Giáo án ngữ văn 11: Một thời đại trong thi ca ( hoài thanh- Trích thi nhân Việt Nam)

1. Mục tiêu

Giúp học sinh:

a. Kiến thức:

- Nắm được quan niệm về thơ mới và nhận thức ý nghĩa thời đại của thơ mới

- Nét đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh

b. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản nghị luận

c. Thái độ:

- Trân trọng nền văn học dân tộc

2. Chuẩn bị của GV & HS

- GV: Bài soạn, SGK, CKTKN, máy chiếu

- HS: Vở ghi, SGK, vở soạn

3. Tiến trình tiết dạy

a. Kiểm tra bài cũ:Kết hợp với bài học

b. Nội dung bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13922 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: Một thời đại trong thi ca ( hoài thanh- Trích thi nhân Việt Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng B1 35 B3 42 B6 40 Tiết soạn: 110 MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA ( Hoài Thanh- Trích Thi nhân Việt Nam) 1. Mục tiêu Giúp học sinh: a. Kiến thức: - Nắm được quan niệm về thơ mới và nhận thức ý nghĩa thời đại của thơ mới - Nét đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh b. Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản nghị luận c. Thái độ: - Trân trọng nền văn học dân tộc 2. Chuẩn bị của GV & HS - GV: Bài soạn, SGK, CKTKN, máy chiếu - HS: Vở ghi, SGK, vở soạn 3. Tiến trình tiết dạy a. Kiểm tra bài cũ:Kết hợp với bài học b. Nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động I: 5-7'GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn CH1: Thông qua việc soạn bài ở nhà, em nào có thể trình bày những nét cơ bản nhất- cần nhớ về tác giả HT? HS làm việc cá nhân trả lời GV chuẩn xác kiến thức CH2: Xác định vị trí của bài tiểu luận và vị trí của đoạn trích một thời đại trong thi ca trong SGK? HS làm việc cá nhân trả lời GV chuẩn xác kiến thức * Hoạt động II: 30' GV hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản GV : GV yêu cầu học sinh lên trình bày bản đồ tư duy đã được chuẩn bị trước ở nhà GV đưa bản đồ tư duy CH3: Từ hệ thống luận điểm trên. Em nào có thể nhận xét nghệ thuật lập luận của HT GV: Trên cơ sở xác định các luận điểm chuyển sang phần tìm hiểu từng luận điểm Gọi HS đọc đoạn " Giá trong thơ cũ......đại thể" Các em chú ý vào câu hỏi 1 trong sách giáo khoa. Theo tác giả HT, thì cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là gì? GV: Để chứng minh cho điều đó, HT đã dẫn ra hai ví dụ tiêu biểu CH4: Chú ý SGK, cho biết nhà phê bình văn học HT đã đưa ra những cách nào để nhận diện tinh thần Thơ mới? CH5: Tại sao phải sánh bài hay với bài hay? - HS trả lời CH6: Vì sao phải nhìn vào đại thể để xác định đặc sắc của thời đại? ( Cái nhỏ, cái tiểu tiết?) HS: Như vậy để tìm ra tinh thần thơ mới, HT đã trực tiếp đưa ra hai tiêu chí CH7: Vậy việc xác định2 tiêu chí để tìm hiểu tinh thần Thơ mới có quan trọng không? Vì sao lại quan trọng? Nếu học sinh không trả lời được GV lấy ví dụ gợi dẫn CH8. Vậy tinh thần thơ mới theo quan niệm của nhà phê bình văn học HT là gì? CH9: Điểm khác nhau giữa tinh thần thơ mới và tinh thần thơ cũ là gì? CH10: Và bản chất của cái tôi là gì? CH11: Đọc một số câu thơ hoặc một bài thơ, thể hiện đúng nghĩa cái tôi cá nhân mà em biết? - Từ ấy ( Tố Hữu) -Vội vàng (Xuân Diệu) CH12:Hãy khái quát hành trình của cái tôi? CH13: Phản ứng của bạn đọc trước hành trình xuất hiện của cái tôi? CH14: HT đã lí giải như nào về những ánh mắt khó chịu khi chữ tôi vừa xuất hiện? GV vậy sự tội nghiệp đáng thương của