ạ! Ngang tàng là thế nhưng gia đình Nguyễn Tuân rất nề nếp. Và anh Tuân là người thích cái đẹp. Câu văn phải đẹp. Chỗ ngồi phải đẹp: cái ghế anh rứt ra một miếng vải để làm đẹp chỗ ấy, Thích cái đẹp, luôn đi tìm cái đẹp nên cả trong cách ăn mặc của Nguyến Tuân cũng luôn hướng tới cái đẹp, cái hiện đại, hợp thời trang”.
- Lời nhận xét của nhà văn Kim Lân giúp ta hiểu đôi nét về nhà văn Nguyến Tuân. Ông sinh ra ở phố Hàng Bạc, quê gốc ở Nhân Mục, Hà Nội. Cha Nguyễn Tuân là ông tú Hải Văn, một nhà Nho tài hoa bất đắc chí. Nguyễn Tuân từng theo cha đi khắp nhiều tỉnh miến Trung. Cha là người có ảnh hưởng lớn đến cách sống và quan điểm nghệ thuật của nhà văn
- Nguyễn Tuân thừa hưởng cả nền học vấn Nho giáo truyền thống và theo học Pháp văn, tiếp thu tri thức phương Tây. Càng hiểu biết ông càng chán ghét cuộc sống tù túng nô lệ, đã nhiều lần vượt biên ra nước ngoài và bị bắt. Ở tù ra, Nguyến Tuân bước vào nghề báo, nghề văn. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tiếp tục hăm hở trên con đường văn chương làm đẹp cho tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Trong làng văn Việt Nam, Nguyễn Tuân có tính cách hết sức độc đáo, ông ngang tàng, phóng túng, đặc biệt “ngông”. Ông được coi là nhà văn tài hoa tài tử bậc nhất, không chịu gò bó trong khuôn khổ, sống theo sở nguyện bản thân.
- Cá tính ngông ngạo, độc đáo của Nguyễn Tuân ảnh hưởng lớn đến phong cách văn chương và in đậm trong các tác phẩm của ông.
b) Sự nghiệp văn chương và quan điểm nghệ thuật.
- Sự nghiệp: + Ba thể loại văn học mà Nguyễn Tuân viết nhiều nhất là truyện ngắn, tùy bút và bút kí, ngoài ra còn có các bài phê bình văn học đặc sắc…
+ Ông có một sự nghiệp văn chương thành công: trước Cách Mạng đã nổi danh là nhà văn lãng mạn tài hoa độc đáo trên văn đàn, sau Cách mạng được mệnh danh là cây tùy bút số một Việt Nam.
+ Một số tác phẩm chính của nhà văn: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Đường vui, Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
- Quan điểm và phong cách nghệ thuật:
+ Nguyễn Tuân suốt cả đời tôn thờ cái Tôi và cái Đẹp. Đây cũng là hai nội dung chính tạo thành quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
+ Tôn thờ cái Đẹp, văn chương Nguyễn Tuân luôn hướng đến việc miêu tả cái Đẹp tuyệt đối hoàn mĩ trong mọi sự vật hiện tượng. Cái Đẹp không chỉ là bản chất của nội dung mà còn là bản chất của hình thức, mỗi trang văn của Nguyễn Tuân được mệnh danh như mỗi “trang hoa” là vì thế.
+ Đề cao cái Tôi của mình nhiều lúc đến mức cao ngạo, cực đoan, Nguyễn Tuân luôn ý thức đưa cá tính sáng tạo riêng biệt, độc đáo của mình vào văn, tạo thành một cá tính văn chương mà chúng ta thường định danh là “ngông”. Để “ngông” được thì nhà văn phải thực sự tự tin vào tài năng của mình.
Để tổng kết lại về cá tính, phong cách và quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân, chúng ta cùng mượn lời của nhà văn Kim Lân “Vì chỉ thích cái đẹp, yêu cái đẹp, luôn đi tìm cái đẹp, nên Nguyễn Tuân không thể chấp nhận được cái không đẹp trong quan hệ giữa người với người. Chính vì thế, cái ngang ngạnh, thẳng thắn, đốp chát và thâm thúy nhiều khi đến nghiệt ngã của ông chẳng qua cũng là do không thể chấp nhận sự tầm thường, nịnh bợ, xấu xa của con người ”.
