I.Đọc tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
-Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
-Giác ngộ CM từ năm 1937 ,được kết nạp vào Đảng năm 1938.
- Ông được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca CM Việt Nam thế kỉ XX
2.Tập thơ “Từ ấy”(1937-1946)
-Từ ấy –tập thơ đầu tay của Tố Hữu, là tiếnghát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản,
gồm 71 bài chia làm 3 phần
+Phần 1:Máu lửa:là tiếng reo náo nức của một tâm hồn trẻ băn khoăn đi tìm lẽ sống thì gặp gỡ ánh sáng lí
tưởng CM
+Phần 2:Xiềng xích: ghi lại cuộc đấu tranh gay go của người chiến sĩ CM trong nhà tù thực dân, thể hiện sự
trưởng thành vững vàng của người chiến sĩ CM
+Phần 3: Giải phóng: được tiếp nối sau khi nhà thơ vượt ngục tiếp tục cuộc đời tranh đấu cho đến ngày CM
thành công.
3.Bố cục: 3 phần
II.Đọc hiểu văn bản:
1.Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, CM
-Hình ảnh ẩn dụ:nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim->Tố hữu khẳng định lí tưởng CM như một nguồn sáng
mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
- Động từ bừng (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), chói (chỉ ánh sáng cố sức xuyên mạnh)->nhấn mạnh ánh sáng
của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một
chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng ca”
- Hình ảnh so sánh đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản
+ Một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa
+ Vẻ tươi xanh của cây la
+ Âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót
->Chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống
con người có ý nghĩa hơn.
2.Khổ 2: Những nhận thức về lẽ sống
- Về lẽ sống mới ở đây là sự nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái tôi của nhà thơ với mọi người,
với nhân dân, quần chúng, đặc biệt với những người lao động nghèo khổ.Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân
thiết, chặt chẽ để la ên sức mạnh trong đấu tranh CM.
-Động từ “buộc”không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc mà là một ngoa dụ thể hiện ý thức
tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của TH muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa
với mọi người
-Trăm nơi (hoán dụ): chỉ mọi người sống ở khắp nơi.
-Trang trải: trải rộng với cuộc đời
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản _ Dương Minh Mẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 11CB
Sưu tầm: Dương Minh Mẩn 11T THPTCNĐC 2011-2012
Tõ Êy
(Tè h÷u)
I.Đọc tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
-Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
-Giác ngộ CM từ năm 1937 ,được kết nạp vào Đảng năm 1938.
- Ông được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca CM Việt Nam thế kỉ XX
2.Tập thơ “Từ ấy”(1937-1946)
-Từ ấy –tập thơ đầu tay của Tố Hữu, là tiếnghát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản,
gồm 71 bài chia làm 3 phần
+Phần 1:Máu lửa:là tiếng reo náo nức của một tâm hồn trẻ băn khoăn đi tìm lẽ sống thì gặp gỡ ánh sáng lí
tưởng CM
+Phần 2:Xiềng xích: ghi lại cuộc đấu tranh gay go của người chiến sĩ CM trong nhà tù thực dân, thể hiện sự
trưởng thành vững vàng của người chiến sĩ CM
+Phần 3: Giải phóng: được tiếp nối sau khi nhà thơ vượt ngục tiếp tục cuộc đời tranh đấu cho đến ngày CM
thành công.
3.Bố cục: 3 phần
II.Đọc hiểu văn bản:
1.Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, CM
-Hình ảnh ẩn dụ:nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim->Tố hữu khẳng định lí tưởng CM như một nguồn sáng
mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
- Động từ bừng (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), chói (chỉ ánh sáng cố sức xuyên mạnh)->nhấn mạnh ánh sáng
của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một
chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng ca”
- Hình ảnh so sánh đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản
+ Một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa
+ Vẻ tươi xanh của cây la
+ Âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót
->Chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống
con người có ý nghĩa hơn.
2.Khổ 2: Những nhận thức về lẽ sống
- Về lẽ sống mới ở đây là sự nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái tôi của nhà thơ với mọi người,
với nhân dân, quần chúng, đặc biệt với những người lao động nghèo khổ.Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân
thiết, chặt chẽ để la ên sức mạnh trong đấu tranh CM.
-Động từ “buộc”không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc mà là một ngoa dụ thể hiện ý thức
tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của TH muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa
với mọi người
-Trăm nơi (hoán dụ): chỉ mọi người sống ở khắp nơi.
-Trang trải: trải rộng với cuộc đời
Giáo án Ngữ văn 11CB
Sưu tầm: Dương Minh Mẩn 11T THPTCNĐC 2011-2012
->Cái tôi cá nhân của nhà thơ hòa với cái ta chung của đời sống nhân dân, XH , với mọi người …trong cuộc
đấu tranh vì tự do
-Từ “khối dời” (hình ảnh ẩn dụ): trừu tượng hóa sức mạnh của tập thể nhân dân
3.Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu:
-Trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng nhân dân lao động:
+Vạn nhà(điệp từ là –con, em, anh…):khẳng định tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết…
+kiếp phôi phai:những người đau khổ bất hạnh, nhữngngười lao động vất vả để kiếm sống)
+Những em nhỏ “không áo cơm cù bất cù bơ” (những em bé không nơi nương tư ï phải lang thang, vất vưởng,
nay đây mai đó..)
->Đó là ý thức giác ngộ mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu
tranh cách mạng.
III.Tổng kết :
Ghi nhớ SGK
§äc thªm
1. Lai t©n (Hå ChÝ Minh )
2. Nhí §ång ( Tè H÷u)
3. T•¬ng t• (NguyƠn BÝnh)
4. ChiỊu Xu©n (Anh th¬)
Nội dung bài giảng
I.LAI TÂN- HỒ CHÍ MINH:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ thứ 97 trong tập NKTT. Lai Tân là một trong huyện nhỏ trên đường từ Nam Ninh, Thiên Giang
đến Liễu Châu tỉnh QuảngTây Trung Quốc.
2.Chủ đề:
Ghi lại những cảm nhận và suy nghĩ của người tù HCM vềhiện trạng XH Trung Quốc ở huyện Lai Tân –
Quảng Tây, thực chất đen tối thối nát phủ bên ngoài yên ấm, tốt lành.
3.Gợi ý:
Câu 1:Bộ máy lãnh đạo của huyện Lai Tân mà tác giả tình cờ được chứngkiến: Ban trưởng – giám ngục
nhà tù: Chuyên đánh bạc, cảnh sát trưởng :ăn tiền của phạm nhân, Huyện trưởng: vừa hút thuốc phiện
vừa bàn công việc
->Sự thối nát của chính quyền huyện Lai Tân.Những đại biểu thực thi pháp luật cần phải nghiêm minh,
trong sạch, công bằng thì lại ngang nhiên vi phạm pháp luật, đạo đức tối thiểu của quan chức nhà nước,
sống và làm việc trong sa đọa và trụy lạc.
Câu 2:
Ý nghĩa và sắc thái châm biếm:
-Đó là thái bình giả tạo, thái bình bên ngoài, giấu bên trong trong sự tha hóa, mục nát, thối ruỗng hợp
pháp
-Đó là thái bình của tham nhũng, lười biếng, sa đọa với bộ máy công quyền của những con mọt dân tham
lam
-Từ thái bìnhđược dùng với ý nghĩa mỉa mai, châm biếm được hiểu với dụng ý: thái bình như thế thì dân
bị oan, khổ biết bao từng
-Vẫn –y cựu thái bình thiên: ẩn ý sự thật hiển nhiên, đã thành bản chất quy luật từ bao năm nay. Yù nghĩa
Giáo án Ngữ văn 11CB
Sưu tầm: Dương Minh Mẩn 11T THPTCNĐC 2011-2012
châm biếm càng sâu sắc.
Câu 3:
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt rất cô đọng, hàm súc khái quát vấn đề XH mang tính tiêu biểu, điển hình của
XH Trung Hoa thời Tưởng giới Thạch.
-Ba câu đầu chủ yếu kể tả, chân thực, khách quan thái độ giấu kín.
-Câu cuối nên nhận xét thâm trầm, kín đáo bộc lộ thái độ, tình cảm mỉa mai, châm biếm sâu sắc
-Giọng điệu bình thản bên ngoài, bên trong là sự bất bình, phẫn nộ, kìm nén.
