I/ Mục tiêu bài dạy: Giúp HS:
- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ thể kỉ XX đến CM tháng tám 1945.
- Nhận thức được sự khác nhau giữa 2 bộ phận văn học hợp pháp và bất hợp pháp, về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính chất, vị trí và những đóng góp đối với lịch sử văn học dân tộc về tư tưởng và nghệ thuật.
- Hiểu được trên nét lớn thành tựu văn học thời kì này.
II/ Phương tiện dạy học: Sách GK, Sách GV, thiết kề dạy học, tài liệu tham khảo.
III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng, hoạt động nhóm, cáo nhân.
IV/ Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Qua những tác giả, tác phẩm đã được tìm hiểu về Văn hoc trung đại trong chương trình lớp 11, em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất ? Hãy trình bày về điều đó? ( HS có thể chọn một vấn đề về nội dung hoặc nghệ thuật)
43 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 nâng cao từ tiết 33 đến tiết 49, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:33-34, Bài học:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐÊN 1945.
I/ Mục tiêu bài dạy: Giúp HS:
Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ thể kỉ XX đến CM tháng tám 1945.
Nhận thức được sự khác nhau giữa 2 bộ phận văn học hợp pháp và bất hợp pháp, về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính chất, vị trí và những đóng góp đối với lịch sử văn học dân tộc về tư tưởng và nghệ thuật.
Hiểu được trên nét lớn thành tựu văn học thời kì này.
II/ Phương tiện dạy học: Sách GK, Sách GV, thiết kề dạy học, tài liệu tham khảo...
III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng, hoạt động nhóm, cáo nhân.
IV/ Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Qua những tác giả, tác phẩm đã được tìm hiểu về Văn hoc trung đại trong chương trình lớp 11, em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất ? Hãy trình bày về điều đó? ( HS có thể chọn một vấn đề về nội dung hoặc nghệ thuật)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Hương dẫn HS tìm hiểu bối cảnh lịch sử - cơ sở hình thành và phát triển của thời kì văn học.
GV nêu câu hỏi: Theo em những điều kiện kinh tế chính trị xã hội nào đã tác động trực tiếp đến văn học thời kì này?
HS tham gia phát biểu dựa trên bài soạn và SGK.
Tai sao sự kiện Đảng cộng sản ra đời và “Đề cương văn hoá” của Đảng đã tác động tích cực đến nền văn học? ( Gợi ý: Quan niệm về vai trò vị trí của VH trong sự nghiệp CM của Đảng)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của văn học
GV yêu cầu học sinh nêu và phân tích những đặc điểm cơ bản dựa vào SGK và bài soạn ở nhà
- Văn học thời kì này có những đặc điểm nào?
- Em hiểu thế nào là hiện đại hoá nền văn học? Quá trình HĐH diễn ra như thế nào? Thành tựu nổi bật?
( Văn học Trung đại: Quan niệm Văn dĩ tải đạo, tính quy phạm chặt chẽ,hệ thống ước lệ tượng trưng,tính chất sùng cổ, phi ngã, người sáng tác là những nho sĩ tài hoa,mục đích tiêu khiển, giáo huấn...)
Quá trình hiện đại hoá đã diễn ra qua những chặng nào? Diện mạo của mỗi chặng như thế nào ?
HS làm việc cá nhân và trình bày.lớp trao đổi, GV nhận xét củng cố khắc sâu kiến thức
D/C : Thầy Lazaroo phiền ( Nguyễn Trọng Quản) Hoàng Tố Tâm hàm oan ( Trần Thiện Trung)
D/C : Văn xuôi : Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách. Truyện ngắn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Ái Quốc.
Thơ ca : Tản Đà, Trần Tuấn Khải
Kịch:Nam Xương Vũ Đình Long
D/C : Văn xuôi : Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng,Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan...Truyên ngắn: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân... Thơ ca : Thơ mới, Thơ Cách mạng. Kịch nói: Vi Huyền Đắc, Đòan Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng). Nghiên cứu phê bình của Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai..
D/C một số thành tựu Thơ mới, Văn xuôi Tự lực văn đoàn....
