Giáo án ngữ văn 11: người cầm quyền khôi phục uy quyền

I, Mục tiêu cần đạt:

Hiểu được tình cảm yêu ghét của Huy gô đối với nhân vật trong đoạn trích.

Nắm được nghệ thuật thinh tế tác giả sử dụng trong việc tạo dựng tình huống và khắc họa tính cách nhân vật.

II, Phương tiện dạy học: SGK, SGV, STK.

III, Tiến trình giờ dạy:

1, Ổn định tổ chức.

2, Kiểm tra bài cũ.

3, Bài mới:

Ở một thnh phố nọ, người ta đ chờ 5 tiếng đồng hồ để được thấy Huygô xuất hiện. V khi ông đến tất cả mọi người đều hô vang “ Huy gô muôn năm”. Một nhà văn P đ nhận xt “ Trong tất cả mọi vinh quang VHNT vinh quang của HG l duy nhất sống trong tri tim của quần chúng nhân dân P”, ông được xem là quyển bách khoa toàn thư về tình cảm của thời đại ông

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 35104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: người cầm quyền khôi phục uy quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/3/2009 Tiết: 113, 114 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN. I, Mục tiêu cần đạt: Hiểu được tình cảm yêu ghét của Huy gô đối với nhân vật trong đoạn trích. Nắm được nghệ thuật thinh tế tác giả sử dụng trong việc tạo dựng tình huống và khắc họa tính cách nhân vật. II, Phương tiện dạy học: SGK, SGV, STK. III, Tiến trình giờ dạy: 1, Ổn định tổ chức. 2, Kiểm tra bài cũ. 3, Bài mới: Ở một thành phố nọ, người ta đã chờ 5 tiếng đồng hồ để được thấy Huygơ xuất hiện. Và khi ơng đến tất cả mọi người đều hơ vang “ Huy gơ muơn năm”. Một nhà văn P đã nhận xét “ Trong tất cả mọi vinh quang VHNT vinh quang của HG là duy nhất sống trong trái tim của quần chúng nhân dân P”, ơng được xem là quyển bách khoa tồn thư về tình cảm của thời đại ơng. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Nêâu vài nét về tác giả? HG sinh ra trong thời kì mà cách mạng 1789 thành công nhưng tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn. Vì vây trong gia đình đã tồn tai hai hệ tư tưởng khác nhau. Cha chinh chiến nhiều nơi, tuổi thơ sống êm đầm cạnh mẹ nên ảnh hưởng từ mẹ, ủng hộ tư tưởng bảo hoàng. Qua quá trình phát triển thay đổi tư tưởng. Từng bị ngất khi diễn thuyết 5 giờ liền chống lại Sác lơ. “Thể hiện niềm tin cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, chấm dứt việc khinh rẻ nhữngngười nghèo khổ, mắc lỗi lầm mà phải giáo dục, giúp đỡ họ. Nêu vài nét về tác phẩm? Xuất bản vào thời gian nào? Tóm tắt tác phẩm ( SGK) Đây là tác phẩm đồ sộ, gồm nhiều phần, quyển, chương mục đều có tiêu đề riêng. Đây là một mục trọn vẹn, tiều đề do tác giả đặt. Theo em ở đây người cầm quyền và khôi phục uy quyền là ai? Lâu nay GVG vẫn sợ GV vì nghĩ ông là thị trưởng tuy đôi lúc hắn vẫn nghi ngờ ông. Bây giờ ông đã trở về với tên họ thật của mình gã mật thám khôi phục quyền hành, tuy nhiên ở cuối tác phẩm GV đang hống hách lại nem nép nghe lời GVG. Người nắm quyền và khôi phục uy quyền chính là GVG. Đây không phải là quyền lực của thị trường mà là uy quyền