I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh và cách quan sát ghi chép tỉ mỉ cùng tâm trạng, thái độ của tác giả.
Phát hiện, đánh giá những nét riêng của ngòi bút kí sự Lê Hữu Trác.
- Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích một đoạn trích thuộc thể kí.
- Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thái độ trung thực trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ.
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK.
- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
- Ổn định tổ chức ( 1 phút).Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút).Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
128 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3602 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 học kỳ 1 trọn bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/9/07
Tiết: 1-2
Bài dạy: Đọc văn- VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Thượng kinh kí sự)
Lê Hữu Trác
I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh và cách quan sát ghi chép tỉ mỉ cùng tâm trạng, thái độ của tác giả.
Phát hiện, đánh giá những nét riêng của ngòi bút kí sự Lê Hữu Trác.
- Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích một đoạn trích thuộc thể kí.
- Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thái độ trung thực trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ.
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK.
- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
- Ổn định tổ chức ( 1 phút).Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút).Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc- hiểu khái quát.
GV: Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK, sau đó trả lời các câu hỏi.
- Lê Hữu Trác có hiệu là gì, tại sao tác giả lại chọn cho mình tên hiệu đó?
- Ở THCS, em đã học tác phẩm kí trung đại nào? Từ đó hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của thể kí?
GV: Giới thiệu tóm tắt tác phẩm Thượng kinh kí sự .
HS: Đọc tiểu dẫn và trả lời tóm tắt.
HS: Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ.
I. Đọc – hiểu khái quát.
1) Tác giả.
- Lê Hữu Trác ( 1724-1791), hiệu làHải Thượng Lãn Ông.
- Ông không chỉ là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
2) Tác phẩm.
- Thượng kinh kí sự là tập kí sự bằng chữ Hán, ghi chép sự việc Lê Hữu Trác về kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 1782 đến khi trở về.
- Tác phẩm thể hiện rõ đặc điểm của thể kí: Quan sát, ghi chép những sự việc có thật và ghi lại cảm xúc chân thực của mình trước sự việc đó.
70
5
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết.
GV: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt các chi tiết chính trong đoạn trích.
GV: Dựa vào sơ đồ tóm tắt và yêu cầu: Nhìn lại con đường theo chân tác giả vào phủ chúa Trịnh, em hãy nêu ấn tượng về quang cảnh nơi phủ chúa?
GV: Lần đầu tiên vào phủ Chúa, Hải Thượng Lãn Ông nhận xét cảnh sống ở đây thực khác hẳn người thừơng. Em có thấy điều đó qua cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa?
Câu hỏi cho HS thảo luận: Trong đoạn trích có rất nhiều chi tiết thú vị đối với người đọc, em hãy chọn và phân tích một vài chi tiết?
GV:Nêu vấn đề: Em hãy nhận xét về cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống ở phủ Chúa?
GV:Em hãy nhận xét tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử?
GV: Qua quá trình bắt mạch, kê đơn, chữa bệnh của vị danh y Lê Hữu Trác, em thấy những phẩm chất tốt đẹp nào của ông?
GV Câu hỏi thảo luận: Có người cho rằng:Ï Thượng kinh kí sự là cuốn sổ tay cá nhân ghi chép các tư liệu về chuyến lên kinh chữa bệnh cho cha con nhà chúa của danh y Lê Hữu Trác. Ý kiến của em thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
HS: Tóm tắt các sự việc chính.
HS:Nhận định khái quát: quang cảnh phủ Chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng.
HS:Theo dõi đoạn trích, chia sẻ cảm nhận với tác giả qua việc chỉ ra những biểu hiện đặc biệt, khác thường trong cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa.
HS: Có thể chọn và phân tích các chi tiết sau:
- Chi tiết về nội cung thế tử; chi tiết thầy thuốc già yếu quỳ lạy thế tử- một đứa trẻ 5, 6 tuổi.
- Chi tiết Thánh thượng đang ngự có mấy người cung nhân đứng xúm xít, tự nó phơi bày hiện thực hưởng lạc nơi phủ Chúa mà không cần một lời bình luận nào.
HS: Suy nghĩ và nêu nhận định.
HS:Thảo luận, phát biểu.
HS: Thảo luận theo nhóm hoặc cá nhân.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1) Đọc và tóm tắt các sự việc chính.
2) Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh.
a) Quang cảnh nơi phủ Chúa.
