Giáo án ngữ văn 11- Chương trình chuẩn- Nguyễn Viết Nhị

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh thấy được tinh thân yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí, khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hộ ở nước ta, Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết.

 

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

+Sách GK, sách GV

+Giáo án lên lớp cá nhân

 

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.KIỂM TRA BÀI CŨ:

Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.

2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:

 

doc47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11- Chương trình chuẩn- Nguyễn Viết Nhị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 (Từ tiết 103 đến tiết 105) Tiết 103 và 104 ........—...... Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích đạo đức và luân lí đông tây) Phan Châu Trinh A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh thấy được tinh thân yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí, khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hộ ở nước ta, Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết. B. Phương tiện thực hiện +Sách GK, sách GV +Giáo án lên lớp cá nhân C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D.Tiến trình lên lớp 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. 2.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn @ Hs làm việc với Sgk Phan Châu Trinh (1872-1926) Tự là Tử Cán Hiệu là :Tây Hồ Biệt hiệu là: Hi Mã Quê: làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) -Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, có ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về -Ông có sang Trung Quốc, Nhật Bản để xem xét thời cuộc. Ông chủ trương bãi bỏ chế độ quân Chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp. lợi dụng chiêu bài khai hoá thuộc địa để đấu tranh hợp pháp, không tán thành bạo động cách mạng. -Năm 1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung kì, ông bị bắt đày ra Côn Đảo ba năm. Sau đó ông sang Pháp, tranh thủ sự giúp đỡ của hội Nhân quyền Pháp, đòi chính phủ Pháp ở Đông Dương phải cải thiện bầu không khí chính trị, chống khủn bố, đàn áp, sưu thuế...Song việc không thành. -Năm 1925, ông về Sài Gòn, chưa kịp triển khai kế hoạch mới của mình thì bị ốm nặng và mất ngày 24 /3 /1926. Đám tang ông trở thành phong trào vận động ái quốc rộng khắp trong cả nước. Nhận xét của em về cuộc đời Phan Châu Trinh? *Phan Châu Trinh là một trong những nhà cách mạng lớn của nước ta những năm đầu thế kỷ XX Nêu các sáng tác của Phan Châu Trinh? Các sáng tác: + Đầu Pháp chính phủ thư (1906) + Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915) + Tây Hồ thi tập (1904-1915) + Xăng-tê thi tập (1914-1915) +Thất điều trần (1922) + Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925) + Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa (1925) @ Hs làm việc với Sgk Nêu xuất xứ văn bản? 2. Văn bản a. Xuất xứ: Đoạn trích nằm trong phần ba bài viết “Đạo đức và luân lí Đông Tây” do tác giả diễn thuyết vào đêm 19 /11 /1925 tại nhà hội thanh niên Sài Gòn Nêu bố cục văn bản? b. Bố cục: Ba phần Phần một: Nêu vấn đề luân lí xã hội ở Việt Nam chưa có khái niệm và luân lí quốc gia bị tiêu vong Phần hai: Luân lí xã hội ở phương Tây (Pháp) và thực tế luân lia xã hội ở nước ta Phần ba: Bày tỏ khát vọng mong muốn II. Đọc-hiểu văn bản 1. Quan niệm về luân lí xã hội của tác giả @ Hs làm việc theo nhóm Nêu quan niệm của tác giả về luân lí xã hội? -ở phương Tây, luân lí