A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
* Theo mục Kết quả cần đạt SGK Tr 59.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
* S GK, SGV, Thiết kế bài học .
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi yêu em
A.mục tiêu bài học
* Theo mục Kết quả cần đạt SGK Tr 59.
B. phương tiện thực hiện
* S GK, SGV, Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Cho H/S đọc tiểu dân SGK Tr 59.
GVH: Phần tiểu dẫn nêu những nội dung gì ?
GVH: Dựa vào SGK, Anh (chị) hãy tóm tắt vài nét về tác giả. Tác phẩm ?
GV: Giới thiệu cho HS về cuộc đời và con người của nhà thơ.
GV: Anh (chị) hãy nêu xuất xứ của tác phẩm ?
GVH: Cách hiểu nhan đề ? ý nghĩa của 04 câu đầu ?
GVH: Bất ngờ đầy ý vị ở hai câu cuối ?
I. Giới thiệu chung
1, Tác giả:
*Alêchxan Xecghê êvits Puskin (1799- 1837 ). Mặt trời của thơ ca Nga, là niềm vinh quang của nước Nga. Cống hiến vĩ đại cho nền văn học Nga và thế giới.
- Sáng tác thấm nhuần tư tưởng lớn lao : căm ghét cường quyền bạo lực, trung thành với lí tưởng tự do, công bằng, bác ái, cổ vũ ý chí đấu tranh và tinh thần phản kháng. Kẻ thù của nhà nước quân chủ chuyên chế và giới quý tộc.
- Tác giả nhiều tập thơ trữ tình, văn xuôi, kịch nổi tiếng.
* Câu chuyện quyết đấu:
Năm 1828 ông gặp Natalia Nicôlaiepna Gônsarôva, cô gái đẹp nhất thành phố. Ông hơn cô 13 tuổi. Puskin lui tới và năm 1829 cầu hôn bị khước từ. Đến 1831 lễ cưới được tổ chức , họ sống ở Pêtecpua, có 4 con : hai trai, hai gái.
- Nợ nần, túng thiếu, hai cô chị vợ ở nhà ông. Ông trở thành con nợ “ Tôi quay cuồng giữa đám thượng lưu - Vợ tôi rất hợp mốt “. Sống bên vợ trẻ đẹp mà : ” Em ơi đã đến lúc rồi – Tim anh mong sống một đời yên thân.”
* Tai họa hiện hình qua tên Giócgiơ Đăngtex, một kẻ bảo hoàng Pháp lưu vong, bằng tuổi vợ Puskin, hắn là con nuôi sứ thần Hà lan tại Nga. Sau khi gặp vợ của Puskin, hắn đã trắng trợn ve vãn cô. Gia đình ông đã cấm cửa.
Ngày 17. 9 . 1836 trong lần sinh nhật một người bạn, hắn đã mời Natalia nhảy điệu Mađuarka. Tháng 10. 1836 vợ Puskin đã cự tuyệt lời tỏ tình xấn xổ của y, và nói cho chồng biết. Tháng 11 năm ấy, gia đình ông nhận được một lá thư nặc danh ghi rõ: “Ông vua của những người chồng mọc song”
* Puskin đã thách đấu với hắn vì : “ Tôi thuộc về đất nước mình và tôi muốn tên tuổi tôi trong sạch”
- Khoảng 16 giờ ngày 27. 1 . 1837 trận quyết đấu đã diễn ra trên đường Pêtecpua đi Pagôlôvô ( ven sông Đen ). Một buổi chiều lạnh, quang đãng, lộng gió. Đăngtex bắn trước, đạn trúng vào giữa mình Puskin. Người ta dựng ông dậy, ông bắn đạn xuyên qua cánh tay vào phần mềm Đăngtex. Khi về nhà, ông còn nói trong hổn hển : “ Anh sung sướng quá vì gặp em và ở bên em. Dù thế nào đi nữa em không có lỗi gì cả, em không đáng trách”
Hai ngày sau thì ông mất, có người đã nhìn thấy và nói :” Tôi chưa thấy người nào chết mà gương mặt lại trong sáng, thanh thoát và nên thơ đến thế. “ Cái chết đột ngột của thiên tài Puskin, người ta ví như mặt trời của thi ca Nga đã lặn. Ông là bản sắc Nga : dữ dội, rạch ròi , danh dự.
2, Tác phẩm: Tôi yêu em và Những cuộc tình liên quan đến cách hiểu bài thơ này.