của một con người chân chính đứng lên bảo vệ lẽ phải. Từ đó theo em đoạn trích này sẽ được chia làm mấy phần? Tham khảo bài chân dung GV. Tìm chi tiết miêu tả hình dáng của hắn? Qua đó em có nhận xét gì về hình dáng của GV? Và hình tượng con ác thú ấy bộc lộ rõ nét trong đoạn trích. Qua hành động, ngôn ngữ và thái độ của hắn. Nhìn thấy GVG, GV đã có hành động gì? Tìm chi tiết liên tưởng GV với con thú. Nhận xét về ngôn ngữcủa hắn? Cách cư xử mất nhân tính của hắn được giới thiệu ntn? Niềm tin gì khiến P sống? Đối với niềm tin ấy GV có thái độ ntn? ( Tin rằng GVG sẽ cứu Côdét, GV phủ nhận, tin rằng GVG là thị trưởng, tiếp tục phủ nhận. P chết trong tức tưởi). Khát vọng gặp con của người đàn bà sắp chết “ Con tôi, thế nó chưa đến đây…” – GV đáp lại “ Giờ đến lượt con này…” Người giết chết P ở đây là ai? ( Là GV, chính hắn đã gián tiếp giết chết cô). Khi P chết hắn có ăn năn thương xót không?( Không bằng cả loại cầm thú) Nhận xét về GV? Nói qua về GVG. (làm nghề xén cây, giúp chị nuôi 7 đứa cháu mồ côi cha, ăn cắp một chiếc bánh mì, bị tù 5 năm, qua nhiều lần vượt ngục mức án tăng lên 19 năm. Ra tù với tờ giấy thông hành màu vàng, cảnh báo đây là một kẻ nguy hiểm, ông đi đến đâu cũng bị người ta xa lánh, xua đuổi. Được giáo sĩ Mỉien độ lượng đón tiếp. Khi lấy cắp bộ đò ăn bằng bạc, cảnh sát bắt, giáo sĩ xin tha, còn tặng ông đôi chân nến bằng bạc “ Ông không thuộc về cái xấu nữa, tôi đã mua linh hồn ông và tôi tặng nó cho thượng đế. Hãy cầm lấy và trở thành người lươgn thiện”. Cứu con cảnh sát trưởng, mở xưởng, xây trường học, cứu tế…trở thành một thị trưởng nhân hậu. Ra đầu thú để cứu một người vô tội. Lâm vào trình trạng vô cùng khó xử trong đoạn trích. Đó là tình trạng gì? Hoàn cảnh của GVG: P bệnh nặng, tin tưởng ở ông. GV đến bắt, sự thật không thể che dấu. GVG vô cùng khó xử. Vì vậy trong hoàn cảnh đó GVG đã làm gì? Thể hiện qua những lời nói và hành động nào? Dù cúi đầu, khuất phục nhún nhường trước GV nhưng nhân cách của GVG vẫn toả sáng, toả sáng bởi chính mục đích hành động đó. Tại sao lại phải cúi đầu? - Vì sợ sệt GV? - Vì nguyên nhân nào khác? -> Để cứu P, bảo vệ P. con người ấy dù bị dồn đến chân tường vẫn che chở cho đồng loại bằng bản lĩnh phi thường của mình. Nhưng GV có chấp nhận nguyện vọng của GVG không? GV không chấp nhận nguyện vọng của GVG, hắn muốn phơi bày sự thật để thoả mãn sự hung hăng thô bạo của mình. Biết sự thật, P tắt thở trong đau đớn tuyệt vọng. Khi P đã chết thái độ của GVG thay đổi ntn? Muốn bảo vệ sự linh thiêng cho người chết. Tình cảm của GVG với P được thể hiện qua những hành động nào? Hành động ấy thể hiện thái độ gì? ( Người đàn bà khốn khổ bị cả xã hội khinh rẻ coi thường nhưng GVG vẫn yêu thương trân trọng- Phẩm cách đẹp của ông) Theo em GVG đã nói gì với P khi cô đã chết?