II.NHỚ ĐỒNG – TỐ HỮU:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 7-1939 trong phần 2 Xiềng xích, tập thơ Từ ấy khi Tố hữu bị bị giam trong nhà lao
2.Chủ đề: Nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật con người đồng bào, đồng chí của người tù cộng sản
trẻ tuổi trong những tháng ngày đầu bị giam ở nhà lao phủ Thừa Thiên.
3.Gợi ý :
Câu 1: Sự gợi cảm củatiếng ò quê hương :không gì lay động tâm hồn bằng âm nhạc, nhất là âm nhạc dân
ca .Bởi vì đó là linh hồn quên hương, dân tộc ngân lên thành câu hát. Trong oàn cảnh bị giam cầm, bị
tách biệt với thế giới bên ngoài tiếng hò não nùng lại càng ám ảnh nhà thơ.Nó gợi nhớ thương, gợi kỉ
niệm gợi cả quê hương, đồng bào, đồng chí đang chờ đợi anh qua những giai âm khoan nhặt, tha thiết.
III.TƯƠNG TƯ – NGUYỄN BÍNH:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
Hoàng mai , 1939rút từ tập thơ Lỡ bước sang ngang(1940)
2.Chủ đề: Giãi bày nỗi lòng mong nhớ của đôi trai gái đang yêu nhau tha thiết, đang cùng mắc bệnh của
giời –Bệnh tương tư.
IV.CHIỀU XUÂN – ANH THƠ:
1.Hoàn cảnh sáng tác :
-Anh Thơ Vương Kiều Aân (1921-2005) sinh ra và lớn lên từ bến sông Thương (Ninh Giang Hải Dương)
-Bức tranh quê (1941) tập thơ đầu tay
-Bà có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống đồng quê miền Bắc.
3.Gợi ý:
Câu 1: Cảnh chiều xuân ở nông thôn miền Bắc hiện ra thật tĩnh lặng, êm đềm và thơ mộng. Phả vào chút
gì mơ màng, buồn xa vắng mà đẹp dịu dàng, mọi cảnh vật đều chìm mờ trong màn mưa xuân, mưa bụi
êm êm, phơi ơhới bay từnghạt nhỏ.
-Con đò nằm im trên bến vắng
-Dòng sông cjầm chậm trôi xuôi
-Quán tranh nghèo vắngkhách
-Hoa xoan tím rụng tơi bời
+Khổ 2: cảnh vật có phần sinh động hơn nhưng xvẫn nhẹ nhàng:
-Cỏ non xanh biếc trên sườn đê
-Đàn sáo mổ vu vơ
-Bướm bay rập rờn
-Trâu bò thong thả gặm cỏ dưới mưa
+Khổ 3:Tiếp tục cảnh ấy
T«i yªu em (Pu-skin)
§äc thªm: Bµi th¬ sè 28 (ta-go)
Giáo án Ngữ văn 11CB
Sưu tầm: Dương Minh Mẩn 11T THPTCNĐC 2011-2012
Nội dung bài giảng
I.Đọc tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu- skin (1799-1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại trong
lịch sử văn học Nga.
- Pu- skin đóng góp nhiều mặt, nhiều thể loại vào VH Nga nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là
thơ trữ tình, với hơn 800 bài thơ và 13bản trường ca bất hủ.
-Đóng góp về hình thức nghệ thuật:xây dựng vầphts triển ngôn ngữ VH Nga hiện đại.
2.Tác phẩm:
a.Tác phẩm chính:
-Tiểu thuyết bằng thơ: Eùp ghê nhi Ô nhê ghin (1823 – 1831)
-Bi kịch lịch sử: Bô rít Gô đu nốp (1825).
-Trường ca (Ru xlan và Li-út-mi la (1820), người tù Cáp ca dơ(1821)
-Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân (1830), Con đầm bích (1833)…
b.Nội dung:
Thể hiện tâm hồn khao khát tự do vàtình yêu của nhân dân Nga.
c.Bố cục:
II.Đọc tìm hiểu văn bản:
1.Khổ 1: Lời giã biệt vàgiãi bày một tình yêu vô vọng:
-Mở đầu bằng 3 từ: Tôi yêu em …ngắn gọn, trực tiếp giản dị, bày tỏ tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ
tình.