- Từ cửa sau để vào nơi phủ Chúa và thế tử phải đi qua nhiều lần cửa, những dãy hành lang liên tiếp, vườn hoa, cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm…cột và bao lơn lượn vòng.
- Từ cửa lớn, sau điếm Hậu mã là nhà Đại đường, Quyển bồng, Gác tía, phòng trà thật coa và rộng; kiệu của vua chúa, đồ nghi trượng, cột… đều là những thứ nhân gian chưa từng thấy. Đồ dùng tiếp khách toàn là mâm vàng chén bạc.
- Nội cung của thế tử là một chốn thâm cung, ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Quang cảnh ở đây cũng là nệm gấm, màn là, đèn sáp chiếu sáng; ghế rồng sơn son thếp vàng,…màu mặt phấn và màu áo đỏ.
=> Quang cảnh phủ Chúa là chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, vô cùng xa hoa, tráng lệ. Màu sắc chủ đạo trong bức tranh phủ Chúa là màu đỏ, vàng rực rỡ lấp lánh.Không khí ở đây dường như là một thứ không khí ngột ngạt, tù đọng, chỉ thấy hơi người, hơi phấn sáp, đèn nến mà thiếu hẳn sự thanh thoát của khí trời.
b) Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa.
- Đến phủ phái có thánh chỉ, có thẻ mới được vào, để vào phủ phải có một tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường.
- Phủ Chúa có cả một guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập; vệ sĩ canh giữ, các danh y của sáu cung hai viện…
-Trong phủ còn có lệ kị húy, kiêng danh từ thuốc nên phòng thuốc gọi là phòng trà.
- Việc khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt phép tắc quy định.
=> Phủ Chúa không chỉ đẹp, lộng lẫy mà còn là chốn uy quyền tối thượng, cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà Chúa
3) Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh.
- Thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ con đường vào phủ Chúa từ khi được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ. Sự xa hoa trong bức tranh hiện thực được miêu tả tự nó phơi bày trước mắt người đọc.
- Thể hiện trực tiếp qua cách quan sát, lời bình, qua suy nghĩ của tác giả:Từng là con quan, đã biết đến chốn phồn hoa đô hội, vậy mà không thể tưởng tượng đuợc mức độ của sự xa hoa, thừa thãi nơi phủ Chúa; cảnh giàu sang của vua chúa thật khác hẳn người thường. Và vịnh một bài thơ miêu tả cái rực rõ, sang trọng của lầu từng, gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc với lời nhận định khái quát: Cả trời Nam sang nhất là đây.
=> Qua đó, có thể thấy mặc dù nhận xét phủ Chúa là sang là đẹp nhưng thái độ của tác giả vẫn tỏ ra thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất, không đồng tình với cuộc sống trong no đủ, tiện nghi mà thiếu ánh sáng và khí trời, thấp thoáng một chút mỉa mai, châm biếm.
* Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử.
- Bắt được bệnh rồi nhưng chữa thế nào lại là cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác.Người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thế tử nhưng nếu chữa khỏi thì sẽ bị danh lợi ràng buộc không thể về núi được nữa. Ông nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, vô thưởng vô phạt. Song, y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm của người thầy thuốc và tấm lòng đối với cha ông đã lên tiếng.Ông dám nói thẳng và chữa thất căn bệnh của thế tử.
- Qua quá trình bắt mạch, kê đơn, chữa bệnh của Lê Hữu Trác, ta thấy:
+ Ông là một người thấy thuốc có kiến thức y học uyên thâm, có kinh nghiệm chữa bệnh.
+ Một người thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
+ Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, quyền quý.
+ Có quan điểm sống thanh đạm, trong sạch.
4) Những nét đặc sắc về nghệ thuật.
- Bút pháp kí sự đặc sắc: Sự quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.
- Sự đan xen với tác phẩm thơ ca làm cho kí sự của Lê Hữu Trác đậm chất trữ tình.
- Đoạn trích có một giá trị hiện thực hết sức sâu sắc.
III.Tổng kết.
- Củng cố, dặn dò(1 phút): Nắm được ngịi bút kí sự chân thực của Lê Hữu Trác qua đoạn trích.
- Bài tập về nhà: Soạn trước bài Từ ngơn ngữ chung đến lời nĩi cá nhân.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
...............................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 3/9/07
Tiết: 3
Bài dạy: Tiếng Việt- TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN.
