Giáo án ngữ văn 11 (GV: Hồ Thị Tuyết)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Về kiến thức:

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc, đan xen văn xuôi và thơ.

2. Về kĩ năng:

Đọc – hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

3. Về thái độ:

Học tập chủ động, sáng tạo, tích cực

 

B. PHƯƠNG PHÁP:

Đọc- hiểu, trao đổi, nêu vấn đề, phát vấn, hướng dẫn thảo luận.

 

C. PHƯƠNG TIỆN:

1. GV: - Sgk, sgv, Tài liệu chuẩn kiến thức- kĩ năng

- Sách thiết kế, giới thiệu giáo án

2. HS: - Sgk, sách bài tập

- Sách tham khảo khác

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số

2. Bài mới:

 

doc93 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 (GV: Hồ Thị Tuyết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: / 8/2011 Ngày dạy: /8/2011 Tiết 1,2: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích “Thượng kinh ký sự”) - Lê Hữu Trác- A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: - Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán. - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi. - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc, đan xen văn xuôi và thơ. 2. Về kĩ năng: Đọc – hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại. 3. Về thái độ: Học tập chủ động, sáng tạo, tích cực B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc- hiểu, trao đổi, nêu vấn đề, phát vấn, hướng dẫn thảo luận. C. PHƯƠNG TIỆN: 1. GV: - Sgk, sgv, Tài liệu chuẩn kiến thức- kĩ năng - Sách thiết kế, giới thiệu giáo án 2. HS: - Sgk, sách bài tập - Sách tham khảo khác D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số 2. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên- Học sinh Tg Nội dung bài học HĐ1: Hdhs tìm hiểu chung HS: Đọc tiểu dẫn GV: Nêu vài nét chính về cuộc đời tác giả Lê Hữu Trác? HS: Phát hiện GV: Nêu một số hiểu biết của em về tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”? Nêu vị trí đoạn trích? HS: Gợi ý, trả lời HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản GV:Nhận xét về quang cảnh phủ chúa? Nó được miêu tả ra sao? HS:Liệt kê, nhận xét GV: Sự giàu sang về phủ chúa được miêu tả như thế nào? HS: Phát hiện Hs: Nhận xét GV:Uy quyền phủ chúa được miêu tả như thế nào? HS: Tìm chi tiết miêu tả sự giàu sang, quyền uy nơi phủ chúa HS: Tìm chi tiết miêu tả cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa HS: Đánh giá GV: Thuyết trình, nhận xét GV: Thế tử Trịnh Cán là người như thế nào?Dụng ý miêu tả ấy là gì? HS: Trả lời GV: Lê Hữu Trác là người ra sao? HS: Nhận xét GV: Đánh giá HĐ3: Hdhs tự tổng kết GV: Nêu giá trị nội dung tiêu biểu? HS: TL GV: Nêu giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích? HS: Liệt kê, nhận xét 5p 5p 8p 7p 2p 10p 5p 7p 12p 5p 5p I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác (1724-1791) tại Liêu Xá, Đường Hào, Hải Dương. - Là danh y lỗi lạc, là nhà văn, nhà thơ tiêu biểu. 2. Tác phẩm: - “Thượng kinh kí sự” hoàn thành năm 1783, xếp cuối bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh” - Đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” ghi lại hiện thực phủ chúa khi ông vào bắt mạch cho thế tử Trịnh Cán. