A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giọng thơ tâm huyết của Phan Bội Châu.
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học, giáo án
C. Cách thức tiến hành.
- Đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích và bình giảng, kết hợp nêu vấn đề gợi mở, so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn, TiếngViệt, Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (bài soạn)
3. Bài mới.
112 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 18509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tập 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/12/2010.
Tuần 20 Tiết 73. Đọc văn LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
( Phan Bội Châu )
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giọng thơ tâm huyết của Phan Bội Châu.
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học, giáo án
C. Cách thức tiến hành.
- Đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích và bình giảng, kết hợp nêu vấn đề gợi mở, so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn, TiếngViệt, Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (bài soạn)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HS đọc tiểu dẫn SGK. Tóm tắt ý.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào?
GV hướng dẫn 3 HS đọc văn bản theo 3 phần. Sau đó nhận xét và hướng dẫn HS đối chiếu phần dịch thơ với phần dịch nghĩa và phiên âm để bước đầu hiểu nội dung văn bản.( câu 6-8)
Trao đổi thảo luận nhóm.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1.
Đọc hai câu đề và cho biết quan niệm về chí làm trai của tác giả được bộc lộ như thế nào?
- Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
( Phạm Ngũ Lão )
- Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
- Làm trai đứng ở trong trời dất
Phải có danh gì với núi sông
( Nguyễn Công trứ )
- Nhóm 2.
Đọc hai câu thực và cho biết ý thức trách nhiệm cá nhân của tác giả được bộc lộ như thế nào?
- Nhóm 3.
Đọc hai câu luận và cho biết thái độ của tác giả trước tình cảnh nước mất nhà tan?
- Nhóm 4.
Đọc hai câu kết và phân tích khát vọng, tư thế lên đường của nhà chí sĩ cách mạng?
* Hoạt động 4.
GV hướng dẫn HS tổng kết.
Đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- Tên, năm sinh, năm mất.
- Quê quán.
- Cuộc đời và sự nghiệp.
- Các tác phẩm tiêu biểu.
2. Giới thiệu bài thơ.
- Năm 1905 sau khi vận động thành lập hội Duy Tân, Phan Bội Châu ra nước ngoài mở đầu phong trào Đông Du với mục đích đào tạo cốt cán cho cách mạng.
- Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để chia tay bạn bè, đồng chí.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Hai câu đề.
- Khẳng định chí làm trai, lẽ sống cao đẹp.
- Phải lạ: Phải biết sống cho phi thường, biết mưu đồ việc lớn, xoay chuyển càn khôn, lưu lại tiếng thơm cho muôn đời.
- Đã làm trai phải tích cực, chủ động trong cuộc sống, không chịu khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh.
=> Lí tưởng ấy tạo cho con người tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ, chứ không tầm thường, buông xuôi theo số phận.
2. Hai câu thực.
- Tác giả tự ý thức về cái tôi – tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời và trong lịch sử.
- Chí làm trai gắn với cái tôi trách nhiệm đáng kính. Giữa cuộc sống tối tăm mà có được cái tôi ấy quả là cứng cỏi và đẹp đẽ vô cùng.
- Câu hỏi tu từ có tính chất khẳng định, dục dã.
=> Quan niệm chí làm trai của Phan Bôi Châu mới mẻ tiến bộ và đáng kính.
3. Hai câu luận.
- Nêu bật một quan niệm sống đẹp đẽ của kẻ sĩ trước thời cuộc và lịch sử dân tộc: Đau về nỗi nhục mất nước, phủ nhận cách học cũ kỹ, lạc hậu
( đọc sách thánh hiền - đạo Nho ) không hợp thời, vô nghĩa trong buổi nước mất nhà tan.
=> Tư tưởng sâu sắc, tiến bộ nhất, thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo, của nhà cách mạng tiên phong, có tinh thần trách nhiệm cao độ trong thời đại mới.
4. Hai câu kết.
- Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước. Thể hiện một khát vọng lớn, một sự hoà nhập với vũ trụ bao la.
- Con người là trung tâm lồng lộng giữa trời biển mênh mông, như đang bay lên cùng muôn ngàn con sóng
- Hình ảnh lãng mạn, hào hùng, giàu chất sử thi.
III. Ghi nhớ.
-SGK.