D/C : Một số tác phẩm như : Chí Phèo, Lão Hạc, Số đỏ, Tắt đèn...
GV nêu và phân tích một số D/C minh hoạ ( Thơ văn Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...)
Theo em nguyên nhân nào khiến VH thời kì này có một nhịp độ phát triển nhanh như vậy?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu thành tựu của văn học từ đầu thế kỉ XX- 1945
GV hỏi : Em hãy cho biết tính chất kế thừa và nét mới trong nội dung tư tưởng của các tác phẩm thời kì này là gì ?
HS dựa vào SGK trình bày:
Lưu ý : Nhắc lại các yếu tố mang tính truyền thống và nhấn mạnh nét mới: ( Quan niệm của PBC “ Dân là dân nước, nước là nước của dân”, Các nhà văn vô sản thì gắn CNYN với lí tương XHCN...; Chủ nghĩa nhân đạo cũng có những nét mới: Thể hiện sự thức tỉnh của ý thức cá nhân người cầm bút...)
Gv yêu cầu HS nêu thành tựu, dùng phương pháp so sánh để chỉ ra nét riêng độc đáo của từng cây bút tiêu biểu
I/ Một số nét về bối cảnh lịch sử nước ta từ đầu thế kỉ XX- 1945:
Bước vào những năm đầu thế kỉ XX, Pháp đã cơ bản bình điịnh xongVN và chính thức đặt ách đô hộ thực dân lên toàn bộ đất nước ta, đồng thời tiến hành khai thác thuộc địa trên quy mô lớn ==>Tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội VN.
- Xã hội VN biến đổi theo hướng hiện đại: ( Cơ cấu kinh tế vùng miền, cơ cấu giai cấp, ý thức hệ, thị hiếu thẩm mĩ, công chúng...)
- Văn hoá: Thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa phong kiến, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá phương tây ( Pháp) phát triển theo hướng hiện đại hoá ( chống lai lễ giáo phong kiến, đòi quyền sống quyền hạnh phúc cá nhân)
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản VN ( 1930) và sau khi có “Đề cương văn hoá” (1943), nền văn học đã phát triển một cách tích cực tiến bộ.và cách mạng,
- Báo chí , xuất bản, dịch thuật, phê bình văn học, chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán...cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn học. Đăc biệt lớp trí thức Tây học- nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá- chính là chiếc cầu nối để văn học tiến nhanh trên con đường hiện đại hoá.
==>Đó chính là những điều kiên chín muồi làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của văn học thời kì này.
II/ Những đặc điểm cơ bản của văn học từ đầu thế kỉ XX-1945:
1. Văn học đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá :
+ Khái niệm hiện đại hoá: Là quá trình làm cho nền văn học có tính chất hiện đại, có thể hội nhập và nhịp bướccùng nền văn học thế giới. Văn học hiện đại thoát khỏi hệ thống thi pháp của nền văn học Trung đại và tạo ra những đặc điểm tính chất của một nền văn học mới:
+ Nội dung hiện đại hoá: Thể hiện ở nhiều phương diện:
- Quan niệm về văn học: Coi văn chương như một hoạt động nghệ thuật đi tìm cái đẹp và sáng tạo cái đẹp để nhận thức và khám phá cái đẹp.
- Văn học tách ra khỏi các hoạt động trước tác khác, không còn tính chất “văn sử bất phân”, thoát khỏi những quan niệm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp Trung đại.
- Thay đổi kiểu nhà văn ( chủ thể sáng tạo) xuất hiện tầng lớp văn nghệ sĩ chuyên nghiệp, trí thức Tây học.
-Thay đổi công chúng (đối tương thưởng thức Vh) chủ yếu là tầng lớp thị dân.
+ Quá trình hiện đai hoá : Diễn ra qua 3 bước
- Bước 1: Hai mươi năm đầu thế kỉ XX ( 1900- 1920)
. Mở đầu thời kì hiện đai hoá nền văn học: Tính chất hiện đại đã có nhưng những yếu tố cũ vẫn còn rất lớn.
