A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: giúp hs.
1. Kiến thức:
- Thấy được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hoá việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Tìm hiểu, đánh giá trào lưu Văn học, tác giả, tác phẩm.
- Tập trung vào quá trình hiện đại hoá Văn học (gồm mấy chặng).
2. Kĩ năng: Rèn lyện kĩ năng khái quát tổng hợp về một giai đoạn văn học, vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác phẩm cụ thể.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn học dân tộc.
II. Phương pháp
Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện dạy học.
1.GV: SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
B. Tiến trình lên lớp.
* ổn định tổ chức.
I. Kiểm tra bài cũ: không.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Tìm hiểu tiếp phần còn lại
2.Nội dung.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 34 , Giảng văn
Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ đầu Thế Kỉ XX
Đến Cách mạng tháng tám năm 1945
Tiết 2
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: giúp hs.
1. Kiến thức:
- Thấy được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hoá việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Tìm hiểu, đánh giá trào lưu Văn học, tác giả, tác phẩm.
- Tập trung vào quá trình hiện đại hoá Văn học (gồm mấy chặng).
2. Kĩ năng: Rèn lyện kĩ năng khái quát tổng hợp về một giai đoạn văn học, vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác phẩm cụ thể.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn học dân tộc.
II. Phương pháp
Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện dạy học.
1.GV: SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
B. Tiến trình lên lớp.
* ổn định tổ chức.
I. Kiểm tra bài cũ: không.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Tìm hiểu tiếp phần còn lại
2.Nội dung.
I. Đặc điểm cơ bản
3. Nhịp độ phát triển mau lẹ (15’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
? Nguyên nhân của sự phát triển?Biểu hiện cụ thể của sự phát triển?
? Chỉ ra nguyên nhân chính?
Độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Do những điều kiện lịch sử văn học mới ->Văn học phát triển ngày càng nhanh.
- Số lượng.
- Sự cách tân
- Trưởng thành
-> ở những cây bút tài năng.
+ Văn xuôi
+ Thơ
-> Đạt tốc độ “một năm của ta đã có thể như 30 năm của người” – Vũ ngọc Phan
- Nguyên Nhân cơ bản:
Sức sống văn hoá mãnh liệt của dân tộc được giải phóng, phát động bởi:
+ Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
+ Sự thức tỉnh của nhân dân.
+ Sự tiếp sức của nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ.
II. Đánh giá thành tựu văn học từ đầu thế kỉ XX – tháng 8 năm 1945 (20’)
1. Lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng (10’)
? Biểu hiện cụ thể?
? Chủ nghĩa nhân đạo được khắc sâu ở những điểm nào?
Độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Là truyền thống tư tưởng lớn và sâu sắc nhất của văn học ta, được mở rộng phát huy trên tinh thần dân chủ sâu sắc; Mở rộng thêm nhiều khía cạnh: mới mẻ, phong phú hơn.
- Văn học nói về thiên nhiên Việt Nam, con người Việt Nam, phong tục, diện mạo, tâm hồn Việt Nam….
- Chủ nghĩa nhân đạo hướng tới:
+ Con người bình thường.
+ Nhân dân lao động.
+ Đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân cá nhân.
+ Ca ngợi tình yêu tự do.
- Truyền thống anh hùng được phát huy trên tinh thần dân chủ sâu sắc:
+ Đấu tranh kiên cường.
+ Ung dung, tự chủ (tư thế)
+ Tinh thần lạc quan chiến thắng.
2. Thành tựu văn học thời kì này không tách rời với những kết quả của cuộc cách tân Văn học trên các thể loại và ngôn ngữ văn học (10’)
? Kết quả cách tân ra sao?
Độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Người cầm bút phải đổi mới cách viết.
- Văn xuôi: Phát triển mạnh mẽ.
+ Tiểu thuyết, truyện ngắn.
+ Tuỳ bút, phóng sự.