2. Chữ người tử tù – Những tìm hiểu chung
a) Vị trí
- Chữ người tử tù được trích từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Đây là tập truyện xuất sắc, có nghệ thuật tài hoa độc đáo, làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân trong làng văn xuôi lãng mạnViệt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
-Vang bóng một thời khai thác một chủ đề nổi bật mà Nguyễn Tuân rất tâm đắc: chủ đề “vang bóng”. Bằng tập truyện này, nhà văn mê mải trở về với quá khứ vàng son chưa xa của dân tộc, chìm trong những thú chơi thanh cao của tao nhân mặc khách, những Nho sĩ cuối mùa, cự tuyệt hiện tại nô lệ đen bạc, nhơ nhớp. Cái Đẹp chính là giá trị nổi lên hang đầu từ Vang bóng một thời.
b) Đánh giá về giá trị và chủ đề tư tưởng
- Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc nhất trong số 11 truyện ngắn của Vang bóng một thời. Tác phẩm tập trung cao độ mọi bình diện của cái Đẹp theo quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: đẹp về chủ đề, nội dung tư tưởng, đẹp về hình tượng nhân vật và sự kiện giàu kịch tính, đẹp về ngôn ngữ đầy chất thơ, trang trọng…
- Chữ người tử tù đề cao cái đẹp của Tài hoa – Khí phách và Nhân cách mà hình tượng Huấn Cao là tập trung tiêu biểu cho cả 3 nét đẹp này. Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa, thanh lọc tâm hồn. Trong mọi trường hợp cái đẹp luôn vươn lên chiến thắng cái xấu và tồn tại bất diệt. Đây cũng là chủ đề tư tưởng của truyện ngắn.
-Về Tài hoa, Nguyễn Tuân đặc biệt tôn vinh nghệ thuật thư pháp. Đây là thú chơi chỉ dành cho người có học và có nhân cách thanh cao. Hơn nữa, với truyền thống hiếu học ưa cái Đẹp của người Việt Nam, chữ thánh hiền được nâng niu vô cùng, người biết chữ và đặc biệt là người viết chữ đẹp hết sức được trọng vọng, kính nể. Cao Bá Quát_ nguyên mẫu của Huấn Cao chính là một danh sĩ viết chữ đẹp nổi tiếng, và cũng nổi tiếng về khí phách anh hùng, nhân cách cao cả.
c) Đọc, giải thích từ khó, tóm tắt
- Đọc
- Giải thích từ khó
Trong tác phẩm có rất nhiều từ Hán Việt cổ để tạo không khí trang trọng, cổ kính, đòi hỏi phải có sự đọc tác phẩm và tự tìm hiểu từ khó từ trước.
Biệt nhỡn liên tài: đặc biệt coi trọng, quí trọng người tài.
Lạc khoản: dòng chữ nhỏ ở góc dưới bức tranh, bức trướng, câu đối…ghi ngày tháng, tên người vẽ, viết…
Thiên lương: bản tính tốt đẹp vốn có của con người (do trời phú cho).
Hứng sinh bình: hứng thú vốn có trong cuộc sống bình thường.
- Tóm tắt
Nhà ngục đêm ấy tiếp được phiến trát nhận 6 tên tử tù bạo loạn nguy hiểm. Trong đó có Huấn Cao vốn nổi tiếng là người viết chữ đẹp nhất tỉnh, nhưng cũng là kẻ thủ xướng có tài bẻ khóa. Quản ngục có ý biệt đãi riêng Huấn Cao nhưng còn e ngại chưa nói cho thư lại biết. Quả nhiên khi Huấn Cao đến, quản ngục cung phụng ông hết mực, ngày nào cũng khoản đãi rượu thịt. Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt nhưng vẫn tỏ thái độ khinh bạc đến điều. Khi tiếp công văn ngày mai Huấn Cao bị xử chém, quản ngục quên cả sợ hãi nhờ thư lại đến nói với Huấn Cao cái sở nguyện bấy lâu của mình là xin được chữ Huân Cao. Cảm động trước tấm lòng biệt nhưỡng liên tài của quản ngục, Huấn Cao đã cho những dòng chữ cuối cùng ngay trong đêm cuối của đời mình, và khuyên quản ngục hãy từ quan để giữ thiên lương. Quản ngục kính cẩn vâng lời.