. Thành tựu tiêu biểu:Văn học yêu nước và cách mạng vừa có sự tiếp nối và phát triển dòng văn học yêu nước chống Pháp nửa đầu thế kỉ XIX vừa có nhiều đổi mới về nội dung tư tưởng ( Thơ văn Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, NguyễnThượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng).
. Thể loại, thi pháp, ngôn ngữ vẫn thuộc phạm trù văn học Trung đại.
. Tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ đã bắt đầu xuất hiện ở Nam bộ nhưng hầu hết đều còn vụng về, non nớt.
- Bước2: Những năm 20 của thế kỉ XX (1920-1930)
. Quá trình hiện đại hoá đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Nhiều tác phẩmcó giá trị xuất hiện.Một số cây bút đã thể hện được sức sáng tạo dồi dào và đã tự khẳng định tài năng của mình.
. Thành tựu: Văn xuôi, kịch, thơ ca ( SGK )
- Bước 3: ( 1930- 1935)
. Văn học phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đặc sắc ở nhiều thể loại, xuất hiện nhiều tài năng, nhiều tác phẩm kiệt xuất.
. Thành tựu:
+ Văn xuôi phát triển chưa từng có.
+ Thơ ca phát triển mạnh mẽ.
+ Kịch nói tiếp tục phát triển.
+ Nghiên cứu, lí luận phê bình phát triển với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
==>Văn học giai đoạn này thực sự có một diện mạo mới mẻ , đa dạng phong phú và rất hiện đại.
2. Văn học hình thành nhiều bộ phận và phân chia thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
a. Bộ phận văn học công khai hợp pháp:
- Dòng văn học lãng mạn:
.Nội dung: Là tiéng nói cá nhân giàu cảm xúc và tưởng tượng. Luôn khẳng định cái tôi cá nhân, thể hiện sư bất hoà bất lực trước thực tại và tìm cách thoát khỏi thế giưói thực tại bằng cách đi sâu vào thế giới nội tâm, thế giới của những mộng ước cảm xúc mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những biến thái đầy bí ẩn của tâm hồn người
. Đề tài: Viết về thiên nhiên , quá khứ, tình yêu.
Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng VHLM vẫn nằm trong văn mach dân tộc, đậm đà chất Vn và có nhiều yếu tố tích cực
- Dòng văn học hiện thực:
. Nội dung:
-Phơi bày hiên thực xã hội bất công thối nát, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với thái độ cảm thông sâu sắc và phê phán xã hội trên tinh thần nhân đạo và dân chủ.
-Chú trọng miêu tả phân tích lí giải chân thực chính xác quá trình khách quan của hiện thực XH thông qua những hình tượng điển hình.
- Tính chân thực và tinh thần nhân đạo là đặc điểm nổi bật của văn học hiện thực.
- Thành tựu: Ở nhiều thể loại, nhất là truyện ngắn.
- Hạn chế : Cái nhìn bế tắc
b. Bộ phận văn học bất hợp pháp và nửa hợp pháp:
- Nội dung chủ yếu: Truyền bá tư tưởng yêu nước, cách mạng, đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, nhân dân. Hình tượng người chiến sĩ- nhân vật tiêu biểu của thời đại được khắc hoạ đậm nét.
- Nhà văn đồng thời là chiến sĩ cách mạng, điều kiên sáng tác khó khăn thiếu thốn.
- Thành tựu: Sáng tác của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
Ở bộ phân này quá trình hiện đại hoá gắn với quá trình cách mạng hoá nền văn học.
3. Văn học phát triển với một nhịp độ nhanh và đạt được những thành tựu to lớn
- Thể loại: Phát triển nhanh phong phú
- Nhiều nhà văn khẳng định phong cách độc đáo của mình.
- Nguyên nhân : Do sức sống mạnh mẽ mãnh liệtcủa dân tộc được tiếp sức bởi phong trào đấu tranh CM suốt nửa thế kỉ.
Do sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái “ Tôi” cá nhân sau một thời gian dài bị kìm hãm.
Do kế thừa và phát huy truyền thống văn học dân tộc.