cái tôi như nào giờ sau tìm hiểu tiếp I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - HT tên thật là: Nguyễn Đức Nguyên ( 1909- 1982) + Sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở mảnh đất Nghi Lộc- Nghệ An +Trước CM: Tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp bắt giam +Sau CM: HT hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ và giữ nhiều chức vụ quan trọng - HT viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX và là tác giả của nhiều công trình có giá trị: + VC và hành động ( 1936) + Thi nhân VN 1942 + Có một nền Văn hóa VN 1946 + Phê bình và tiểu luận 3 tập ( 1960- 1965- 1971) -> Thi nhân VN là tuyển tập thơ mới đầu tiên, là công trình đỉnh cao trong SN của HT - 2000 được tặng giải thưởng HCM về VHNT - HT được đánh giá là nhà phê bình xuất sắc nhất trong lĩnh vực VNVN hiện đại. Lối phê bình thiên về thưởng thức, ghi lại ấn tượng " lấy hồn tôi để hiểu hồn người" 2. Bài tiểu luận: MTĐTTC - Bài tiểu luận mở đầu cuốn thi nhân VN, tổng kết một cách sâu sắc phong trào TM - Đoạn trích: MTĐTTC thuộc phần cuối của bài tiểu luận, thể hiện nội dung quan trọng nhất về thơ mới: Tinh thần thơ mới II. Đọc - hiểu văn bản 1. Xác định hệ thống luận điểm * Nhận xét nghệ thuật lập luận: Bên cạnh lối phê bình tài hoa nghiêng về ấn tượng cảm xúc , rất giàu hình ảnh là nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lo gic, khoa học. 2. Tìm hiểu luận điểm a: Tiêu chí nhận diện tinh thần Thơ mới - Cái khó trong việc đi tìm tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không rạch ròi, không dễ nhận ra + XD nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới đã viết : Người giai nhân: Bến đợi dưới cây già; Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt-> Chất cổ điển trong thi liệu, cảm xúc + Thơ trung đại: Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ; Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ-> Chất nhí nhảnh lả lơi của thơ mới - HT đưa ra 2 tiêu chí để đi tìm tinh thần Thơ mới - Phải sánh bài hay với bài hay - Phải nhìn vào đại thể để xác định đặc sắc của một thời đại -> Rất quan trọng vì nó dự báo kết quả đạt được và giúp khát quát được chính xác tinh thần Thơ mới b. Quan niệm của Hoài Thanh về thơ mới và thơ cũ - Chữ " Tôi" - Cái khác nhau chính là ở chữ tôi và chữ ta: "Ngày trước là thời của chữ ta, bây giờ là thời của chữ tôi" - Bản chất của cái tôi chính là quan niệm con người cá nhân" trong " cái nghĩa tuyệt đối của nó" tức là sự giải phóng trỗi dậy, bừng nở của ý thức cá nhân c. Hành trình đến với bạn đọc của chữ tôi - Cái tôi đã có cả một hành trình từ bỡ ngỡ,lạc loài, lạ lẫm đến chỗ được "vô số người quen" + Ban đầu người ta nhìn nó với con mắt khó chịu: Nó mang theo quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: Quan niệm cá nhân. Xưa nay xã hội chỉ có cái ta (Ý thức về đoàn thể- về cộng đồng) thống trị, họ không dùng chữ tôi, mà chữ tôi ẩn sau chữ ta. + Sau đó nó được quen dần và người ta thấy nó đáng thương c. Củng cố, luyện tập: 3-5' GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản cần nắm trong tiết học hôm nay? - Cái khó trong việc tìm tinh thần thơ mới - Tiêu chí nhận diện tinh thần thơ mới - Quan niệm về thơ mới- thơ cũ - Hành trình đến với bạn đọc vủa chữ tôi d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:2' Về đọc lại văn bản chuẩn bị cho tiết 2 bài "Một thời đại trong thi ca"

File đính kèm:

  • docVan 11 tiet 110.doc
Giáo án liên quan