Giáo án ngữ văn 11 học kỳ II nâng cao

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

- Thấy được chí lớn cứu nước, khí phách anh hung, tinh thấn quyết liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Nắm được nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của bài thơ thể hệin qua giọng điệu, lối dung từ và mạch lien tưởng.

B. Phương tiện:

- SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận.

- Hs:Học thuộc bài thơ (phần dịch thơ), xem và trả lời câu hỏi trong sgk.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định, kiểm tra:

- Ổn định lớp: Gv nắm lại tình hình chuẩn bị bài của học sinh

- Kiểm tra: Văn học VN từ đầu XX đến 1945 được phân hóa thành mấy bộ phận?

Phan Bội Châu thuộc bộ phận văn học nào?

 

doc101 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 học kỳ II nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73 Ns: 05/01/2008 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG ( Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Thấy được chí lớn cứu nước, khí phách anh hung, tinh thấn quyết liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nắm được nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của bài thơ thể hệin qua giọng điệu, lối dung từ và mạch lien tưởng. B. Phương tiện: - SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận. - Hs:Học thuộc bài thơ (phần dịch thơ), xem và trả lời câu hỏi trong sgk. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định, kiểm tra: - Ổn định lớp: Gv nắm lại tình hình chuẩn bị bài của học sinh - Kiểm tra: Văn học VN từ đầu XX đến 1945 được phân hóa thành mấy bộ phận? Phan Bội Châu thuộc bộ phận văn học nào? 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hđ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn: Gv yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về con người, sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn chương của PBC thong qua hệ thống câu hỏi gợi mở: ? PBC là người đã thành lập ra những tổ chức nào ? Mục đích sang tác của PBC là gì ? Em có nhận xét gì về thơ văn của PBC ? Bài thơ được viết khi nào? Chủ trương hoạt động của phong trào Đông Du - HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp - Gv chỉ định hs trình bày và chốt ý: Đây là sang tác khởi đầu của một giai đoạn hoạt động cách mạng khá thành công và hào hứng của tác giả. Hđ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản Gv gọi hs đọc bài thơ (cả ba phần) và lưu ý về cách đọc: giọng dứt khoát, mạnh mẽ, truyền được niềm hứng khởi toát lên từ bài thơ Hđ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản ? Hai caâu môû ñaàu baøi thô ñaõ khaúng ñònh gì? ? Quan nieäm veà " chí laøm trai" cuûa PBC ñöôïc ruùt töø quan nieäm cuûa ai ? Caâu 3 lôøi khaúng ñònh nhöng caâu 4 laø nghi vaán nhöng laïi laø lôøi gì? - Hs laøm vieäc theo nhoùm döôùi söï höôùng daãn cuûa giaùo vieân - Gv chæ ñònh hoïc sinh cuûa töøng nhoùm trình baøy vaø sau ñoù nhaän xeùt, cho ñieåm vaø boå sung cho hoaøn chænh Gv hướng dẫn hs tìm hiểu hai câu luận thong qua phiếu học tập: Thề nào là nền học vấn cũ Từ ngữ đánh giá nền học vấn cũ Nguyên nhân của thái độ đánh giá Nền học vấn cũ được nhìn nhận từ góc độ nào ? Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên trong hai câu thơ cuối ntn? thể hiện mong muốn gì của tác giả - Hs làm việc theo nhóm từng bàn - Gv chỉ định hs trình bày * Củng cố- dặn dò: - Vì sao bài thơ có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với thế hệ thanh niên yêu nước đầu Tk XX - Học thuộc long bài thơ. - Tiết sau học bài “Hầu trời” đọc thuộc lòng từ câu 25 đến câu 98. Trả lời các câu hỏi trong sgk. I/ Đọc-tìm hiểu tiểu dẫn 1/ Tác giả:     - Phan Bội Châu (1867-1940) sáng lập ra Hội Duy Tân, dấy lên phong trào Đông Du, tổ chức Việt Nam quang phục hội. Năm 1925 bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải, đưa về Hà Nội với cái án tử hình. Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta, chúng đưa Cụ về giam lỏng ở Huế.     - Là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỷ 20 – Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn yêu nước và tuyên truyền cổ động cách mạng sôi sục bầu nhiệt huyết.     - Tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu niên biểu, v.v… 2/Xuất xứ, chủ đề     - Viết năm 1905, chia tay đồng chí, bạn bè, trước lúc bí mật sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du.     - Bài thơ khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương, làm nên sự nghiệp lớn cứu nước cứu dân. II/Phân tích     1. Hai câu đề: kẻ nam nhi phải “mong có điều lạ”, nghĩa là không thể sống tầm thường mà phải làm nên sự nghiệp lớn, lưu lại tiếng thơm muôn đời. Con người ấy sống chủ động, tích cực, có tinh thần làm chủ thiên nhiên, “há để càn khôn tự chuyển dời?”     2. Hai câu thực:Tác giả tự ý thức về cái Tôi (ngã: tôi, tờ). - Rất tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời (một trăm năm) và trong xã hội, lịch sử (ngàn năm sau). - Tác giả hỏi: Chẳng lẽ ngàn năm sau, lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? - nhằm khẳng định một ý tưởng vĩ đại mà như người đồng hương của Phan Bội Châu trước đó nửa thế kỷ đã nhiều lần nói:             “Đã mang tiếng ở trong trời đất,             Phải có danh gì với núi sông”     Quan niệm về công danh, về chí nam nhi của Phan Bội Châu mới mẻ, tiến bộ, hướng về Tổ quốc và nhân dân.     3. Hai câu luận: Nêu bật một quan niệm sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc và lịch sử dân tộc. - “Non sông đã chết”, một cách nói rất hay, cảm động về nỗi đau thương của đất nước ta, nhân dân ta đang bị thực dân Pháp thống trị. Trong “Hải ngoại huyết thư”, tác giả viết: “hồn nước bơ vơ”. Kẻ nam nhi, kẻ sĩ mong “làm điều lạ”… thì mới cảm thấy sống nô lệ là sống nhục. - Kẻ sĩ lập công danh trước hết bằng con đường học hành và thi cử. Một ý thơ phủ định về cách học cũ kỹ, lạc hậu là đọc sách thánh hiền (đạo Nho)… cách học ấy rất lạc hậu, vô nghĩa, càng học càng ngu, càng u mê. Đây là 2 câu có tư tưởng sâu sắc, tiến bộ nhất, cho thấy Phan Bội Châu là một chí sĩ tiên phong.     4. Hai câu kết: Hình tượng thơ kì vĩ nói lên một chí lớn mang tầm vũ trụ. Không phải gió nhẹ mà là “trường phong”. Không phải quanh quẩn chốn quan trường hoặc nơi trường thi chật hẹp, mà là “đi ra biển Đông” với một sức mạnh phi thường “cùng bay lên với ngàn lớp sóng bạc”. Đây là những câu thơ đẹp nhất của Phan Bội Châu biểu lộ một bầu nhiệt huyết: III/Kết luận     1. Vẫn là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán. Giọng thơ trang nghiêm, đĩnh đạc hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn.     2. Thể hiện một chí lớn phi thường: không cam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường cứu nước. Không phải là khẩu khí mà sự thật lịch sử đã xác nhận Phan Bội Châu đã sống và hành động như thơ ông đã viết ra.     3. “Xuất dương lưu biệt” mang âm điệu anh hùng ca, chứa chan tình yêu nước và quyết tâm lên đường cứu nước. Tiết 74-75 Ns: 06/01/2008 HẦU TRỜI Tản Đà A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: -Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “hầu Trời”. - Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ và quan niệm mới về nghề văn của tác giả. B. Phương tiện: - SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận. - Hs:Học thuộc bài thơ (từ câu 25 đến 98), xem và trả lời câu hỏi trong sgk. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định, kiểm tra: - Ổn định lớp: Gv nắm lại tình hình chuẩn bị bài của học sinh - Kiểm tra: Quan niệm về Chí làm trai của PBC có gì mới mẻ so với trước? Thái độ của PBC về nền học vấn cũ? Nguyên nhân của thái độ ấy? 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hđ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn: Gv yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về con người, sự nghiệp văn chương của TĐ thông qua phần tiểu dẫn trong sgk - HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp - Gv chỉ định hs trình bày và chốt ý Hđ2: Hướng dẫn hs tìm hiển hoàn cảnh sang tác và bố cụa bài thơ ? Bài thơ được viết trong khoảng thời gian nào? xuất xứ Gọi hs đọc bài thơ (lưu ý giọng đọc: vừa hóm hĩnh, vui hào hứng,sôi nổi, có khi giọng tha thiết, xót xa….) ? Tìm bố cục bài thơ và nêu rõ các ý trong từng phần. ? Em có nhận xét gì bố cục bài thơ HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp Gv chốt: Bài thơ có bố cục mạch lạc, rõ ràng, kể theo trình tự thời gian Hãy xác định chủ đề bài thơ Hđ3: Hướng dẫn tìm hiểu lí do và thời điểm lên đọc thơ “hầu Trời” Gv gọi hs đọc 20 câu thơ đầu và yêu cầu:Dựa vào các chi tiết thơ hãy vẽ sơ đồ lên “hầu trời” của TĐ Hs đọc, tìm các chi tiết và xâu chuỗi thành sơ đồ ? Anh/chị có suy nghĩ gì về cách kể chuyện Hs làm việc cá nhân và trình bày trước lớp Hđ4: Hướng dẫn hs tìm hiểu cảnh đọc thơ trên trời của văn sĩ - Gv gọi hs đọc đoạn 2 bài thơ ? Tác giả kể lại chuyện đọc thơ cho Trời nghe ntn thông qua việc miêu tả không, gian cảnh vật, thái độ của người đọc và người nghe) Gv gợi ý học sinh làm vào phiếu học tập: Tìm chi tiết thơ điền vào các cột sau: Không gian cảnh vật Thái độ người đọc Thái độ người nghe ? Em có suy nghĩ gì về cách kể và miêu tả của văn sĩ hạ giới đọc thơ ở Trời Hđ5: hướng dẫn hs tìm hiểu cái tôi của tác giả: Gv gọi hs đọc đoạn 3 và yêu cầu: Hãy tìm các câu thơ thể hiện cái tôi của tác giả và giá trị biểu đạt của các câu thơ: Cái tôi tài hoa của TĐ Chi tiết thơ Giá trị biểu đạt - Cái tài của TĐ - Quan niệm về văn chương Mạch cảm hứng Hđ6: Hướng dẫn hs tìm hiểu mặt nghệ thuật: Hãy chỉ ra những nghệ thuật của bài thơ (Nêu những nét mới và hay). Ở mỗi nét nghệ thuật phải chứng minh bằng những câu thơ cụ thể * Củng cố- dặn dò: - Nắm đưỡc cái tôi cá nhân của TĐ đươc thể hiện trong bài thơ. - Những nét nghệ thuật của bài thơ - Học thuộc long từ câu 21 đến 98 - Tiết sau học bài : Thao tác lập luận bác bỏ, cần: Xem lại các thao tác lập luận dã học ở HKI, đọc sgk và trả lời các câu hỏi và bài tập trong sgk I/ Đọc-tìm hiểu 1/Tiểu dẫn        - Tản Đà (1889-1939) là người tinh thông Hán học, phong tình tài hoa. Là thi sĩ tài ba, tên tuổi chói sáng trên thi đàn Việt Nam những năm hai mươi của thế kỷ này. Viết văn làm thơ. - Tác phẩm gồm có: Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Khối tình con, Tản Đà, v.v… - Ông là người dịch thơ Đường hay nhất ở nước ta. " Cái Tôi lãng mạn bay bổng là hồn thơ Tản Đà: đằm thắm, thiết tha, buồn nhiều mà vẫn gắn bó với quê hương đất nước. Hoài Thanh xem Tản Đà là “người của hai thế kỷ” vì thơ ông là cái vạch nối giữa hai nền văn học của dân tộc: cổ điển và hiện đại. 2/Bài thơ “Hầu trời” a/ Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ ra đời vào những năm đầu của Tk XX của chế độ thực dân ½ PK. Được in trong tập “Còn chơi” (1921) b/Bố cục: - Đoạn 1: Từ câu 1- 20: Kể lí do cùng thời điểm được lên đọc thơ “hầu trời” - Đoạn 2: Tiếp đến câu 68 (Sông Đà…Việt): Kể về cuộc đọc thơ cho trời và chư tiên nghe. - Đoạn 3: tiếp đến câu 98: Lời tâm tình với Trời về tình cảnh khốn khó của nghề viết văn và thực hành thiên lương ở