* Có ít nhất 2 tài liệu nói về sự ra đời . Theo tác giả Kôrôvin, bài thơ hướng về cô Ana Ôlenina, cô gái mà Puskin thừa nhận là thú vị nhất thời đại, ông cầu hôn và bị khước từ. Một tình yêu đơn phương mãnh liệt. Nhưng theo tác giả Gôrôđexki, bài thơ gắn với cô Karôlina Xôbanxkaia, cô gái hơn nhà thơ 5 tuổi, đã từng đi qua nhiều cuộc tình mộng ảo, diễm lệ. Puskin gọi “đây là người đàn bà mê hồn thật sự” . Đây là lời trong một bức thư ông gửi cho cô: “Hôm nay là kỷ niệm lần thứ 9 tôi gặp cô, càng nghĩ, tôi càng thấy đời tôi gắn với cô, tôi sinh ra là để theo đuổi và yêu cô. Sớm hay muộn tôi phải dứt bỏ mọi thứ để quỳ dưới chân cô.”
Vậy ai là đối tượng nói tới trong bài thơ ?. Đây là một câu đố hóc hiểm của nghệ thuật thế giới. Có điều : những mối tình say đắm có thật và những cô gái đẹp này đã tạo ra thiên tài thơ tình.
II. Nội dung chính
1. Cách hiểu nhan đề.
Đầu đề do người biên soạn dịch đặt, đứng trước 4 khả năng: Tôi yêu chị, Tôi yêu em, Tôi yêu cô, Anh yêu em. Chọn Tôi yêu em vì nó vừa gần vừa xa, đằm thắm và dở dang.
Tất cả các nhà phê bình lỗi lạc đều thừa nhận: đây là bài thơ diễm lệ, hoàn hảo tới mức thiên tài. Bài thơ xúc động vì trong tác phẩm trữ tình này chứa đựng những giá trị tinh thần chung của loài ngời, đó là tình yêu và vẻ đẹp ứng xử trong tình yêu.
2, Sự khẳng định tình yêu chân thành, mãnh liệt
* Nhân vật trữ tình khẳng định tình yêu bền bỉ thuỷ chung với nhân vật em. Đó là tình yêu bền vững theo năm tháng, luôn âm ỉ cháy, không hề lụi tắt.
* Nhưng chàng trai nhấn mạnh rằng: lí trí bảo anh tỉnh táo dừng bước trước tình yêu đành cho em vì mối tình đó làm em bận lòng. Đó là một tình yêu đơn phương âm thầm mãnh liệt. Nhân vật TôI quyết định trả sự thanh thản cho “em”.
3, Lời cầu chúc chân thành cao thượng.
* Nỗi đau ủ kín trong lòng, lòng ghen tuông khiến chàng trai bị giày vò hậm hực. Nhân vật TôI rơI vào trạng thái đau khổ.
* Bất ngờ nằm ở 02 câu cuối: Nỗi u buồn được giải toả, chàng trai đã dâng hiến một tấm lòng chân thành trọn vẹn. Đó cũng là sự thăng hoa của tình yêu.
III. Củng cố và dặn dò
1. Củng cố:
* Cho HS dọc SGK Tr 60
2. Về nhà soạn bài “Bài thơ số 28 của Ta Go”.
Baứi thụ soỏ 28
A. mục tiêu bài học
* Theo mục đích cần đạt SGK Tr 61.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV, Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Gọi H/S đọc phần tiểu dẫn SGK tr 61
GVH: Trong phần tiểu dẫn SGK giới thiệu với ta nội dung gì ?
GVH: Anh (chị) hãy tóm tắt tác phẩm theo bố cục nội dung của bài ?
GV: Cho HS đọc bài thơ.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết đôi mắt mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì ?
GVH: Anh (chị) hãy nhận xét về cách giả định của chủ thể trữ tình?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết tại sao nhân vật trữ tình lại bộc lộ tâm trạng trước "em" như vậy ? điều đó nói nên y gì ?
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
* Ta Go (1861 – 1941), nhà thơ, nhà văn hoá lớn của ấn Độ.
* Sinh ra trong một gia đình có dòng dõi quý tộc Bà La Môn nhưng vì đấu tranh cho dân nghèo nên bị tước bỏ đẳng cấp.
* Ta Go không tin có thượng đế mà cho rằng chỉ có : “Thượng đế lao động”
2. Tác Phẩm:
* Tác phẩm được trích trong tập thơ Người làm vườn.
* Bài thơ chia làm 03 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tất cả về anh”: Khảng định tình yêu là sự hiểu biết và hoà điệu giữa hai tâm hồn.