phát triển qua ba giai đoạn Gia đình, quốc gia, xã hội -Nêu rõ quá trình hình thành, phát triển. -Bản chất của luân lí xã hội: coi trọng sự bình đẳng của con người; Quan tâm đến gia đình, quốc gia và cả xã hội. Tác giả nhận định nền luân lí xã hội ở nước ta như thế nào -Việt Nam chưa có luân lí xã hội Thứ nhất: Luân lí gia đình và luân lí quốc gia đều đã bị tiêu vong (nguyên nhân mất nước) Thứ hai: Luân lí xã hội như ở phương Tây, ta chưa có ý niệm gì hết. -Dẫn chứng: +Hai tiếng “thiên hạ” (chỉ xã hội), “ngày nay...chỉ làm trò cười cho bậc thức giả đấy thôi. Cái chủ ý bình thiên hạ mất đi đã từ lâu rồi” Tác giả khẳng định lập luận bằng những dẫn chứng nào (13 dẫn chứng) + Dân mình “phải ai tai nấy” “ai chết mặc ai” +Gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi. +Không phát huy được tính đoàn thể, công ích +Tri thức thì ham quyền tước, bả vinh hoa... +Dựng lên luật pháp phá tan tành đoàn thể của quốc dân +Vua quan không quan tâm gì tới dân +Dân càng nô lệ càng ngu, ngôi vua càng lâu dài, quan lại càng phú quý +Một người làm quan cả nhà có phước... +Đua chen, chạy chọt để được làm quan... +Xưa Nho học là cử nhân, tiến sĩ; nay Tây học là kí lục, thông ngôn. +Bọn quan lại đúng là lũ ăn cướp có giấy phép.. +Người dân “kẻ ở vườn’ cũng chạy chọt một chức xã trưởng, cai tổng để được ngồi trên, ăn trước... @ Hs thảo luận nhóm ý nghĩa của những dẫn chứng đó ? ý nghĩa: Thứ nhất: Khẳng định nước ta ngày ấy chưa có luân lí xã hội Thứ hai: Tạo sự thuyết phục bằng những dẫn chứng chân thực Thứ ba: Thể hiện sự hiểu biết và thái độ tác giả Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào? + Xót xa trước thực trạng của người dân + Đả kích vua quan Nam triều thối nát... +Thái độ được thể hiện bằng giọng điệu câu văn chính luận (hình ảnh, ví von, so sánh, sử dụng thành ngữ, tục ngữ, câu cảm thán) Sắc sảo, trong lập luận (lí trí), xót xa. lo lắng. căm giận (tình cảm) Tiết hai 2.Khát vọng của Phan Châu Trinh -Tác giả nêu dẫn chứng ở phương Tây...luân lí xã hội cụ thể, để so sánh, đối chiếu và còn bộc lộ khát vọng: muốn đất nước mình cũng được như thế, có một nền luân lí xã hội thực sự. Kì vọng của tác giả được dựa trên cơ sở nào? +Dân Việt Nam phải có đoàn thể +Có dân trí +Hiểu luân lí xã hội Có như vậy, nước mình mới giành tự do, độc lập Tác giả mong mỏi mỗi người dân như thế nào ? Mỗi người dân: -Có ý thức tương trợ giữa cá nhân với cá nhân - Làm tròn ý thức công dân -Tinh thần hợp tác Tác giả lưu ý việc truyên bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam (chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Phan Châu Trinh là có sự phát triển cao của ý thức công dân) Tất cả thể hiện trách nhiệm của tác giả với đất nước, thể hiện lòng yêu nước của Phan ChâuTrinh. Hs nhắc lại nội dung chính đã học? Đoạn trích thể hiện sức hấp dẫn của văn diễn thuyết ở chỗ nào? III. Củng cố Sức hấp dẫn của văn diễn thuyết thể hiện trong đoạn trích: + Lập luận rõ ràng rành mạch + Lời văn giàu cảm xúc + Nêu cao ý thưc dân chủ, đánh đổ phong kiến + Kế hoạch rõ ràng @ Hs làm việc theo nhóm Tâm trạng của tác giả khi viết đoạn trích này? Luyện tập -Thương xót đồng bào mình - Căm ghét bọn quan lại Nam triều - Lo lắng cho đất nước, kì vọng vào tương lai @ Hs làm việc theo nhóm Tấm lòng của tác giả được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích này? Tấm lòng của tác giả: + Yêu con người, yêu đất nước, quan tâm tới vận mệnh của dân tộc, xót xa thương cảm với người dân và vận mệnh của đất nước + Căm giận bọn quan lại thối nát.... + Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng: dân trí nước mình quá thấp kém, muốn giành độc lập phải truyền bá luân lí xã hội, gây dựng đoàn thể, xây dựng ý thức công dân. Tính thời sự của vấn đề luân lí xã hội? -Xây dựng ý thức công dân -Cảnh báo nguy cơ đạo đức xuống cấp... - Lí thuyết và hành động cụ thể của mỗi người. & Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau Đọc thêm: tiếng mẹ đẻ... Tuần 29 (Từ tiết 103 đến tiết 105) Tiết 105 ........