I.MỤC TIÊU.
- Kiến thức:Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
- Kĩ năng: Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng của lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sự dụng ngôn ngữ trên cơ sở và quy tắc chung.
- Thái độ: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ.
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK.
- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
- Ổn định tổ chức ( 1 phút).Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút).Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
15
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về lý thuyết.
GV:Gọi HS đọc mục I SGK, sau đó GV thuyết giảng giúp HS chiếm lĩnh tri thức.
- Theo em, tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện ở các phương diện nào?
- Để phát triển ngôn ngữ cá nhân, chúng ta phải làm gì?
GV: Gọi HS đọc mục II SGK.
- Tìm ra các phương diện biểu hiện đặc điểm trong lời nói của cá nhân?
HS: Đọc mục I trong SGK và làm theo hướng dẫn của GV.
HS: Trả lời.
- Các yếu tố chung.
- Các quy tắc và phương thức cấu tạo chung.
HS: Trả lời.
- Giọng nói cá nhân.
- Vốn từ ngữ cánhân.
- Sự chuyển đổi và sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung.
- Tạo ra các từ mới.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy tắc và phương thức chung.
I. Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội.
-Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội.
- Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được thể hiện ở các phương diện sau:
1) Các yếu tố chung.
- Các âm( nguyên âm, phụ âm) và các thanh( Ngang- huyền- sắc- hỏi- ngã nặng).
- Các tiếng ( các âm tiết).
- Các từ.
- Các ngữ cố định: Thành ngữ. quán ngữ.
2) Các quy tắc và phương thức cấu tạo chung.
- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
- Phương thức chuyển nghĩa từ.
II.Lời noi – sản phẩm riêng của cá nhân.
- Ngôn ngữ là tái sản chung của xã hội còn lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân khi giao tiếp.
- Cái riêng trong lời nói cá nhân được thể hiện ở một số phương diện sau;
1) Giọng nói cá nhân.
2) Vốn từ ngữ cánhân.
3) Sự chuyển đổi và sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung.
4) Tạo ra các từ mới.
5) Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy tắc và phương thức chung.
25
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1 (Sgk).
Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
( Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến).
Bài tập 2 (Sgk)
Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau ; cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
( Tự tình( bàiII)- Hồ Xuân Hương).
Bài tâp 3.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội và lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân qua bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
GV: Gợi ý.
- Tìm ra các từ ngữ có giá trị đắt nhất trong bài thơ.
- Cấu trúc của câu thơ đầu có gì đặc biệt?
- Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ cuối có gì độc đáo?
- Chỉ ra dấu ấn phong cách sáng tác của Bác qua bài thơ?
HS: Đọc và làm các bài tập 1,2 SGK.
HS: Về nhà làm bài tập 3.
III. Luyện tập.
Bài tập 1.
- Trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến không có từ nào là từ mới. Các từ đều quen thuộc, nhưng từ thôi in đậm được nhà thơ dùng với nghĩa mới.Thôi vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó(Nó thôi học; thôi làm…), ở đây tác giả dùng từ thôi in đậm trong câu thơ với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống.Đó là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi, thuộc lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến.
- Tác dụng: Diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm nói tránh nỗi mất mát to lớn không gì bù đắp được.
Bài tập 2.
- Hai câu thơ dùng toàn các từ ngữ quen thuộc, nhưng sự phối hợp và trật tự sắp xếp của chúng thật khác thường làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương.
- Các cụm danh từ rêu từng đám; đá mấy hòn đều sắp xếp danh từ trung tâm rêu, đá đứng trước tổ hợp danh từ chỉ loại từng đám, mấy hòn.
- Các câu đều sắp xếp bộ phận vị ngữ ( động từ xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ ngang, toạc) đi trước bộ phận chủ ngữ.
- Hai câu thơ còn được sắp xếp theo lối đối lập kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật sự phẫn uất của thiên nhiên mà cũng chính là sự phẫn uất của tâm trạng và thể hiện được sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của Xuân Hương.
- Củng cố, dặn dị(1 phút)ø: Nắm được những phương diện biểu hiện tính chung và tính riêng của ngơn ngữ.
- Bài tập về nhà: Làm bài tập 3. Chuẩn bị viết bài Làm văn số 1.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 5/9/07
Tiết: 4
Bài dạy: Làm văn. BÀI VIẾT SỐ 1
I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và lớp 10.