hạ giới. - Đoạn 4( Còn lại): Phút chia li đầy xúc động giữa nhà thơ với Trời và chư tiên. c/Chủ đề: Đây là một bài thơ tự sự thể hiện cái tôi cá nhân phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát khẳng định giá trị của mình giữa cuộc đời đầy rẫy những bất công, đen tối của Xh thực dân PKVN những năm đầu TkXX. II/ Phân tích: 1/Lí do và thời điểm lên đọc thơ “Hầu trời”: - Đó là đêm trăng sáng, lúc khuya "không ngủ được" thức dậy "buồn"đun nước uống và ngâm văn"ngắm trăng"chợt hai cô tiên xuất hiện"nêu lí do"đưa lên trời được đón tiếp trọng vọng, được mời đọc thơ" chư tiên xúm vào khen ngợi, tán thưởng "Trời hỏi danh tính"kể lể tình cảnh, bày tỏ nỗi lòng"Trời đả thong tư tưởng" Lạy tạ ra về. - Cách kể chuyện làm người đọc., người nghe chú ý: Đêm qua…..lạ lùng”: Cách vào đề tự nhiên nhằm khẳng định câu chuyện là có thật. + “Tiếng ngâm vang…..”: Âm vang vừa có âm vực, vừa có trường độ đến vọng cả sông Ngân Hà trên trời. + “Ước mãi….như quen”: Câu 2 là cách nói tế nhị. Quen với cả tiên. Nhân vật trữ tình cũng là vị ‘trích tiên” (tiên bị đày xuống hạ giới). Việc lên đọc thơ “hầu Trời” là việc bất dắc dĩ. “Trời đã…lên” " Cái ngông nghênh, tự nâng mình lên trên thiên hạ. 2. Cuộc đọc thơ giữa chốn thiên đình - Thông qua lời kể, không gian và cảnh vật hiện lên rất sang trọng, quý phái (d/c) " Cảnh vật trên trời rực rỡ sang trọng. Vì trời là chúa tể muôn loài. Được trời mời lên đọc thơ không phải ai cũng được " NGÔNG - Người đọc thơ được mời ngồi. Khi đọc thơ vừa say sưa vừa có cái gì hài hước (Đắc ý đọc đã thích; chè trời….hơn) - Người nghe thơ (trời và chư tiên): +Trời khen và đã phê cho “văn thật tuyệt”, tán thưởng, khẳng định cái tái của thi sĩ. + Các chư tiên: “Tâm như…..vỗ tay”: Như thấy mở mang nhận thức được nhiều cái hay, làm cho người nghe đến bất ngờ, văn hay buộc người nghe phải suy nghĩ, tưởng tượng “lắng tai đứng”. " Cách dựng cảnh như thế làm cho buổi nghe thơ trở nên sôi nổi, hào hứng. 3 Cái tôi tài hoa, phóng túng muốn khẳng định mình giữa cuộc đời trần thế: - Trước TĐ, các nhà nho tài tử đều nói đến chữ tài ( gắn liền với kinh bang tế thế). Còn TĐ thể hiện ý thức cá nhân rất rõ (d/c). - TĐ không phát biểu trực tiếp bằng câu chữ mà vẫn nhận ra quan niệm của TĐ về nghề văn: Văn chương lúc này là một nghề kiếm sống. " Quan niệm có nhiều cái mới. Đồng thời người viết cũng cần phải có sự đa dạng về thể loại. Đây chính là khát vọng, ý tức cá nhân trong sang tác nghệ thuật. - Khẳng định tài năng quan niệm về nghề văn, ý thức cá nhân còn được biểu hiện ở việc tấu trình với Trời về nguồn gốc của mình (so sánh với một số tác giả khác). Nhưng có nét khác: tách tên, họ; nói rõ bản quán, châu lục, tên hành tinh " Thể hiện được tinh thần dân tộc, một tình cảm non nướ đáng quý. - Bài thơ còn nói đến hiện thực: khi kể về cuộc đời TĐ (Bẩm trời….ngày tháng” " hai nguồn cảm hứng HT- LM hoà quyện vào nhau đã khẳng định vị trí của nhà thơ “gạch nối của hai thời đại thơ ca” 4. Nghệ thuật: - Lối kể chuyện dân dã, giọng kể khôi hài - Dùng nhiều từ nôm na, giống như văn nói. - Nhân vật trữ tình bộc lộ ý thức cá nhân tạo nên cái ngông riêng của TĐ: Tự cho mình là văn hay, chỉ có Trời va chư tiên là tri âm, xem mình là một trích tiên bị đày, nhận mình là người nhà trời sai xuống trần thế thực hành “thiên lương” III. Kết luận: - Hầu trời là bài thơ hay, độc đáo, có nhiều nét mới về mặt thi pháp, tiêu biểu cho tính chất giao thời trong nghệ thậut thơ TĐ Tiết 76 Ns: 07/01/2008 Làm văn: A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận. - Biết bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xhội hoặc văn học. B. Phương tiện: - SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ. - Phương pháp: Phát vấn, thảo luận, tích hợp với kiến thức làm văn lớp 10 C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định, kiểm tra: Gv cho đoạn văn và yêu cầu hs nhận diện thao tác lập luận. Dựa vào sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết thế nào là lập luận bác bỏ? 