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1. Cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa: a) Quang cảnh phủ chúa: - Là chốn thơ mộng, đẹp đẽ: + Khung cảnh sơn thủy hữu tình + Cây cối um tùm, danh hoa đua thắm, hương thơm ngào ngạt. - Là nơi giàu sang, xa xỉ, sa đọa: + Nhà cao cửa rộng, đẹp đẽ, sang trọng (Đại đường, gác tía, quyền bổng) + Đồ đạc: sơn son thếp vàng, nhân gian chưa từng thấy, người hầu tấp nập + Ăn uống: sơn hào hải vị, phong vị đại gia → Là chốn xa hoa, lộng lẫy, hoang phí qua ngòi bút tả thực của tác giả. b) Quyền uy nơi phủ chúa: - Là chốn sinh hoạt của bậc đế vương: + Giàu có, xa hoa, tráng lệ + Bài trí như chốn cung đình ( ngự y, tiểu hoàng môn, thị vệ,…) - Là nơi sử dụng nghi thức cung đình ( chúa thượng, ngự, phi tần, thế tử, thánh chỉ, yết kiến,…) → Là chốn uy quyền tột bậc, lấn át vua Lê. => Tài năng quan sát, miêu tả tỉ mỉ, chọn lựa đắt giá, bộc lộ cái nhìn chân thực về sự xa hoa và uy quyền nơi phủ chúa. 2. Thế tử Trịnh Cán và thái độ của tác giả a) Thế tử Trịnh Cán: - Khoảng 5, 6 tuổi, ốm yếu, bệnh hoạn - Bệnh tật do sự sung sướng quá mức tạo nên → Là kẻ yếu ớt, không thể đảm nhận công việc quan trọng. b) Nhân cách tác giả: - Là danh y lỗi lạc, nổi tiếng cả nước nhưng rất khiêm nhường - Là danh y hết lòng vì người bệnh (Bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán) - Là người không màng danh lợi, rời xa chốn thị phi. - Là nhà văn chân thực, tài hoa. → Là nhà nho tài năng, có tâm trong sáng, có quan điểm sống “lánh đục khơi trong”. III. TỔNG KÊT 1. Nội dung: Bức tranh sống động, chân thực về cuộc sống xa hoa, quyền quý của phủ chúa và thái độ sốn cao đẹp của tác giả. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả chân thực, tài hoa, tỉ mỉ và sống động - Ngôn ngữ uyên bác, sắc sảo, trào phúng thâm thúy. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Hiểu kiểu kí sự, nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - Có cái nhìn chân thực về giai đoạn vua Lê, chúa Trịnh trong thế kỉ XVIII - Hiểu thêm về nhân cách và tài năng của Hải Thượng Lãn Ông 2. Dặn dò: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” (Ngôn ngữ chung? Biểu hiện? Lời nói cá nhân? Biểu hiện? Phân tích ví dụ cụ thể) - Làm bài tập theo các yêu cầu của phần hướng dẫn học bài. TUẦN 1 Ngày soạn: / 8/2011 Ngày day: /8/2011 Tiết 3: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức: - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân - Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng - Sự tương tác giữa hai yếu tố ấy 2. Về kĩ năng: - Nhận diện và phân tích những đơn vị, quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói - Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo cảu cá nhân (nhà văn hóa có uy tín) trong lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng nghĩa chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội. - Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân. 3. Về thái độ: Học tập chủ động, sáng tạo, tích cực B. PHƯƠNG PHÁP Đọc - hiểu, trao đổi, nêu vấn đề, phát vấn, hướng dẫn thảo luận. C. PHƯƠNG TIỆN 1. Gv: - Sgk, sgv, Tài liệu chuẩn kiến thức- kĩ năng - Sách thiết kế, giới thiệu giáo án 2. Hs: - Sgk, sách bài tập - Sách tham khảo khác D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Hỏi bài cũ: Câu hỏi: Cuộc sống phủ chúa được tác giả miêu tả như thế nào? Yêu cầu: - Liệt kê các chi tiết miêu tả cuộc sống nơi phủ chúa - Đó là cuộc sống xa hoa, xa xỉ, giàu có tột bậc 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên- Học sinh Tg Nội dung bài học HĐ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ- Tài sản chung của xã hội Gv: Như thế nào là ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội? Hs:Phát hiện Gv: Ngôn ngữ có những yếu tố chung nào? Lấy ví dụ minh họa? Hs: Liệt kê các yếu tố chung Hs2: Lấy ví dụ minh họa Gv: Chứng minh một số biểu hiện trong quy