III/ Thành tựu văn học từ đầu thế kỉ XX- 1945:
1. Về nội dung tư tưởng: Văn hoc thời kì này vẫn tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VH dân tộc, đồng thời mang đến cho những truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại: Tinh thần dân chủ
- Về lòng yêu nước
- Về chủ nghĩa nhân đạo
- Về chủ nghĩa anh hùng...
2 Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:
- Văn xuôi: Phát triển mạnh nhất là tiểu thuyết và truyên ngắn
.Tiểu thuyết: Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tiểu thyết trào phúng Vũ Trọng Phụng..
.Truyện ngắn: Pham Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Lối truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Truyên không có cốt truyện đậm chất tơ của Thạch Lam Thanh Tịnh, Hồ Zếnh. Truyện ngắn của Nguyễn Tuân, Nam Cao, Kim Lân, Bùi Hiển...
. Thể loại phóng sự, tuỳ bút, bút kí , kịch nói cũng có bước phát triển dồi dào phong phú
- Thơ ca: Đạt được những thành tựu rực rỡ nhất của VH từ đầu thế kỉ XX- 1945.
. Thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
. Thơ Mới: Xuân Diệu, Huy Cân, Chế Lan Viên, Thế Lữ, Nguyễn Bính...
. Thơ ca cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
IV/ Kết luận: SGK
* Củng cố : Chú ý
- Những đặc điểm cỏ bản, thành tựu rực rỡ và vị trí đặc biệt của thời kì văn học này trong tiến trình lịch sử vh dân tộc
* Dăn dò : HS chuẩn bị làm bài viết số 3 ( Nghị luận văn học- 2 tiết )
-------------------------------------
Tiết 35-36, Làm văn:
BÀI VIẾT SỐ 3 ( Nghị luận văn học)
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
-Biết viết bài văn nghị luận văn học phân tích một vấn đề về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học Trung đại ( chủ yếu là thơ)
-Biết vận dụng những kiến thức về thơ ca Trung đại VN, về luận điểm, lập luận và thao tác phân tích đã học vào việc viết một bài văn nghị luận văn học.
-Rèn kĩ năng phân tích đề và kĩ năng viết bài văn nghị luận, biết trình bày và diễn đậtccs nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách; hạn chế và khác phục những sai sót của các bài làm trước.
II/ Phương tiện : HS Trình bày bài viết trên giấy KT thống nhất của nhà trường.
III/ Phương pháp kiểm tra: Tự luận.
IV/ Tiến trình kiểm tra :
Ổn định lớp
Ghi đề kiểm tra & HS làm bài
V/ Đề bài : Chân dung tinh thần nhà thơ Nguyễn Công Trứ qua bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng”
VI/ Đáp án và biểu điểm:
* Đáp án :
Về hình thức: Yêu cầu HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích một vấn đề về nội dung nghệ thuật của tác phẩm văn học. Lập luân chặt chẽ mạch lạc, hành văn chính xác, trôi chảy có chất văn.
Về nội dung: Từ việc hiểu bài thơ , yêu cầu HS lập ý và trình bày bài viết có thể theo nhiều cách nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau :
Khái quát về chân dung con người tinh thần Nguyễn Công Trứ qua bài thơ : Một con người có tâm hồn tự do , khoáng đạt, tự tin lạc quan ham sống, sống tích cực vừa biết gánh vác việc chung vừa biết sống cho mình và có phần ngạo đời ==> Thái độ sống “ngất ngưởng” trong bài thơ.
Phân tích làm rõ thái độ ngất ngưỡng – chân dung tinh thần-của tác giả qua các khổ thơ, qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc ( Lối tự xưng, điệp từ, điệp ngữ, dùng điển tích, ngắt nhịplinh hoạt, từ láy tạo hình tạo nhạc
Ngất ngưởng khi làm quan- thái độ tự tin, tự hào đầy ý thức đầy bản lĩnh pha chút ngạo đời
Ngất ngưởng khi về hưu- thái độ coi thường thói đời, vượt lên trên những quy tắc bình thường của thói đời, chọn lối sống ngất ngưởng ngạo nghễ - biết sống cho chính mình
Ngất ngưởng trong quan niệm về tài năng phẩm chất: Sự dung hoà giữa bổn phận và quyền lợi, giữa phục vụ và hưởng thụ.
