Giáo án ngữ văn 11 - Đọc văn: Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc tử

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.

- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình Và bút pháp tài hoa độc đáo của Hàn Mặc Tử.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp thơ mộng, đợm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.

- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ : một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau, trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Phát vấn, thảo luận nhóm, phân tích, bình giảng.

 

docx6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3317 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 - Đọc văn: Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24 Tiết PPCT : 85-86 Ngày soạn : 09/02/2012 Ngày dạy : 18/02/2012 Đọc văn : ĐÂY THÔN VĨ DẠ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế. Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình Và bút pháp tài hoa độc đáo của Hàn Mặc Tử. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÁI ĐỘ: Kiến thức: Vẻ đẹp thơ mộng, đợm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ : một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau, trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo. Kĩ năng: Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thảo luận nhóm, phân tích, bình giảng. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Tiết trước các em đã được học về một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại đó là Xuân Diệu. nếu Xuân Diệu góp vào thơ mới một tiếng thơ rạo rực, cháy bỏng yêu đương thì Hàn Mặc Tử lại mở ra một thế giới lung lin h kì ảo với những cung tình u uẩn. tuy cuộc nhân duyên giữa thi sĩ tài hoa này với thơ mới chỉ vỏn vẹn 9 năm, nhưng cũng đủ để hồn thơ ấy thăng hoa thành một ngôi sao trên thi đàn Dân tộc. Nhớ đến Hàn Mặc Tử là nhơ đến một con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh. Nhớ đến Hàn Mặc Tử cũng đồng thời nhớ đến những vần thơ như dính màu, dính não, dính hồn và nhớ đến cả những vần thơ tuy buồn mà trong sáng, tuy đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ thường. “ Đây thôn VĨ Dạ” là một trong số không nhiều những bài thơ như thế của Hàn Mặc Tử. tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế giới thơ của Hàn Mặc Tử qua bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Tìm hiểu chung: Cho HS đọc phần Tiểu dẫn: (?) Dựa vào phần Tiểu Dẫn nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Hàn Mặc Tử? GV: Ngoài những nét cơ bản mà SGK đã nêu cô sẽ nói thêm một đôi nét về tác giả để các bạn hiểu về cuộc đời của Hàn Mặc Tử. ( GV nói về ý nghĩa các bút danh và căn bệnh hủi của tác giả). Các tác phẩm chính: Gái quê,Thơ điên, Chơi gữa mùa trăng, xuân như ý… (?) Nêu xuát xứ của tác phaảm và nội dung của từng khổ thơ? GV:Để định hướng tiếp cận và cách hiểu đúng đắn về tứ thơ cô sẽ nói đôi điều về chuyện tình giữa tác giả và Hoàng Thị Kim Cúc.( GV nói về chuyện tình đơn phương và việc Hoàng Cúc gửi tặng HMT một bức tranh phong cảnh->gợi cảm hứng để thi nhân sáng tác bài thơ ĐTVD). Đọc-Hiểu văn bản: GV đọc mẫu và hướng dẫn HS cách đọc bài thơ: - Yêu cầu HS đọc bài thơ. (?) Câu thơ đầu tiên gợi cho em điều gì? Nhận xét về nghệ thuật của câu thơ? GV: một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái ý nghĩa. -NT:6 thanh băng gợi nỗi niềm chơi vơi, vời vợi. một thanh trắc cuối làm bật lên nỗi buồn đau. (?) Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ qua cái nhìn hồi tưởng của thi nhân hiện lên như thế nào? (?) Em có suy nghĩ gì về hình ảnh“khuôn mặt chữ điền” trong câu thơ này? (?) Em hãy khái quát lại nội dung chính của ba câu thơ cuối trong khổ thơ đầu? GV:Tiếp nối mạch cảm xúc ở khổ thơ đầu, cảnh sông nước mây trời xứ Huế hiện ra cụ thể hơn ở khổ thơ hai. Nhưng liệu đó có phải chỉ là cảnh thiên nhiên mây nước hay đằng sau nó cón ẩn chứa điều gì. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu khổ thơ tiếp theo. GV đọc khổ thơ: (?) Em có nhận xét gì về nhịp thơ và nghệ thuật đã được sử dụng trong khổ thơ? GV: Nhịp thơ 4/3 như tách câu thơ ra làm hai. Cùng với các biện pháp nghệ thuật: tiểu đối, nhân hóa, điệp từ ý thơ đã không làm tăng thêm cường độ của gió và sắc thài của mây mà như đầy chúng, tách chung ra xa nhau hơn->nỗi đau thân phận xa cách , chia lìa. _ “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” như in đậm nỗi buồn lên tất cả cảnh vật-> là nỗi buồn cô đơn của tác giả. (?) Em có cảm nhận gì về bức tranh ở hai câu thơ này( cảnh ở đây có phải là cảnh thật?). -Hình ảnh thơ “thuyền ai, sông trăng”-> không xác định, gợi cảm giác huyền ảo,như trong cõi mộng. (?) Ở khổ thơ cuối nhà thơ còn miêu tả cảnh Vĩ Dạ nữa không? - Theo em, “khách đường xa” là ai? “Trắng quá không nhìn ra” là như thế nào? “Ai biết tình ai có đậm đà?” có chút hoài nghi. Theo em, đó là nỗi hoài nghi của sự chán đời hay của niềm tha thiết với cuộc đời? Tại sao? Hãy phân tích để cảm nhận ý tình của tác giả? -Phải chăng “áo em trắng quá” là hình ảnh của người con gái trong cõi mộng, của nữ sinh Đồng Khánh năm xưa đang sống dậy trong lòng, trong tâm tưởng của tác giả. -Đại từ phiếm chỉ “ai” có thể là chính tác giả, cũng có thể là người con gái xứ Huế: Liệu người ta có biết tình mình tha thiết, mãnh liệt. Hay là, tình mình dành cho người ta thì sâu đậm như thế nhưng không biết người ta có mặn mà, có thiết tha gì với tình cảm đó không! Nhưng dù hiểu theo cách nào thì ý thơ cũng mang một nỗi buồn A.GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả ( 1912- 1940) -Tên thật : Nguyễn Trọng Trí -Quê quán: Phong Lộc-Đồng Hới( nay là Quảng Bình). -Bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử. -> Tuy cuộc đời bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào thơ mới “là ngôi sao trổi trên bầu trời thơ Việt Nam- Chế Lan Viên” 2.Tác phẩm: -Xuất xứ: sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ điên”( sau đổi tên thành đau thương). - Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của tác giả dành cho Hoàng Thị Kim Cúc. B. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: I. Đọc, giải nghĩa từ khó, vấn đề khó: II. Đọc- Hiểu chi tiết: 1.Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết: *“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ”-> 6 thanh bằng và một thanh trắc cuối câu vừa gợi nỗi niềm vời vợi vừa gợi nỗi buồn đau: -Một câu hỏi tu tư mang nhiều sắc thái: vừa như tự vấn lòng mình,vừa như một câu hỏi, một lời trách móc; lại vừa như một lời nhắc nhở, một lời mời gọi đầy ân tình. * Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ: -“Nắng hàng cau”-> cái nhìn từ xa. Được điệp lại hai lần-> nhấn mạnh hình ảnh thơ “ Năng mới lên”->làm ánh lên một vẻ đẹp tinh khôi thanh khiết. -“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”->một sức sống mạnh mẽ tràn ngập cả khu vườn. -“vườn ai”: vừa cụ thể lại vừa xa vời, vừa thực lại vừa hư. -“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”->vẻ đẹp hài hòa giữa con người và cảnh vật, sự gắn bó của một vẻ đẹp thâm trầm rất Huế. =>Ba câu thơ sau gợi nên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết, cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả. 2. Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa: *Hai câu đầu: “Gió theo lối gió/ mây đường mây ngắt Dòng nước buồn thiu / hoa bắ lay nhịp 4/3 -Nghệ thuật: tiểu đối,điệp từ-> Gợi lên sự chia lìa xa cách. Cùng với nghệ thuật nhân hóa làm cho nỗi buồn như nhuốm lên tất cả cảnh vật. =>Hai câu thơ đầu: bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió mây chia lìa đôi ngả. Và “dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt. * Hai câu sau: -“Thuyền ai” “bến sông trăng” là những hình ảnh thơ không xác định, hư ảo->cảnh đẹp như trong cõi mộng. -“Có chở trăng về kịp tối nay”-> câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa một nối phấp phổng hoài nghi. => Hai câu thơ sau tả dòng Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng. dằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ. 3. Nỗi niềm thôn Vĩ: * Hai câu đầu: -Điệp ngữ “ khách đường xa”cùng với “mơ” đứng đầu câu bộc lộ nỗi khắc khoải gần như tuyệt vọng. -“Áo em trắng quá”-> gợi sự tinh khiết, trinh trắng của người con gái. => Hai câu đầu :bóng dáng người xưa hiện lên mờ ảo, trong “sương khói mờ nhân ảnh” trong cảm nhận của “khách đường xa”. *Hai câu sau: -“sương khói mờ”-> cảnh mờ nhạt, hư ảo,gợi lên sự xa xôi mờ ảo. -“Ai biết tình ai”:nỗi hoài nghi, băn khoăn của tác giả trước tình người, tình đời. =>hai câu cuối mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời. III. TỔNG KẾT: 1.Nghệ thuật: -Trí tưởng tượng phong phú -Nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ. -Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 2. Ý nghĩa văn bản: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bài thơ. -Phân tích khổ thơ hai để làm rõ được tâm trạng của nhân vật trữ tình ĐỌC THÊM: CHIỀU XUÂN ( ANH THƠ ) MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: -Cảm nhận được bức tranh quê vào mùa xuân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua không khí, nhịp sống và những hình ảnh tiêu biểu gần gũi. -Thấy được một vài đăc sắc nghệ thuật cuả Anh Thơ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THƯC, KĨ NĂNG THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: -Cảnh chiều xuân dưới ngòi bút Anh Thơ và tấm lòng nữ sĩ. -Trí tưởng tượng, năng lực miêu tả, tạo dựng bức tranh quê. 2. Kĩ năng: - Đọc, hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích, bình giảng. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Tìm hiểu chung: Cho HS đọc phần tiểu dẫn (?) Dựa vào SGK nêu những nét chính về tác giả? (?) Tìm bố cục và ý chính của từng phần? (?)Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ 1 hiện lên như thế nào? (?) Ở khổ thơ 2 cảnh sắc có gì thây đổi, nhận xét về cách lựa chọn hình ảnh? Việc đưa hình ảnh con người vào khổ thơ thứ 3 có tác dụng gì? (?) Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? TÌM HIỂU CHUNG 1.. Tác giả ( SGK ) 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: Chiều xuân in trong tập “bức tranh quê”(1941), tập thơ gồm 45 bài. a. Nội dung: *Vẻ đẹp tĩnh lặng của một cảnh chiều xuân của miền quê đồng bằng Bắc Bộ với những hình ảnh: mưa đổ bụi, đò biếng lười, quán tranh im lìm, chòm xoan hoa tím rụng. * Không khí và nhịp sống thôn dã trong trẻo, yên bình, gần gũi với nhiều hình ảnh động: cỏ biếc, đàn sáo đên, cánh bướm, cô nàng yếm thắm.. b. Nghệ thuật: - Sử dụng hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân, lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh, miêu tả cái động để nói về cái tĩnh. c. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ gợi vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm lên bức tranh quê buổi “Chiều xuân” 3. Hướng dẫn tự học: -Học thuộc lòng bài thơ 4. Củng cố: -GV tổng kết lại những nội dung chính của bài. -Dặn dò HS chuẩn bị bài mới: “Chiều tối” RÚT KINH NGHIỆM: …………………… …………………….

File đính kèm:

  • docxNgu van 11 Day thon vi da TTTNh.docx
Giáo án liên quan