tắc cấu tạo và phương thức biểu đạt? Hs1: Lấy ví dụ Hs2: Nhận xét HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân Gv: Như thế nào là lời nói cá nhân? Ví dụ? Hs: Phát hiện Gv: Hướng dẫn học sinh thảo luận các biểu hiện của ngôn ngữ cá nhân N1: Tìm các biểu hiện N2: Lấy ví dụ thực tế minh họa N3: Tìm một số từ mới mà em biết N4: Chứng minh cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo Gv: Đánh giá HĐ 3: Hdhs làm bài tập Hs1: Làm bài tập 1, 2 Hs2: Làm bài tập 3 Hs3: Nhận xét, bổ sung Gv: Nhận xét, đánh giá, mở rộng vấn đề 3p 7p 3p 7p 5p 5p 10p I. NGÔN NGỮ- TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI 1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, thống nhất trong toàn xã hội. 2. Biểu hiện: - Có các đơn vị ngôn ngữ chung (âm, thanh, tiếng, từ, ngữ cố định,…) - Có các quy tắc và phương thức cấu tạo chung ( kiểu câu, đoạn, văn bản, hiện tượng chuyển nghĩa của từ,…) → Hình thành từ lịch sử phát triển của ngôn ngữ và được cá nhân tiếp nhận và phát triển. II. LỜI NÓI- SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN 1. Lời nói cá nhân là sản phẩm giao tiếp riêng của cá nhân khi sử dụng để giao tiếp. 2. Biểu hiện: - Giọng nói cá nhân - Vốn từ ngữ cá nhân - Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung, quen thuộc. - Việc tạo ra từ mới. - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. → Phong cách ngôn ngữ của cá nhân. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1: Hiện tượng chuyển nghĩa - Thôi: Kết thúc, chấm dứt sự việc, sự kiện gì đó - Thôi (1,2): Nói giảm, nói tránh đến cái chết ( chấm dứt cuộc đời) 2. Bài tập 2: - Phong cách tài hoa, độc đáo, phá cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. - Biểu hiện: thay đổi trật tự từ, tạo âm hưởng mạnh, tô đậm hình tượng thơ. 3. Bài tập 3: - Văn học trung đại: khuôn khổ, cứng nhắc, quy phạm >< Sự mới mẻ, phá cách trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,… - Văn học thời kì 1932-1945 (Thơ Mới) mang cái tôi tiến bộ, cô đơn, sầu não song mỗi nhà thơ có những phong cách khác nhau ( Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,…) E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Hiểu và vận dụng ngôn ngữ chung cùng lời nói cá nhân trong giao tiếp. - Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt ,sáng tạo 2. Dặn dò: - Học bài cũ - Chuẩn bị bài viết số 1 theo các yêu cầu như: + Tìm hiểu kiểu bài nghị luận xã hội + Biết cách trình bày bài văn nghị luận xã hội TUẦN 1 Ngày soạn: / 8/2011 Ngày day: /8/2011 Tiết 4: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 ( Nghị luận xã hội) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức: - Huy động kiến thức về kiểu bài nghị luận xã hội đã học. - Vận dụng tốt kiểu bài nghị luận phụ hợp. 2. Về kĩ năng: Trình bày bài viết phù hợp với bố cục và cách trình bày phù hợp. 3. Về thái độ: Học tập chủ động, sáng tạo, tích cực B. PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra, đánh giá. C. PHƯƠNG TIỆN: - Sgk, sgv; Tài liệu chuẩn kiến thức- kĩ năng - Thực tiễn đời sống xã hội, học tập D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số 2. Ra đề kiểm tra: Câu hỏi: Viết bài văn ngắn bàn về vấn đề sau “ Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ” ( B. Sô) 3. Thu bài kiểm tra E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Củng cố: a) Mở bài Giới thiệu vấn đề Dẫn dắt vấn đề b) Thân bài: Lđ 1: Giải thích từ ngữ( vũ trụ, kì quan, trái tim người mẹ) và ý nghĩa nhận định: (Đánh giá công lao, sức mạn vô biên, sự bí ẩn, tình yêu thương nồng nàn của người mẹ) Lđ 2: - Thế giới có vô vàn kì quan bí ẩn, có sức mạnh kì bí, thu hút sự khám phá, tìm hiểu(Tháp treo, Kim Tự Tháp, Vạn Lí Trường Thành, Tháp Chăm…..) - Có những thế giới bí ẩn bên cạnh mà suốt cả cuộc đời không có công trình nghiên cứu nào có thể tìm hiểu đc tận cùng vấn đề và tình yêu, sự hi sinh, trái tim người mẹ(Dẫn chứng trong thơ văn, đời sống…….) - Nhận xét, đánh giá về nhận định trên c) Kết bài: Đánh giá, mở rộng vấn đề ( Tham khảo: “Hạnh phúc là đấu tranh”_C.Mác) 2. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Tự tình” theo yêu cầu sau: - Đọc kĩ bài thơ, tìm bố cục bài thơ - Phân tích nội dung từng câu thơ theo bố cục 2-2-2-2 - Nêu những đóng góp của HXH về nội dung và nghệ thuật TUẦN 2 Ngày soạn: / 8/2011 Ngày dạy: / 8/2011 Tiết 5: TỰ TÌNH (Bài 2- Hồ Xuân Hương -) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Tâm trạng bi kịch, tính cách, bản lĩnh của HXH. - Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thi ca. 2 . Kĩ năng Đọc-hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ Học tập tích cực, sáng tạo B. PHƯƠNG PHÁP Trao đổi, vận dụng, thuyết giảng, gợi tìm, thảo luận C. PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên - SGK,SGV,sách chuẩn kiến thức-kỹ năng - Sách thiết kế giáo án, sách tham khảo khác 2. Học sinh - SGK, sách bài tập - Sách tham khảo D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số 2. Hỏi bài cũ Câu hỏi: CMR : Ngôn ngữ chung tạo nên phong cách riêng cho lời nói cá nhân? Yêu cầu: - So sánh ngôn ngữ chung / lời nói cá nhân - CM: sự sáng tạo, mới mẻ của ngôn ngữ cá nhân 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Tg Nội dung bài học HĐ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung GV: Nêu vài nét chính về cuộc đời HXH? HS: Phát hiện GV: Giới thiệu thêm về cuộc đời thăng trầm, bất hạnh của HXH GV: Lấy một số ví dụ thơ ca khác để minh họa GV: Nêu xuất xứ bài thơ “Tự Tình”? HS: Trả lời HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản GV: Không gian & thời gian được bộc lộ ntn? Âm thanh cuộc sống ra sao? HS: Nhận xét, phát hiện GV: Từ “trơ” nói lên tâm trạng gì? Thái độ sống của HXH ra sao? HS: Giải nghĩa, nhận xét, bình luận GV: Bình giảng câu 2 GV: Tâm sự của HXH gửi gắm qua yếu tố nào? Ý nghĩa? HS: Phân tích GV: Bình giảng GV: Nhận xét về ngôn ngữ sử dụng trong 2 câu thực HS: Giải thích, nhận xét GV: Tâm trạng của nhân vật trữ tình ntn? HS: Trả lời GV: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng tài hoa ra sao? HS: Phát hiện GV*: Khi nói thơ HXH “trào phúng mà trữ tình”, “đầy tính nhân văn” đúng hay sai? HS: Lý giải, đánh giá Gv: Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì qua 2 câu luận? Ý nghĩa? Hs: Phát hiện, phân tích GV: Ý thức về phận lẻ mọn được tác giả biểu đạt ntn qua 2 câu cuối? HS: Phát hiện, trả lời GV: Bình giảng câu cuối GV: Tâm trạng nữ sĩ qua 2 câu kết ntn? HS: Trả lời HĐ3: Hướng dẫn HS tự tổng kết GV: Nêu giá trị nội dung tiêu biểu? HS: Phát hiện GV: Nêu những giá trị nghệ thuật tiêu biểu? HS: Liệt kê, nhận xét GV: Đánh giá 5p 2p 8p 8p 7p 7p 2p 2p I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - HXH là nữ sĩ tài hoa nhưng cuộc đời đầy bất hạnh - Thơ “Bà chúa thơ Nôm”, “trài phúng mà trữ tình, đậm đà chất dân gian”, đầy tính nhân văn. 2. Tác phẩm Tự tình (2) thuộc chùm 3 bài thơ tự tình II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. Hai câu đề - Không gian, thời gian vắng vẻ, khuya khoắt, lẻ loi của phận lẻ mọn (đêm khuya) - Âm thanh dồn dập, gấp