3. Phân tích chi tiết tác phẩm
a) Tình huống truyện đặc sắc, giàu kịch tính
- Truyện ngắn chỉ phát triển trong 1 không gian nhỏ hẹp tù túng, đó là nhà tù. Nhưng tình huống truyện đặt ra lại giàu kịch tính: Tình huống tù nhân và cai ngục hoán đổi vị trí: kẻ tử tù thì cao ngạo chủ động, người cai tù thì khúm núm bị động. Tình huống gấp gáp trước cái chết gấn kề đã hóa giải những hiểu lầm, khoảng cách, biến họ trở thành đôi tri âm tri kỉ.
- Tình huống truyện đặc sắc góp phần làm nổi rõ giá trị của hai hình tượng Huấn Cao và quản ngục.
b) Huấn Cao_ người anh hùng không ngừng vươn tới cái đẹp hoàn mĩ.
- Bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, bằng biện pháp đối lập tương phản và xây dựng tình huống truyện li kì kịch tính, nhà văn đã tôn vinh vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trên 3 phương diện. 3 nét đẹp này trùng khít với tiêu chuẩn của một đấng anh hùng theo quan niệm Nho giáo. Đó là Nhân- Trí- Dũng. Huấn Cao xứng đáng là một anh hùng.
b.1) Tài hoa nức tiếng thiên hạ_ nghệ thuật thư pháp bậc thấy
- Nguyễn Tuân không miêu tả tỉ mỉ tài viết chữ đẹp của Huấn Cao mà ông khéo léo ngợi ca tài hoa ấy bằng thủ pháp “xạ ảnh”, tức là để cho quản ngục và thư lại bàn tán, ca tụng tài hoa của Huấn Cao trước cả khi Huấn Cao chưa xuất hiện:
+ Hay là người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?
+ Tôi nghe quen quen và thấy nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn….
+ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm…Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời.
- Ngay cả Huấn Cao cũng thừa nhận tài viết chữ đẹp của mình:
+ Chữ thì quí thức…
+ Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.
- Đặc biệt, tài hoa của Huấn Cao không chỉ được tôn vinh bằng lời nói mà còn bằng hành động. Quản ngục ngưỡng mộ tài hoa của Huấn Cao đến độ bất chấp luật lệ hà khắc của nhà ngục với tử tù, ông đã biệt đãi Huấn Cao như thượng khách:
+ Lòng kiêng nể, tuy cố giữu kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi.
+ Khi kiểm điểm phạm nhân, ngục quan lại còn có biệt nhỡn đối riêng với Huấn Cao.
+ Suốt nửa tháng, ở trong bóng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù.
=>Tổng kết:
- Nguyễn Tuân ca ngợi nghệ thuật thư pháp như là một truyền thống văn hóa cao quí của dân tộc, được cả xã hội trọng vọng. Qua đó cho thấy phản ứng bất hòa của ông với nền văn minh phương Tây lai căng nhố nhăng thời đó, đồng thời thể hiện niềm tin của ông vào sự trường tồn của cái Đẹp dân tộc.
- Theo quan niệm Nguyễn Tuân, cái Đẹp dù chỉ là một thú chơi cũng phải được nâng lên tầm tuyệt mĩ. Và giá trị lớn nhất của cái Đẹp là cảm hóa, thanh lọc, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, tốt đẹp hơn, mà việc tài hoa của Huấn Cao cảm hóa quản ngục là minh chứng cụ thể nhất.
- Thủ pháp đối lập được dùng rất thành công: vì cái Đẹp, Huấn Cao và quản ngục đổi chỗ cho nhau, Huấn Cao là người ra lệnh, chủ động, quản ngục là kẻ vâng lệnh, bị động.
- Những câu văn miêu tả tài hoa của Huấn Cao rất trang trọng, mang âm hưởng ngợi ca, được nhà văn trau chuốt ngôn từ rất kĩ.
b.2) Khí phách anh hùng_ người tử tù không sợ chết
- Nguyễn Tuân không chỉ xây dựng một Huấn Cao tràn đầy tài hoa mà còn lẫy lừng khí phách. Dũng là một phẩm chất không thể thiếu của đấng anh hùng, nó hoàn thiện cho vẻ đẹp toàn mĩ của Huấn Cao. Nét đẹp khí phách ngang tàng ngông ngạo của Huấn Cao làm ta nhớ đến Từ Hải trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo, túi cơm sá gì!
Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Thiếu gì cô quả thiếu gì bá vương!
