Giáo án ngữ văn 11 : Hai đứa trẻ_ THạch Lam (GV: Vũ Thị Khánh Thùy)

A. Mục tiêu bài học

- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch lam đối với những người dân nghèo sống quanh quẩn nơi phố huyện nhỏ và sự cảm thông, trân trọng trước mong ước của họ có một cuộc sống tươi sáng hơn.

- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình

B. Phương tiện thực hiện:

SGK+SGV+Giáo án

C. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận và trả lời các câu hỏi

D. Tiến trình lên lớp:

I. ổn định lớp

II. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Văn học hiện đại 1930-1945 có mấy khuynh hướng? Đó là những khuynh hướng nào? Nêu đặc trưng của khuynh hướng lãng mạn.

III. Vào bài mới:

Trong văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Thạch Lam giữ một vị trí khá quan trọng. Ông là một trong cây bút đặc sắc, đại diện cho dòng văn học lãng mạn. Muốn hiểu rõ hơn tác giả Thạch Lam, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tiểu sử và tác phẩm Hai đứa trẻ của ông.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 : Hai đứa trẻ_ THạch Lam (GV: Vũ Thị Khánh Thùy), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/11/2007 Tiết 37-38-39 Hai đứa trẻ Thạch Lam Mục tiêu bài học Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch lam đối với những người dân nghèo sống quanh quẩn nơi phố huyện nhỏ và sự cảm thông, trân trọng trước mong ước của họ có một cuộc sống tươi sáng hơn. Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình Phương tiện thực hiện: SGK+SGV+Giáo án Cách thức tiến hành GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận và trả lời các câu hỏi Tiến trình lên lớp: ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Văn học hiện đại 1930-1945 có mấy khuynh hướng? Đó là những khuynh hướng nào? Nêu đặc trưng của khuynh hướng lãng mạn. Vào bài mới: Trong văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Thạch Lam giữ một vị trí khá quan trọng. Ông là một trong cây bút đặc sắc, đại diện cho dòng văn học lãng mạn. Muốn hiểu rõ hơn tác giả Thạch Lam, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tiểu sử và tác phẩm Hai đứa trẻ của ông. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hỏi: Em hãy trình bày tóm tắt ý kiến của mình về tác giả? GV chốt lại những ý chính GV hướng dẫn HS đọc: chậm rãi, hơi buồn, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ở đoạn tả cảnh đợi tàu và đoàn tàu chạy qua cần thay đổi nhịp độ và giọng đọc nhanh hơn, hồi hộp, phấn chấn rồi lại chậm buồn nhỏ nhẹ. Có thể kết hợp đoạn1 và đoạn 2- Cảnh vật và con người phố huyện. Hỏi: Cảnh phố huyện được miêu tả bằng những âm thanh, hình ảnh nào? Có tác dụng gì? Hỏi? Cảnh chợ tàn được tả như thế nào?(Hs chỉ rõ) Hỏi? Em hãy chỉ ra màu sắc tương phản trong tác phẩm? Có nhận xét gì về sự tương phản ấy? Hỏi? Tác giả chọn thời gian tả cảnh như thế nào? Có ý nghĩa gì? Hỏi? Em có nhận xét gì về bức tranh về buổi chiều buông? Hỏi? Tác giả miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao? Hỏi? Em có nhận xét gì về những con người nay? Hỏi? Cảnh đợi tàu được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và mọi người cố thức để đợi tàu dù chẳng đợi ai, chẳng mua bán gì? Hỏi? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Hỏi? Qua việc miêu tả tâm trạng của Liên, nhà văn muốn gửi gắm điều gì? Hỏi? Bức tranh thiên nhiên làng quê trong truyện ngắn qua ngòi bút lãng mạn của Thạch Lam thể hiện như thế nào? Em hãy nêu những nét ghi nhớ khi học xong tác phẩm Hai đứa trẻ? 1. Nêu ấn tượng về các chi tiết, nhân vật trong truyện? 2. Nêu các đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam? Tiểu dẫn 1. Về tác giả Quê hương và gia đình Mấy nét về tiểu sử Nhận định khái quát về sự nghiệp văn học. Đặc sắc văn chương của Thạch Lam. 2. Về truyện ngắn Hai đứa trẻ -Trích từ tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938). - Truyện không có cốt truyện (cốt truyện rất đơn giản)- truyện ngắn trữ tình. - Bối cảnh truyện từ quê ngoại của tác giả: phố huyện, ga xép Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương - Hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. 3. Đọc diễn cảm 4. Giải thích từ khó. 5. Bố cục và thể loại: Bố cục: Chia làm ba đoạn: Cảnh chiều tàn Cảnh chợ tàn Cảnh đợi tàu Hết tiết 37 chuyển tiết 38 II.