4. Củng cố: Hệ thống lại kiến thức
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ. Diễn xuôi. Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
* KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
---------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 19/12/2010.
Tuần: 20
Tiết 74. Tiếng việt NGHĨA CỦA CÂU.
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận dạng và phân tích đựơc hai thành phần nghĩa của câu.
- Rèn kĩ năng đặt câu và diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
- Đọc hiểu, phân tích, kết hợp nêu vấn đề gợi mở, so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn, TiếngViệt, Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Bài soạn)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi. GV định hướng và chuẩn xác kiến thức.
- So sánh các cặp câu ?
- Từ sự só sánh trên em rút ra nhận định gì?
HS đọc mục II SGK và phân tích những biểu hiện của nghĩa sự việc.
GV chuẩn xác kiến thức.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Luyện tập. Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và cho điểm.
- Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu
- Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối
- Nhóm 3: Bài tập 2.
- Nhóm 4: Bài tập 3.
I. Hai thành phần nghĩa của câu.
1. Khảo sát bài tập.
+ cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn. Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao.
+ cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc.
2. Kết luận.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.
- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.
II. Nghĩa sự việc.
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
+ Biểu hiện hành động.
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
+ Biểu hiện quá trình.
+ Biểu hiện tư thế.
+Biểu hiện sự tồn tại.
+ Biểu hiện quan hệ.
- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
* Ghi nhớ
- SGK
* Luyện tập.
+ Bài tập1.
- câu 1: Sự việc
- câu 2: Sự vịêc - đặc điểm
- câu 3: Sự việc - quá trình
- câu 4: Sự việc - quá trình
- câu 5: Trạng thái - đặc điểm
- câu 6: Đặc điểm - tình thái
- câu 7: Tư thế
- câu 8: Sự việc - hành động
+ Bài tập 2.
- Nghĩa tình thái:
a/ kể, thực, đáng
b/ có lẽ
c/ dễ, chính ngay mình.
+ Bài tập 3.
- Phương án 3.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
* KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
--------------------------------------------------
Ngày soạn: 19/12/2010
Tuần 20:
Tiết 75: Làm văn BÀI VIẾT SỐ 5
(Nghị luận xã hội)
A. Mục tiêu bài học.
- Biết vận dụng các thao tác lập luận luận, phân tích và so sánh để viết bài.
- Rèn luyện năng lực thẩm định, đánh giá tác phẩm văn học. Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận.
- Thái độ làm bài nghiêm túc.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn.
- Thiết kế giáo án.
- Các tài liệu tham khảo.
C. Cách thức tiến hành.
- Học sinh làm bài tại lớp 1 tiết.
- GV phát đề, yêu cầu HS thực hiện nghiêm túc qui định lớp học.
- Thu bài sau 45 phút.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
Đề bài:
Ý kiến của em về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân?
(Học sinh nghiêm túc làm bài)
Gợi ý đáp án:
a) Mở bài: - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, nhân vật
- Ý kiến sơ bộ về nhân vật Huấn Cao.
b) Thân bài: - Tóm tắt sơ lược về tác phẩm
- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật HC:
+ Tài hoa, nghẹ sĩ
+ Khí phách hiên ngang.
+ Thiên lương trong sáng, Nhân cách cao cả, trọng nghĩa khinh lợi.
- Vẻ đẹp HC qua cảnh cho chữ
- Khẳng định cái tài, cái đẹp, cái thiện luôn được tôn vinh; cái xấu, cái ác sẽ bị lấn át khi cái đẹp, cái thiện lên ngôi.
- Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, éo le.
c) Kết bài: Khẳng định ý kiến, khẳng địnhgiá trị tác phẩm.
4. Củng cố: Thu bài
5. Dặn dò: Học bài, soạn bài mới: Hầu trời.
* KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY
---------------------------------------------------
Ngày soạn: 25.12.2010
Soạn tuần: 21
Tiết 76 Đọc văn HẦU TRỜI (Tản Đà)
A. Mục tiêu bài học.
- Giúp HS:
+ Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, đọc đáo của thi sĩ TĐ (tư tưởng thoát ly, ý thức cái Tôi, cá tính Ngông) và những đáu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào đầu những năm 20 (XX) (thể thơ, cảm hứng, ngôn từ)
+ Thấy được nt đặc sắc thơ TĐ.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn.