—...... Hướng dẫn đọc thêm Tiếng mẹ đẻ-Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Nguyễn An Ninh A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung, nghệ thuật của bài chính luận xuất sắc này, nắm được ý nghĩa thời sự của vấn đề lập luận.Thấy được sức thuyết phục và tấm lòng của tác giả thể hiện trong bài viết. B. Phương tiện thực hiện +Sách GK, sách GV +Giáo án lên lớp cá nhân C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D.Tiến trình lên lớp 1.Kiểm tra bài cũ: Quan niệm của Phan Châu Trinh về luân lí xã hội? 2.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả @ Hs làm việc với Sgk Nguyễn An Ninh (1900-1943) Nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước nổi tiếng trước cách mạng tháng Tám 1945 Quê: xã Mĩ Hoà, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh) -Tốt nghiệp đại học Xooc-bon (Sorbonne) Pháp năm 1920, ông đã đi nhiều nước châu Âu tìm hiểu Thực tế. Năm 1922, ông trở về nước. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt tù đày vì viết baó, diễn thuyết chống đế quốc. Năm1939, ông bị đi đày ở Côn Đảo, bị thực dân Pháp hành hạ đến kiệt sức và chết trong tù 1943. Xuất xứ: Bài chính luận này, được đăng trên báo “Tiếng chuông rè” tháng 12 /1925 với bút danh Nguyễn Tịnh Bài viết là một văn bản chính luận xuất sắc II. Hướng dẫn đọc thêm Lí do: +Nội dung đề cập một vấn đề về đời sống chính trị xã hội +Sử dụng ngôn ngữ chính luận + Hệ thống luận điểm. luận cứ rõ ràng + Có đánh giá, bàn bạc, phê phán +Thể hiện rõ thái độ lập trường của người viết. Vấn đề chính của bài viết? -Vai trò của tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. Cách đặt vấn đề của tác giả Phê phán để ngầm khẳng định (Phủ định để khẳng định) Những hiện tượng tác giả đặt vấn đề phê phán +Hiện tượng Tây hoá (học đòi) +Dẫn chứng cụ thể: Bập bẹ năm ba tiếng Tây, nước, rượu khai vị, cóp nhặt những cái tầm thường của Tây phương.... Cách phê phán của tác giả? Nhẹ nhàng, thâm thuý, sâu sắc (dùng từ ngữ, dẫn chứng chính xác...) Tác giả đứng trên lập trường của dân tộc để phê phán (Tinh thần dân tộc, yêu nước) Theo quan niệm của tác giả tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc, vì sao? +Tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng với vận mệnh dân tộc (dẫn chứng: nó tự phổ biến các kiến thức khoa học của châu Âu cho người Việt) +Lí lẽ lập luận: người Việt từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với.....tự do của mình. +Quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng nước ngoài... Tính khoa học trong quan niệm về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài của tác giả? *Quan niệm đúng đắn: - Chỉ người Việt mới hiểu ngôn ngữ Việt - Tiếng mẹ đẻ là cơ sở để hiểu tiéng nước ngoài - Con người cần biết nhièu thứ tiếng... Tính chất thời sự của bài viết? +Thời kì bài viết ra đời: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng khuyến khích tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Tây (học tiếng Pháp) +Thời đại chúng ta: yêu cầu học ngoại ngữ... Bài sau: Ba cống hiến.... Tuần 30 (Từ tiết 106 đến tiết 108) Tiết 106 và 107 ........