1.Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Hs cảm nhận bức tranh phong cảnh cũng là tâm cảnh thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hưn thế đó còn là tấm lòng thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống, con người.
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích cảm thụ văn học.
c. Thái độ:
- Yêu quê hương, đất nước, con người và những cảm xúc đẹp trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a.Chuẩn bị của GV: SGK+ SGV +GA + HDTH chuẩn KTKN
b. Chuẩn bị của HS: SGK + Vở
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới
b. Bài mới
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao Tiết 84- Đây thôn Vĩ Dạ_ Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
11A
11B
11C
11D
Tiết 84
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử
1.Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Hs cảm nhận bức tranh phong cảnh cũng là tâm cảnh thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hưn thế đó còn là tấm lòng thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống, con người.
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích cảm thụ văn học.
c. Thái độ:
- Yêu quê hương, đất nước, con người và những cảm xúc đẹp trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a.Chuẩn bị của GV: SGK+ SGV +GA + HDTH chuẩn KTKN
b. Chuẩn bị của HS: SGK + Vở
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới
b. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Hd hs tìm hiểu phần tiểu dẫn
Gọi hs đọc tiểu dẫn
Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hàn Mặc Tử có gì đặc biệt đáng lưu ý?
Bút danh Hàn Mặc Tử : đứa con của văn chươg – kẻ đam mê văn chương
- HMT là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau dớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thể xác. Linh hồn muốn thoát ra khỏi xác phàm để bay tới cõ siêu nhiên sáng láng thơm tho, tinh khiết nhưng thật ra vãn gắn bó với cuộc đời, với con người mà ông tha thiết yêu thương bằng một tình yêu trần thế.
- Thế giới thơ HMT thường chia thành hai phần đối lập nhau :
+ Những vần thơ điên loạn, ma quái, rùng rợn với hai hình tượng chính là hồn và trăng :
Thịt da tôi sượng sần và tê điếng
Tôi đau vì rùng rơn đến vô biên
Tôi dìm hồn xuống một vunhx trăng êm
Cho trăng ngập, trăng dồn lên tới ngực
+ Những bài thơ hồn nhiên trong trẻo với hình ảnh tươi sáng đến lạ thường ( Mùa xuân chín , Đây thôn Vĩ Dạ )
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
Hd hs đọc văn bản và giải thích từ khó
Hoạt động 2 : Hd hs tìm hiểu văn bản
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi.Đó là lời của ai hướng đến ai ? Giọng điệu và ý nghĩa của lời hỏi ?
- Câu thơ có những cách hiểu khác nhau: tác giả mượn lời cô gái thôn Vĩ trách người bạn xa lâu không về chơi ; lời chính tác giả tự hỏi mình, trách mình, là ao ước thầm kín được về thăm thôn Vĩ.
Tại sao tác giả không dùng từ về thăm mà lại dùng từ về chơi ?
Sự khác nhau giữa từ chơi và thăm?
Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong tưởng tượng của tác giả hiện lên như thế nào trong hai câu thơ tiếp theo ?( thời gian, cảnh sắc )
Liên hệ bài Nắng mới của Lưu trọng Lư.
Tác dụng của điệp từ nắng ?
Người thôn Vĩ hiện lên qua chi tiết nào ?
Mặt chữ điền là khuôn mặt như thế nào? Có tài liệu cho rằng mặt chữ điền là khuôn mặt đàn ông, nhưng lại có người cho rằng đó là khuôn mặt phụ nữ ? Cách hiểu của em?
Hình ảnh khuôn mặt chữ điền thhấp thoáng qua màn lá trúc gợi lên cảm xúc gì?
Lâu nay, mặt chữ điền vẫn đc hiểu là khuôn mặt đàn ông. Tuy nhiên trong ca dao miền Trung, mặt chữ điền cũg để chỉ khuôn mặt đẹp, phúc hậu khả ái của người phụ nữ nữ.
Anh thương em không thương bạc thương tiền
Anh thương khuôn mặt chữ điền của em.
=> Hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa túc là chỉ gợi lên vẻ đẹp của người chứ không chỉ rõ cụ thể là ai.
Em có nhận xét gì về bức tranh thôn Vĩ hiện lên qua tưởng tượng của thi sĩ ?
Thơ – ngoại cảnh cũng chính là tâm trạng của thi nhân. Đặt bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong nỗi niềm của thi nhân , em hình dung ra tâm trạng của thi nhân trong khổ thơ đầu như thế nào ?