- Thiết kế giáo án.
- Các tài liệu tham khảo.
C. Cách thức tiến hành.
Phân tích, thảo luận, tổng hợp.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ bài Lưu biệt khi xuất dương của PBC
3. Bài mới. *Lời vào bài
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
- HS đọc TD. Hãy cho biết TD đã giới thiệu những gì về tản Đà?
- G: Xuất thân trong 1 gđ quan lại pk nhưng lại sống theo cách sống của tầng lớp TTS thành thị "bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu".
Học chữ Hán nhưng lại sớm chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ. (sgk)
(GV: TĐ không chỉ là người say mê ca trù mà còn rất am hiểu về nhạc dân gian. Ông thành thạo sẩm, chèo và cải lương, đòng thời thông tỏ từ khúc (nhạc cung đình TQ). Là đại biểu tiêu biểu cho kiểu nhà nho tài tử buổi giao thời, là người đàu tiên "mang văn chương ra bán phố phường")
- TĐ dẫ để lại những stac chủ yếu nào?
- Những nét đặc sắc của thơ TĐ? Em có nhận xét gì về đóng góp của TĐ trong văn đàn VN đầu tk XX?
(gv dg)
- Xuất xứ của tác phẩm?
(G: Là b. thơ tiêu biểu cho p/c thơ TĐ. B.thơ được viết dưới dạng tự sự kể về mộ tình huống tưởng ngjcanhr nha thơ lên trời để ngâm thơ cho trời nghe. Qua đó thể ý thức cá nhân và thái độ về nghề văn và cuộc đời)
- Thể thơ?
-GV giới thiệu về thể thơ theo SGV t22.
- Đọc tác phẩm
- HS đọc lại K1.
- Cách vào đề của tg có gì độc đáo và hấp dẫn?
- Cách vào đề đó gợi cho người đọc cảm giác ntn về câu chuyện mà tg sắp kể?
(chẳng hoảng hốt, không mơ màng, thật phách…)
Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, (1889 - 1939), quê Hà Tây, HN
- Bút danh: từ núi Tản sông Đà, gđ quan lại pk.
- Con người: Là con người ở hai thế kỷ, bộc lộ ở lối sóng, học vấn và sự nghiệp văn chương.
- Sáng tác: (sgk)
- Đặc điểm thơ: thể hiện cái tôi lãng mạn, bay bổng vừa phóng khoáng ngông nghênh và cảm ưu ái.
Tìm về với ngộn nguốn thơ ca dân gian dt, đọc đáo và tài hoa "có thể xem như là một gạch nối giữa 2 thời đại TĐ và HĐ.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: trong tập " Còn chơi" 1921
- Thể loại: thấ ngôn trường thiên
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nghệ thuật dẫn truyện độc đáo (khổ 1)
- Cách vào đề độc đáo: Kể về một giấc mơ mà nư thực.
-> Giúp người đọc cảm nhận được cái "hồn cốt" của cõi mộng, mộng mà như tỉnh, hư mà như thực. Cách mở đầu đã gây ssuwj tò mò, cuốn hút đối với ng đọc.
4. Củng cố: Nét cơ bản về nhà thơ Tản Đà?
5. Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ; soạn Hầu trời (T2)
* KINH NGHỆM SAU KHI DẠY:
Ngày soạn: 25.12.2010
Soạn tuần: 21
Tiết 77 Đọc văn HẦU TRỜI (Tản Đà)
(Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học.
- Giúp HS:
+ Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, đọc đáo của thi sĩ TĐ (tư tưởng thoát ly, ý thức cái Tôi, cá tính Ngông) và những đáu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào đầu những năm 20 (XX) (thể thơ, cảm hứng, ngôn từ)
+ Thấy được nt đặc sắc thơ TĐ.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn.
- Thiết kế giáo án.
- Các tài liệu tham khảo.
C. Cách thức tiến hành.
Phân tích, thảo luận, tổng hợp.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm 1 đoạn của bài thơ Hầu trời của TĐ?
3. Bài mới. *Lời vào bài
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Tg đã kể lại cảnh mà ông đọc thơ văn cho trời và các chư tiên nghe ntn?
(HS thảo luận)
- Qua đó em có nhận xét gì về thái độ và con ng TĐ?