( Trong hoàn cảnh thất vọng con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng tình thương đẩy kùi bóng tối, thắp sáng tương lai” Nhận xét về con người GVG? Con người vĩ đại ấy khi chết cũng không hề đòi hỏi gì cho mình, chỉ là một nấm mồ vô danh với tấm bia “ Ở đây yên nghỉ một người. Bể trần chìm nổi, số trời gian nan”.chinh GVG sau này cũng đã tha chết cho GV, làm hắn quá xấu hổ, tự vẫn. Là hiện thân của cái đẹp, cái thiện, chia sẻ mọi khổ đau bất hạnh với con người. Những việc làm thể hiện tình mẫu tử của P? Con không rét nữa, ta đã lấy tóc dệt cho con. Không đủ, bán răng, dù đau đớn nhưng vẫn nở nụ cười rướm máu khi nghĩ rằng con hạnh phúc. Nhận xét về P? Để P phải chết trong đau đớn, HG không còn cách nào khác vì nó tuân theo đúng diễn biến của câu chuyện. Nhưng với tâm hồn lãng mạn, trái tim nhân đạo HG đã xây dựng một chi tiết nhỏ nhưng thể hiện nhiều ý nghĩa lớn. Đó là chi tiết nào? Chi tiết nụ cười của P có ý nghĩa gì? Là nụ cười không có thật. Có thể do người chứng kiến đã qua xúc động trước những tình cảm mà GVG dành cho P nên ảo tưởng thể. Hoặc chính tác giả đã xúc động và ảo tưởng. Đó là chi tiết thể hiện thể hiện giá trị nhân đạo cao cả đồng thời nó cũng chứa chan tinh thần lãng mạn. Tổng kết về nội dung? Tổng kết nghệ thuật? Hiện thực chỗnào? Miêu tả chân dung Giave sống động, chân thực. Lãng mạn? Nụ cười P va øniềm tin vào sự chiến thắng của cải thiện. I, Đọc hiểu văn bản 1, Tác giả: - ( 1802-1885), là nhà thơ, nhà tiểu thuyết nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp. - Cha là tướng lĩnh cách mạng, mẹ mang nặng tư tưởng bảo hoàng. Tài năng bộc lộ sớm. 20 tuổi in tập thơ đầu tay, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực với nhiều tác phẩm có giá trị. - 1851 đứng về phía cộng hòa chống lại sự kiện Sác lơ lên làm hoàng đế, ông phải sống lưu vong, cộng hòa khôi phục, trở về nước. Ông ủng hộ bênh cực công xã Pari. Tư tưởng chuyển từ bóng tối sang ánh sáng. - Một số tác phẩm: + Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pari, Những người khốn khổ. + Thơ: Lá thu, trừng phạt. 2, Tác phẩm: - Xuất bản năm 1862. - Tóm tắt tác phẩm: SGK. - Tiêu đề và bố cục: * Tiêu đề: Người cầm quyền khôi phục uy quuyền. Ở đây người cầm quyền là Giăng van Giăng và người khôi phục uy quyền cũng chính là ông với vị trí tuyệt đối của mình. * Bố cục: 3 phần. + Phần 1: Đầu… tương tự ( GVG chưa mất hết quyền) + Phần 2: Tiếp…tắt thở ( GVG hoàn toàn mất hết uy quyền) + Còn lại: Khôi phục uy quyền. II, Hướng dẫn khám phá văn bản. 1, Hình tượng con ác thú GV. - Hình dáng: Xung quanh mũi có một vết nhănnhư mõm thú, khi nghiêm thì như chó giữ, khi cười thì như cọp. Mắt hắn có những tia nhìn đôïc ác. Hắn luôn rình mò lấm lét. Hắn giống người nhất là khi hắn hút thuốc. -> Đó là hình dáng một con ác thú. - Hành động: + Tiếng thét “mau lên”, không còn là tiếng người nữa là là tiếng thú gầm ( tiếng gầm của con thú dữ chuẩn bị vồ con mồi) + Hắn nhìn GVG bằng cặp mắt như cái móc sắt ( đe doạ khống chế con mồi) - Hắn tóm cổ GVG + Cái cười ghê tởm phô cả hàm răng. ( lao đến vồ mồi, nụ cười