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hđ1: - Gv: cho đoạn văn(Bảng phụ ) và yêu cầu Hs nhận xét: ?Nội dung của đoạn văn đề cập đến vấn đề gì? những vấn đề đó được trình bày ntn - Hs: làm việc cá nhân và trình bày. - Gv nhận xét và hướng dẫn Hs tìm hiểu bài học mới. Hđ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm và yêu cầu thao tác llbb: ?Từ những nhận xét trên, anh/chị hiểu thế nào là lập luận bác bỏ ?hãy nêu ví dụ minh họa? ? Yêu cầu khi thực hành thao tác lập luận bác bỏ ? Theo em có những yêu cầu nào - Hs: thảo luận nhanh và trả lời, nêu ví dụ - Gv: Chốt lại mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh Hđ3: Hướng dẫn hs cách sử dụng các thao tác llbb thông qua ngữ liệu tr16 - Gv gọi học sinh đọc đoạn văn và cho biết: ? Luận điểm đoạn văn ? Cách lập luận của cô gái ntn ? Cách bác bỏ lập luận - Hs làm việc theo từng dãy bàn và trình bày trước lớp - Gv chỉ định hs trả lời sau đó lớp nhận xét. - Gv nhận xét, cho điểm và bổ sung cho hoàn chỉnh. Hđ 4: Hướng dẫn hs luyện tập - Hs xác định yêu cầu của bài tập: + nội dung của luận điểm + Luận điểm sai ở chỗ nào? + Nguyên nhân sai? * Củng cố- Dặn dò: Gv cho bài tập về nhà chuẩn bị cho bài mới. - Tiết sau học đọc thơ, cần trả lời câu hỏi sgk và chuẩn bị đọc một số bài thơ. I. Khái niệm, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ : Ví dụ : (phiếu học tập kèm theo) 1/ Khái niệm: Thao tác lập luận bác bỏ là dùng các lí lẽ, dẫn chứng đúng đán, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. 2/ Yêu cầu của thao tác lập lụân bác bỏ -Phải phát hiện ra cái sai, sự thiếu khoa học của một việc làm hoặc một quan điểm, một lí lẽ nào đó - Người thực hiện phản bác phải có hiểu biết sâu sắc, lí giải rõ rang. - Trong khi phản bác, giọng văn rắn rỏi, dứt khoát đầy tự tin. II. Cách sử dụng các thao tác lập luận bác bỏ Ví dụ: văn bản 1/tr16sgk - Luận điểm sai do lập luận sai. - Phương pháp bác bỏ: Bác bỏ cách lập luận. Lập luận của cô vũ nữ chỉ suy luận một chiều, thiếu toàn diện, bỏ sót mặt thứ 2 nên kết luận rút ra cũng sai. - Cách bác bỏ: Lật ngược vấn đề để phơi bày khía cạnh mà cô vũ nữ không nhìn ra. 1/ Bác bỏ luận điểm: - Dùng thực tế để bác bỏ - Dùng phép suy luận để bác bỏ. 2/ Bác bỏ luận cứ: tức là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng. 3/ Bác bỏ cách lập luận: Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic trong lập luận. III. Luyện tập 1/Bt trang 72/sgk - Nội dung của luận điểm: Có tiền thì muốn gì được nấy. Đây chỉ là cách nói bóng gió nhằm đề cao sức mạnh vạn năng của đồng tiền. - Luận diểm này chỉ đúng một phần, song sức mạnh ấy có giới hạn. Thực tế cho thấy không phải cái gì có tiền cũng mau được. 2/ Bài tập bổsung: Chỉ ra lỗi sai về logic trong lập luận dưới đây: a/ Những người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ đều phải học ngoại ngữ. Tôi không phải là người phiên dịch, cũng không phải là giáo viên ngoại ngữ, cho nên tôi không học ngoại ngữ. b/ Nếu hoạt động thể thao quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới học tập, còn nếu hoạt động thể thao quá ít lại ảnh hưởng không tốt tới thân thể. Như vậy nói chung là hoạt động thể thao quá nhiều hay quá ít đều không tốt đối với học tập và đối với thân thể. Hướng dẫn Câu a/ Đối tượng học ngoại ngữ không phải chỉ là ngườiphiên dịch và giáo viên ngoại ngữ mà rộng hơn rất nhiều. Do đó, lập luận này là sai Câu b/ Câu khái quát bỏ sót tínhchất giả định (nếu) và tính điều kiện (nếu…thì) của từng vế cụ thể. Tiết 77 Ns: 08/01/2008 Lí luận văn học: A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Hiểu được một số đặc điểm thơ. - Biết cách đọc văn bản thơ. B. Phương tiện: - SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, máy thu âm một số bài thơ. - Phương pháp: Phát vấn, thảo luận. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định, kiểm tra: Gv cho hai đoạn văn và yêu cầu hs nhận diện thao tác lập luận của mỗi đoạn. Gọi hs đọc bài thơ mà em tâm đắc nhất? 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hđ1: Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm thơ: Gv chép đoạn thơ “hầu trời” lên bảng phụ và yêu cầu học sinh tìm hiểu đặc điểm thơ: ? Nhìn bên ngoài văn bản, thơ có đặc điểm gì ? Nhìn sâu hơn vào bên trong, lời thơ khác lời nói hang ngày ntn ? Tư tưởng, tình cảm trong thơ nảy sinh trực tiếp từ những sự kiện ntn Hs đọc sgk và thảo luận theo từng dãy bàn sau đó trả lời Gv gợi ý cho học sinh trả lời và tìm ví dụ Gv chỉ định hs trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, cho điểm, bổ sung hoàn chỉnh Hđ2: Hướng dẫn về yêu cầu của đọc thơ: ? Để lĩnh hội được tác phẩm thơ đạt kết quả thì yêu cầu người đọc thơ cần chú ý đến những yêu cầu nào Hs làm việc cá nhân và trình bày trước lớp Hđ3: Hướng dẫn luyện tập - Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập - Gv nêu quy trình làm và hướng dẫn học sinh thảo luận. - Hs thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Sau đó, học sinh mang sản phẩm của mình lên bảng - Cả lớp nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm * Củng cố- dặn dò: - Nắm được đặc điểm thơ và cách đọc thơ - Tiết sau học tiếng việt: bài nghĩa của câu, về nhà: + Xem lại kiến thức về câu đặc biệt là câu phân loại theo mục đích nói. + Xem và làm các bài tập trong sgk. I. Đặc điểm thơ - Nhìn bề ngoài, thơ là hình thức cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ. - Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Lời thơ là tiếng long, là tiếng nói bên trong. Lời thơ là lời độc thoại, là lời mình nói với mình. Nhà thơ viết ra để lời thơ trở thành lời nói bên trong của người khác. Ví dụ: Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu ( Bác ơi- Tố Hữu) Ở đây sương khói….đà (HMT) - Tư tưởng, tình cảm của bài thơ được thể hiện qua đặc điểm của sự kiện thơ(phân tích hình tượng trong thơ, suy đoán về sự kiện trong bài thơ, ngữ cảnh của bài thơ). - Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng. Ý thơ không được thong báo trực tiếp mà chỉ được biểu đạt qua hình ảnh, biểu tượng, buộc người ta đọc cảm nhận và tự rút ra ý nghĩa. II. Yêu cầu đọc thơ: - Cảm nhận mọi biểu hiện cụ thể, gợi cảm của văn bản thơ (ngôn từ, hình ảnh) - Phân tích hình tượng thơ (bao gồm hình tượng con người, cảnh vật được biểu hiện và hình tượng nhân vật trữ tình) III. Luyện tập: 1/ Bài tập 1tr20sgk - Sự kiện thơ trong bài “Tự tình”Tiếng trồng canh khuya báo hiệu thời gian trôi qua và cuộc đời trơ trọi. - Sự kiện thơ trong bài “Chạy giặc” là tiếng sung của giặc Pháp làm tan chợ. - Sự kiện trong “Tiến sĩ giấy” là việc phát hiện ý nghĩa “tiến sĩ giả” trong thứ đồ chơi. - Sự kiện trong “Thương vợ” là sự nhận thức về người vợ tảo tần. - Sự kiện trong “Câu cá mùa thu” vừa tả cảnh nhưng cũng vừa tả tình. 2/ Bài 2 tr20sgk - Ý nghĩa thơ: là điều mà nhà thơ muốn biểu đạt. - Tứ thơ: Là hình ảnh đặc biệt để biểu đạt ý nghĩa. Tứ thơ có thể là một hình ảnh (đối lập hay song hành). Tứ thơ có thể là hình ảnh xuyên suốt toàn bài (như Hầu trời, tiến sĩ giấy). 