- Khi nghe xong thơ TĐ trời và các chư tiên có thái độ ntn? Chi tiết?
(HS thảo luận, phân tích)
- Qua cảnh đọc thơ ta hiểu được gì về tâm hồn và cá tính thi sĩ TĐ?
- Vì sao nói TĐ cá tính, ngông?
(HS thảo luận, phân tích)->
(LH: Nỗi đời cay cực đang dơ vuốt;
Cơm áo không đùa với khách thơ. XD)
- HS đọc "Nghe xong…sương tuyết"
- Sau khi nghe xong thơ của TĐ và sai thiên taoflaays sổ tra xét là kết luận là có tên Ng. Khắc Hiếu bị đày xuống hạ giới vì tội ngông. Vậy cái tôi NGÔNG của TĐ được thể hiện ntn trong màn hầu trời?
+ Tài năng?
+ Thái độ của trời và các chư tiên?
+ Nghe những lời ấy TĐ thấy thế nào?
G: Thi sĩ TĐ đã từng tự hào "Vùng đất Sơn Tây nảy một ông; Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng; Sông Đà núi Tản ai hun đúc; Bút thánh câu thần sớm vãi vung"
- TĐ còn tự xưng mình là ng ntn?
- Từ đó em có nhận xét gì về tài năng của ông?
- Theo em đoạn thơ "Bẩm trời….sương tuyết" có ý nghĩa gì?
- Nét độc đáo của bài thơ về mặt nghệ thuật là gì?
- Em đánh giá ntn về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nghệ thuật dẫn truyện độc đáo (khổ 1)
2. Câu chuyện Hầu trời.
- Cảnh đọc thơ được diễn ra rất trang nghiêm, mọi người rất chú ý nghe thơ. (trời pha nước uống và thi sĩ trước khi đọc thì bẩm lạy rất cung kính)
- Thi sĩ đọc rất cao hứng, tự đắc, tự hào.( đọc hết thơ văn giọng càng tốt hơi…)
-> Giọng kể hóm hỉnh có phần ngông nghênh.
- Trời và các chư tiên nghe xong rất xúc động, tán thưởng và khâm phục thơ TĐ.
( Trời lấy làm hay, tâm nở dạ; Cơ lè lưỡi. Trời khen hết lời: Nhời văn chuốt đẹp như sao băng…)
* TĐ ý thức được tài năng thơ của mình. Là người táo bạo dám bộc lộ cái tôi cá nhân, cái tôi đày cá tính. Thể hiện cái tôi Ngông của tác giả.
(Dám tìm lên tận trời để khẳng định tài thơ ca của mình trc ngọc hoàng và các chư tiên). Đó cũng là khát vọng chân chính của nhà thơ. (Sự đối lập giữa chốn hạ giới "văn chương rẻ như bèo" thân phận nhà thơ bị coi rẻ, khinh bỉ. Vì thế ông không tìm được tri kỷ và đã tìm cho mình một cách đi riêng để khẳng định tài năng và nhân cách của mình.
=> Thể hiện dấu ấn độc đáo và tài hoa.
3. Tài năng thơ của Tản Đà.
- Công khai nói về tài thơ của mình:
"Văn dài hơi ran cung mây….
….làm hay"
- Tự liệt kê những tác phẩm và những thể loại của mình:
- Khiến trời và các chư tiên phải thể hiện thái độ trầm trồ thán phục.
- Công nhận những đánh giá của trời là đúng
- Tự xưng mình là một "trích tiên"
=> TĐ là người tự ý thức được tài năng của mình, khẳng định cái tôi cá nhân.
- Dám phản ánh c/s đầy khó khăn gian khổ, tủi nhục của mình.
=> TĐ lên trời hầu trời nhưng hoàn toàn không thoát ly hiện thực bằng những giấc mộng lên tiên mà vẫn gắn bó với c/s trần thế. Điều đó thể hiện được cái tâm của nhà thơ với cuộc đời.
4. Đặc sắc nghệ thuật.
- Sử dụng thành công thể thơ thất ngôn trường thiên.
- Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế gần với đ/sg.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, hài hước.
III. Tổng kết:
(Ghi nhớ)
4. Củng cố: Cái tôi NGÔNG của TĐ được thể hiện ntn qua bài thơ?
5. Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ; soạn bài mới: Nghĩa của câu (T2)
* KINH NGHỆM SAU KHI DẠY:
-------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25/12/2010.