thoả mãn của con thú) - Ngôn ngữù thì xấu xa đê tiện ( Xứ chó đểu, lũ gái điếm…) - Cách xử sự: + Hắn quát tháo dù biết P đang bệnh nặng. Hắn hết lời để sỉ nhục chị. + Tước đoạt đi những niềm hi vọng sống của P để cuối cùng chị phải chết. + Hắn giữ lòng dạ sắt đá trước tình mẫu tử, tình cảm mà ai cũng cảm thấy mủi lòng. + Trước cái chết của đồng loại hắn dửng dưng như không, chỉ nghĩ đến chuyệân thúc ép để bắt GVG. => Qua đó cho thấy GV thực sự là con ác thú. Với hắn niềm hạnh phúc có được là khi được đọa đày, sỉ nhục người khác, khi làm cho người khác phải đau đớn, khổ sở. 2, GVG con người của tình yêu thương. - Luôn muốn trì hoãn che dấu P sự thật. + Tôi biết là anh muốn gì rồi. ( Ngăn ngừa trước để GV không nói ra sự thật) + Cố gỡ tay ra ngập ngừng: Giave…( không nói ra) + Vẫn thì thầm: Tôi cầu xin ông một điều. + Xin ông thư cho 3 ngày. -> Ông muốn giữ lại niềm tin cuối cùng cho P để cô có thể sống bằng cách không muốn cho cô biết sự thật, vì vậy ông phải nhún nhường trước GV. - Tuy nhiên GV đã không chấp nhận mong muốn của ông. Biết sự thật P chết trong đau đớn tuyệt vọng. - GVG không còn lí do gì phải nhún nhường nữa. Ông vùng dậy, lớn tiếng đanh thép vạch tội GV “Ông đã giết chết người đàn bà này rồi”. Sau đó với tất cả sự giâïn giữ ông đã bẻ gãy thanh giường và cầm lấy nó tiến về phía GV. Sự bùng nổ của ông làm GV vô cùng hoảng sợ, phải lùi bước. - Ông ngắm P , ngồi mãi bên cô, yên lặng không suy nghĩ gì trên đời nữa. Qua đó thể hiện một nỗi đau khôn tả. Ông sửa lại tư thế cho cô, vuốt mắt cô và đặt vào bàn tay của cô một nụ hôn. Tất cả những việc làm đó thể hiện lòng yêu thương và sự trân trọng vô bờ dành cho P. - Ông hứa với P là sẽ mang C trở về. Chính lời hứa đó đã làm cho khuôn mặt người đã chết nở một nụ cười hạnh phúc. => Là người nhân hậu, chan chứa tình yêu và sự trân trọng với con người. Ông đáng được chúng ta yêu thương trân trọng. 3, Phăng tin, người đàn bà của tình mẫu tử. - Bán thân, bán tóc và cả răng để lo cho con. - Khi mắc bệnh sắp chết niềm hi vọng cuối cùng và lớn nhất vẫn là được gặp lại con, con được sống êm ấm. -> Đó là người mẹ vĩ đại, hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng. * Nụ cười của Phăng tin: làm cho câu chuyện chứa chan tinh thần nhân đạo và lãng mạn. Mộït cái kết có hậu cho cuộc đời một người đàn bà khốn khổ. III, Tổng kết: 1, Nội dung: - Hình tượng con người đầy tình yêu thương GVG đối lập với tính cách đôïc ác, man rợ của GV. - Qua đó thể hiện tình cảm dạt dào mà nhà văn dành cho những người khốn khổ và sự căm ghét đối với những kẻ độc ác. 2, Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống kịch tính. - Bút pháp hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với ngòi bút lãng mạn. 4, Củng cố: Nắm được nhân cách của GVG, sự hiểm đôïc của GV và tình cảm tác giả dành cho nhân vật? 5, Dặn dò: Học bài cũ bài chuẩn bị bài mới. .

File đính kèm:

  • docmot huong kham pha moi.doc
Giáo án liên quan