- Kĩ năng: Học sinh viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT.
- Thái độ: Có ý thức trong việc hành văn.
II. CHUẨN BỊ.
- Thầy: Chuẩn bị đề kiểm tra của các lớp.
- Trò: Ôn lại các thao tác cơ bản về văn nghị luận; chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
- Ổn định tổ chức ( 1 phút).Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút).Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Đề 1: Hãy viết một bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh ngày nay.
Đề 2: Truyện cười Tam đại con gà gợi cho em suy nghĩ gì khi bản thân mình gặp một tình huống hoặc một vấn đề khó, vượt quá tầm hiểu biết của mình?
ĐÁP ÁN.
Đề 1.
* Yêu cầu về nội dung:
- Xác định vấn đề cần nghị luận: Tính trung thực trong thi cử và trong học tập của học sinh ngày nay.
- Thao tác lập luận: Thao tác lập luận bình luận, kết hợp với thao tác phân tích và chứng minh.
- Phạm vi tư liệu: Lấy dẫn chứng tự thực tế đời sống là chủ yếu.
- Trình bày được các nội dung cơ bản sau:
+ Hiện tượng gian lận trong học tập và trong thi cử của học sinh ngày nay còn khá phổ biến.
+ Muốn đạt kết quả cao trong học tập và trong thi cử, đòi hỏi tự bản thân mỗi học sinh phải đề cao tính trung thực.
+ Hiệu quả và chất lượng giáo dục chỉ thực sự được nâng cao khi nào hiện tượng gian lận trong học tập và trong thi cử không còn phổ biến.
+ Đề xuất các giải pháp và biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu trung thực trong học tập và trong thi cử.
+ Đưa ra hướng phấn đấu học tập và thi cử trung thực cho bản thân.
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết rõ ràng, lựa chọn, sử dụng thành thạo, linh hoạt các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
- Viết có cảm xúc, dẫn chứng phải được phân tích cặn kẽ, lôgíc.
BIỂU ĐIỂM
(Tùy theo mức độ hoàn thành bài viết của từng học sinh, GV định mức điểm phù hợp)
Đề 2:
* Yêu cầu về nội dung:
- Xác định vấn đề cần nghị luận:Bày tỏ ý kiến khi gặp một tình huống hoặc một vấn đề khó, vượt quá tầm hiểu biết của mình.
- Thao tác lập luận: Thao tác lập luận bình luận kết hợp với nêu cảm nghĩ bản thân.
- Phạm vi tư liệu: Lấy dẫn chứng từ thực tế và trong văn bản truyện Tam đại con gà để so sánh, đối chứng.
- Trình bày được các nội dung cơ bản sau:
+ Nhận xét, bình lận về cách xử lý của nhân vật thầy đồ trong truyện.
+ Hậu quả của cách xử lý ấy là gì?
+ Từ cách chống chế và giấu dốt của thầy đồ trong truyện, thử đặt mình vào một tình huống tương tự và đưa ra các cách giải quyết tình huống.
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết có tính trung thực; cảm nhận vấn đề nhạt bén, liên hệ bản thân phù thiết thực.
- Bài viết rõ ràng, lựa chọn, sử dụng thành thạo, linh hoạt các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
- Viết có cảm xúc, dẫn chứng phải được phân tích cặn kẽ, lôgíc.
BIỂU ĐIỂM
(Tùy theo mức độ hoàn thành bài viết của từng học sinh, GV định mức điểm phù hợp)
- Củng cố, dặn dị(1 phút):ø Về nhà lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên.
- Bài tập về nhà: Soạn trước bài Tự tình (II).
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:7/9/07
Tiết: 5
Bài dạy: Đọc văn- TỰ TÌNH( Bài II)
Hồ Xuân Hương.
I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
- Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc -hiểu, phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
- Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thái độ cảm thơng trân trọng đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
II. CHUẨN BỊ.
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK.
- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
- Ổn định tổ chức ( 1 phút).Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút). Phân tích bức tranh quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh?Phân tích diễn biến tâm trạng và thái độ của Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc- hiểu khái quát.
GV: Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn SGK, sau đó tóm tắt vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Qua giới thiệu của SGK, em thấy có gì nổi bật trong tính cách và trong cuộc đời Hồ Xuân Hương? Điều đó giúp em hiểu thêm gì về bài thơ?