Nhận xét đánh giá tổng quát : Sự cộng hưởng làm nên giá trị bài thơ chính là ở nội dung toát lên chân dung một con người tự do tự tại, ngất ngưởng trong cuộc đời và ở nghệ thuật đặc sắc của thể thơ hát nói ( Nhờ thể thơ hát nói mà cái ngất ngưởng của nhà thơ được bbộc lộ hết cung bậc và ngược lại)
* Biểu điểm:
- Điểm 8-10 : Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về nội dung và hình thức, lập luận chặt chẽ, văn viết linh hoạt sáng tạo, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 6-7 : Đầy đủ nội dung, văn trôi chảy, phân tích rõ ý, có vài lỗi chính tả diễn đạt.
- Điểm 4-5 Bài làm đạt TB. Kĩ năng phân tích cảm thụ còn non. Văn trôi chảy nhưng còn khô khan. Mắc từ 4-5 lỗi chính tả.
- Điểm dưới 4: Bài làm còn nhiều thiếu sót về nội dung và hình thức.
--------------------------------
Tiết 37-38 , Đọc văn:
( Thạch Lam)
I/ Mục tiêu bài dạy: Giúp HS
- Thấy được bức tranh cuộc sống phố huyện và tâm trạng “ Hai đứa trẻ”, từ đó hiểu được tấm lòng thương cảm sâu xa của tác giả đối với những kiếp sống tối tăm mòn mỏi trong xã hội cũ và vẻ đẹp nên thơ bình dị của bức tranh đó.
- Phân tích được nét tinh tế trong nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng của tác giả trong tác phẩm. Từ đó bước đầu cảm nhận được nét riêng trong phong cách nghệ thuật Thach Lam.
II/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học, bảng phụ...
III/ Phương pháp : Nêu vấn đề, vấn đáp, hoạt động cá nhân, trao đổi nhóm...
VI/ Tiến trình bài dạy:
1 Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX- 1945. Xác định vị trí của nhà văn Thach Lam trong thời kì văn học này ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, tiếp cận văn bản...
GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn, phần tri thức đọc hiểu trong SGK, nêu một số nét lớn về tiểu sử, sáng tác của TL...
HS làm việc cá nhân trả lời, GV nhận xét và thuyết giảng bổ sung khắc sâu kiến thức. ( Chú ý thêm những hiểu biết về Truyện ngắn hiện đaị và nhóm Tự lực văn đoàn ở phần tri thức đọc hiểu)
GV gọi HS đọc diễn cảm tác phẩm, xác định bố cục tác phẩm qua cmr xúc của nhân vật Liên
Câu hỏi 1 SGK: Bức tranh phố huyên được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Bức tranh ấy được nhìn qua con mắt của ai? Điều này có ý nghĩa gì? ( câu hỏi gợi tìm bố cục. chủ đề)
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu tác phẩm : Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và cảm xúc tâm trạng của nhân vật Liên
Gv nêu câu hỏi:
- Cảm nhận chung của em về cảnh phố huyện lúc chiều muộn? Bức tranh phố huyện được gợi lên từ những chi tiết nghệ thuật nào? Những hình ảnh, âm thanh đó gắn với những cảm xúc gì của Liên? Tương quan giữa ngoại cảnh và cảm xúc được thể hiện như thế nào?
HS : Làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm sau đó trình bày, tập thể trao đổi
Gv : nhận xét bổ sung , củng cố
GV hỏi: Bức tranh phố huyện về đêm qua cảm xúc của Liên, dưới ngòi bút miêu tả của TL đem lại cho em ấn tượng gì ? Trong đó những chi tiết nào gợi ấn tượng nhất ? Cách miêu tả của nhà văn gợi cảm nhận gì?