Tuần: 21
Tiết 78. Tiếng việt NGHĨA CỦA CÂU ( tiếp )
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận dạng và phân tích đựơc hai thành phần nghĩa của câu.
- Rèn kĩ năng đặt câu và diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
- Đọc hiểu, phân tích, kết hợp nêu vấn đề gợi mở, so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn, TiếngViệt, Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Những lớp nghĩa trong câu? Đặc điểm của nghĩa sự việc? Lấy ví dụ?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HS đọc mục III SGk và trả lời câu hỏi.
- Nghĩa tình thái là gì ?
- Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái?
Đọc ví dụ SGK.
Đọc ví dụ SGK.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Trao đổi thảo luận nhóm.
Nhóm 1. Bài tập 1.
Nhóm 2. Bài tập 2
Nhóm 3. Bài tập 3
III. Nghĩa tình thái.
1. Nghĩa tình thái là gì?
- Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái.
a/ Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Khẳng định tính chân thực của sự việc
Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.
Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
b/ Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Tình cảm thân mật, gần gũi.
Thái độ bực tức, hách dịch.
Thái độ kính cẩn.
3. Ghi nhớ.
- SGK.
IV. Luyện tập.
Bài tập 1.
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
a. Nắng
Chắc: Phỏng đoán độ tin cậy cao
b. ảnh của mợ Du và thằng Dũng
Rõ ràng là: Khẳng định sự việc
c. cái gông
Thật là: Thái độ mỉa mai
d. Giật cướp, mạnh vì liều
Chỉ: nhấn mạnh; đã đành: Miễn cưỡng.
Bài tập 2.
Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy.
Có thể: Phóng đoán khả năng
Những: Đánh giá mắc độ (tỏ ý chê đắt).
Kia mà: Trách móc (trách yêu, nũng nịu )
Bài tập 3.
câu a: Hình như
câu b: Dễ
câu c: Tận
4. Củng cố: Thế nào là nghĩa tình thái?
5. Dặn dò:- Thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 4 SGK.
- Soạn bài theo phân phối chương trình: Tiết 79: Vội vàng
* KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
Ngày soạn: 25/12/2010
Tuần: 21.
Tiết 79 Đọc văn VỘI VÀNG.
-Xuân Diệu-.
A. Mục tiêu bài học.
- Giúp học sinh cảm nhận nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ và một quan niệm sống yêu đời, khao khát giao cảm, cống hiến của Xuân Diệu.
- Hoàn thiện chân dung một nhà thơ với phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng, kết hợp nêu vấn đề và so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
-Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn thơ ( tối thiểu 8 câu ) gây ấn tượng mạnh đối với em trong bài thơ Hầu trời ( Tản Đà), nói rõ ấn tượng đó?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt nội dung chính.
Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung chính nào ?
- GV chốt kiến thức
à Cha đàng ngoài, mẹ đàng trong, lại là con vợ lẽ, đẹp trai, đa tình, đa tài. Trước cách mạng là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Sau cách mạng là một trong những nhà thơ hàng đầu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Lao động sáng tạo nghệ cầncù, sự nghiệp văn học phong phú đa dạng.
Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, nhà dịch thuật, nhà văn hoá lớn của Việt Nam thế kỷ XX.
- Xuất xứ của bài thơ?
- Thể loại? Bố cục mấy phần? Nội dung?
- Đọc.
- Giải thích từ khó.
- SGK
- Em có nhận xét gì về niềm ước muốn của tác giả qua 4 câu thơ đầu?
- Mục đích và thực chất trong cách nói bộc lộ niềm ước muốn ấy là gì?
- Tại sao tác giả lại mở đầu bằng 4 câu thơ ngũ ngôn?
- Nhận biết các giá trị nghệ thuật có trong 4 câu thơ đầu?
HS đọc đoạn 2.Trao đổi thảo luận nhóm.GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung.
- Nhóm 1: Cảm nhận chung của em khi đọc đoạn thơ? Nhận xét hình thức, kết cấu so với đoạn 1?
Nhóm 2: Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong đoạn thơ đều có đặc điểm gì?
- Nhóm 3: Tìm các giá trị nghệ thuật có trong đoạn thơ? Câu thơ nào theo em là mới mẻ và hiện đại nhất? Vì sao?