gáp, như sự chờ đợi vô vọng (văng vẳng, dồn) - Sự bẽ bàng, ê chề, tủi hổ của phận làm lẻ(trơ) nhưng đồng thời là sự thách thức, phản kháng của nữ sĩ ( hồng nhan> <nước non). àNỗi niềm cay đắng, xót xa cho phận lẻ mọn. 2. Hai câu thực - Nỗi lòng cay đắng, mong được giải bày(chén rượu, say lại tỉnh) - Ý thức về hạnh phúc, về phẩm giá cao độ, đầy chua chát(trăng bóng xế, khuyết, chưa tròn) - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài hoa độc đáo(say lại tỉnh, bóng xế khuyết chưa tròn) à Sự xót thương, ngậm ngùi, nuối tiếc 3. Hai câu luận - Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh(xiên ngang, đan toạc) - Sự uất ức, phản kháng mạnh mẽ, bức bách trước thân phận lẻ mọn (xiên, đâm) à Sự táo bạo, trỗi dậy ý thức cá nhân nữ sĩ trước bi kịch cuộc đời. 4. Hai câu kết - Ý thức về duyên phận hẩm hiu và sự mệt mỏi, thất vọng trước cuộc đời(ngán, xuân lại lại). - Sự khao khát hạnh phúc lứa đôi dù ít ỏi, dù san sẻ(mảnh tình san sẻ tí con con). à Nỗi chán chường, thất vọng và khao khát vươn lên dù cuộc đời đầy bi kịch. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung Sự uất ức, buồn tủi trước duyên phận éo le, vừa khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc của người phụ nữ lẻ mọn. 2. Nghệ thuật - Sử dụng ngôn ngữ tài hoa, sắc nhọn, độc đáo. - Tả cảnh sinh động. - Đảo ngữ, tương phản, đa sắc thái ý nghĩa - Sử dụng ngôn ngữ đời thường độc đáo, sáng tạo. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố - Học thuộc thơ, hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Cảm nhận đồng điệu với tâm trạng nữ sĩ, có cái nhìn đúng đắn về hạnh phúc. 2. Dặn dò - Học bài cũ - Chuẩn bị “Câu cá mùa thu” ( Đọc, cảm nhận, nêu bố cục bài thơ; tìm hiểu bức tranh thu qua 3 cặp câu: đề-thực-luận; Hiểu tâm trạng NK qua cặp câu kết; Nghệ thuật sử dụng trong bài thơ. ) Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 6 CÂU CÁ MÙA THU (“Thu điếu” - Nguyễn Khuyến - ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả - Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến 2. Kỹ năng: - Đọc-hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại - Phân tích, bình giảng thơ 3. Thái độ: Học tập tích cực, chủ động, linh hoạt; Yêu thơ văn Nguyễn Khuyến B. PHƯƠNG PHÁP Trao đổi , gợi tìm, thuyết giảng, thảo luận, phát vấn, trả lời câu hỏi. C. PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên: - SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng. - Sách thiết kế, sách tham khảo khác. 2. Học sinh: SGK, sách bài tập, sách tham khảo khác. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Hỏi bài cũ: Câu hỏi: Đọc thuộc bài “ Tự tình”, nêu nội dung 2 câu kết?. Yêu cầu: - Đọc thuộc thơ. - Hiểu, phân tích sơ lược nội dung, nghệ thuật 2 câu kết?. 3. Bài mới: Hoạt động của Gv-Hs Tg Nội dung bài học HĐ1: HDHS tìm hiểu chung GV: Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Khuyến HS: Phát hiện. GV: Em biết gì về chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến? HS: Tìm hiểu, nhận xét, gợi tìm. HĐ2: HDHS đọc- hiểu văn bản Hs: Đọc văn bản, tìm bố cục bài thơ GV: Không gian thu được đặc tả như thế nào?. HS: Phát hiện. GV: Mùa thu trong sự quan sát, cảm nhận của tác giả như thế nào? HS: Nhận xét, thảo luận. GV: Mùa thu được tác giả tiếp tục miêu tả ra sao? Về đường nét? Về màu sắc?. GV: Bình giảng hình ảnh “ lá vàng” (so sánh “ Tiếng thu” -Lưu Trọng Lư). GV: Từ “ đưa vèo” gợi cho em suy nghĩ gì? HS: Giảng giải. GV: Không gian, điểm nhìn mùa thu có gì thay đổi? HS: Phát hiện. GV: Màu sắc mùa thu