+ Đoạn 2: Tiếp đó đén: “biên giới của nó đâu”: Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận.
+ Đoạn 3: còn lại: Sự đa dạng và phong phú trong tình yêu.
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Tình yêu là sự hiểu biết và hoà điệu giữa hai tâm hồn.
* Đôi mắt là biểu đạt tâm hồn em, đôi mắt đó đang băn khoăn dò hỏi, khao khát muốn thấu hiểu người mà mình yêu.
* Hình ảnh "trăng" thể hiện mối quan hệ mật thiết.
* Một sự giãi bày mãnh liệt và chân thành.
2. Tình yêu là sự hiến dâng tự nguyện
* - Một kiẻu câu trúc đặc biệt:
+ Tác giả đưa ra một giả định không thực: anh không chỉ là B mà còn là C. Kiểu cấu trúc câu thơ sang đôi có tác dụng nhấn mạnh nội dung. Đó là sự tự nguyện hiến dâng trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Chàng trai tỏ t\ra mình là người săn sóc chu đáo cho người yêu
+ Viên ngọc; đoá hoa: rất quy nhưng anh cũng hi sinh….
ố Tình yêu của anh không dựa vào vật chất để có thể mang lại hạnh phúc mà nó được xay dung dựa trên nền tảng của sự yêu thương, hiểu biết giữa hai con người. Tình yêu cũng không thể hiểu như một tri thức khoa học, cũng không thể chỉ qua quan sát và phân tích. Chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu.
3, Tình yêu là sự đa dạng và phong phú của cuộc sông.
+ Cũng như đoạn thơ trên, phần còn lại của tác phẩm cũng có cấu trúc: A không chỉ là B mà còn là C:
+ Niềm vui, nỗi đau đều là những trạng thái tình cảm thuộc phản ứng tâm lí của con người. Nó đối lập nhau và không dễ gì có thể dung hoà, phản ánh hay bộc lộ.
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
A.mục tiêu bài học
* Theo mục kết quả cần đạt SGK Tr 63
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV, Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Phơng pháp
Nội dung chính
GV: Cho H/S cần đọc thêm yêu cầu trong SGK Tr 63. Sau đó phân nhóm làm theo gợi các đối tượng.
GVH: Trước khi viết tóm tắt tiểu sử cần tiến hành qua mấy bước ?
GVH: Nội dung chính của Chinh Phụ Ngâm ?
GVH: Dựa vào SGK, em hãy nêu một vài đặc điểm của thể Ngâm khúc ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết vị trí và bố cục đoạn trích ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết chủ đề của đoạn trích ?
GVH: Những động tác của ngời chinh phụ có gì đặc biệt ?Những câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì ?
GVH: Hình ảnh ngọn đèn, hoa đèn gợi cho em liên tởng đến hình ảnh biẻu tợng quen thuộc nào ?
GVH: Những hành động gợng đốt hơng, gợng soi hơng, gợng gảy đàn…nói lên điều gì ?
GV: Cho HS đọc diễn cảm 8 câu tiếp theo
GVH: Tâm trạng chuyển biến của ngời chinh phụ chuyển biến nh thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa, giá trị của những từ láy: thăm thẳm, đau đáu…
GVH: Anh (chị) hãy nhận xét ý nghĩa của hai câu cuối ?
GVH:Lời của ngời chinh phụ đợc diễn tả trực tiếp qua những câu thơ nào ?
GV: Anh (chị) hãy đọc phần ghi nhớ trong SGK, học thuộc lòng đoạn thơ.
I. Nêu đối tượng viết tóm tắt và các bước chuẩn bị.
A, Đối tượng tóm tắt có thể là:
* Một đoàn viên ưu tú
* Một nhân vật lịch sử mà anh (chị) ngưỡng mộ
* Một tác giả VH mà anh (chị) yêu thích.
* Một nghệ sĩ nào đó…v.v
B, Các bước chuẩn bị
* Tìm hiểu đối tượng bằng cách sưu tầm các tư liệu về đối tượng.
* Mục đích viết
* Nội dung cơ bản cần tóm tắt
* Viét tiểu sử tóm tắt.
II. Gợi y trình bày
* Có nội dung rất phong phú và sâu sắc:
- Theo tài liệu sử vào đầu đời vua Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra…bắt lính…ĐTC cảm động viế..
- CPN nói lên sự oán ghét chiến tranh pk phi nghĩa, thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
- Nguyên tác là thể Ngâm khúc (có nguồn gốc từ TQ, làm theo thể trờng đoản cú, tức các câu dài ngắn không đều.