+ Phê bình văn học ra đời và phát triển.
- Thơ ca:
+ Thơ lãng mạn.
+ Thơ ca trong tù
Tóm lại: Giai đoạn văn học này có vị trí quan trọng. Quá trình hiện đại hoá đã tạo ra môt bước mới với nhiều cách tân trên tất cả các thể loại
-> Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử văn học dân tộc trước cách mạng.
3. Củng cố, luyện tập: (12’).
a. Củng cố. 2’
- GV khái quát kiến thức cơ bản
- Tham khảo phần ghi nhớ (SGK).
b.Luyện tập 10’
? Đánh giá giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX-> tháng Tám 1945 có mấy thành tựu?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo
- Kết quả của sự cách tân.
Tổ 1 + 2
- Vì sao có thể gọi văn học việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX (từ 1900- 1930) là văn học giai đoạn giao thời?
Thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp.
- Gọi Văn học Việt Nam 30 năm đầu của thế kỉ XX (từ 1900 - 1930) là văn học giai đoạn giao thời vì:
Ba mươi năm văn học Việt Nam từng bước chuẩn bị cho hiện đại hoá.
Chuẩn bị các điều kiện vật chất (20 năm đầu thế kỉ)
* Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi
* Báo chí dịch thuật phát triển giúp cho văn xuôi quốc ngữ nhanh chóng hoàn chỉnh
Thành tựu hiện đại hoá chỉ giới hạn ở một số truyện ký của cây bút Nam Bộ (Nguyễn Trọng Quản với truyện ngắn Thầy La-za-rô phiến. Tiểu thuyết Hoàng Tố Oanh hàm oan của Thiên Trung (Trần Tránh Chiếu). Thành tựu chủ yếu tập trung chủ yếu ở các chí sĩ cách mạng (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng... Tuy có đổi mới về tư tưởng, nhưng ngôn ngữ, thể loại vẫn thuộc phạm trù trung đại.
+ Giai đoạn quá độ (1920 - 1930)
* Quá trình hiện đại hoá đạt được một số thành tựu: Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách; Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học... thơ Tản Đà, kịch của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nam Xương. Tuy nhiên yếu tố của văn học cổ vẫn còn tồn tại phổ biến ở mọi thể loại từ nội dung đến hình thức.
Vì thế người ta gọi ba mươi năm đầu là văn học của giai đoạn giao thời, phải đợi đến năm 1930 - 1945 mới hoàn tất quá trình hiện đại hoá.
Tổ 3 + 4
Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa thơ Trung đại và hiện đại?
Thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp.
Những điểm khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại.
1. Bố cục
- Thơ trung đại có cấu tạo theo thể thức của thơ luật đường (Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thơ cổ thể, thơ hát nói).
- Thơ hiện đại rất tự do không bị gò bó về luật bằng trắc, câu chữ.
2. Ngữ hiệu
Thơ trung đại nhiều điển tích, điển cố Trung Quốc, nhiều ước lệ, tượng trưng.
+ Thơ hiện đại ít và hầu như không có điển tích điển cố.
3. Ngôn ngữ
- Thơ trung đại gò bó trong kiệm lời
+ Thơ hiện đại tự do thoải mái.
4. Sự cảm nhận
- Thơ trung đại rất kị bản ngã (Chủ nghĩa phi ngã) nghĩa là thơ không thể biểu hiện cái tôi.
- Thơ hiện đại lấy sự cảm nhận của cái tôi sự rung động của cái tôi.
C. Hướng dẫn học, làm bài (2’)
1. Bài cũ
- Học vở ghi nắm nội dung bài học, đọc SGK củng cố kiến thức.
- Tìm đọc các tác phẩm tiêu biểu.
2. Bài mới: Ôn tập nghị luận văn học và các tác phẩm văn học đã học.
Giờ sau học làm văn, bài viết số 3.
File đính kèm:
- tiet 34.doc