A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phảI sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươI sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình “Hai đứa trẻ”
B. Chuẩn bị: chân dung Thạch Lam, bảng phụ
C. Tiến trình dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: ở THCS em đã học những tác phẩm nào của Thạch Lam? Em có đánh giá gì về tác phẩm ấy?
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới: ở THCS chúng ta đã học tác phẩm “gió lạnh đầu mùa”, chúng ta đã thấy được tấm lòng nhân hậu của Thạch Lam qua những trang văn giàu chất thơ nhẹ nhàng, sâu lắng. Hôm nay chúng ta sẽ đến với một tác phẩm nữa của Thạch Lam, đó là văn bản “Hai đứa trẻ”- một tác phẩm xuất sắc của Thạch lam và cũng là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 : Hai đứa trẻ_ THạch Lam năm học 2007- 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 10/11/2007
Đọc văn
Hai đứa trẻ
Thạch Lam
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phảI sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươI sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình “Hai đứa trẻ”
B. Chuẩn bị: chân dung Thạch Lam, bảng phụ
C. Tiến trình dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: ở THCS em đã học những tác phẩm nào của Thạch Lam? Em có đánh giá gì về tác phẩm ấy?
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới: ở THCS chúng ta đã học tác phẩm “gió lạnh đầu mùa”, chúng ta đã thấy được tấm lòng nhân hậu của Thạch Lam qua những trang văn giàu chất thơ nhẹ nhàng, sâu lắng. Hôm nay chúng ta sẽ đến với một tác phẩm nữa của Thạch Lam, đó là văn bản “Hai đứa trẻ”- một tác phẩm xuất sắc của Thạch lam và cũng là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
- Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? hai nhóm chuẩn bị ở nhà.
Nhóm 1:
Về tác giả Thạch Lam, SGK đề cập đến những vấn đề cơ bản nào?
Nhóm 2:
- Về tác phẩm “Hai đứa trẻ” cần lưu ý những điểm gì? (Xuất xứ, nhan đề, cốt truyện, bố cục)
- Với cốt truyện đơn giản đó, Thạch lam muốn thể hiện điều gì, bây giờ chúng ta đi vào đọc- hiểu.
- Không gian mà nhà văn hướng tới là không gian nào?
- Truyện miêu tả cảnh phố huyện nhưng lại đặt nhan đề là “Hai đứa trẻ” có gì mâu thuẫn không?
- Hình tượng trung tâm của tác phẩm là gì?
- Từ việc xác định hình tượng tâm trạng Liên là trung tâm, em hãy đề xuất cách tìm hiểu tác phẩm?
- Khoảng khắc chiều buông thường gợi cảm giác gì?
- Cảnh chiều tàn được miêu tả như thế nào?
- Em hãy lược những chi tiết miêu tả về âm thanh?
- Em có nhân xét gì về những âm thanh này?
- Qua việc lắng nghe âm thanh của Liên, em có suy nghĩ gì về không gian của phố huyện?
GV đọc đoạn đầu chậm rãi, du dương
- Em hãy lí giải sự du dương đó?
- Cảnh chiều buông còn được thể hiện qua những hình ảnh nào nữa?
- Hình ảnh nào đáng lưu ý nhất? Vì sao?
- Trong đoạn này tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
- Nhận xét gì về ngòi bút miêu tả của nhà văn Thạch Lam?
- Nhận xét về cảnh ngày tàn?
- Cảnh chợ tàn được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Những chi tiết này nói lên điều gì?
- Con người phố huyện trong cảnh chiều muộn hiện lên như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về những đứa trẻ nghèo xóm chợ?
- Mẹ con Tí bán hàng cho ai?
- Tâm trạng của Liên trước cảnh chiều muộn và trước những cảnh đời lam lũ đó được thể hiện như thế nào?
- Em có nhận xét gì về sự cảm nhận ấy của Liên?
- Em có nhận xét gì về hai loại hình ảnh và chi tiết một bên là:
“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”
“Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru”; “Mùi riêng của đất của quê hương này” với một bên: Mặt trời tàn, cái chõng nan ọp ẹp, phiên chợ tan, những đứa trẻ nghèo thơ thẩn đi tìm kiếm những gì của người bán hàng để lại trên bãi chợ...?
- Từ đó, có thể nhấn mạnh thêm điều gì về văn Thạch Lam?