-Trong nguyên bản sau tôi đã yêu em với chủ thể tôi là dấu hai chấm :diễn giải, tình yêu xuất hiện như
một chủ thể khác
-Tình yêu nảy sinh trong chủ thể trữ tình, thuộc về chủ thể nhưng đồng thời tình yêu cũng như có sinh
mệnh riêng, vận động riêng. Nhân vật trữ tình đã cảm nghiệm, suy ngẫm về tình yêu của mình như vừa
là một phần trong anh vừa như một cái gì đó độc lập tương đối.
-Từ nhưng tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc.Vừa mới phân vân, dùng dằng, day dứt về tình yêu
chưa tắt hẳn thì lập tức đã phủ định quyết liệt rằng tình yêu vẫn còn, vẫn mạnh mẽ, hăm hở và say đắm .
=>Đó là sự kìm nén, dằn lòng, tự vượt mình, đấu tranh với mình.
-Xem yêu là hành vi trao tặng, làm cho người mình yêu hạnh phúc (không gợn bóng u hoài, không bận
lòng thêm nữa) quan trọng hơn là được yêu, được đón nhận, sở hữu về mình, cho sự hưởng thụ của mình.
-Hai câu 3 và 4 như lời hứa, lời thề trang nghiêm, dứt khoát.
=>Rõ ràng đó không chỉ là lời từ giã một mối tình, đưa nó trở thành kỉ niệm mà còn là lời bày tỏ và
khẳng định của một tâm hồn chân thực và tự trọng, vị tha.
2.Khổ 2: Lời giãi bày tiếp và lời cầu nguyện cho người mình yêu:
-Điệp ngữ Tôi yêu em có tác dụng không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ mà tiếp tục
khẳng định và giãi bày tâm trạng của chủ thể trữ tình sang những biểu hiện khác.
-Nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực vì hờn ghen…vì thất vọng, vì không
được đáp đền, đón đợi.Đó là sự trách mình yếu đuối, ghen tuông…bao thời gian trôi qua vẫn âm thầm đeo
đẳng mối tình si một phía.
-Kết cấu: Khi…khi thì =>diễn tả những khoảnh khắc thành thực phơi bày sự yếu mềm mà cháy bỏng,
cuồng nhiệt trong lạng câm, đắm đuốibối rối, lo âu thắc thỏm của trái tim phập phồng loạn nhịp vì yêu
đến khốn khổ
Giáo án Ngữ văn 11CB
Sưu tầm: Dương Minh Mẩn 11T THPTCNĐC 2011-2012
-Điệp ngữ tôi yêu em (lần 3): nhấn mạnh, khẳng định tình cảm và chuyển hướngcảm xúc.
-Trở lại thời gian hiện taị để chuẩn bị hướng tương lai
-Giữ lại tất cả những gì là sầu đau, day dứt tuyệt vọng để dâng lên người thiếu nữ mà anh tôn thờ, say
đắm tất cả những gì chân thành nhất, thủy chung, đắm say nhất, đẹp nhất
-Giọng điệu chuyển thành thanh thoát mà tha thiết, dầu cách nói cầu trời có phần không tưởng
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK
BÀI THƠ SỐ 28
I.Đọc tìm hiểu chung:
1.Tác giả : SGK
2.Tác phẩm:
II.Đọc tìm hiểu văn bản:
Câu 1:
-Làm nổi bật khát khao cao thượng
trong tình yêu, tác dụng của so sánh mở rộng tầng bậc nhân hóa.
Đôi mắt em – như – vầng trăng
-muốn nhìn vào – muốn nhìn sâu
-tâm tưởng anh – biển cả
Người có tình thiên nhiên cũng có tình: cảnh và người hòa quyện, đều đang say trong tình yêu, đều đang
khao khát, khám phá và chinh phục đối tượng mình yêu
-Hình ảnh đôi mắ người yêu ẩn chứ những câu hỏi: có hiểu ý nghĩa đời anh – khát vọng.
-Đôi mắt: thê hiện khao khát hiểu biết trọn vẹn, sâu sắc ýnghĩa tinh thần ẩn sau những biểu hiện có thể
cảm nhận bằng các giác quan, ý thức.
-Mặc dầu cả hai đều chân thành và khát khao hòa nhập, nỗ lực vươn tới nhau của hai người là đồng thuận
nhưng hiểu biết viên mãn vẫn có thể bất khả.