- Huấn Cao có khí phách anh hùng, chí lớn chống lại cả triều đình, bị khép vào tội xử chém. Án của ông đâu phải là án bình thường, đó là trọng án. Do đó, khi chưa tiếp nhận Huấn Cao, quản ngục đã lấy làm e sợ cái dũng khí hơn người của ông. Nhà văn tiếp tục dùng thủ pháp “xạ ảnh” để ca ngợi dũng khí của Huấn Cao, không chỉ quản ngục mà bất cứ ai cũng e dè trước khí phách của ông:
+ Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không? Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?
+ Bẩm thầy, tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.
- Khi Huấn Cao chưa đến, nhà ngục đã có một cuộc cắt đặt chuẩn bị kĩ lưỡng chu đáo chưa từng có. Cái gông giữ Huấn Cao cũng là một cái gông “xứng đáng với tội án sáu người tử tù”. Nguyễn Tuân muốn dùng những chi tiết đó để ngầm chỉ: Với tài hoa Huấn Cao người ta kính nể, còn với khí phách Huấn Cao, ai ai cũng phải kính sợ.
- Bản thân Huấn Cao cũng đã thể hiện rất rõ nét khí phách của mình qua hành động, suy nghĩ và lời nói:
+ Coi thường cái chết, khinh bỉ bọn tiểu nhân, ung dung tự chủ trong mọi tình huống. Chi tiết rỗ gông được đặc tả nhằm minh chứng cho ý này: Người anh hùng tuy sa cơ vẫn là anh hùng, hiên ngang bất khuất “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.”
+ Nhà tù tăm tối và cái chết gần kề không làm ông mất nhuệ khí, ông luôn hiên ngang, ngông ngạo: - Thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình.
- Nói với quản ngục những lời khinh bạc đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng dặt chân vào đây.”
+ Không vì tiến bạc hay ép buộc mà cho chữ: ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.
=> Con người có tài năng dường ấy, khí phách dường ấy thật không thể sống nổi trong xã hội nhơ bẩn như xã hội phong kiến suy vi (hay xã hội Nguyễn Tuân đang sống?). Cái chết của Huấn Cao là một tất yếu mà chính ông cũng xem là thường. Đó là cái chết để bảo vệ cái Đẹp, để làm cho cái Đẹp trở thành bất tử.
=> Tổng kết
- Nguyễn Tuân xây dựng thành công Huấn Cao tràn đầy khí phách, để ngợi ca những nhà Nho tiết tháo, uy vũ bất năng khuất trong xã hội thực dân bấy giờ. Ông muốn dựng Huấn Cao lên thành một tượng đài về chí khí để những người Việt Nam thời đó noi theo học tập, đặng bất hợp tác với quân thù.
- Bóng dáng Cao Bá Quát “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” in đậm trong khí phách Huấn Cao. Nhà văn miêu tả chân dung người anh hùng Huấn Cao với một giọng văn hả hê, say sưa, hào sảng, trang trọng; với biện pháp đối lập đặc sắc: bọn lính cai tù phải sợ hãi người tù, kẻ tử tù trong trại giam mà ung dung như trong tư thất, hoàn cảnh nhà tù tối tăm đối lập với khí phách sáng trong của Huấn Cao.
b.3) Thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp
- Chính nhân cách cao đẹp, thiên lương trong sáng đã góp phần quyết định vẻ đẹp toàn mĩ của hình tượng Huấn Cao.
- Thiên lương đó, nhân cách đó được bộc lộ trong một tình huống giàu kịch tính: Đứng trước cái chết Huấn Cao không run sợ nhưng sẵn sang nhượng bộ trước một tấm lòng biệt nhưỡng liên tài như quản ngục.
- Thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp đã giúp Huấn Cao hóa giải những hiểu lầm với quản ngục: + Trước khi nhận ra tấm lòng của quản ngục, ông coi quản ngục chỉ là hạng tiểu nhân không xứng nói chuyện ngang hang với mình.
+ Sau khi nhận ra quản ngục cũng là một tấm lòng trong thiên hạ, Huấn Cao đã ân hận vì sự hiểu lầm của mình. coi quản ngục như tri âm tri kỉ, quyết định cho chữ quản ngục: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhưỡng liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quí như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phục mất một tấm lòng trong thiên hạ.
+ Không chỉ cho chữ, Huấn Cao còn chân thành khuyên quản ngục từ quan để giữ thiên lương như khuyên một bạn tri kỉ. Những lời trăn trối cuối cùng của Huấn Cao không phải để cho mình mà để cho người.