D. Rút kinh nghiệm
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả (1910- 1942)
- sinh và mất ở Hà Nội
- Thời thơ ấu sống ở phố huyện Cẩm Giàng-> dấu ấn phố huyện nghèo đi vào tác phẩm Thạch Lam như là một nỗi ám ảnh.
- Gia đình: công chức gốc quan lại- em ruột của hai nhà văn lớn của phong trào lãng mạn. Nhất Linh và Hoàng Đạo (chủ bút của Tự Lực Văn Đoàn), họ hướng về đại gia đình phong kiến còn Thạch Lam hướng về những con người nghèo khổ.
- Bản thân: người đôn hậu và rất đỗi tinh tế, có quan niệm văn chương tiến bộ (Thạch Lam là người yêu cái đẹp, chắt chiu cái đẹp và sáng tác của Thạch Lam chính là sự tìm kiếm cái đẹp đã bị đánh mất)
*Phong cách nghệ thuật:
+ Truyện không có chuyện
+ Khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
+ Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình
+ Sự đan cảI giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình.
- Là nhà văn xuất sắc trong nền văn học lãng mạn Việt Nam.
2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ”
- xuất xứ: in ở tập “Nắng trong vườn”
- Thể loại: truyện ngắn
- Nhan đề: - Hai đứa trẻ: + cần vỗ về
+ có ước ao
-> thể hiện tình cảm sâu lắng về kiếp người.
- cốt truyện:
“(Truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam) là một mẩu sinh hoạt và kéo dài của hai chị em đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt ở một phố huyện gần một cái ga xép. Đêm đêm có những bóng người bình thường lù mù đI qua trước hàng. Những bóng người ấy cũng lù mù như nhiều chấm lửa ở những nguồn ánh sáng quanh quất nơi phố huyện. Trong cáI bốn bề chìm chìm, nhạt nhạt, bỗng có tiếng động mạnh và những luồng sáng mạnh của một chuyến xe lửa kéo qua hàng ngày. Hai chị em đứa trẻ ngày nào cũng chờ một chuyến tàu đêm kéo qua rồi mới chịu đóng cửa hàng” (Nguyễn Tuân)
- cốt truyện đơn giản
IV. Đọc- hiểu
- Phố huyện (không gian thực): chiều tà
đêm tối
Khuya
-> cảnh phố huyện qua đôi mắt của hai đứa trẻ (không gian hôìi tưởng, không gian mơ tưởng)
-> Truyện được thể hiện một tâm trạng buồn thương, day dứt.
- Những cảm nhận của Liên về cuộc sống của những người quẩn quanh từ lúc chiều.
- Được kết cấu men theo mạch cảm xúc của nhân vật Liên trước những thay đổi tinh tế của thiên nhiên.
- Thạch Lam hoá thân vào nhân vật Liên để lắng nghe những xao động bên trong tâm hồn chị.
*Truyện chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến về phía làng.
- Đoạn 2: Tiếp theo cho đến cuộc sống hàng ngày nghèo khổ của họ
- Đoạn 3: còn lại
1. Tâm trạng của Liên trước cảnh phố huyện khi chiều buông
- Cách lựa chọn thời gian gợi buồn nhớ
* Âm thanh
+ Tiếng trông thu không (tiếng trống bào hiệu trời sắp tối, báo hiệu không có gì xảy ra ở trong thành (huyện).
+ Tiếng ếch nhái từ đồng xa vọng về
+ Trong cửa hàng muỗi đã bắt đầu vo ve.
-> âm thanh báo hiệu thời gian, cái âm thanh ngày nào cũng có, âm thanh quen thuộc của buổi chiều quê.
-> những âm thanh buồn, lặng lẽ
- Phải là một không gian vắng lặng thì Liên mới nghe và cảm nhận được âm thanh của tiếng ếch nhái từ đồng xa vọng về và cả tiếng muỗi vo ve. Những âm thanh gợi lên sự thanh tĩnh của nhà quê-> gợi lên hồn phách của làng quê.
-> câu văn giàu nhạc tính, chất thơ của cảnh hay của tâm hồn-> có một sự lắng đọng.
-> Gợi sự yên bình, êm ả của chốn làng quê.