=>Đó là giọng nghịch lí : ý nghĩa của nghịch lí chính là tìm hiểu bảmn chất cuộc sống, con người và tình
yêu.
*Câu 2 và 3:Chứng minh nghịch lí tình yêu được thể hiện bằng cấu trúc so sánh –ẩn dụ trùng điệp độc
đáo trong bài thơ:
-Đưa ra những giả định:
A Không chỉ là B mà lại là C
Cuộc đời trái tim
Viên ngọc
Đóa hoa
Trái tim tình yêu
Lạc thú
Đau khổ
+Đời anh = trái tim vừa cụ th, bé nhỏ cũng như đóa hoa, viên ngọc nhưng trái tim lại tàng chứa tình yêu:
trừu tượng, vô hình, lớn lao, vô hạn-nghịch lí
+Đời anh là đóa hoa, viên ngọc= có thể quàng vào cổ em, gài lên tóc em=em có thể nhận, hiểu khá dễ
dàng
+Đời anh là trái tim =bí ẩn=thật khó hiểu anh trọn vẹn, dù em nhìn thật gần, dù em bên cạnh anh, dù em
Giáo án Ngữ văn 11CB
Sưu tầm: Dương Minh Mẩn 11T THPTCNĐC 2011-2012
tìm mọi cách .
.Đó chính là chủ đề của bài thơ.Đó là thông điệp mà nhà thơ muốn nhắn gởi và sẻ chia cùng người đọc
Ng•êi trong bao
(Sª-khèp)
I.Đọc tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904), là một trong những đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện
thực Nga, bước vào lịch sử VH Nga như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói.
2.Tác phẩm: “Người trong bao”
-Phê phán lối sống tầm thường dung tục tiểu tư sản, lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức
trong XH Nga những năm cuói thế kỉ XIX.
-Phải tìm cách thoát ra khỏi cuộc sống trong bao, thu mình vào bao, lối sống bò sát như con sên, nằm co
như con ốc, tự làm khổ mình, làm khổ mọi người…để vươn tới cuộc sống mơới chân thực, rộng mở hồn
nhiên, trong sáng, có ý nghĩa cao đẹp hơn.
3.Bố cục:
II.Đọc hiểu văn bản:
1.Chân dung và tính cách của nhân vật người trong bao – người mang vỏ ốc Bê-li-cốp:
-Với cặp kính đen luôn gắn trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn.->ăn mặc, phục sức
khác thường, khác người, sống lập dị
-Nhút nhát, sợ hãi những lại ngợi ca, tôn sùng quákhứ
- Bê-li-cốp chỉ thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy mó, giáo điều, khuôn rập như cái
máy vô hồn.
-Cô độc luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả
- Bê-li-cốp luôn thỏa mãn hài lòng với lối sống cổ lỗ, thô lậu và bảo thủ
-Luôn tự tin, tự hào về cách sống đúng mực, gương mẫu trong sạch của mình
->Đó là một bức chân dung về một con người lạc lõng, cô độc kì quái, khủng khiếp, cô độc nhất, tầm
thường, dung tục nhất -> y là hiện thân điển hình cho một hiện tượng XH, một bộ phận, một kiểu người
đã và đang tồn tại và có nguy cơ phát triển trong XH Nga đương thời.
II.Đọc hiểu văn bản: (T.T)
2.Về cái chết của Bê-li-cốp
-Nguyên nhân:
+Vì bị ngã đau, dẫn đến mắc bệnh nặng, lại không chịu chữa
+Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Va-ren-ca, của mọi người, nhất là lời nói và hành
động của cô Cô-va-len-cô
+Sâu xa hơn đó là cái chết tất yếu .Với tạng người của y, cách sống của y tất trước sau cũng phải tự tiêu
diệt hoặc bị tiêu diệt
-Cái chết, với Bê-li-cốp là sự giải thoát và hạnh phúc, vì y được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững
nhất.