HS trao đổi nhóm, trả lời. (Lưu ý những chi tiết miêu tả bóng tối và ánh sáng)
- Chi tiết miêu tả ánh sáng, trong đó đặc biệt là ngọn đèn chi Tí được lặp lại nhiều lần có ý nghĩa gì?( Tả thực: Cuộc sống lay lắt quẩn quanh nơi phố huyện . Ẩn dụ biểu tượng : Gợi 1 nỗi ám ảnh, cảm thương sâu xa cho những kiếp người mòn mỏi chìm khuất mù tối ngay gữa cuộc đời đầy đổi thay, đầy ánh sáng)
GV :Cuộc sống nơi phố huyện lúc đêm về được gợi qua những chi tiết nào? Cảm xúc của Liên trước cảnh sống đó như thế nào ? Qua dó, gợi điều gì về tác giả Thạch Lam ?
GV: Ấn tượng đậm nét về cảnh phố huyện về khuya qua ngòi bút TL là gì? Tạo sao hình ảnh chuyến tàu đêm gây ấn tượng đậm nét như vậy? Ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm?
* HS bình giảng đoạn văn tả cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện, làm rõ nghệ thuật miêu tả tinh tế, gợi cảm của Thach Lam ( Bài tập nâng cao) Gợi ý:
-Quan sát và miêu tả: Từ xa - gần, dùng nhiều giác quan, nhiều sắc thái tâm lí...
- Tính gợi cảm nội tại, sự tương phản với 2 đoạn văn trên=> nỗi buồn càng thấm thía, ước mơ càng chân thực
- Vẻ kì thú của đoàn tàu gợi tâm trạng gì cho nhân vật ( Niềm vui, niền thương cảm, nỗi buồn thấm thía => Tự ý thức)
* Củng cố: Nội dung tác phẩm toát lên giá trị nhân đạo sâu sắc, Nghệ thuật miêu tả tinh tế âm hưởng câu văn nhẹ nhàng mang đến cho người đọc sự đồng cảm thấm thía, những cảm xúc nhẹ nhàng êm dịu...( chú ý sự tương ứng giữa 3 bức tranh, 3 thời khắc và 3 trạng thái cảm xúc của nhân vật; Ghi nhớ những đoạn văn hay.)
I/ Tìm hiểu chung :
a. Tác giả Thạch Lam:(1930-1942)
- Tên thật Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Bút danh khác: Việt Sinh.
- Sinh tại Hà Nội, nhưng nhiều năm tuổi thơ sống tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Con người, cuộc đời: Tài hoa nhưng mệnh yểu.
- Sáng tác: Là cây bút chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn.
. Nội dung: Thường viết hay và xúc động về cuộc sông con người nơi phố huyện, ngoại ô. Nhà văn qua những trang viết của mình thường bùi ngùi cảm thương, bâng khuâng trước những cảnh đời lầm than cơ cực, những trạng thái tâm hồn quen thuộc.
. Nghệ thuật: Lối văn nhẹ nhàng đằm thắm giàu chất thơ, chất trữ tình thấm đượm. Truyện thường không có cốt truyện mà thường bắt đầu bằng một cảm giác, cảm tưởng, đi sâu vào thế giới cảm xúc ==>Thế giới nghệ thuật của Thạch Lam là thế giới của những cảm xúc cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng, man mác, bâng khuâng...
b.Truyên ngắn: Hai đứa trẻ
- Xuất xứ: Rút trong tập truyên” Nắng trong vườn”( 1938) Một trong những tập truyên ngắn tiêu biểu của Thach Lam.
- Kết cấu : Mạch truyên phát triển theo dòng cảm xúc của nhân vật Liên
. Cảnh 1: ( Từ đầu.... tiếng cười nhỏ dần về phía làng) Cảm xúc của Liên trước cảnh phố huyện lúc chiều buông
. Cảnh 2: ( Tiếp theo...mơ hồ không hiểu) Cảm xúc của Liên trước cảnh phố huyên lúc đêm đến.
. Cảnh 3: ( Còn lại ) Cảm xúc của Liên Trước cảnh phố huyện lúc đêm về ( khuya).
