Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 14

A . MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS: Nắm được giá trị to lớn về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Thấy được những sáng tạo độc đáo, mới mẻ của tác giả về hình tượng người nông dân qua hình tượng Chí Phèo.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV, Thiết kế bài học .

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ .

2. Giới thiệu bài mới .

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí phèo A . mục tiêu bài học Giúp HS: Nắm được giá trị to lớn về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Thấy được những sáng tạo độc đáo, mới mẻ của tác giả về hình tượng người nông dân qua hình tượng Chí Phèo. b. phương tiện thực hiện - SGK, SGV, Thiết kế bài học . C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ . 2. Giới thiệu bài mới . Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Gọi H/S đọc tiểu dẫn GVH: Phần tiểu dẫn SGK trình nội dung gì ? GVH:Anh (chị) hãydựa vài nội dung của truyện ngắn cho biết bố cục chủ đề của truyện ? GV:Gọi H/S đọc SGK GVH: anh (chị ) cho biết Chí Phèo được sinh ra trong hoàn cảnh ? Vì sao anh lại phải đi ở tù ? ở tù về CP là người như thế nào? Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng đó ? GV: Cách vào truyện của tác giả có gì độc đáo ? Hãy nêu ý nghĩa của tiếng chửi của CP ? GVH:Anh (chị) hãy cho biết cuộc gặp gỡ của CP với TN có ý nghĩa như thế nào ?Tại sao tác giả lại chọn và miêu tả TN xấu “ma chê quỷ hờn” ? HSTL&PB: GVH: Anh(chị)cho biết bi kịch cự tuyệt quyền làm người được thể hiện như thế nào?Hãy phân tích tâm trạng của CP khi chứng kiến TN thay lời bà cô khước từ TY và xỉ vả hắn ? GVH: Anh (chị) có suy nghĩ gì cái chết của CP ? GVH: Anh(chị) hãy cho biết nghệ thuật tiêu biểu của truyện ngắn ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết tư tưởng nhân đạo của truyện? nét mới trong tác phẩm của Nam Cao ? I. Giới thiệu chung 1. Hoàn cảnh ra đời HSĐ&TL: (SGK Tr 146) + Người thật việc thật được nhà văn hư cấu sáng tạo. + Tác phẩm được đổi tên nhiều lần do nhận thức của người đọc… + Đi sâu vào hiện tượng người nông dân bị lưu manh hoá….. 2. Bố cục & Chủ đề HSĐ&TL: * Bố cục: Chia làm ba đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “Cả làng Vũ Đại không ai biết” => Nhân vật CP xuất hiện cùng tiếng chửi. + Đoạn 2: tiếp đó đến “Hồi đấy hắn đâu mới 27,28” => Kể về nguồn gốc của CP từ lúc được sinh ra đến khi hắn đi tù về và bị BK lợi dụng. + Đoạn 3: còn lại => Sự thức tỉnh và bi kịch không được làm người. => Tố cáo tội ác của bè lũ thực dân PK bằng những chính sách cai trị độc ác hà khắc đã khiến nhiều người lao động lâm vào cảnh lầm than khổ cực dẫn đến sự thay đổi nhân tính, nhân hình. Ca ngợi vẻ đẹp nhân phẩm của người nông dân – tinh thần nhân đạo II. Nội dung chính 1, Hình tượng Chí Phèo. A, Số phận bất hạnh của Chí Phèo + Cuộc đời của CP là một con số 0 tròn trĩnh (không cha, không mẹ, không tấc đất cắm dùi, khôn nhà không cửa…”. +Ngay từ lúc được sinh ra, CP đã bị bỏ rơi (đời con hoang)… + Năm hai mươi tuỏi hắn đi ở cho nhà BK…ý thức được nhân phẩm, phân biệt được tình yêu và nhục dục thấp hèn…vì lòng ghen bạo chúa của BK nên hắn phải đi ở tù…cái lí thuộc về kẻ mạnh. + ở tù về CP trở thành con người khác hẳn “Cái đầu thì trọc lóc…(ngoại hình); suốt ngày say và đập phá cướp giật (bản chất thay đổi)”. Không những hắn không trả thù được BK mà hắn còn trở thành công cụ gây tội ác trong tay kẻ thù trước dân lành “đập nát biết bao cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt biết bao người lương thiện”. => CP từ một chàng thanh niên đôi mươi “lành như đất”, coi trọng nhân phẩm bây giờ đã trở thành “quỷ dữ”, nỗi kinh hoàng của dân làng Vũ Đại. Tội lỗi đó chính là do bọn TD&PK gây ra. * CP ngật ngưỡng xuất hiện ngay từ trang đầu của truyện. Đây là cách vào truyện rất độc đáo của Nam Cao. Tác giả tập trung sự chú ý của độc giả vào nhân vật. * ý nghĩa của tiếng chửi: + Tiếng chửi mở đầu truyện gây một sự bất ngờ đối với độc giả + Thoạt nghe tiếng chửi đó thật vu vơ mơ hồ nhhưng thực ra nó rất tỉnh táo. CP mượn rượu để chửi đời, chửi cái XH đểu cáng đã sinh ra CP và cướp mất phần người trong anh. + Trong đó tác giả sử dụng ngôn ngữ của lời nói nửa trực tiếp, nó như mở mang, gợi tìm cho người đọc. B, Cuộc gặp gỡ với Thị Nở và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. * Cuộc gặp gỡ diệu kì - Đó là cuộc gặp gỡ tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời của CP. Tình yêu của TN đã làm thức tỉnh lương tri trong con người u mê, tội lỗi của CP, kéo CP từ kiếp sống của loài cầm thú trở lại cuộc sống con người. Tác giả đã dùng phép “nhiệm màu” của TY để “cải não” cho CP. Nam Cao với tấm lòng nhân đạo đã cho những con người lầm lỗi có cơ hội trở lại làm người. Đó cũng là khát vọng hướng thiện. + Nhân vật TN là một sự lựa chọn thích hợp, người đàn bà thừa tiêu chuẩn ế chồng để đến với CP: Nghèo – Xấu – Dở hơi. + Cuộc gặp gỡ…ban đầu chỉ là mang tính chất sinh lí, sau đó nhờ có sự chăm sóc ân cần…bát cháo hành…Cả hai đã sống những giờ phút tỉnh táo nhất, đẹp nhất trong cuộc đời của mình. * Lần đầu tiên sau bao năm bán linh hồn cho quỷ dữ, CP nhận ra những thay đổi trong con người của mình và cuộc sống: + Hắn thấy mình già và cô độc. + Cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống giản dị, ấm tình người. => tác giả đã nhập thân vào tâm trạng của nhân vật để miêu tả, để nói hộ : “Buổi sáng hôm nào chả thế. Nhưng hôm nay lần…”. CP rưng rưng vì hối hận, vì xót xa cho quãng đời quá khứ đầy bất hạnh. * CP hồi tưởng về quá khứ và hi vọng ở tương lai…”Thị Nở sẽ là chiếc cầu để đưa hắn trở về với XH bằng phẳng và lương thiện ấm áp tình người.” => Nam Cao phát hiện ở những mảnh đời tăm tối tưởng như không bao giờ tìm thấy hạnh phúc sự loé sáng của những ước mơ, hi vọng và lòng khao khát hướng thiện đổi đời. * Bi kịch cự tuyệt quyền làm người. - Cánh cửa TY, chiếc cầu nối của CP với cuộc đời đã khép lại, CP đã chết trên ngưỡng trong sự kháo khát cháy bỏng có thể trở về làm người sau đúng 5 ngày anh sống trong hạnh phúc. + Cái nhìn của bà cô TN là thành kiến chung của XH thối nát đương thời. TN “trề cái môi vĩ đại trot tất cả lời bà cô lên Chí”. + Chí ngạc nhiên…Chí hiểu ra. Quá trình này: Thức tỉnh -> hi vọng -> thất vọng -> đau đớn -> phẫn uất - > tuyệt vọng. Bản thân Chí đã lột xác làm người nhưng ai nhận ra ? XH kia không ai hiểu anh bởi từ lâu họ quen nhìn anh như một kẻ bỏ đi, đáng sợ. + Chí “ôm mặt khóc rưng rức”, đầu anh chỉ nghĩ đến trả thù…sai đường nhưng đúng hướng, lưỡi dao của Chí vung lên lần cuối để đâm chết kẻ thù và tự kết liễu chính anh vì anh không thể tiếp tục đội lốt quỷ dữ, Chí đã chết như một con người, điều mà cả làng Vũ Đại và XH đương thời không thể hiểu. ố Cái chết của Chí đầy bất ngờ nhưng mạng tính tất yếu vì con đường quay về với cái thiện đã bị chặn đứng, CP chết để đoạn tuyệt với quá khứ bất lương để bảo toàn phẩm giá. Anh đã chết đúng vào lúc bản thân đang khao khát sống nhất. Cái chết thảm khốc trước ngưỡng cửa trở về với cuộc đời có ý nghĩa tố cáo sâu sắc. 3. Nghệ thuật của truyện - Xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật một cách sắc sảo, tinh tế. - Kết cấu