-> Từ những nội dung vừa phân tích em hãy đặt cho khổ thơ đầu một tiêu đề khái quát ?
Hd hs tích hợp nội dung bài học với gd bảo vệ môi trường .
Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở đây như thế nào?
Đọc tiểu dẫn
Trả lời
Trả lời
Đọc văn bản
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Nghe + mở rộng
-Bức tranh thôn Vĩ đẹp, tươi sáng…
- Tâm trạng thi nhân…
- Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
-HMT (1912-1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí quê ở Đồng Hới Quảng Bình, cha mất sớm, sống cùng mẹ ở Quy Nhơn.
- Làm công chức ở Đạc điền Bình Định và vào Sài Gòn làm báo.
-1936 mắc bệnh phong-> mất ở trại phong Quy Hoà.
- Tác phẩm chính:Gái quê (1936), Thơ điên(1938)…
2. Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ.
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của HMT với một cô gái quê ở Vĩ Dạ - một thôn nhỏ bên dòng sông Hương.
- Đọc và giải tích từ khó.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Khổ thơ đầu.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ,
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên .
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc ,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền .
- Mở đầu là 1 câu hỏi tu từ :
+ Vừa là lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ ( mà tác giả tưởng tượng ra ) vừa là lời tự vấn sao không về thăm thôn Vĩ của nhà thơ.
- Từ chơi, thân mật, gần gũi hơn từ thăm-khách sáo, xa xôi.
- Bức tranh thôn Vĩ trong buổi bình minh :
+ Nắng mới lên : Nắng đầu tiên của một ngày, mới mẻ, ấm áp. Không phải nắng ban mai hay nắng mai như cách nói thông thường mà là nắng mới lên. Chữ mới tô đậm cái mới mẻ, tinh khiết của những tia nắng đầu tiên trong ngày. Thi nhân như thể theo nắng mới mà về thôn Vĩ.
+ Nắng hàng cau: Cau là cây cao nhất trong vườn nên sớm đón được những tia nắng đầu tiên của một ngày . Vì thế nắng hàng cau là nắng thanh tân , tinh khôi, là nắng thiếu nữ. Ánh nắng chiếu vào thân cau đổ bóng xuóng khu vườn . Thân cau lại thẳng , chia thành nhiều đốt đều đặn , bởi vậy mà cau như cây thước của thiên nhiên , được dựng sẵn trong vườn để đo mực nắng.
* Sự lặp lại 2 lần từ “nắng” khiến câu thơ tràn ngập ánh sáng.
àThiên nhiên sống động rạng ngời , gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp.
+ Vườn Vĩ Dạ mướt quá xanh như ngọc : mướt ánh lên vẻ óng ả, mượt mà đầy xuân sắc, một màu xanh óng ả, mượt mà đầy xuân sắc. Xanh như ngọc là màu xanh lung linh, ngời sáng, cao quí -> Cả vườn Vĩ dạ được tắm gội trong sương đêm , đang chìm trong giác ngủ thì được đánh thức và bừng lên trong nắng hồn ban mai . Nắng mai rót vào vườn cứ đầy lên theo từng đốt cau, khi nắng ngập tràn thì nó biến cả khu vườn thành một đảo ngọc vừa thanh khiết vừa cao sang.
- Người thôn Vĩ :
+ Mặt chữ điền là khuôn mặt người ngay thẳng, phúc hậu theo quan niệm truyền thống.
+ lá trúc che ngang : gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng -> Mặt chữ điền thấp thoáng qua lá trúc che ngang - xuất hiện 1 cách kín đáo rất đúng với bản chất của người xứ Huế , thiên nhiên và con người hòa hợp trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
* Tiểu kết :
- Bức tranh thôn Vĩ đẹp, tươi sáng , trong trẻo, gợi cảm và đầy sức sống.
- Tâm trạng thi nhân :bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.
* Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường
Cảnh vật Thôn Vĩ đẹp, thơ mộng trong dòng hoài niệm tha thiết của nhân vật trữ tình.thiên nhiên muôn đời không thể tách rời cuộc sống, tình cảm của con người ngay cả khi đó là kỉ niệm.
c. Củng cố , luyện tập
GV khái quát lại nội dung bài dạy
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và chuẩn bị bài mới
Về nhà học bài , học thuộc lòng bài thơ
Chuẩn bị bài : Đây thôn Vĩ Dạ ( Tiếp )
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 11 THPT Thong Nguyen.doc