—...... Ba cống hiến vĩ đại của Các mác Ăng-ghen A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh nắm được những đánh giá của ăng-ghen về những cống hiến vĩ đại của Các Mác. Nắm được thao tác lập luận tăng tiến mà ăng-ghen sử dụng trong bài viết. B. Phương tiện thực hiện +Sách GK, sách GV +Giáo án lên lớp cá nhân C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D.Tiến trình lên lớp 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 2.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả @ Hs làm việc với Sgk ăng-ghen (1820-1895) Nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới Ông là người Đức, nhưng sống ở Anh và mất tại đó năm 1895 Năm 1844, ông gặp và kết bạn thân với Các Mác Các Mác (1818-1883) Nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Ông là người Đức. Do hoạt động chính trị, nên ông phải di chuyển và sống ở nhiều nước; sau đó sang ở hẳn tại Luân Đôn Mác qua đời ngày 14/3/1883, an táng tại nghĩa trang Hai-ghết (Luân Đôn). Xuất xứ: Bài phát biểu của ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác là một bài văn nghị luận tiêu biểu và có giá trị văn chương Nêu bố cục của bài viết? 2. Bố cục Ba phần Phần một: Từ đầu...ấy gây ra (Thời điểm Các Mác vĩnh biệt cuộc đời) Phần hai: Tiếp đó ...dù người đó không làm gì thêm nữa (những cống hiến to lớn của Mác với cuộc sống nhân loại) Phần ba: Còn lại Đánh giá sự cống hiến vĩ đại của Các Mác II. Đọc-hiểu văn bản 1. Thời gian không gian và một con người Thời điểm Mác vĩnh biệt cuộc đời được giới thiệu như thế nào? -Không gian: một căn phòng nhỏ -Thời khắc: chiều 14/3/1883, lúc 3 giờ kém 15 phút -Các Mác: ra đi, một vĩ nhân đã vĩnh biệt cõi đời Cách giới thiệu: ngắn gọn, sâu sắc “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại” ý nghĩa của hai từ hiện đại? -Hiện đại: Sự vượt trội hơn hẳn trong tư tưởng của Các Mác. Tính cách mạng, tính chất mới mẻ và sáng tạo của Các Mác. -Cách giới thiệu gây ấn tượng, để người đọc, người nghe theo dõi tiếp phần sau. Tiết hai 2. Những cống hiến vĩ đại của Câc Mác Cống hiến thứ nhất: @ Hs làm việc với Sgk “Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người” Bản chất của quy luật đó: Cơ sở hạ tầng quyết định thượng tầng kiến trúc Nghĩa là: tư liệu sản xuất, cách sản xuất, trình độ phát triển kinh tế (cơ sở hạ tầng) quyết định hònh thức, thể chế nhà nước, tôn giáo, văn học, nghệ thuật (kiến trúc thượng tầng) Nêu cống hiến thứ hai? Cống hiến thứ hai: Mác tìm ra “quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra” Đó là quy luật giá trị thặng dư (Phần giá trị dôi ra so với khoản tiền phải chi để làm sản phẩm ấy. Do nhà tư bản kéo dài giờ làm việc và tăng cường độ lao động) Nêu cống hiến thứ ba? Cống hiến thứ ba: Cống hiến quan trọng hơn cả Biến lí thuyết cách mạng thành hành động cách mạng, đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn Trật tự lập luận mà tác giả sử dụng trong phần này? +Trật tự tăng tiến +Cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước, mặc dù chỉ một cống hiến cũng đủ vĩ đại + So sánh với cống hiến của Đác-uyn...quy luật của Mác “như ánh sáng xuất hiện đối lập bóng tối mà các nhà kinh tế học, các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫm” +Luận điểm, luận cứ rõ ràng: Giống như Đác-uyn... (luận điểm) Sự thật đơn giản....phủ kín (luận cứ) Người đọc, người nghe hiểu Mác từ hai phương diện: con người phát mình khám phá, con người của hoạt động thực tiễn. Cao hơn thế “Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng” bởi vì Mác là một nhà cách mạng! Bài viết không nói nhiều về cái chết của Mác, mà nhấn mạnh sự cống hiến của người Vì sao? *Với nhân loại Các Mác bất tử *Nét độc đáo của bài viết, ý định của người viết: nhấn mạnh ý nghĩa cuộc đời Mác, nhấn mạnh đóng góp của mác cho nhân loại! @ Hs làm việc với Sgk 3. Tình cảm xót thương của ăng-ghen với Mác -Đề cao, ca ngợi -Ca ngợi công lao của Mác: khẳng định sự vượt trội “Phải xuất phát từ những cơ sở đó (phát minh của Mác) mà giải thích những cái kia chứ không phải ngược lại như từ trước tới nayngười tađã làm” Tiếc thương vô hạn: “ông mất đi, hàng triệu người ....