Đọc – hiểu văn bản 1. Cảnh vật và con người nơi phố huyện. * Cảnh phố huyện: hiện lên qua nghệ thuật miêu tả. - Âm thanh: + Tiếng trống thu không báo hiệu ngày tàn. + Tiếng ếch nhái văng vẳng + Tiếng muỗi vo ve. -> Gợi sự tĩnh mịch, buồn. - Hình ảnh: + Ngày tàn, chợ tàn:... -> cảm giác về sự tàn lụi. -Màu sắc: + Phương tây đỏ rực và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn-> một chút ánh sáng cuối ngày. + Đèn hoa kì leo lét + Thưa thớt tưng hột sáng +Một chấm lửa nhỏ... + Trời nhá nhem tối + Đường phố và các ngõ dần dần chứa đầy bóng tối... + Vũ trụ thăm thẳm... + Tối hết cả... các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn... - > Màu sắc tương phản: màu sắc ít dần đi, màu đen tối càng lúc càng phủ kín vũ trụ. - Thời gian tả cảnh: Chọn thời khắc chiều tà->gợi sự tàn lụi. Đêm-> gợi sự tăm tối => Mọi cảnh vật đều được miêu tả một cách thơ mộng chan chứa tình cảm nhưng tĩnh mịch, tăm tối, gợi nỗi buồn bâng khuâng man mác. * Con người phố huyện + Mấy đứa trẻ con nhà nghèo, tìm tòi, nhặt nhạnh.. + Mẹ con chị Tý “ Ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước... chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào cũng dọn hàng từ chập tối đến đên”. + Vợ chồng bác Xẩm “ ngồi trên manh chiếu, cái thau trắng đặt trước mặt...” + Bác phở Siêu gánh phở mà đối với mọi người dân phố huyện nó là “ thứ quà xa xỉ... không bao giờ mua được” + Bà cụ Thi điên “đi lẫn vào bóng tối, tiếng cười khanh khách” + Hai chị em Liên – hai đứa trẻ nhưng đã phải làm việc của người lớn và mang nội tâm rất già dặn. Nhận xét: -Một nhóm nhân vật,lặng lẽ như những cái bóng, ít nói năng, ít hành động. Mỗi người một cảnh nhưng có những điểm chung: + Đều là kiếp nghèo + Đó là cuộc sống đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt trong cái ao đời bằng phẳng. Tất cả những kiếp người nhỏ bé đã hiện ra trong cái nhìn xót xa của Liên- của nhà văn với những cảm nhận rất đỗi tinh tế và nhân hậu. Tuy nhiên, họ vẫn le lói hi vọng, hi vọng mơ hồ vào một ngày mai có thể sẽ tốt đẹp hơn. Niềm tin đó đã được nhà văn đồng cảm và thể hiện trong đoạn cuối truyện. Hết tiết 38 chuyển qua tiết 39 2.Cảnh đợi tàu - Được tác giả miêu tả một cách tỉ mỉ, theo trình tự thời gian, gắn với tâm trạng háo hức, chờ đợi của người dân phố huyện: + Đoàn tàu từ xa (tiếng còi, làn khói bừng sáng) - đến gần(tiếng hành khách...)- Tàu rầm rộ đi tới (đèn sáng trưng, sang trọng, lố nhố người...)- tàu đi qua(để lại những đốm than đỏ...) – tàu xa mãi rồi khuất. + Đoạn văn miêu tả đoàn tàu khai thác triệt để của bút pháp tương phản: * Tương phản trong sự liên tưởng của người đọc Phố huyện hàng ngày: * Tĩnh mịch * Tối tăm * buồn tẻ, nghèo nàn Phố huyện khi đoàn tàu qua: Vang động Sáng trưng Sinh động, sang trọng. * Tương phản trong sự miêu tả trực tiếp: Chuyến tàu đến nhộn nhịp, rực sáng(trong chốc lát). Chuyến tàu đi qua và trả lại cho phố huyện “đêm tối” và sự “mênh mang, yên lặng” cố hữu. - Đối với chị em Liên và có thể không ít những người dân phố huyện, chuyến tàu đêm là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quanh quẩn của người dân phố huyện. Riêng đối với chị em Liên, chuyến tàu đêm còn gợi nhớ về những kỉ niệm của ngày xưa sung sướng, tại đất Hà Nội khi thầy chưa mất việc. - Thạch lam thể hiện niềm trân trọng thương xót đối với kiếp người nhỏ bé, sống trong nghèo nàn tối tăm, buồn chán nơi phố huyện. Qua tâm trạng của Liên, phải chăng Thạch Lam dường như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, đang sống quẩn quanh, lam lũ, hãy cố vươn tới ánh sáng, hướng tới cuộc sống có ý nghĩa xứng đáng với cuộc sống con người. Như vậy, thể hiện một cách nhẹ nhàng khát vọng hướng tới cuộc sống tươi sáng của những con người bé nhỏ, bình thường, TP Hai đứa trẻ có ý nghĩa nhân bản đáng quý. 3. Bài ca quê hương, thiên nhiên, đất nước - Bức tranh quê bình dị thơ mộng, dịu dàng, đầy chất thơ. Đó là cảnh chiều êm ả như ru, là tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, là mùi âm ẩm của đất, là đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát, là giải ngân hà lấp lánh...Đó chính là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên đã được tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nhân hậu của nhà văn gợi ra bằng những dòng văn trầm lắng, man mác nhẹ nhàng, thấm thía. Đó là chất thơ của thiên nhiên Việt Nam, chất thơ của cuộc sống đời thường. III.Tổng kết Bằng một truyện ngắn trữ tình, có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tối tăm nơi phố huyện nghèo trước cách mạng. Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy con f mơ hồ của họ. Luyện tập Gợi ý: + Cảnh thiên nhiên thơ mộng buổi chiều và buổi tối... + Hình ảnh bà cụ Thi ... + Hình ảnh chuyến tàu đêm... + Truyện Hai đứa trẻ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam với những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ. Đặc biệt Hai đứa trẻ là minh chứng rõ nhất cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (Cái tình người chân chất nhẹ nhàng thấm sâu khắp thiên truyện; tập trung chú ý đến thế giới nội tâm nhân vật; lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc). IV.Củng Cố Giá trị và hiện thực và nhân bản của tác phẩn? Nét riêng đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng và kể chuyện của Thạch Lam? Hướng dẫn học bài: Đọc lại Ghi nhớ Soạn bài Chữ người tử tù

File đính kèm:

  • docHai dua tre(3).doc