HS: Đọc tiểu dẫn SGK.
HS: Dựa vào SGK trả lời.
- Hồ Xuân Hương sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió ( nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX) chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng cái không khí sục sôi của phong trào quần chúng vùng lên đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
- Bà là người có cuộc đời tình duyên đầy éo le.
- Bài thơ chính là tiếng nói sâu kín tự đáy lòng tác giả
I.Đọc – hiểu khái quát.
1) Tác giả.
- Hồ Xuân Hương ( chưa rõ năm sinh - mất), quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
- Bà là người thông minh, yêu đời, hay đùa nghịch nhưng cuộc đời tình duyên gặp nhiều trắc trở, éo le.
2) Bài thơ.
Tự tình ( bài II) nằm trong chùm thơ tự tình của Hồ Xuân Hương ( gồm ba bài). Bài thơ tập trung thể hiện tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.
30
Hoạt động2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu chi tiết.
GV: Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ, sau đó nhận xét cách đọc của HS.
GV: Nêu vấn đề: Mở đầu bài thơ em thấy hiện lên một khung cảnh như thế nào?Thời gian ở đây có gì đặc biệt biệt, không? Không gian và thời gian ấy gợi cho con người cảm giác như thế nào?
GV: Trong câu ha, em chú ý từ nào nhất? Nó có ý nghĩa gì?Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu hai và tác dụng của nó?
GV: Cho HS đọc tiếp hai câu thực.
- Hình ảnh vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, gợi cho em ý niệm gì?
- Em có liên tưởng đến một câu thơ nào trong Truyện Kiều cũng đã vẽ lên một vầng trăng khuyết lạnh lẽo không?
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu hai câu luận.
- Cảnh ở đây hiện lên như thế nào?Cho biết trình tự miêu tả? Từ ngữ nào trong câu thơ để lại cho em ấn tượng mạnh mẽ nhất? Ấn tượng đó được đẩy lên nhờ biện pháp tu từ nào?
- Vậy cảnh sinh động, chứa đầy sức sống đó toát lên điều gì?
GV: Em có cảm nhận gì khi đọc hai câu thơ cuối?Hình ảnh xuân đi xuân lại lại gợi ý nghĩa gì?Hãy nhận xét về cách dùng từ của tác giả trong câu thơ?
- Cũng ở câu cuối, tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
HS: Đọc bài thơ.
HS: Thảo luận, trả lời.
HS: Thảo luận, trả lời từng ý một.
HS: Từ trơ : Tủi hổ, bẽ bàng, có tác dụng nhấn mạnh.
- Nghệ thuật đảo ngữ.
HS: Thảo luận, trả lời.
Gợi ý niệm về sự muộn màng, dở dang.
HS: Đọc hai câu thơ trong Truyện Kiều.
Tuần trưng khuyết, đĩa dầu hao/ Mặt ngơ ngẩn mặt, lòng ngao ngán lòng.
HS: Thảo luận, trả lời.
Đây là hai câu thơ tả cảnh, trình tự miêu tả từ gần đến xa.Xiên ngang, đâm toạc là những từ tượng hình, gây ấn tượng mạnh mẽ. Ấn tượng đó được đẩy lên cao nhờ phép đảo ngữ và phép đối giữa hai câu thơ làm cho cảnh vật thêm sinh động, mang đầy sức sống.
HS:Suy nghĩ, trả lời.
Câu thơ là một tiếng thở dài ngao ngán.
Xuân đi xuân lại lại gợi cho người đọc về sự ra đi của biết bao mùa xuân, tuổi trẻ tàn phai mà tình yêu vẫn không đến.
- Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến.
II. Đọc- hiểu chi tiết.
1) Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi của nhà thơ.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
- Câu thơ vẽ ra bức tranh đêm khuya, một con người cô độc ngồi ngẫm lại cuộc đời mình.
- Nhịp gấp gáp liên hồi của tiếng trống canh vừa là sự cảm nhận âm thanh vừa là sự cảm nhận bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
Nhà thơ cảm nhận sự bẽ bàng của duyên phân: Trơ cái hồng nhan với nước non.
+Trơ: là trơ trọi, lẻ loi, tủi hổ, bẽ bàng.Từ trơ đặt đầ
File đính kèm:
- giao an 11 4 cot ki 1 tron boCTChuan.doc