đã tôn kính, yêu mến và thương khóc ông” Lời kết : ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc có một kẻ thù riêng nào cả, tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi ý nghĩa của những lời ngợi ca tiếc thương đó? +Mác chống lại bất công, cường quyền, bạo lực +Mác bênh vực những người lao động cùng khổ, “tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại ...” & Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau Phong cách ngôn ngữ chính luận Tuần 30 (Từ tiết 106 đến tiết 108) Tiết 108 ........—...... Phong cách ngôn ngữ chính luận A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh nắm được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận. Biết vận dụng những hiểu biết nói trên vào việc đọc-hiểu văn bản và làm văn. B. Phương tiện thực hiện +Sách GK, sách GV +Giáo án lên lớp cá nhân C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D.Tiến trình lên lớp 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 2.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận @ Hs làm việc với Sgk -Phong cách ngôn ngữ chính luận: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trình bày tư tưởng, lập trường thái độ, đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống xã hội, đặc biệt trong các lình vực chính trị, xã hội . Những văn bản này được gọi chung là văn bản chính luận. Văn bản chính luận thời xưa -Hịch, cáo, thư sách, chiếu, biểu (chủ yếu bằng chữ Hán) Văn bản chính luận hiện đại -Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận, xã luận, các báo cáo, tham luận, phát biểu trong hội thảo, hội nghị... Thể loại? mục đích văn bản? 4 Tuyên ngôn độc lập +Thể loại: văn chính luận +Mục đích: tuyên ngôn dựng nước của nguyên thủ quốc gia Thái độ, quan điểm của người viết? -Bác dẫn lời của bản tuyên ngôn độc lập nước Mĩ năm 1776 và tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp làm cơ sở của chân lí và lẽ phải. -Thái độ đàng hoàng, dõng dạc, giọng văn hùng hồn, đanh thép. Người viết đứng trên lập trường dân tộc, nguyện vọng của dân tộc để viết bản tuyên ngôn lịch sử này. Thể loại? mục đích văn bản 4 Cao trào chống Nhật +Thể loại: văn chính luận + Mục đích: Tổng kết một giai đoạn cách mạng Thái độ? quan điểm của người viết? - Đứng trên lập trường dân tộc - Lập trường của những người cộng sản, trong sự nghiệp chống đế quốc và phát xít giành tự do độc lập cho dân tộc. So sánh: 2. Nhận xét về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận Nghị luận dùng để chỉ một loại thao tác (phương pháp) tư duy. diễn giải, bàn bạc, lập luận .trong hệ thống các thao tác như: miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận, văn học, đời sống. để chỉ một loại văn bản (văn nghị luận) để chỉ một kiểu làm văn trong nhà trường. Chính luận Khái niệm: chỉ một phong cách ngôn ngữ trong văn bản(chính trị) nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái, đoàn thể Ngôn ngữ chính luận: dùng để chỉ ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng trong các văn bản chính luận, không giống với ngôn ngữ hành chính, nghệ thuật...từ cách thức sử