=> Như vậy, Huấn Cao là hình tượng tập trung cao độ vẻ Đẹp theo quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, ông đã dành cho nhân vật của mình những lời ngợi ca trang trọng, say sưa nhất. Nhưng góp phần làm nên vẻ đẹp toàn diện cho Huấn Cao còn có nhân vật quản ngục, tức là không chỉ vẻ đẹp của Huấn Cao cảm hóa quản ngục mà chính vẻ đẹp tâm hồn quản ngục cũng cảm hóa ngược trở lại với Huấn Cao.
c) Quản ngục_ một tấm lòng trong thiên hạ
- Không phải là nhân vật trung tâm nhưng quản ngục cũng là một nhân vật chính có vai trò quyết định trong các tình huống của truyện. Ông song song tồn tại cùng Huấn Cao trong toàn bộ thiên truyện để vun đắp cho Cái Đẹp vẹn toàn. Quản ngục là một con người đáng kính trọng mà chính Huấn Cao cũng phải nể vì như nể vì một bậc nhân sĩ, một tấm lòng đáng quí trong thiên hạ.
c.1) Hòn ngọc quí giữa chốn bùn nhơ
- Chốn bùn nhơ:
+ Không phải là một nghệ sĩ, một nhà Nho, nghề nghiệp của quản ngục vốn thấp kém, ít ai trọng dụng, thậm chí người ta còn ghê sợ: nghề giữ tù.
+ Nơi ông làm việc là nơi ghê sợ nhất của xã hội, nơi toàn những kẻ mắc tội, tâm địa xấu xa: nhà tù.
- Hòn ngọc quí: Bằng biện pháp đối lập và một giọng văn rất trữ tình, Nguyến Tuân đã dựng lên chân dung quản ngục như một viên ngọc quí giữa chốn bùn nhơ:
+ Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.
+ Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cánh dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
=> Quản ngục là một người có nhân cách cao đẹp:
+ Ông biết trọng người ngay, biết trọng gia trị người hiền tài như Huấn Cao, đã dành cho Huấn Cao sự biệt đãi đặc biệt để tỏ lòng kính yêu nhân tài: không dùng hình phạt, cung phụng rượu thịt, nói năng lễ độ, cung kính.
+ Ông không cậy quyền uy, địa vị của mình mà ép buộc kẻ tử tù trong tay mình như Huấn Cao. Đặc biệt ông là người rất biết nhẫn nhịn, khiêm tốn, khi bị Huấn Cao xua đuổi bằng những lời khinh bạc đến điều, ông vẫn nhã nhặn, cung kính.
+ Đặc biệt, quản ngục là người tôn thờ cái Đẹp, ham mê nghệ thuật thư pháp, sở nguyện một đời của ông là xin được chữ Huấn Cao. Một người trân trọng và ham mê nghệ thuật thư pháp phải là một người có nhân các thanh cao, thiên lương trong sạch.
c.2) Sự hồi sinh và quá trình cảm hóa ngược.
- Hồi sinh:
- Bị ràng buộc bởi chức phận, xã hội phong kiến tàn bạo hà khắc nên lúc đầu quản ngục đến với Huấn Cao với ít nhiều e ngại, sợ tội vạ, liên lụy tới bản thân:
+ Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Nhỡ ra lại vạ miệng thì khốn.
+ …chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên.
- Do vậy, trong thời gian đầu quản ngục chỉ âm thầm bí mật khoản đãi Huấn Cao. Chính sự bí mật không rõ ràng vì còn e ngại nhiều bề này của quản ngục đã làm cho Huấn Cao hiểu lầm, coi thường.
- Nhưng khi nghe tin Huấn Cao sớm tinh mơ hôm sau phải ra pháp trường, quản ngục “tái nhợt người đi”. Đứng trước cái chết đang gần kề của một nhân tài, quản ngục quyết định vất bỏ mọi e dè sợ hãi, đưa ra quyết định táo bạo liều lĩnh, có thể coi như đã ngang nhiên chống lại triều đình, làm phản, tội danh thật chẳng khác Huấn Cao. Ông đã cho gọi thầy thơ lại, kể rõ tâm sự mình và nhờ thầy truyền tin đến Huấn Cao.
- Đêm mà Huấn cao cho quản ngục chữ, đêm mà quản ngục b
File đính kèm:
- chu nguoi tu tu.doc