- Nhóm 4: Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó? Hiểu 2 câu cuối đoạn như thế nào?
Hết tiết 1
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (1916 - 1985)
- Tên thật: Ngô Xuân Diệu
- Quê quán: Hà Tĩnh, sinh ra ở quê mẹ: Bình Định
- Cuộc đời và sự nghiệp:
+ Là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Đem dến cho thơ ca 1 nguồn cảm xúc mới đầy sáng tạo.
+ Là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân va ftuooir trẻ
- Một số tác phẩm tiêu biểu. (sgk)
2. Bài thơ : Vội vàng.
- Trích trong tập thơ đầu tay : Thơ thơ ( 1938 ), một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
-Thể loại và bố cục.
- Thể thơ trữ tình, tự do.
- Chia 4 đoạn:
+ Đoạn 1: 4 câu đầu: Ước muốn kì lạ
+ Đoạn 2: 9 câu tiếp theo: Cảm nhận thiên đường trên mặt đất.
+ Đoạn 3: 17 câu tiếp theo: Lý lẽ về tình yêu, tuổi trẻ, mùa xuân, hạnh phúc.
+ Đoạn 4: còn lại: Sự đắm say đến cuồng nhiệt khi tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế.
II. Đọc hiểu văn bản.
.1. Đoạn 1. Bốn câu thơ đầu.
- Niềm ước muốn kì lạ, vô lí:
+ tắt nắng
+ buộc gió
à Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi hương.
àThực chất: Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống
- Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng.
- Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn à một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết.
2. Đoạn 2. Chín câu thơ tiếp theo.
Cảm nhận thiên đường trên mặt đất.
- Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta.
- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung:
+ đồng nội xanh rì
+ cành tơ phơ phất
+ ong bướm
+ hoa lá
+ yến anh.
+ hàng mi chớp sáng
+ thần Vui gõ cửa.
à Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
- Nhịp thơ nhanh, gấp. Điệp từ: Ngạc nhiên, vui sướng, như trình bày, mời gọi chúng ta hãy thưởng thức.
- So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc.
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần: So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo à . Gợi cảm giác liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ.
- Thiên đường đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ.Yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt bởi cảm nhận được cuộc sống trần thế cái gì cũng đẹp, cũng mê say, đầy sức sống. à lí do muốn níu kéo sự trôi chảy của thời gian.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.
4. Củng cố. Tại sao nói 4 câu thơ mở đầu là những câu thơ thể hiện ước muốn kỳ lạ của XD?
5. Dặn dò:- Thuộc lòng bài thơ.- Nắm nội dung bài học.- Soạn tiết 2 Vội vàng.
* KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
--------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25/12/2010
Tuần: 21.
Tiết 80 Đọc văn VỘI VÀNG.
-Xuân Diệu-.
A. Mục tiêu bài học.
- Giúp học sinh cảm nhận nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ và một quan niệm sống yêu đời, khao khát giao cảm, cống hiến của Xuân Diệu.
- Hoàn thiện chân dung một nhà thơ với phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng, kết hợp nêu vấn đề và so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
-Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Vội vàng của XD?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
Tiết 2.
Thảo luận nhóm. GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1. Tìm hệ thống tương phản thể hiện tâm trạng tiếc nuối của tác giả về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu?
- Nhóm 2. Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? có gì khác với cảm nhận trong khổ thơ trên?
- Lấy thiên nhiên để tả tâm trạng của con người. Vậy tâm trạng đó là gì?
- Nhóm 3. Giải thích ý nghĩa của những điệp từ và những quan hệ từ có trong đoạn thơ?
- Thi sĩ XD muốn nói gì ?
HS đọc đoạn cuối. Trao đổi cặp
GV chuẩn xác kiến thức.
- Tâm trạng Xuân Diệu được bộc lộ qua hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu trong đoạn thơ ?
- Phân tích tác dụng của các điệp từ ? điệp ngữ ?
- Phân tích ý nghĩa của các động từ ? từ chỉ mức độ tình cảm ?
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.
Đã hôn rồi hôn lại
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
- Em nhận xét gì về quan niệm sống và ý thức cái tôi của t.giả?
HS đ
File đính kèm:
- Giao An Lop 11.doc