dụng đến hiệu quả tu từ. Nó là phong cách ngôn ngữ độc lập với các phong cách khác. II.Củng cố Luyện tập: Bài số 1 @ Hs làm việc theo nhóm +Sử dụng từ ngữ chung +Sử dụng lớp từ ngữ riêng (từ chính trị): yêu nước nước, truyền thống, xâm lăng, bán nước, cướp nước. Để từ đó Bác nêu rõ lập trường quan điểm, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước +Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh: kết thành làn sóng, lướt qua, nhấn chìm +Sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu (2 câu ngắn, 1 câu dài), câu tường thuật, câu miêu tả. @ Hs làm việc theo nhóm Bài tập số 2 -Bác nêu rõ tình thế: chúng ta buộc phải chiến đấu -Sử dụng lớp từ chính trị: hoà bình, cướp nước, hi sinh, mất nước, nô lệ. Thể hiện rõ lập trường quan điểm của ta và âm mưu cướp nước ta của thực dân Pháp. Hai từ càng...càng, đặt trong mối quan hệ ta Pháp thể hiện rõ tình thế cụ thể lúc đó -Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí: bất kì đàn ông... giữ gìn đất nước. Các từ ngữ: súng, gươm, cuốc thuổng, gậy gộc. khẳng định: đó là cuộc chiến tranh nhân dân -Thể hiện niềm tin vào chiến thắng: những từ nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất. Khẳng định niềm tin chiến thắng của chúng ta. & Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau Một thời đại trong thi ca Tuần 31 (Từ tiết 109 đến tiết 111) Tiết 109 và 110 ........—...... Một thời đại trong thi ca (trích) Hoài Thanh A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh nắm được quan niệm của tác giả về thơ mới qua vấn đề cốt yếu “tinh thần thơ mới”. Thấy được cách diễn đạt tế nhị, tài hoa, đầy sức thuyết phục của tác giả trong đoạn trích. B. Phương tiện thực hiện +Sách GK, sách GV +Thi nhân Việt Nam +Giáo án lên lớp cá nhân C. Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D.Tiến trình lên lớp 1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào phong cách ngôn ngữ chính luận? 2.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. tác giả @ Hs làm việc với Sgk Hoài Thanh (1909-1982) Tên khai sinh: Nguyễn Đức Nguyên Quê: Nghi trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo. Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi Học. Năm 2000 được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật Tác phẩm: +Văn chương và hành động (1936) +Thi nhân Việt Nam (1942) +Quyền sống của con người trong truyện Kiều của Nguyễn Du (1949) +Nói chuyện thơ kháng chiến (1950) +Phê bình và tiểu luận (ba tập: 1960, 1965, 1971) Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ, ông “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa và luôn thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh! @ Hs làm việc với Sgk Nêu xuất xứ của văn bản 2. Văn bản -Đoạn trích là phần cuối của tiểu luận “một thời đại trong thi ca” (Tiểu luận mở đầu cuốn “thi nhân Việt Nam”-Là công trình tổng kết có giá trị về phong trào thơ mới lãng mạn 1930-1945) -Văn bản nghị luận về một vấn đề văn học II. Đọc-hiểu văn bản 1. Tinh thần thơ mới @ Hs văn bản Sgk Luận điểm chính của đoạn trích có thể thể hiện bằng sơ đồ, hãy trình bày? Một thời đại trong thi ca Nguyên tắc: so sánh giữa bài hay với bài hay, giữa thơ cũ và thơ mới, so sánh trên đại thể Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi Cách phân tích, thẩm bình của Hoài Thanh? +Ngày trước là chữ Ta +Bây giờ là chữ Tôi Chữ tôi ngày trước phải ẩn sau chữ ta, chữ tôi bây giờ theo ý nghĩa tuyệt đối +Cái Tôi bây giờ đáng thương tội nghiệp, nó không còn cốt cách hiên ngang, nó rên rỉ, khổ sở, thảm hại, đầy bi kịch. +Họ giải quyết bi kịch bằng cách