3/ Bài 3 tr20sgk - Lời thơ thường không trực tiếp thông báo ý nghĩa mà nhà thơ muốn biểu đạt. Ví dụ: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Là tứ thơ thể hiện cái ý nói về cảnh tượng tất tả đáng thương của người xa quê hương. 4/ Bài 4 tr20sgk - Sự phân biệt nhân vật trữ tình với tác giả giúp người độc tránh sự ngộ nhận, đồng nhất nhân vật trữ tình với nhà thơ. - Tuy nhiên cũng có trường hợp, nhân vật trữ tình và nhận vật trong thơ là một. Tiết 78 Ns: 09/01/2008 Tiếng việt: NGHĨA CỦA CÂU A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Hiểu được khái niệm “nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái”- hai thành phần nghĩa của câu - Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu. B. Phương tiện: - SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ - Phương pháp: Phát vấn, thảo luận. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định, kiểm tra: Ổn định lớp: Gv nắm lại ssố và tình hình chuẩn bị bài của hs. Kiểm tra: Câu phân loại theo mục đích nói gồm những loại câu nào? Cho ví dụ 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hđ1: Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm thơ: Gv cho học sinh tham khảo ngữ liệu 2 và trả lời câu hỏi: a1: Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ a2: Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ b1: Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng long b2: Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng ? Câu nào biểu lộ sự thong báo nhưng chưa chắc chắn ? Câu nào biểu thị sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc ? Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc ? Từ so sánh trên em rút ra kềt luận gì Hđ2: Hướng dẫn nắm được một số loại nghĩa tình thái quan trọng dựa vào các ví dụ trong sgk Gv ghi các ví dụ vào bảng phụ và yêu cầu học sinh nhận xét nghĩa tình thái của từng câu. Gv chốt lại lí thuyết bằng sơ đồ: Nghĩa tình thái Nghĩa tình thái hướng về sự việc Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại Hđ3: Hướng dẫn luyện tập - Gv chia lớp thành 4 nhóm, hai nhóm thực hiện một bài tập - Gv nêu quy trình làm và hướng dẫn học sinh thảo luận. - Hs thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Sau đó, học sinh mang sản phẩm của mình lên bảng - Cả lớp nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm * Củng cố- dặn dò: - Nắm được hai thành phần nghĩa trong câu và các nghĩa tình thái quan trọng. Biết cách phân tích giá trị của nghĩa tình thái trong câu - Tiết sau làm bài số 5, về nhà, cần: + Xem lại kiến thức về các thao tác lập luận đã học. + Xem lại kiến thức văn học. Chủ yếu từ đấu thế kỉ XX đến 1945. I. Nghĩa sự việc và nghĩa từ thái: 1/ Ví dụ: a) Ngữ liệu 1 (sgk) b) Ngữ liệu 2: So sánh hai câu trong từng cặp câu sau: - Câu a1 và b1: Biểu lộ sự thong báo nhưng chưa tin tưởng chắc chắn vì có từ hình như (a1) và từ chắc (b1) - Câu a2 và b2: Biểu thị sự phỏng đoán có độ tin cậy cao. Vì bỏ từ hình như và từ chắc - Câu a1 vàb1 thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc. 2/ Hai thành phần nghĩa của câu: - Một câu thường có hai thành phần nghĩa: + Đề cập đến một hoặc nhiều sự việc: Nghĩa này được gọi là nghĩa sự việc. + Bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc: Nét nghĩa này gọi là nghĩa tình thái " Hai thành phần nghĩa này hòa quyện với nhau. Câu vừa có nghĩa sự việc, vừa có nghĩa tỉnh thái. II. Một số loại nghĩa tình thái quan trọng: 1/ Nghĩa tình thái hướng về sự việc: - Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra - Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc - Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí 2/ Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại: - Tình c

File đính kèm:

  • docTron bo ngu van 11NC.doc
Giáo án liên quan