- Chủ đề : Truyện toát lên nhiều ý nghĩa khi cảm nhận ở những góc độ khác nhau:
. Lời gợi nhắc về tình cảm nguồn cội, quê hương.
. Lời cảnh tỉnh đối với những kiếp người , những cảnh đời quẩn quanh đơn điệu.
. Niềm trân trọng đối với những mơ ước nhỏ nhoi khiêm nhường của những con người nhỏ bé.
==>Cảm hứng chủ đạo: Niềm cảm thương sâu sắc chân thành của nhà văn đối với những kiếp người, những cảnh đời chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh nơi phố huyên bình lặng, tối tăm, tù đọng, đồng cảm với những mơ ước nhỏ nhoi, thiết tha của họ.
II/ Đọc- hiểu văn bản: Bức tranh phố huyện qua cảm xúc của Liên
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều muộn:
- Không gian miêu tả : Dãy tre làng.
Trong cửa hàng .
Cảnh chợ vãn từ lâu.
- Chi tiết miêu tả: Có sự đan xen giữa cảnh êm đềm thi vị và những hình ảnh gợi cuộc sống nghèo khó lam lũ, sa sút.
.”Tiếng trống... gọi buổi chiều...Chiều... êm ả...gió nhẹ. Mùi vị riêng.../ Tiếng ếch nhái kêu, tiếng muỗi vo ve...Phiên chợ vãn: rác rưởi...những đứa trẻ con nhà nghèo...bà cụ Thi...”
- Tâm trạng của Liên: “Liên không hiểu sao... thấy lòng mình buồn man mác...”
==> Cảnh chiều muộn hiện ra vừa thi vị êm ái vừa đượm một nỗi buồn thương man mác bâng khuâng như chính nỗi buồn trong tâm trạng của Liên: Dường như nỗi buồn của cảnh vật và tâm hồn người nhuốm sang nhau, hoà quyện thấm thía.
2. Bức tranh phố huyên lúc đêm về:
+ Cảnh vật: Có sự hoà trộn giữa ánh sáng và bóng tối
. Bóng tối: Dày đặc, mênh mông, bao trùm, luồn lách...như nỗi ám ảnh (Đường phố và các ngõ con...chứa đầy bóng tối, tối hết cả : Con đường ra sông, qua chợ, các ngõ vào làng...)
. Ánh sáng: Nhỏ bé, mong manh, yếu ớt, le lói...( Khe sáng, vệt sáng, Quầng sáng, chấm lửa, hột sáng.)
==> Cách miêu tả gợi cho người đọc cảm nhận : Sự tương phản rõ nét giữa bóng tối và ánh sáng. Trong đó, ánh sáng tuy nhỏ bé mong manh nhưng vẫn không bị triệt tiêu ( nuốt chững ) mà vẫn tồn tại như chính sự sống bền bỉ vẫn phập phồng bất chấp bóng tối tù đọng vây hãm.
+ Hoạt động: Thu nhỏ ở không gian “ Gốc cây bàng.
. Mẹ con chi Tí dọn hàng nước
. Gánh phở bác Siêu xuất hiện với chấm lửa vàng lơ lửng
. Gia đình anh Xẩm
. Của hàng của chị em Liên
==>Gợi lên một cuộc sống lay lắt trong nghèo khổ nhưng dường như tất cả đều chờ đợi và hy vọng một điều gì mới mẻ.
==> Tất cả đều rất quen thuộc, gần gũi gội một nỗi buồn thương khắc khoải trong tâm hồn Liên hay đó cũng là nỗi buồn của chính nhà văn Thach Lam trước những cảnh đời những kiếp người nhỏ nhoi tội nghiệp nơi phố huyện nghèo.
3. Phố huyện về khuya:
- Hình ảnh chuyến tàu đêm :
. Trong tâm trạng chờ đợi khắc khoải của mọi người
. Háo hức chiêm ngưỡng ánh sáng
. Liên lặng theo mơ tưởng...