truyện hiện đại, độc đáo, lời kể tự nhiên, đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại kết hợp giữa lời nói gián tiếp và nửa trực tiếp. III. củng cố và dặn dò 1, Củng cố - Truyện ngắn CP của Nam Cao thể hiện đầy đủ ba nội dung thường biểu hiện cho tư tưởng nhân đạo: + Miêu tả số phận bất hạnh và sự cảm thông chia sẻ sâu sắc của tác giả đối với những người cùng khổ. + Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ. + Lên án hành vi vô nhân đạo. - Điều mới mẻ ở tác phẩm của Nam Cao là: Phát hiện và phản ánh phẩm chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ đã từng là quỷ dữ. - Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK. 2. Dặn dò: + Về nhà làm bài phần Luyện Tập SGK Tr 156. + Soạn bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu. Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu. A . mục tiêu bài học SGK Tr 157, phần Kết quả cần đạt b. phương tiện thực hiện - SGK, SGV, Thiết kế bài học . C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ . 2. Giới thiệu bài mới . Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Cho H/S đọc SGKTr 157. GV: Để học sinh trả lời câu hỏi trong SGK. HSTL&PB: GV: Cho H/S đọc đoạn ví dụ SGK Tr 158. GVH: Cho HS làm theo yêu cầu trong SGK Tr 158 phần 3. HSTL&PB: GV: Cho H/S đọc SGK Tr 159. GVH:Anh(chị)trả lời câu hỏi theo SGK Tr 159? GV: Cho H/S đọc SGK I. trật tự câu đơn. 1. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. HSPB: A, Không thể sắp xếp: “đó là con dao rất sắc nhưng nhỏ” vì nó không phù hợp mạch ý của câu văn. Phần trên của câu văn là: “Hắn móc đủ mọi túi, để tìm cái gì” => Hắn tìm cái gì thì vật đó tất phải nhỏ. Từ “nhỏ” phải đứng trước. Mặt khác từ “nhưng” lập mối quan hệ nhượng bộ tăng tiến trong câu: nhưng rất sắc. B, Việc sắp xếp “nhỏ nhưng rất sắc” có tác dụng giải thích vật hắn đang tìm trong túi áo. Đó là vật nhỏ, rất sắc, bổ nghĩa cho con dao đứng trước nó, làm cho ý nghĩa của câu tăng tiến lên và đảm bảo mối liên kết nghĩa trong câu. C, Đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc. So với trường hợp: hắn có một con dao nhỏ nhưng rất sắc. Dao ấy thì chặt làm sao được cây to này ? - ý của câu văn đầu là rất sắc (nhấn mạnh) - ý nghĩa của hai câu sau lại nhấn mạnh “nhỏ”. Mà nhỏ thì không chặt được cành to. Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu đều nhằm mục đích: + thể hiện ý nghĩa của câu + Liên kết ý trong đoạn tức là đảm bảo mối quan hệ ý nghĩa của câu. 2, Lựa chọn hai cách diễn đạt - Lựa chọn trường hợp: “Bạn em nhỏ nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã đưa bạn ấy vào đội tuyển HS giỏi” Vì: Mối quan hệ giữa hai câu. Câu một nhấn mạnh sự thông minh. Có thông minh thầy giáo mới chọn vào đôi tuyển HS giỏi. 3. Phân tích tác dụng cách sắp xếp khác nhau của thành phần trạng ngữ chỉ thời gian. a. Đầu câu: tác dụng là làm cho lời kể rõ ràng theo bước đi của thời gian “Một đêm khuya” rồi đến “sáng hôm sau”. b. Giữa câu: Tác dụng của nó nhấn mạnh vào thời điểm còn rất sớm. Đó là buổi sớm sương chưa tan. CP bị bỏ rơi trong lò gạch. c. Cuối câu: “đã mấy năm” có tác dụng nhấn mạnh, làm rõ về thời gian Mị phải sống trong cảnh con dâu gạt nợ. II. Trật tự trong câu ghép 1, a: Thành phần in đậm đặt ở giữa câu có tác dụng giải thích vì sao CP lại nao nao buồn. Vì hắn nhớ lại một thời xa xôi. Cái thời xa xôi ấy được lí giải ở câu cuối đoạn. 1,b: Nếu khôi phục toàn bộ câu ghép này: “Thưa cụ! Việc đó là của riêng chị cháu. Tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn. Nhưng tuỳ ý chị cháu cư xử, cháu không có quyền hạn bàn tới. - Song tác giả đã cố tình nhấn mạnh nên đã chuyển. “Tuy chịu ơn” xuống cuối câu. 2, Chọn C. III.Củng cố & dặn dò HS đọc kĩ lại bài, tìm trong những bài văn mà mình đã viết có những đoạn văn nào diễn đạt chưa đung trật tự. Soạn bài bản tin. Bản tin a. mục tiêu bài học SGK Tr 160, phần Kết quả cần đạt B . Phương tiện thực hiện . -SGK, SGV.Thiết kế bài học . c . Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới . Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Cho HS đọc phần I trong SGK Tr 160 và trả lời câu hỏi. GVH: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là bản tin ? Có mấy loại bản tin ? hãy nêu từng loại ? HSTL&PB: GV: Gọi H/S đọc các bản tin SGK Tr 160 và trả lời các câu hỏi. HSTL&PB: GV: Cho HS đọc yêu cầu trong SGK Tr 161, thực hiện các bước trả lời câu hỏi. HSTL&PB: I. mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin 1, Thế nào là bản tin ? - Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời và chính xác những sự kiện, thời sự có ý nghĩa đời sống XH. 2, Có mấy loại bản tin ? Bản tin có nhiều loại: tin vắn, tin thường, tin tổng hợp, tin tường thuật… + Tin vắn là loại tin không có nhan đề, dung lượng nhỏ. + Tin thường: thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ về một sự kiện. Đây là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí. + Tin tường thuật là loại tin phản ánh chi tiết từ đầu đến cuối một sự kiện + Tin tổng hợp: loại tin tổng hợp nhiều sự kiện, có liên quan đến một sự việc nào đó mà dư luận đang quan tâm. 3. Đọc bản tin và trả lời câu hỏi Câu 1: Bản tin thông báo kết quả của đội tuyển Ô lim píc Toán VN. Tin này rất có ý nghĩa. Nó mang tin vui đến cho cả nước đặc biệt là ngành giáo dục. Nó khích lệ tinh thần dạy và học của thày trò. Đối với các em HS thì đó còn là niềm tự hào riêng. Câu 2: Bản tin có tính thời sự vì nó có tính kịp thời, chính xác sự kiện có ý nghĩa trong đời sống XH. Câu 3: Không cần đưa những chi tiết: + Đoàn đi về bằng phương tiện gì ? + Độ tuổi của các thí sinh ? + Các thí sinh đem quà lưu niệm gì ? => lí do: người đọc (nghe) chỉ quan tâm đén kết quả của đội tuyển. Câu 4: Việc đưa tin về thời gian và địa điểm của cuộc thi và kết quả đạt được của đội tuyển Ô lim pích Toán có tác dụng là cho tin cụ thể, độ chính xác kịp thời cao, gây được sự chú ý, tự hào của người đọc. Câu 5: Từ cách trả lời trên chúng ta rút ra yêu cầu của bản tin: + Bản tin phải có tính thời sự + Bản tin phải có ý nghĩa xh, thúc đẩy cuộc sống, tác dụng đến nhiều nghành, nhiều người. + Bản tin phải chân thực, cụ thể và chính xác mới tạo được niềm tin, mới có giá trị thuyết phục. II. cách viết bản tin 1. Khai thác và lựa chọn tin a, Không phải sự kiện nào cũng cho vào bản tin. Muốn bản tin có tính thời sự thì sự kiện đó phải có tính tiẻu biểu kích thích suy nghĩ và sự quan tâm của mọi người. b, Phân tích sáng tỏ nội dung * Việc gì đã xảy ra: Thi Toán Quốc tê * Việc xảy ra ở đâu: Thủ đô A Ten – Hi Lạp…. c, Tiêu chuẩn để lựa chọn tin và những nội dung cơ bản: * Chọn sự kiện * Việc gì ?Thời gian ? địa điểm ? người thực hiện ?kết quả ? 2. Viết bản tin Câu a: * Tiêu đề của hai bản tin có quan hệ với nội dung. Tiêu đề đã thể hiện được ý cơ bản của nội dung. * Tên tiêu đề của các đã gây được sự chú ý của người đọc và để triển khai nội dung chính. Câu b: - Cách mở đầu của mỗi bản tin…. - Các phần mở đầu trên thông báo nội dung…. Câu c: HSTL&PB: theo SGK Tr 162. III. Củng cố & Dặn dò Tham khảo phần ghi nhớ SGK Tr163 Làm bài phần Luyện tập SGK Tr 163. Soạn và đọc thêm ba tác phẩm: Cha con nghĩa nặng; Vi hành; Tinh thần thể dục. Chuẩn bị luyện tập bản tin.

File đính kèm:

  • docNgu Van 11 Tuan 14.doc
Giáo án liên quan