Giáo án tự chọn ngữ văn 10

A.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Ôn tập lại những kiến thức đã học: Những bộ phận hợp thành, tiến tình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt trong văn học.

2. Kĩ năng:

Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.

B. Sự chuẩn bị của thầy và trò:

- Sgk, sgv và tài liệu tham khảo.

- Hs, ôn bài.

- Gv thiết kế dạy- học.

C. Cách thức tiến hành:

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức nêu vấn đề, trao đổi - thảo luận và trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp.

2.Bài ôn tập:

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/08/2013 Tuần 1 Ôn tập: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Ôn tập lại những kiến thức đã học: Những bộ phận hợp thành, tiến tình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt trong văn học. 2. Kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: - Sgk, sgv và tài liệu tham khảo. - Hs, ôn bài. - Gv thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức nêu vấn đề, trao đổi - thảo luận và trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2.Bài ôn tập: Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt GV yêu cầu h/s nhắc lại kiến thức đã học: -VHVN bao gồm các bộ phận lớn nào? - VHVN phát triển qua những thời kì nào? - Trình bày ngắn gọn một số điểm giống nhau và khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại? - Văn học Việt Nam đã thể hiện con người việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Đó là những mối quan hệ nào? Bài tập 1 Cho học sinh chia thành 4 nhóm và thảo luận, sau đó trình bày trước lớp. Học sinh nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung.( Cho học sinh tự đọc lại phần III – Con người Việt Nam qua văn học) - Nhóm 1: Một vài hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao, dân ca và thơ trung đại, thơ hiện đại? - Nhóm 2: Tên một vài tác phẩm thể hiện lòng yêu nước của con người Việt Nam? - Nhóm 3: Tên một vài tác phẩm có nội dung phê phán xã hội phong kiến, lên án giai cấp thống trị? - Nhóm 4: Một vài câu ca dao hoặc bài thơ về tình yêu? Học sinh làm tại lớp, nếu chưa xong thì về nhà hoàn thiện. I. Ôn tập lại những kiến thức đã học: 1. Các bộ phận của nền VHVN: + VH dân gian - K/n - Các thể loại VH dân gian - Đặc trưng - Vai trò + VH viết - K/n - Đặc trưng - Các thành phần chủ yếu - Hệ thống thể loại * Lưu ý: Hai bộ phận VH dân gian và VH viết luôn có sự tác động qua lại. Đồng thời có những đặc trưng riêng. 2. Các thời kì phát triển của nền VHVN: + VH trung đại (Thời kì từ thế kỉ X-XIX): - VH chữ Hán - Văn học chữ Nôm + VH hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX- hết thế kỉ XX): - VHVN từ 1900- 1930 - VHVN từ 1930-1945 - VHVN từ 1945-1975 - VHVN từ 1975- hết thế kỉ XX * Cần nêu được một số nét khác biệt chủ yếu của VHTĐ và VHHĐ qua việc so sánh 4 tiêu chí sau: - Tác giả - Đời sống văn học - Thể loại - Thi pháp 3. Con người Việt Nam qua VH: + Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. + Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc. + Con người Việt Nam trong mối quan hệ với xã hội. + Con người Việt Nam và ý thức về bản thân II. Luyện tập: Bài tập1: Học sinh sẽ có những câu trả lời khác nhau, giáo viên có thể lấy thêm những ví dụ đã học trong chương trình ngữ văn THCS, ví dụ: a. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. (Ca dao) Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. (Nguyễn Đình Thi) b. Tác phẩm: Ví dụ: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Nam quốc sơn hà ( Lý Thường Kiệt), Bài thơ vê tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật)…. c. Ví dụ: Truyện Kiều ( Nguyễn Du), Tắt đèn ( Ngô Tất Tố), Chinh phụ ngâm ( Đoàn Thị Điểm ),…. Ca dao: Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. d. Ví dụ: Ca dao: - Qua đình ngã nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. - Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. Bài thơ hiện đại: Tương tư (Nguyễn Bính), Vội Vàng ( Xuân Diệu), Thuyền và biển (Xuân Quỳnh),…. Bài tập 2: a. Kể tên 5 tác giả và tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu? b. Kể tên 5 tác giả và tác phẩm văn học hiện đại tiêu biểu? Bài tập 3: Lập bảng so sánh VHTĐ và VHHĐ, lập bảng so sánh VH dân gian và VH viết. E. Củng cố, dặn dò: - Học bài, hoàn thành bài tập còn lại. - Đọc trước bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ngày soạn: 16/08/2013 Tuần 2 Ôn tâp : KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN A.