- Hình ảnh chuyến tàu đêm: Đó là một thế giới khác hẳn với thế giới vốn có của phố huyện:
. Tác giả tả thực: chuyến tàu với ánh sáng rực rỡ, âm thanh mãnh liệt, không khí đông vui rộn ràng... hoàn toàn đối lập với thứ ánh sáng le lói nhỏ bé, mong manh, âm thanh tẻ nhạt thê lương, không gian vắng lặng đìu hiu vốn có của phố huyện.
. Chuyến tàu có ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống tươi sáng đep đẽ, lấp đi khoảng trống trong tâm hồn người, nuôi dưỡng ước mơ hy vọng về tương lai
==>Có lẽ chính vì vậy mà dù chỉ vụt qua trông chốc lát nhưng chuyến tàu như khiến cả phố huyện thoát ra khỏi cái không khí tù đọng vốn có và con người lại lặng theo những mơ tưởng mơ hồ.
- Khi chuyến tàu đã đi qua: Trả lại không gian im lặng mênh mông “ Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh...trong phố tịch mich và đầy bóng tối”
==>Gợi một nỗi buồn thấm thía, sâu xa về một cuộc sống quẩn quanh không thể đổi thay .
Tóm lại : Bức tranh phố huyện hiện ra rõ nét và thay đổi tinh tế nhịp nhàng theo từng cảm xúc của nhân vật Liên. Cách quan sát và miêu tả tỉ mỉ của nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận được một cuộc sông quẩn quanh, lay lắt đến tội nghiệp nhưng vẫn không nguôi tắt hy vọng, khát khao của những người dân phố huyên nghèo, càng đồng cảm với những tình cảm cũng như sự trân trọng của nhà văn trong suốt tác phẩm đối với cảnh trời, cảnh đời phố huyện.
* Bài tập nâng cao: Từ việc đọc- hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ, nêu một vài nhận xét khái quát về đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam ( Có thể liên hệ với một số truyện ngắn khác của TL hoặc của các nhà văn khác thuộc giai đoạn 30-45 để làm rõ nhận xét của mình)
Gợi ý: Về truyên ngắn Thạch Lam:
- Nếu đặt truyện ngắn Thạch Lam bên cạnh truyện ngắn của các nhà văn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn , người đọc dễ dàng nhận thấy chất hiện thựcnổi lên khá đậm trong những trang viết của TL. Còn nếu đặt sáng tác của TL bên cạnh truyên ngắn Nam Cao , Nguyễn Công Hoan...thì sẽ thấy nổi lên những đặc điểm sau:
+ Thạch Lam viết hay và xúc động về cuộc sống con người nơi phố huyên , ngoại ô thể hiện sự quan tâm đến những cảnh đời những kiếp người nhỏ bé tội nghiệp.
+ Nhà văn thường không chú ý đến việc xây dựng cốt truyên mà chú ý đến việc phô diễn tâm trạng, khắc hoạ cảm giác.
+ Văn Thạch Lam giàu chất thơ đằm thắm, nhẹ nhàng, giàu tính gợi tả gợi cảm ( cảm xúc, cảm giác)
“Ở chỗ mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời có khi rất rậm để tả cảnh tả tình, ông chỉ nói một cách giản dị cái cảm giác của ông. Cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tư tưởng vì có cái ta cảm thấy mà không thể dùng tư tưởng để mô tả, giải phẩu cái cảm giác của ta được”. ( Khái Hưng)
Quả thật, đọc nhiều truyện ngắn TL, ta thường gặp những câu nói đúng là chỉ “ nói một cách giản dị cái cảm giác của ông” thông qua cảm giác của nhân vật chính.
* Bài giảng cũng có thể khai thác theo một hướng khác:
- Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, người đọc ấn tượng về một cuộc sống lụi tàn nơi phố huyện trong xã hội cũ ( Ngày tàn- chợ tàn- kiếp người tàn lụi)
- Một nhịp sống quẩn quanh đơn điệu, tẻ nhạt.
- Cả phố huyện hướng ra ánh sáng, mong mỏi chuyến tàu đêm
- Hai đứa trẻ còn là bài ca quê hương, bài ca về tình đất, tình người.
* Tư liệu :
File đính kèm:
- Van 11 Nang cao tu tiet 33 den tiet49.doc