gửi cả hồn mình vào tiếng Việt. Coi tiếng Việt là vong hồn của thế hệ đã qua -Tác giả đặt ra nguyên tắc “Muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn phải sánh bài hay với bài hay” “Hôm nayđã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. các thời đại vẫn phải liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể” Chỉ rõ luận điểm và các luận cứ của tác giả? Luận điểm: “Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi” Ba luận cứ: +Khác nhau giữa thơ cũ và thơ mới là ở chữ tôi và chữ ta +Cái tôi bây giờ đáng thương, tội nghiệp +Họ giải quyết bằng gửi hồn mình vào tiếng Việt Sự khác nhau giữa thơ cũ và thơ mới theo quan niệm của tác giả? *Cái tôi xuất hiện....mang theo quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân -Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân... -Chủ nghĩa Phi ngã trong văn chương trung đại Việt Nam (Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Công Trứ...) -ý thức cá nhân trỗi dậy, làm nên cái tôi trong thơ mới! với chủ nghĩa tuyệt đối của nó. Hoài Thanh cảm nhận cái Tôi trong thơ mới như thế nào? +Lúc đầu nó phải hứng bao nhiêu cái khó chịu của người đọc đương thời, thậm chí còn bị chỉ trích. + “Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. mà thật nó tội nghiệp quá!” [ bốn câu văn ngắn, ba mươi hai âm tiết mà nói được bao điều về thơ mới] Tiết hai 2. Cái tôi ban đầu của thơ mới: “Thấy nó đáng thương” “nó tội nghiệp” Vì sao cái tôi ban đầu của thơ mới lại đáng thương? tội nghiệp? +Bởi nội dung của thơ mới: Bày tỏ nỗi niềm giao cảm với thiên nhiên, con người, với tình yêu và cả tôn giáo, cốt sao giãi bày được sự cô đơn, nỗi buồn của người cầm bút. +Tác giả cảm nhận “Tâm hồn của họ (các nhà thơ mới) chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng tìm ở họ.....Nhưng ta trách gì Xuân Diệu!...chỉ nói cái khổ sở thảm hại của hết thảy chúng ta” Cách cảm nhận thơ mới của Hoài Thanh có nét gì đáng chú ý? *Bàn về thơ mới, tác giả liên hệ đến thời thế, tâm lí bạn đọc trẻ tuổi => quan điểm nghệ thuật đúng đắn của người bình thơ! Đoạn văn “đời chúng ta...ta cùng Huy Cận” thể hiện rõ phong cách của Hoài Thanh, hãy phân tích? +Nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái tôi +Chỉ ra được phong cách riêng của từng nhà thơ một cách tinh tế. +Câu văn nghị luận giàu chất thơ, chất nhạc, cách viết mềm mại, uyển chuyển có tác dụng khêu gợi cảm xúc và hứng thú +Khi nói về từng nhà thơ: giọng điệu giãi bày, chia sẻ, tâm tình. “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” Vì sao thơ mới buồn? Hoài Thanh chỉ rõ: “ta thiếu một điều: một lòng tin đầy đủ” đó là bi kịch: thiếu niềm tin vào cuộc đời, vào tương lai. Các nhà thơ mới đã làm gì để thoát ra khỏi bi kịch? “Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt”... nỗi buồn, nỗi đau của các nhà thơ mới có phần là nỗi đau, nỗi buồn của của người dân mất nước. Lòng yêu nước của các nhà thơ mới? +Tác giả phân tích: Lòng yêu nước của họ không phải nghiêng về phía đấu tranh, không gắn liền với lao động sản xuất. mà biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hoá và nỗ lực sáng tạo những giá trị văn hoá. trước hết là ở tiếng Việt và thơ ca. Họ muốn tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơn. lòng yêu nước ấy đáng trân trọng. Hs nhắc lại nội dung chính III.Củng cố Luyện tập Hs làm việc theo nhóm Chú ý ba vấn đề : chủ đề đoạn trích (tinh thần thơ mới); Cách triển khai các ý làm rõ chủ đề; Văn phong của Hoài Thanh (ngôn ngữ giàu hình ảnh, ít dùng khái niệm,

File đính kèm:

  • docGiao an NV11 tu tuan 2935(1).doc