Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: Chạy Giặc - Nguyễn Đình Chiểu
A. Mục tiêu bài học: giúp hs.
1. Kiến thức: Hiểu.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích tác phẩm văn học.
3. Thái độ, tình cảm: Yêu mến, trân trọng tài năng và tấm lòng của nhà thơ
B. Phương pháp
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.GV: SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: kt 15 .
a. Câu hỏi: Câu 1,2 - SGK
Câu 1 Người dân thường ít học lại có thể thuộc và yêu thích đoạn thơ đầy điển cố này.
+ Vì lời thơ mộc mạc, dễ hiểu từ đó làm rung động lòng người.
+ Ghét, thương mang quan điểm của nhân dân, thái độ rõ ràng dứt khoát. Tác giả đã đứng về phía nhân dân để bảo vệ chính nghĩa và dũng cảm chiến đấu cho đạo lí.
+ Đối tượng ghét, thương lấy trong sử sách Trung Quốc. Song cuộc sống hiện tại của người dân dưới triều Nguyễn ở Việt Nam giúp họ liên tưởng.
Câu 2 Hai câu:
“Xem qua kinh sử mấy lần
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”
Đúng là quan điểm của thầy Đồ Chiểu. Kinh sử là sách kinh điển ở Trung Quốc. Nói có sách, mách có chứng đấy chứ có phải vu vơ đâu. Vì thế ghét và thương đều đúng đối tượng, ghét ai và thương ai? Nhà thơ đứng về phía nào để bộc lộ thái độ ghét thương thật quá rõ ràng. Thầy Đồ Chiểu đã dùng ngòi bút của mình để bảo vệ chính nghĩa và chiến đấu vì chính nghĩa. Những vua, chúa bạo ngược, vô đạo đọc đoạn thơ này không khỏi giật mình. Những bậc hiền tài tìm thấy sự đồng cảm có lẽ cũng rưng rưng.
2. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Tấm lòng yêu nước thương dân của NĐC được thể hện như thế nào trong hoàn cảnh nước mất nhà tan? Hãy tìm hiểu bài thơ “ Chạy giặc ” để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
File đính kèm:
- tiet 18.doc