- Bản diễn Nôm: thể loại Ngâm khúc, thể thơ song thất lục bát (04 câu một khổ) cứ thế kéo dài, kết hợp vần chân và vần lng, vần trắc với vân bằng)
3. Vị trí đoạn trích:
HSPB:
=> Từ câu 193 đến 216. Diễn tả tâm trạng của chinh phụ khi chinh phu xa nhà.
a. Bố cục
Đoạn trích chia làm 02 phần:
-16 câu đầu: Từ “Dạo hiên vắng…phím loan ngại chùng” Nỗi cô đơn của chinh phụ trong cảnh một mình một bóng bên đèn, ngoài hiên.
- 8 câu còn lại: Từ “Lòng này gửi...tiếng trung phun ma”
Niềm nhớ thơng chồng ở phơng xa khiến lòng nàng thêm ảm đạm.
b. Chủ đề
- Diễn tả chân thành tâm trạng cô đơn, buồn nhớ, oán trách, khát khao hạnh phúc lứa đôi của ngời chinh phụ.
II. Nội dung chính
1. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng ngời chinh phụ
- Một mình ở nhà, lẻ loi ngoài hiên, đi đi lại lại, quanh quẩn, buông rèm, cuốn rèm bao nhiêu lần. Những động tác đó lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa của nàng chỉ để biểu lộ tâm trạng cô đơn lẻ loi của nàng. Nỗi lòng không biết chia sẻ cùng ai.
- Câu hỏi tu từ “đèn biết chăng; đèn chẳng biết” là lời than thở, nỗi khắc khoải chờ đợi và hi vọng, trong nàng day dứt không yên. Đó cũng là lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt, rất thơng, rất dằn vặt.
HSPB:
- Gợi đến hình ảnh ngọn đèn không tắt của ngời thiếu nữ trong ca dao: “Đèn thơng nhớ ai
Mà đèn không tắt”
- Dùng cảnh vật tự nhiên để diễn tả tâm trạng, dùng cái khách quan để diễn tả cái chủ quan vẫn là biện pháp quen thuộc của văn chơng trữ tình trung đại.
+ Tiếng gà…chỉ sự thao thức cả đêm nhớ chồng.
+ Hàng loạt động từ: gợng, gảy, soi, đốt…gắn liền với các đồ vật đàn, hơng, gơng => vốn để chỉ những thú vui tao nhã, thói quen trang điểm của những ngời phụ nữ trẻ bây giờ tiến hành miễn cỡng, gợng gạo. Đốt hơng tìm thanh thản mà tâm hồn mê man, bấn loạn, soi gơng mà không cầm đợc nớc mắt…
2. Nỗi buồn dàn trải mênh mang
HSPB: Theo logíc diễn biến tâm trạng, ngời chinh phụ cuối cùng sẽ gửi nỗi lòng của mình đến chồng.
+ Hình ảnh ớc lệ: non Yên (núi Yên Nhiên ở tận phơng Bắc TQ)
+ Nghìn vàng: chỉ vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn, sự thuỷ chung của của ngời phụ nữ.
+ Thăm thẳm vốn là từ chỉ độ sâu=>chuyển nghĩa: chỉ độ cao gợi ra miền không gian vô tận, bát ngát hơn, mênh mông không giới hạn. (so sánh thơ Quang Dũng)
+ Đau đáu: nỗi nhớ không nguôi, day dứt, tha thiết, miên man, nh đang tan chảy theo giọt ma, sơng, và tiếng trùng ra rả.
=> Đoạn thơ cực tả tâm trạng buồn chán, nhớ nhung của ngời chinh phụ qua cả ngoại cảnh và tâm trạng. Đó cũng có thể coi nh một đoạn độc thoại nội tâm.
- Hai câu cuối mang tính khái quát, triết lí về một quy luật: cảnh buồn ngời thiết tha lòng, cách nói ngợc từ cái nhìn chủ thể. Câu thơ gợi nhớ đến câu Kiều, sâu sắc mà uyển chuyển hơn: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu…
+ Lời của ngời chinh phụ đợc thể hiện qua những câu thơ sau: + Đèn có biết dờng bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
+ Lòng này gửi gió đông có tiện
…Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
=> Việc đa những lời trực tiếp đó làm cho lời văn trở lên sinh động hơn và góp phần làm nổi bật bi kịch tinh thần của ngời chinh phụ.
III. Củng cố
- Chép phần ghi nhớ (SGK)
File đính kèm:
- Ngu van 11 Tuan 26.doc