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Ôn tập lại những kiến thức đã học: - Khái niệm văn học dân gian. - Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. - Những thể loại chính của văn học dân gian. - Những giá trị của văn học dân gian. 2. Kĩ năng: - Nhận thức khái quát văn học dân gian. - Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: - Sgk, sgv. - Một số tài liệu về VH dân gian. - Gv thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài ôn tập: Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Gv cho học sinh ôn lại những kiến thức vừa học: Bài tập 1: Đoạn thơ dưới đây đã khai thác và sử dụng những chất liệu văn học dân gian nào, do đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế thế nào? “1. Đất Nước bắt đầu miếng trầu bây giờ bà ăn 2.Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 3. Tóc mẹ thì bới sau đầu 4.Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 5.Cái kèo, cái cột thành tên 6.Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng 7.Đất Nước có từ ngày đó… 8.Đất là nơi anh đến trường 9. Nước là nơi em tắm 10. Đất Nước là nơi ta hò hẹn 11. Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.” Bài tập 2 Cho học sinh lập bảng hệ thống các thể loại VH dân gian? Bài tập 3 Bài tập về nhà I. Ôn tập lại những kiến thức đã học: 1. VH dân gian là gì? 2. Đặc trưng cơ bản của VH dân gian: Tính truyền miệng Tính tập thể: Tính thực hành: 3. Hệ thống thể loại của VH dân gian: 4. Những giá trị cơ bản của VH dân gian: a. VH dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức) b.VH dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người c.VH dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc. II. Luyện tập: Bài tập1: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Chỉ ra những câu thơ có khai thác và sử dụng chất liệu văn học dân gian; dẫn ra nhũng tư liệu nguồn tương ứng từng trường hợp: - Câu 1: Truyện cổ tích Sự tích trầu cau. - Câu 2: Truyền thuyết Thánh Gióng. - Câu 3: Bài ca dao: Tóc ngang lưng vừa chừng em bối(bới) Để chi dài bối rối dạ anh. - Câu 4: Bài ca dao: Muối ba nam muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay […] - Câu 5: Bài vè cái quán: Tôi thương cái cột Tôi nhớ cái kèo Tôi nhớ cái cửa Nơi bạn nghèo gặp nhau […] - Câu 11: Bài ca dao: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất […] b. Hiệu quả nghệ thuật: Việc khai thác và sử dụng những chất liệu văn học dân gian đã đem lại cho bài thơ hiện đại của Nguyễn Khoa Điềm một màu sặc dân gian đậm đà. Bài tập 2: Hệ thống thể loại của VH dân gian: Tự sự Trữ tình Nghị luận Sân khấu - Thần thoại - Sử thi - Truyền thuyết - Truyện cổ tích - Truyện cười - Truyện ngụ ngôn - Truyện thơ - Vè - Ca dao - Tục ngữ - Câu đố - Chèo Vì sao văn học dân gian được xem là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc? E. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs: - Học bài cũ - Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo). Ngày soạn: 16/08/2013 Tuần 3 Ôn tâp: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích Đăm Săn- Sử thi Tây Nguyên) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Ôn tập lại những kiến thức đã học: - Những vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đam San - Nắm được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng. 2. Kĩ năng: - Phân tích được văn bản sử thi. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: - Sgk, sgv. - Một số tài liệu về VH dân gian. - Gv thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài ôn tập: Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Cho học sinh củng cố lại những kiến thức đã học: - Hãy nêu một vài nét về thể loại sử thi? - Vẻ đẹp của người anh hùng Đam Săn? - Khái quát nội dung nghệ thuật của đoạn trích? Bài tập 1: Cho học sinh chia nhóm thảo luận và trình bày trước lớp sau đó học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Kết thúc đoạn trích Chiến thắng MtaoMxây có đoạn: “ Cả miền Ê- đê Ê- ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mười cũng không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi măt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trẻ, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực, hơi thở chàng tựa như sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy gầm sàn, chàng nằm ngữa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.” Đoạn văn trên, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả nhân vật? Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các biện pháp đó. Bài tập 2: Vì vợ là Hơ Nhị bị Mtao Mxây bắt cóc nên Đăm Săn tìm đánh hắn để tìm lại nàng. Thế nhưng sau khi giết được kẻ thù thì “ Đăm Săn không nhớ gì đến vợ nữa. Bây giờ cái chính với chàng là chiến lợi phẩm- của cải thu được và nô lệ” ( Nhi- cu- lin). Hãy chọn câu trả lời đúng trong hai phương án sau và lí giải sự lựa chọn của mình. A. Cuối cùng Đăm Săn đã hành động trái với động cơ, mục đích mà chàng đã nói trước đó. B. Hành động của Đăm Săn không hề mâu thuẫn, mà trái lại vẫn thống nhất với những lời nói ra trước đó. I. Ôn tập lại những kiến thức đã học: 1. Thể loại sử thi: Đặc điểm của sử thi Phân loại Hình thức diễn xướng 2. Hình tượng người anh hùng Đăm Săn: a. Hình tượng Đăm Săn trong cuộc quyết chiến với Mtao Mxây - Mục đích - Tư thế - Các chặng đấu + Chặng 1 + Chặng 2 b. Hình tuợng Đăm Săn trong cuộc đối thoại, thuyết phục tôi tớ của Mtao Mxây: * Ý nghĩa của cảnh mọi người nô nức theo Đăm Săn về c. Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng - Đăm Săn tự bộc lộ qua lời nói với tôi tớ của mình - Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn 3. Tổng kết: a. Nội dung: - Những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên và hạnh phúc của thị tộc. - Sự thống nhất về lợi ích, vẻ đẹp của người anh hùng và cộng đồng. b. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ: có vần, nhịp. - Giọng điệu: trang trọng, chậm rãi. - Một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, phóng đại, liệt kê, trùng điệp. II. Luyện tập: Bài tập1: Các biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng: So sánh, phóng đại, so sánh trùng điệp, liên tiếp nhiều vế, từ mô tả từng phần đến mô tả bằng một nhận xét bao trùm, khái quát. Ví dụ: Đôi măt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực, hơi thở chàng tựa như sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy gầm sàn, chàng nằm ngữa thì gãy xà dọc,… => Mô tả hình tượng người anh hùng sử thi vừa chân thực vừa hư cấu hết sức độc đáo. Qua đó bộc lộ tình cảm của nghệ nhân kể khan đối với nhân vật anh hùng sử thi. Bài tập 2: Đáp án A Vì: Ở đây không hề có mâu thuẫn. Đây là điểm đặc trưng cho kiểu nhân vật anh hùng sử thi: Mọi hành động của nhân vật có vẻ ngoài như là chỉ xuất phát từ mục đích cá nhân, nhưng thực chất sâu xa bên trong lại hoàn toàn phù hợp với khát vọng nhu cầu, tích cách của toàn thể cộng đồng. Ở đây có sự thống nhất giữa động cơ ban đầu “thúc ép” Đăn Săn đi đánh MtaoMxây với động cơ khiến cho khi đã chiến thắng kẻ thù rồi, chàng “quay ra” chỉ biết say sưa với bao của cải và nô lệ vừa giành được, với viễn tưởng về oai danh lừng lẫy của mình về sự hùng mạnh của bộ tộc, dường như quên hẳn động cơ ban đầu. => Tạo nên vẻ đẹp của người anh hùng sử thi một đi không trở lại. Yêu cầu hs:- Học bài. Tiếp tục hoàn thiện các bài luyện tập về văn bản. Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Ngày soạn: 16/08/2013 Tuần 4 Ôn tập: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY (Truyền thuyết) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs ôn tập lại những kiến thức đã học: - Các đặc trưng cơ bản, giá trị, ý nghĩa, môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết. - Những chiến công của An Dương Vương. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: - Sgk, sgv. - Một số tài liệu về VH dân gian. - Gv thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài ôn tập: Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Cho học sinh củng cố lại những kiến thức đã học: Lần lượt cho học sinh phân tích các nhân vật ( Phân tích trên những nét khái quát) và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Cho học sinh thảo luận theo tổ sau đó trình bày trước lớp. Bài tập1: Em hãy phân biệt các yếu tố lịch sử và yếu tố thần kì trong truyện? Bài tập 2: Theo em chúng ta rút ra những bài học lịch sử gì qua truyền thuyết này? Bài tập 3: Em hãy tìm một số bài thơ, đoạn thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy để qua đó thấy được sức sống lâu bền của truyền thuyết này? I. Ôn tập lại những kiến thức đã học: 1. Nhân vật An Dương Vương: a. Những chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà lần một b. “Cơ đồ đắm biển sâu”- Sự thất bại của An Dương Vương - Nguyên nhân thất bại: 2. Nhân vật Mị Châu 3. Nhân vật Trọng Thủy: * Tổng kết bài học: 1. Giá trị nội dung: - Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. - Nó còn đem lại những bài học quý: bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù; cách xử lí đứng đắn mối quan hệ giữa cái riêng- cái chung, giữa nhà- nước, giữa cá nhân- cộng đồng, giữa tình cảm- lí trí. 2.Giá trị nghệ thuật: + Có sự hoà quyện giữa yếu tố lịch sử- yếu tố thần kì. + Kết hợp bi- hùng, xây dựng được những hình ảnh giàu chất tư tưởng- thẩm mĩ, có sống lâu bền. + Thời gian nghệ thuật: quá khứ- xác định. + Kết cấu: trực tuyến- theo trật tự thời gian. + Gắn với các di tích vật chất, di tích lịch sử, lễ hội. II. Luyện tập: Bài tập1: + Yếu tố lịch sử: - An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà - Mắc mưu Triệu Đà, nhận Trọng Thủy làm rể, chủ quan không phòng bị nên bị thua trận, giết con và tự sát. + Yếu tố thần kì: Sứ thanh Giang giúp vua xây thành, móng rùa- lẫy nỏ thần, thần Kim Quy hét lớn lay tỉnh nhà vua, sự hóa thân của Mị Châu,… => Nhân dân muốn khẳng định rằng: Âu Lạc mất nước không phải vì kém cỏi tài năng mà vì kẻ thù dùng thủ đoạn hèn hạ, đê tiện lừa bịp. Sự thần kì hóa nhằm tôn vinh An Dương Vương- vị vua anh hùng, đất nước anh hùng. Bài tập2: Những bài học: - Bài học về tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưa đen tối và nhâm hiểm của kẻ thù xâm lược. - Bài học về trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu quốc gia: ý thức cảnh giác, tầm nhìn xa rộng, quyết sách đúng đắn nhất là vận mệnh của dan tộc, đất nước. - Bài học về mối quan hệ riêng chung, nhà - nước của mỗi người dân với vận mệnh Tổ quốc,… Bài tập 3: Học sinh có thể có những đáp án khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: “ Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu Trái tim nhầm chổ để trên đầu Nên Nỏ thần vô ý trao tay giặc, Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.” ( Tố Hữu) “Một đôi kẻ Việt, người Tần Nửa phần ân oán, nửa phần xót thương. Vuốt rùa chàng đổi máy Lông ngỗng thiếp đưa đường. Tình phu phụ Nghĩa quân vương… Nghìn năm khói hương…” ( Tản Đà) Em hóa đá ở trong truyền thuyết Cho bao cô gái sau em Không cần phải hóa đá trong đời (…) Người dân nào đưa em về đây Như muốn nhắc một điều gì (…) ( Trần Đăng Khoa) E. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs: Làm các bài tập trong phần luyện tập. Đọc trước bài và soạn bài tiếp theo phân phối chương trình. Ngày soạn: 03/09/2013 Tuần 5 Luyện tập: LẬP DÀN Ý VÀ CHỌN CHI TIẾT TIÊU BIỂU CHO BÀI VĂN TỰ SỰ A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs ôn tập lại những kiến thức đã học: - Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự. - Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự. - Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự. - Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một văn bản tự sự đơn giản. 2. Kĩ năng: - Biết lập dàn ý và chọn chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: - Sgk, sgv. - Gv thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Hình ảnh "Ngọc trai - giếng nước" trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ có ý nghĩa như thế nào. 3.Bài ôn tập: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Cho học sinh củng cố lại những kiến thức đã học: Bài tập 1 - Em hãy tìm chi tiết tiêu biểu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ? Nêu ý nghĩa của những chi tiết tiêu biểu. Bài tập2: Em hãy nêu những hiểu biết về tác phẩm “Làng” của Kim Lân. +Nhân vật chính ở đây là ai? +Hình ảnh ông Hai trước cách mạng, khi kháng chiến và sau khi đựơc lệnh tản cư như thế nào? Bài tập 3: HS đọc SGK - Đoạn trích Uy-lit-xơ trở về, nhà văn Hô-me-rơ đã kể chuyện gì? - Cuối đoạn trích, tác giả đã chọn sự việc gì? + Được kể bằng chi tiết tiêu biểu nào? + Có thể coi đây là thành công của Hômerơ trong kể chuyện sử thi không? Bài tập 4: Hãy lập dàn ý cho câu chuyện: “Quả thị (trong truyện Tấm Cám) kể chuyện mình trở thành chốn nương thân của Tấm, để từ đó Tấm gặp lại được nhà Vua”. I. Ôn tập lại những kiến thức đã học: 1. Khái niệm lập dàn ý 2. Kết cấu một dàn ý chung: - Mở bài - Thân bài - Kết bài 3. Các bước để lập một dàn ý. 4. Khái niệm: Chọn chi tiết sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. 5. Cách chọn, sự việc, chi tiết tiêu biểu. II- Luyện tập: Bài tập 1 *Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ tác giả dân gian đã kể chuyện về: - Công vệc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta (xây thành và chế nỏ). - Tình cha con (ADV và Mị Châu), tình vợ chồng (Mị Châu và Trọng Thủy) => đây là những sự việc tiêu biểu nhất. * Ý nghĩa: - Mở ra bước ngoặt, sự việc mới, tình tiết mới. - Nếu Trọng Thuỷ không than phiền thì tác giả dân gian khó miêu tả chi tiết Trọng Thuỷ theo dấu vết lông ngỗng tìm thấy xác vợ - Vậy còn đâu là bi kịch tình sử… Bài tập2: Tác phẩm “Làng” của Kim Lân: nhân vật chính là ông Hai. - Ông Hai rất yêu cái làng của mình (sự việc chính) + Trước cách mạng; trong kháng chiến, - Ông Hai theo lệnh tản cư xa làng quê: luôn nhớ về làng; buồn khi nghe tin làng mình theo giặc (tình yêu quê hương, làng xóm); sung sướng khi nghe tin chính xác làng ông không theo giặc. Bài tập 3: SGK tr 64 + Tâm trạng của Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ. + Cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ. - Cuối đoạn trích là sự liên tưởng trong kể chuyện: + Tác giả chọn sự việc mặt đất dịu hiền, là niềm khao khát của những người đi biển, nhất là những người bị đắm thuyền. => So sánh : + Khao khát mong đợi sự gặp mặt của vợ chồng Uy-lit-xơ. + Uy-lit-xơ trở thành mong mỏi khao khát cháy bỏng của nàng Pê-nê-lốp. => Cách so sánh trong kể chuyện là một trong những thành công nghệ thuật của Hô-me-rơ Bài tập 4: Có thể lập dàn ý như sau: - Mở bài: Quả thị tự giới thiệu về mình… - Thân bài: Tóm tắt một số sự việc, chẳng hạn: + Cảm giác vá suy nghĩcuar quả thị khi Tấm tìm đến nương thân. + Nghe lời bà lão hàng nước và quyết định “rụng” xuống bị của bà. + Các sự kiện khác… - Kết bài: Quả thị lúc này chỉ còn là cái vỏ, ngắm nhìn và suy nghĩ trước cảnh Tấm được nhà vua lên kiệu, về cung… 4- Củng cố - Nắm được các thao tác trong việc chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu và tổ chức, sắp xếp các chi tiết này trong bài văn tự sự là như thế nào? Biết lập dàn ý bài văn nghị luận. - Làm bài tập còn lại SGK tr63,64. E. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs: Lập bảng tóm tắt các sự việc và chi tiết thể hiện diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám. Ngày soạn: 03/09/2013 Tuần 6 Ôn tập: TẤM CÁM A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs ôn tập lại những kiến thức đã học: - Nắm được khái niệm, sự phân loại truyện cổ tích, đặc trưng của truyện cổ tích thần kì. - Hiểu được các nhân vật và mâu thuẫn- xung đột chủ yếu của truyện. - Nắm được giá trị nghệ thuật của tác phẩm 2. Kĩ năng: - Biết phân tích truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: - Sgk, sgv. - Gv thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập của học sinh. 3. Bài ôn tập: Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Cho học sinh củng cố lại những kiến thức đã học: Bài tập 1: Truyện cổ tích Tấm Cám có những yếu tố kì ảo nào tham gia vào cốt truyện? Những yếu tố đó có tác dụng như thế nào đối với diễn biến số phận của nhân vật Tấm? Bài tập 2: Cho học sinh phân vai diễn lại một số đoạn trong truyện Tấm Cám. Bài tập 3: Em hiểu thế nào về chủ đề của truyện? Truyện Tấm cám hấp dẫn người nghe nhờ những biện pháp nghệ thuật gì? I. Ôn tập lại những kiến thức đã học: 1. Giới thiệu chung về truyện cổ tích: a. Khái niệm: b. Phân loại: + Truyện cổ tích loài vật: + Truyện cổ tích sinh hoạt (truyện cổ tích thế sự) 2. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì: 3. Truyện Tấm Cám: - Thuộc loại truyện cổ tích thần kì. a. Nhân vật và mâu thuẫn- xung đột chủ yếu: b. Diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám: Ba chặng: (1) Bắt tép" chăn trâu" xem hội" thành hoàng hậu. (2) Bốn lần bị giết" bốn lần hoá thân. (3) Trả thù. Chặng 1: Từ thân phận khổ đau trở thành hoàng hậu. Chặng 2: Cuộc đấu tranh ko khoan nhượng để giành lại hạnh phúc. Chặng 3: Trả thù- trừng trị kẻ thù độc ác, giành lại hạnh phúc trọn vẹn nơi trần thế. 4. Tổng kết bài học: a. Nội dung: - Sự biến hoá của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con ngưòi trước sự vùi dập của kẻ ác. Đó là sức mạnh của cái thiện thắng cái ác qua cuộc đấu tranh ko khoan nhượng. - Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung dột trong gia đình phụ quyền thời cổ, mâu thuẫn xã hội thiện- ác. b. Nghệ thuật: - Các yếu tố thần kì khiến câu chuyện li kì, hấp dẫn. - Khắc họa sự chuyển biến tính cách của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc của mình. II- Luyện tập: Bài tập 1: Những yếu tố kì ảo: - Nhân vật kì ảo: Bụt - Con vật kì ảo: con chim - Vật thể kì ảo: khung cửi biết nói, quả thị,… - Sự biến hóa kì ảo: Sự hóa thân của Tấm. Tác dụng: Mỗi yếu tố kì ảo đều có vai trò riêng nhưng nó làm cho cốt truyện phát triển và câu chuyện kết thúc có hậu. Đó là ước muốn của nhân ta. Bài tập 2: Yêu cầu: Học sinh phải nhập vai khi thể hiện hành động và lòi nói ( có ngữ điệu). Bài tập 3: + Chủ đề: Sức sống và sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự dập vùi, tán công của các thế lực của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, đến cùng. Chiến thắng của cái thiện thể hiện ươc mơ và tinh thần lạc quan của nhân dân. + Đặc sắc về nghệ thuật: -Cốt truyện li kì, hấp dẫn, - Sự tham gia của các yếu tố kì ảo, - Sự xen kẽ các câu văn vần, - Khắc họa vẻ đẹp của nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc cho mình. E. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs:- Học bài, sưu tầm các tác phẩm thơ văn có nói về nhân vật Tấm. - Đọc trước bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. Ngày soạn: 03/09/2013 Tuần 7 Ôn tập: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A.Mục tiêu bài học: Giúp hs ôn tập lại những kiến thức đã học: 1. Kiến thức: Nắm được các kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp; hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2. Kĩ năng: - Xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp

File đính kèm:

  • docTỤ CHỌN 10.doc
Giáo án liên quan