Giáo án Ngữ văn 11CB
Sưu tầm: Dương Minh Mẩn 11T THPTCNĐC 2011-2012
*Thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp:
+Khi còn sống:sợ hãi căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc
+Khi y chết:cảm thấy thóat khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng, thoải mái tự do…
->Từ đó nhà văn khái quát ảnh hưởng tác động sâu rộng dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp , lối
sống trong bao đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hóa và tiến bộ
nước Nga đương thời
3.Hình ảnh biểu tượng cái bao
-Nghĩa đen: Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa …hình túi, hình hộp
- Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp
- Nghĩa biểu trưng: kiểu người trong bao, lối sống trong bao-một kiểu người, một lối sống đã từng tồn tại
ở nước Nga cuối thế kỉ XIX.
(Cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do dân chủ của nhân dân Nga, trí thức Nga
chân chính)
4.Chủ đề tư tưởng của truyện:
-Lên án phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với XH, vănn
hóa đạo đức của nước Nga trong hiện tại và tương lai
-Bức thiết cảnh báo vàkêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm
thường ích kỉ, heng nhá, hủ lậu và vô vị, đầy tự mãn .
5.Những đặc sắc nghệ thuật:
-Chọn ngôi kể:
+Nhân vật kể chuyện (Bu rơkin – xưng tôi
+Người kể chuyện – tác giả (ngôi thứ ba)
Nhân vật trong truyện đồng thời là nhân vật người kể chuyện (Bu –rơkin) ở ngôi thứ nhất xưng tôi ->tạo
sự gần gũi, chân thật của câu chuyện
-Tạo cấu trúc kể truyện lồng trong truyện:
+Truyện kể của tác giả về hai người đi săn về muộn
+Truyện kể của Bu –rơkin về Bê-li-cốp
-Giọng kể: mỉa mai châm biếm mà trẫm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng
giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ, sâu sắc
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
-Nghệ thuật xây dựng biểu tượng:
-Kết thúc truyện bằng cách trực tiếp phát biểu chủ đề qua một câu cảm: “Không thể sống mãi như the á
được”.
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK
Ng•êi cÇm quyỊn kh«i phơc uy quyỊn
(TrÝch nh÷ng ng•êi khèn khỉ cđa V.Huy-G«)
Nội dung bài giảng
I. Đọc tìm hiểu chung:
Giáo án Ngữ văn 11CB
Sưu tầm: Dương Minh Mẩn 11T THPTCNĐC 2011-2012
1.Tác giả:
-Vích-To Huy-Gô (1802-1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn Pháp.Ông sinh ra và
lớn lên trong một thế kỉ đầy bão tố CM.Ngay từ thời thơ ấu, ông đã phải chịu cảnh sống gia đình có nhiều
mâu thuẫn giữa cha và mẹ.Tuy nhiên tài năng của một cậu bé có trí thông minh đã sớm được bộc
lộ.Mười lăm tuổi, đoạt giải thưởng về thơ của viện hàn lâm, hai mươi tuổi ông in tập thơ đầu tay.
-Dưới tác động của hoàn cảnh XH, tư tưởng của HuyGô có sự chuyển biến mạnh mẽ. Từ một nhà thơ
thần đồng, một quý tộc bảo hoàng thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, tự do và không tưởng
đứng về phia snhân dân đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến phản động, phải sống lưu vong hơn
20 năm.
-Tác phẩm của Huy Gô thật phong phú và đồ sộ, là tiếng vọng âm vang của thời đại:
+Với các tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba(1874)…
+Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)
-V.HuyGô –danh nhân văn hóa thế giới (1985)
2.Tác phẩm: “Những người khốn khổ”
(SGK)
3.Đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
a.Đề tài: Cuộc sống của những người lao động bình dân trong XH Pháp lúc bấy giờ
b.Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích : “Người cầm quyền khôiphục uy quyền” nằm ở cuối phần một (Phần có tên gọi là Phăng-tin)
của tiểu thuyết Nhữngngười khốn khổ.
c.Bố cục:
d.Chủ đề:
Đoạn trích nêu lên tình cảnh thống khổ của những người chịu cảnh đè nén của thế lực cườngquyền trong
XH. Qua đó nhà văn ca ngơớị• cao quý của tình thương giữa những người cùng cảnh ngộ trong XH đó.