đặc trưng ở đây là gì? So sánh với hình ảnh thu khác?. HS: Nhận xét, phân tích, so sánh. GV: Hình ảnh cuộc sống như thế nào?. HS: Trả lời. GV: Đó là bức tranh thu như thế nào?. HS: Nhận xét. GV: Hình ảnh “ Tựa gối buông cần” gợi cho em suy nghĩ gì?. HS: Lý giải, nhận xét. GV: Không gian, âm thanh mùa thu hiện lên ở câu cuối như thế nào?. HS: Trả lời. HĐ3: HDHS tự tổng kết. GV: Nêu giá trị tiêu biểu về nội dung?. HS: Liệt kê, nhận xét. GV: Nêu những đóng góp xuất sắc của Nguyễn Khuyến về mặt nghệ thuật?. HS: Liệt kê, trả lời. GV*: Mở rộng, so sánh với các bài thơ Thu khác. 5p 8p 7p 8p 8p 5p I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) ở Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. - Ông là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, được xem là “ Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. 2. Tác phẩm: “ Thu Điếu” thuộc chùm 3 bài thơ thu tiêu biểu (Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Hai câu đề: - Không gian mùa thu mang nét đặc trưng của làng cảnh Bắc Bộ (ao thu, lạnh lẽo). - Sử dụng lối gieo vần độc vận tài hoa - vần “eo” - Hình ảnh mùa thu đặc sắc, nhỏ bé, cân đối, hài hòa. → Sự tinh tế, tao nhã của tâm hồn thi sĩ. 2. Hai câu thực: - Đường nét thu hài hòa, nhỏ bé, lay động (hơi gợn tí, khẽ đưa ). - Sắc thu nền nã, trong trẻo trong sắc xanh (sóng biếc), điểm xuyến một nét thu (lá vàng ). - Âm thanh mùa thu tĩnh lặng đến vô cùng (khẽ đưa vèo). → Sự tinh tế, hài hòa của sắc thu. 3. Hai câu luận: - Không gian mở rộng bao la, rộng lớn, điểm nhìn chuyển đổi từ gần đến xa (Mây, trời, ngõ trúc). - Cấp độ tăng tiến của sắc thu xanh tươi bao trùm cả đất trời (xanh trời, xanh trúc, xanh sóng ), ở Bắc Bộ. - Cuộc sống con người thưa thớt, buồn bã, vắng vẻ (khách vắng teo ) → Bức tranh thu đẹp nhưng đượm buồn. 4. Hai câu kết: - Tư thế ngồi ưu tư, đầy tạm trạng của con người nặng lòng với đất nước (Tựa gối buông cần ). - Sự tĩnh lặng vô cùng qua thư pháp “ lấy động tả tĩnh” của Nguyễn Khuyến ( cá đớp động dưới chân bèo ) → Nỗi u sầu trước thời cuộc của người yêu nước thầm kín. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên và tâm trạng thời thế của tác giả. 2. Nghệ thuật: - Bút pháp thủy mặc Đường thu và vẻ đẹp “ Thi trung hữu họa” của bức tranh phong cảnh. - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. - Cách gieo vần độc vận và sử dụng ngôn ngữ dân tộc tài hoa. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: - Hiểu vẻ đẹp bức tranh đặc trưng của làng cảnh Bắc Bộ. - Hiểu tâm trạng ưu sầu ẩn giấu của Nguyễn Khuyến. 2. Dặn dò: - Học bài cũ. - Chuẩn bị “ Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận”: + Như thế nào là phân tích đề? Lập dàn ý? + Dàn ý cụ thế của bài văn nghị luận chung? Bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học? + Làm bài tập theo yêu cầu của sgk, sách bài tập Ngày soạn: 11/08/2011 Ngày dạy: 17/08/2011 TIẾT 7: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Các nội dung cần tìm hiểu trong một bài văn nghị luận. - Cách xác lập luận điểm, luận cứ cho bài văn ngị luận. - Yêu cầu mỗi phần trong dàn ý của bài văn nghị luận. - Một số vấn đề văn học, xã hội liên quan. 2. Thái độ: Học tập tích cực, sáng tạo, chủ động. 3. Kỹ năng: - Phân tích đề văn nghị luận. - Lập dàn ý bài văn nghị luận. B. PHƯƠNG PHÁP: Trao đổi, vận dụng, thực hành, thảo luận. C. PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên - SGK,SGV,sách chuẩn kiến thức -kỹ năng - Sách thiết kế giáo án, sách tham khảo khác 2. Học sinh - SGK, sách bài tập - Sách tham khảo D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số 2. Hỏi bài cũ Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài “ Thu điếu”, nêu nội dung hai câu thơ kết của bài Yêu cầu: - Đọc thuộc lòng văn bản. - Nêu ý nghĩa hai câu kết. 3. Bài mới: Hoạt động của Gv-Hs Tg Nội dung bài học HĐ1: HDHS phân tích đề văn nghị luận. GV: Cho một số đề văn. HS: Em hiểu những yêu cầu gì ở những đề văn ấy? Hs: Nhận xét (tìm hiểu đề ). GV: Có các bước tìm hiểu đề nào? yếu tố nào là quan trọng nhất?. HS1: Nêu các bước. HS2: Nhận xét bước 1 ( quan trọng ), lý giải, nhận xét. HĐ2: HDHS lập dàn ý GV: Tìm luận điểm cho đề số 2? HS: Lý giải, thảo luận, trả lời. GV: Mở rộng vấn đề bàn bạc. GV: Tìm các luận cứ có liên quan đến các luận điểm trên để minh họa? HS: Thảo luận, trả lời. HĐ3: HDHS làm bài tập. GV: Chia nhóm thảo luận: Nhóm 1: Viết mở bài, kết bài. Nhóm 2: Tìm luận điểm chi tiết. Nhóm 3: Tìm và sắp xếp luận cứ. Nhóm 4: Viết bài văn theo luận điểm 2. HS: Thực hiện theo sự phân chia. HS: Nhận xét bài trình bày nhóm. GV: Đánh giá chung. 5p 5p 5p 7p 5p 5p 5p 3p I. PHÂN TÍCH ĐỀ. 1. Cho một số đề văn sau: - Có nên yêu khi còn là học sinh. - Văn hóa học đường hiện nay. - Lao động là vinh quang. - Cảm nhân về bài thơ “ Thu điếu”,………. 2. Kết luận: - Phân tích đề là tìm hiểu đề theo các bước . - Tìm nội dung chủ yếu. - Tìm các thao tác nghị luận chính. - Phạm vi tư liệu cần huy động. II. LẬP DÀN Ý (Đề 2). 1. Xác lập luận điểm: - Giải thích “ văn hóa”, “ học đường” và “ văn hóa học đường hiện nay” ra sao?. - Các biểu hiện của văn hóa học đường hiện nay ( Học tập, đạo đức, lối sống, cách ứng xử của học sinh). 2. Xác lập luận cứ. - Hiện nay, học sinh ứng xử như thế nào với người bậc trên ( cha, mẹ, thầy, cô,..). - Lối sống, cách ứng xử ra sao? Vì sao bạo lực học đường là vấn nạn? Cho ví dụ cụ thể? (Lấy ví dụ trong đời sống thực tiễn để minh họa ). 3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ. (Theo trật tự khoa học, loogic, hiệu quả). III. LUYỆN TẬP. Lập dàn ý chi tiết cho đề sau: Suy nghĩ của anh ( chị) về vấn đề “ hạnh phúc là đấu tranh”?. Yêu cầu: - Mở bài và kết bài: viết chi tiết. - Thân bài: +Lđ 1: Giải thích từ “ hạnh phúc”, “ đấu tranh”, câu “ Hạnh phúc là đấu tranh”. +Lđ 2: Vấn đề đó có đúng không? Đấu tranh như thế nào là đúng đắn, để có hạnh phúc? Cho ví dụ?. +Lđ 3: Phê phán những lối đấu tranh để giành giật hạnh phúc tiêu cực? Ví dụ?. + Rút ra ý nghĩa cho bản thân. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: - Hiểu kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý; vai trò của hai thao tác trên. - Áp dụng cho bài tập cụ thể. 2. Dặn dò: - Học bài cũ. - Chuẩn bị “ Thao tác lập luận phân tích”: + Thế nào là thao tác lập luận phân tích? + Mục đích, yêu cầu khi phân tích + Cách phân tích cụ thể + Làm bài tập cụ thể theo hướng dẫn. Ngày soạn: 12/08/2011 Ngày dạy: 18/08/2011 TIẾT 8: THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Thao tác phân tích và mục đích phân tích. - Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận 2. Kỹ năng: - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lý, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản. - Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước. - Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học. 3. Thái độ: - Học tập tích cực, chủ động trong vận dụng, thực hành. B. PHƯƠNG PHÁP Trao đổi, thảo luận, thực hành. C. PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên

File đính kèm:

  • docg.a 11tuyết.doc
Giáo án liên quan