* Hình ảnh:
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy
+ Đám mây hồng như hòn than sắp tàn
+ Dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
-> bắt đầu của sự xung đột giữa ánh sáng và bóng tối, bao trùm chủ đề của câu chuyện
- Đối lập: cáI rực rỡ của ánh sáng chân trời phía tây và hình ảnh dãy tre làng (ánh sáng chỉ bừng trong phút chốc rồi tàn lụi), sự đối lập của cáI rực rỡ và cáI điêu tàn.
- Liệt kê: các nhà đã lên đèn… ánh sáng yếu ớt, ít ỏi.
-> ngòi bút tinh tế (miêu tả những biến tháI của ngoại giới để thể hiện sự vận động của thời gian)
=> cảnh gần gũi, quen thuộc
Thấm đẫm tâm trạng Liên
Gợi chất thơ
- Chợ tàn:
+ Vãn từ lâu
+ Vắng người
+ Trên đất chỉ còn rác rưởi
Đây là thời khắc biến đổi giữa cái còn và mất, cái động và tĩnh. Còn là còn rác rưởi tanh hôi mà chợ chiều để lại, mất là mất tiếng ồn ào, mua bán... “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Trong tâm thưc của người Việt cảnh chợ chiều từng gợi lên xơ xác- cảnh chợ chiều tàn lại càng xơ xác hơn.
-> phiên chợ nghèo, phong vị cuộc sống làng quê, gợi ấn tượng về cuộc sống tàn lụi, nghèo khổ.
Thạch Lam nâng niu cái đẹp ở những cái tưởng như không đẹp-> gợi lên một vẻ đẹp rất riêng của quê hương.
+ Những đứa trẻ nghèo xóm chợ:
+ Nhặt những rác rưởi
-> cuộc sống nghèo hèn đã tước đoạt sự hồn nhiên của chúng khiến chúng cũng phải lầm lũi kiếm sống, những đứa trẻ không có tuổi thơ
-> Tội nghiệp, đáng thương.
+ Mẹ con chị Tí:
- Ngày: mò cua, bắt tép
- Tối: dọn hàng nước nhưng lời lãI chẳng là bao-> lời than: sớm với muộn…-> chép miệng, chán nản-> thở dài ngao ngán trước cuộc sống lay lắt vô vọng.
- Cụ Thi: điên- nghiện rượu- cười khanh khách nhỏ dần, cuộc sống lụi tàn.
=> Những kiếp người lao động nghèo khổ bế tắc, tàn lụi-> mỗi người một cảnh ngộ, một cách kiếm sống, TL không mô tả đầy đủ cuộc sống của họ mà chỉ chứop lấy một khoảnh khắc.
- chiều buông được miêu tả bằng sự cảm nhận Liên:
+ Một chiều êm ả như ru
+ Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị.
+ Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.
-Tả cảnh chiều với giọng văn nhẹ nhàng, buồn hiu hắt nhưng tâm hồn người nghệ sĩ vẫn nhạy cảm với chút thi vị hiếm hoi, chút âm điệu êm đềm của buổi chiều quê. Những câu văn mềm mại diến tả điệu rung cảm tinh tế của tâm hồn Thạch Lam- một tâm hồn nặng lòng xứ sở, tình yêu quê hương đằm thắm.
- Sự hoà quyện giữa ngoại cảnh và nội tâm. Thạch Lam đã đem cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn để giải thích cho cái buồn của nhân vật.
-> Mọi cảnh vật đều gợi nỗi buồn bâng khuâng, man mác, khó lí giải.
- Hai chi tiết, hình ảnh như hoà vào nhau: một bên là hình ảnh êm đềm, thi vị; một bên gợi cái nghèo khó, lam lũ.
- Hiện thực và lãng mạn đan cài, hiện thực không lạnh lùng, khắc nghiệt mà đã được khúc xạ qua tấm lòng nhân áI, nhân văn của nhà văn.
V. Luyện tập- củng cố
Truyện ngắn Thạch Lam đặc sắc ở chỗ nào?
Truyện ngắn giàu tính phong tục.
Truyện ngắn giàu chất thơ.
Truyện ngắn trào phúng.
Truyện ngắn về người nông dân và trí thức nghèo.
Bức tranh phố huyện trước cảnh chiều tà được thể hiện:
âm thanh buồn bã của tiếng trống thu không
Hình ảnh tàn lụi của mặt trời
Cảnh chợ tiêu điều, xơ xác
Tâm trạng buồn thương của Liên trước những kiếp người nghèo khổ
Cả 4 ý trên
File đính kèm:
- Hai dua tre(4).doc