II.Đọc tìm hiểu văn bản:
1.Hình tượng nhân vật Giave –chánh thanh tra cảnh sát-người cầm quyền khôiphục uy quyền –con ác thú
giữ nhà cho chínhquyền tư sản: -Giọng nói thì như tiếng ác thú gầm,
-Cặp mắt : “Như cái móc sắt …quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn kho”. -Cái cười: ghê tởm phô tất cả hai
hàm răng.
->Tóm lại đó là chân dung một con người-thú, một con chó giữ nhà trung thành chính quyền tư sản nước
Pháp đương thời. 2.Hình tượng nhân vật Giăng Van giăng:
a.Hoàn cảnh và tâm trạng:
- Hoàn cảnh của Giăng Van giăng thật ngặt nghèo:
+ Ông không muốn một người vô tội vì mình mà bị kết án oan
+ Ông lại không còn điều kiện để cứu mẹ con người thợ Phăng-tin khốn khổ khi ông đã tự thú và nộp
mình cho cảnh sát. -Tâm trạng của Giăng Van giăng lúc này là vừa sẵn sàng chịu bị bắt vừa cố sức nài nỉ
b.Thái độ của Giăng Van giăng đối với Giave:
Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, Giăng Van giăng không hề tỏ ra khiếp sợ trước Giave Thuỷ chung,
ông chỉ lo lắng cho Phăng tin.
- Khi Phăngtin đã chết thì thái độ và hành động của ông trở nên mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hết sức
kìm chế.
Giáo án Ngữ văn 11CB
Sưu tầm: Dương Minh Mẩn 11T THPTCNĐC 2011-2012
-Cuối cùng ông lại sẵn sàng chịu bị bắt mà không hề tìm cách thoát hiểm Ông quyết thực hiện hành động
xả thân cứu người theo lời cảm hóa của giám mục Mi-ri-en thuở nào.
c.Thái độ của Giăng Van giăng đối với Phăng tin:
- Thái độ yêu thương, trân trọng, che chở của bậc đại hiền
->Hình tượng nhân vật Giăng Van giăng thể hiện quan điểm tư tưởng, niềm tin và con đường cải tạo XH
của Huy Gô, con đườnghướng đến những ngườilao khổ bằng sức mạnh của tình thương vàlòngnhân ái vô
bờ. III.Tổng kết:
Phần ghi nhớ SGK
VỊ lu©n lÝ x· héi ë n•íc ta
(Phan Ch©u Trinh)
Nội dung bài giảng
I.Đọc tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Phan Châu Trinh (1872-1926), tự Tử Cán hiệu Tây Ho, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện
Tiên phước, phủ Tam Kì (Nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện phú Ninh, tỉnh Quảng Nam)
-Bị bắt tù đày ở Côn Đảo 3 năm, năm 1911, ra tù cụ sang Pháp để tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở
Đông Dương nhưng không thành
-Năm 1925 cụ về Sài Gòn, diễn thuyết hai lần rồi ốm nặng vàqua đời
-Đám tang Phan Châu Trinh trở thành phong trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước.
-Thơ văn của cụ làthơ văn tỏ chí và tuyên truyền, vận động đồng bào làm CM cứu dân cứu nước
2.Tác phẩm:
-Đầu pháp chính phủ thư (1906)
-Tỉnh quốc hồn ca I, II (1907,1922), Tây Hồ thi tập (1904-1914), Xăng tê thi tập (1914-1915), Giai nhân
kì ngộ diễn ca (1915), thất điều trần (1922), Quân trị chủ nghĩa vàDân trị chủ nghĩa (1925), Đạo đức và
luân lí Đông Tây (1925)…
3.Thể loại và bố cục:
a.Thể loại:
Văn chính luận (Nghị luận về một vấn đề chính trị, XH: vấn đề luân lí XH hiện thời (1925) ở nước ta)
b.Bố cục:
4.Chủ đề tư tưởng: Cần phải tuyên truyền XHCN ở Việt Na để gây dựng đoàn thể, hướngtới mục đích
giành tự do, độc lập cho đất nước.
II.Đọc tìm hiểu chung:
1.Luận điểm 1:Ở Việt Nam chưa có luân lí XH:
- Luân lí XH (XH luân lí) là khái niệm chỉ những quan niệm, nguyên tắc, quy định hợp lí lẽ thường chi
File đính kèm:
- GIAO AN VAN 11CB PHAN VAN BAN.pdf